1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

công tác chủ nhiệm

9 599 33
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 96 KB

Nội dung

- 1 - PHÒNG GD BA TRI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCSAN HÒA TÂY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- Đề tài : CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ------------------- LỜI NÓI ĐẦU : Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo về đạo đức cho HS , nâng cao vai trò , hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp , tôi xin giới thiệu một số vấn đề về “ Công tác GVCN lớp ở trường phổ thông “. Nội dung gồm 2 chương : Chương I : Chức năng , nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường phổ thông . Chương II : Nội dung công tác chủ nhiệm lớp . * * * CHƯƠNG I : CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I/-CHỨC NĂNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP : Trước hết , giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) lớp là người quản lý giáo dục HS toàn diện 1 lớp , GVCN không những nắm được những chỉ số của quản lý hành chánh như : Tên , tuổi , số lượng , gia cảnh , trình độ HS về học lực và đạo đức . mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách của HS trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục , dạy học phù hợp vối điều kiện , khả năng của mỗi HS . Ngoài ra , GVCN phải có - 2 - những tri thức cơ bản về tâm lý học , giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như : kỹ năng tiếp cận đối tượng HS , kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi , xã hội , kỹ năng đánh giá , kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh . GVCN cần đặc biệt quan tâm tới việc đồng thời quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh . 2-Chức năng thư ùhai của GVCN là tổ chức tập thể HS hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi HS . GVCN không nên làm thay đội ngũ tự quản của lớp mà nhiệm vụ chủ yếu của GVCN là bồi dưỡng năng lực tự quản cho HS của lớp . Đội ngũ tự quản bao gồm : Ban cán sự , Ban chấp hành chi đoàn , Cán sự lớp , Tổ trưởng . GVCN chỉ là cố vấn cho tập thể lớp , cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của HS trong lớp . GVCN chỉ là người giúp HS tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hoá . 3-Chức năng thứ ba của GVCN lớp là cái cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường , là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục . -GVCN có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ nghò quyết , tư tưởng chỉ đạo của BGH tới HS lớp CN . GVCN là nhà quản lý , nhà sư phạm , đại diện cho Hiệu trưởng những yêu cầu đồi với HS . GVCN là người đại diện cho quyền lợi chính đáng cho HS trong lớp , bảo vệ HS về mọi mặt một cách hợp lý , phản ảnh với Hiệu trưởng , các GVBM , với gia đình và đoàn thể trong và ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của HS , để có giải pháp giải quyết phù hợp kòp thời , có tác dụng giáo dục . 4-Chức năng thứ tư của GVCN là đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi HS và phong trào chung của lớp . GVCN cần đánh giá khách quan , chính xác , đúng mức đối với quá trình học tập rèn luyện , phát triển nhân cách của mỗi HS , nhằm điều chỉnh mục tiêu , kế hoạch . hoạt độâng cả lớp và mỗi thành viên. - 3 - II/-NHIỆM VỤ CỦA GVCN LỚP : 1.Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học , lớp học , chương trình giáo dục dạy học của trường . GVCN cần nắm vững mục tiêu cấp học , nhiệm vụ năm học của Bộ , chương trình hoạt động và dạy học của trường thì mới có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp CN . Ngoài ra , GVCN cần nắm vững các văn bản sau đây để quán triệt trong tổ chức giáo dục lớp CN : • Mục tiêu cấp học • Chỉ thò từng năm học – ( nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu ) • Chương trình giảng dạy các môn học • Kế hoạch năm học của nhà trường • Một số văn bản hướng dẫn các công tác liên quan đến vấn đề giáo dục , dạy học : vấn đề thu học phí , chế độ chính sách đối với con em thương binh , liệt só , nội qui HS . 2-Tìm hiểu để nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường , nhiệm vụ nầy được cụ thể hoá bằng các công việc sau đây : -Tổ chức và phân công của BGH -Cơ cấu tổ chức Chi bộ , Đoàn , Đội , Công đoàn nhà trường -Đội ngũ GV , các tổ chuyên môn và số GV các môn học dạy ở lớp CN -Nắm vững đội ngũ GV phụ trách từng mặt hoạt động giáo dục của nhà trường : Văn nghệ , TDTT , Lao động , Thư viện , Y tế , Bảo vệ . 3-Tiếp nhận HS lớp CN , nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặc điểm tâm sinh lý , nhân cách , năng lực của mỗi em , hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đối với con em . 4- Để làm tốt công tác CN lớp , người GVCN phải tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của người thầy giáo theo một số yêu cầu sau đây : + Trau dồi lòng yêu nghề , yêu thương HS , thực hiện trên hành động “ Tất cả vì học sinh thân yêu “ + GVCN phải là một mẫu mực trong cuộc sống , giải quyết tốt các mối quan hệ không chỉ đối với HS lớp chủ nhiệm mà còn đối với gia đình , đồng nghiệp , với mọi người ở cộng đồng , nơi ở và toàn xã hội - 4 - + GVCN có trách nhiệm theo dõi tình hình thời sự , chính trò trong và ngoài nứoc nhằm hoàn thiện nhân cách , góp phần thực hiện công tác GVCN . 5-Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN lớp là không ngừng học tập chuyên môn , nghiệp vụ sư phạm , nhằm đổi mới công tác tổ chức giáo dục , dạy học , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông . GVCN cần phải có một số năng lực , tính cách để làm tốt công tác chủ nhiệm như : -Bình tỉnh , khả năng tự kiềm chế . -Trung thực . -Giữ chữ tín , tự trọng . -Có năng lực sư phạm như nhạy cảm sư phạm , tiếp cận đối tượng khác nhau , biết cách đối xử cá biệt hoá , lập kế hoạch tổ chúc hoạt động . 6.GVCN phải là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh , thống nhất tác động , thực hiện các mục tiêu , nội dung giáo dục HS lớp chủ nhiệm . GVCN cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của BGH , cần hợp pháp hoá mọi hoạt động của GVCN với tư cách là người đại diện hiệu trưởng . Vì vậy, mọi hoạt động đối ngoại nên lấy giấy giới thiệu của nhà trường , hoặc có tham dự của BGH . CHƯƠNG II : NỘI DUNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp , người GVCN phải thực hiện những công việc sau đây : I/-TÌM HIỂU , PHÂN LOẠI HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM : GVCN phải hiểu rõ từng HS một cách đầy đủ , chính xác về : 1-Hoàn cảnh sống của từng HS : - 5 - GVCN cần phải tìm hiểu , nắm vững gia phong , gia cảnh , hoàn cảnh sống nói chung của từng HS là hết sức quan trọng . Nó giúp GVCN biết được nguyên nhân , những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực , những thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến HS . Đồng thời biết được phương pháp giáo dục của gia đình ( tốt hay chưa tốt ) để có thể tham mưu , tư vấn và phối hợp với gia đình , lựa chọn phương pháp tác động phù hợp . 2-Những đặc điểm về thể chất , sinh lý của từng HS : GVCN cần nắm vững những đặc điểm : thể lực , sức khoẻ . của HS lớp chủ nhiệm , nhằm giúp các em hoà nhập và cùng nhau phấn đấu vươn tới mục tiêu chung trong tình cảm của tập thể đoàn kết thân ái . 3-Những đặc điểm về tâm lý của mỗi HS : Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của mỗi HS giúp GVCN lựa chọn sử dụng phương pháp giáo dục cá biệt có kết quả tốt . 4-Nắm vững tính cách và những hành vi đặc điểm của từng HS . Việc tìm hiểu , nắm vững những đặc điểm về hoàn cảnh sống , những đặc điểm về thể chất , tâm sinh lý , những phẩm chất đạo đức , những năng khiếu và sở thích , . của từng HS là hết sức quan trọng và cần thiết . Giúp GVCN lựa chọn những biện pháp tác tác động sư phạm phù hợp nhằm khơi dậy và phát huy được mặt mạnh sẵn có ở mỗi em đồng thời hình thành , phát triển những phẩm chất cần thiết . II/-XÂY DỰNG TẬP THỂ HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM : 1.Trước hết GVCN phải tổ chức “ bộ máy tự quản “ của lớp – đội ngũ cán bộ tự quản , gồm có : + Một lớp trưởng phụ trách chung . + Các lớp phó : tuỳ theo tình hình cụ thể của lớp , mỗi lớp có thể cử 1 đến 3 lớp phó . Mỗi người phụ trách một , hai nội dung hoạt động của lớp như : học tập , lao động , văn nghệ , thể thao , . + Các cán sự bộ môn : mỗi môn học có một cán sự . Ngoài cán sự môn học , cần có cán sự một số hoạt động của lớp như : thủ quỹ , thư viện , văn nghệ , . + Đội cờ đỏ của lớp : gồm 1 đội trưởng và các đội viên ( mỗi tổ cử 1 đến 2 đội viên ) - 6 - + HS mỗi lớp cần được chia thành các tổ học tập , có trình độ mọi mặt tương đương nhau . Trong lớp , HS nên ngồi theo tổ . Mỗi tổ cần có tổ trưởng và tổ phó . 2. Qui đònh rõ chức năng , nhiệm vụ cho từng loại cán sự tự quản : - Nhiệm vụ lớp trưởng : tổ chức , theo dõi hoạt động tự quản của lớp ( dưới sự chỉ đạo , cố vấn của GVCN ) như : các tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, các cuộc hội ý cán bộ cốt cán của lớp , . luôn luôn có trách nhiệm quản lý lớp trong mọi hoạt động tập thể của trường , nhận xét , đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hàng tháng , HK và năm học . -Nhiệm vụ của lớp phó lao động : nhận nhiệm vụ , tổ chức , phân công , đều khiển các buổi lao động , vệ sinh của lớp , nhận xét , đánh giá kết quả trước lớp . -Nhiệm vụ của lớp phó VTM : điều khiển và theo dõi các hoạt động VTM của lớp , nhận xét đánh giá kết quả trước lớp . -Nhiệm vụ của lớp phó học tập : tổ chức , điều khiển các hoạt động tự quản học tập của lớp , tổ chức các buổi câu lạc bộ học tập theo chủ đề : tổ chức thi đua tìm hiểu , giải đáp các thắc mắc trong học tập , theo dõi , đánh giá kết quả học tập của lớp hàng tuần , hàng tháng và báo cáo với GVCN . Nhiệm vụ của các tổ trưởng : theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ , nắm được tình hình cụ thể về học tập , kỷ luật của từng tổ viên , tổng hợp kết quả hàng tuần , . Nhiệm vụ đội cờ đỏ : theo dõi kiểm tra , đánh giá , giữ gìn trật tự , kỷ luật , thực hiện nội qui của lớp và tổ , báo cáo kết quả hàng tuần . Cán sự môn học : liên hệ với GVBM , xin ý kiến của GVBM , . nhằm giúp lớp học có hiệu quả tốt . - Thủ quỹ : thu , giữ quỹ lớp , quản lý chi tiêu , . - Thư ký lớp : ghi biên bản họp lớp , . 3. GVCN hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho từng loại cán bộ : + Sổ công tác của lớp trưởng : ghi nhận nhiệm vụ của lớp trưởng , kế hoạch phấn đấu của lớp ( nội dung , chỉ tiêu , biện pháp ) cả năm , từng tháng , tuần , . + Sổ công tác lớp phó : ghi nhiệm vụ của lớp phó , dự kiến kế hoạch hàng tháng : kết quả hoạt động hàng tuần , hàng tháng , . - 7 - + Sổ công tác tổ trưởng : ghi tóm tắt nhiệm vụ của tổ trưởng : danh sách và đòa chỉ của tổ viên , kết quả học tập , kỷ luật trật tự , . + Sổ công tác cờ đỏ : ghi chép tình hình kỷ luật trật tự đạo đức hàng ngày ghi cụ thể việc tốt , xấu , tổ , thời gian , nhận xét hàng tuần , . + Sổ ghi biên bản của lớp : thư ký ghi biên bản các cuộc họp lớp và các cuộc họp cán bộ . 4-GVCN cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản . GVCN cần bồi dưỡng các em về : nhận thức , bồi dưỡng về nội dung , đặc biệt là các phương pháp thông qua các hoạt động thực tiển nhằm phát huy năng lực tụ quản , tính sáng tạo của các em . III/-TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN : GVCN phải tổ chức , quản lý , giáo dục HS trong tiết sinh hoạt lớp hàng tuần , buổi lao động hàng tháng , tham gia các hoạt động chung của toàn trường ( chào cờ đầu tuần , . ) . 1.Giáo dục đạo đức , pháp luật và nhân văn cho HS . 2.Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức , trí tuệ của HS . Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của GVCN lớp . Vì vậy , GVCN cần nghiên cứu , tìm hiểu nắm vững tình hình cụ thể của cả lớp nói chung , từng cá nhân HS nói riêng để lựa chọn biện pháp tác động phù hợp 3-Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp : GVCN cần xây dựng kế hoạch lao động cụ thể để giáo dục HS . Cần quan tâm thường xuyên và toàn diện đến tất cả các loại hình lao động . Giúp HS tìm hiểu nhu cầu nghề nghiệp của xã hội nói chung của đòa phương nói riêng . Đối với những HS sắp ra trường , cần hướng dẫn , giúp đỡ các em lựa chọn được nghề thích hợp với hứng thú khả năng của các emvà đáp ứng được yêu cầu của xã hội . 4-Tổ chức các hoạt động văn hoá , văn nghệ ,TDTT , vui chơi giải trí . Tham gia các hoạt động vui chơi , giải trí , văn nghệ , thể thao là yêu cầu tất yếu của tuổi trẻ . Bởi vậy , bên cạnh các hoạt động học tập , lao động của lớp , GVCN cần quan tâm cố vấn cho cán bộ lớp tổ chức cho cả lớp vui - 8 - chơi , giải trí , rèn luyện sức khoẻ như : các trò chơi , các hoạt động thể thao, văn nghệ , cấm trại , . IV/-LIÊN KẾT VỚI CÁC LỰC LƯNG GIÁO DỤC TRONG VÀ NGOÀI TRƯỜNG ĐỂ GIÁO DỤC HỌC SINH : 1-Kết hợp với các lực lượng trong trường : -Kết hợp và giúp đỡ các tổ chức Đoàn , Đội thực hiện các mục tiêu giáo dục . -Phối hợp với các GV dạy các môn học . - Phối hợp với BGH nhà trường . Ngoài ra còn phối hợp với các lực lượng khác như : bảo vệ , thư viện , y tế nhà trường , . để giáo dục HS . Tóm lại , GVCN phải là người tổ chức liên kết hoạt động thống nhất tập thể sư phạm dạy lớp mình chủ nhiệm . 2-Liên kết với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường * GVCN thực hiện liên kết với gia đình . GVCN có kế hoạch đònh kỳ thông báo cho gia đình HS biết kết quả hoạt động , lao động , tu dưỡng , . của con em họ . Ngược lại gia đình cũng thông tin kòp thời với GVCN biết về tinh thần học tập , sinh hoạt , ứng xử , diễn biến tư tưởng , hành vi của con em mình ở gia đình , ở cộng đồng dân cư , . * Liên kết với chính quyền đòa phương và các tổ chức , đoàn thể xã hội , . V/-LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP : Gồm 2 phần : 1-Những điều kiện để xây dựng kế hoạch : cần tìm hiểu rõ về : -Mục tiêu và nhiệm vụ năm học . -Kế hoạch giáo dục chung của trường . -Mục tiêu , nhiệm vụ và kế hoạch công tác của Đoàn , Đội . -Đặc điểm tình hình của lớp , những mặt mạnh và thuận lợi , những mặt yếu và hạn chế của lớp . - 9 - -Đặc điểm của các gia đình HS : hoàn cảnh gia đình về mặt kinh tế , tình cảm , trình dộ văn hoá , mức độ quan tâm giáo dục con cái . 2 2-Lập kế hoạch hoạt động : a/-Cơ cấu tổ chức HS của lớp : danh sách đội ngũ tự quản , danh sách các tổ HS . b/-Xác đònh mục tiêu phấn đấu chung của lớp : + Học tập : Chỉ tiêu cần đạt , kế hoạch bồi dưỡng HS khá giỏi , phụ đạo HS kém . + Văn thể mỹ + Lao động . + Xây dựng tập thể lớp . + Các hoạt động giáo dục khác . c/-Kế hoạch thực hiện : VI/-ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH : Đây là một trong những nội dung lớn và hết sức quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp . Yêu cầu đánh giá đúng , khách quan trong việc đánh giá thành tích của lớp và từng HS . Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức HS cần căn cứ vào các chỉ tiêu giáo dục đạo đức cho HS trong nhà trường . Tóm lại : đánh giá kết quả giáo dục HS cũng chính là giáo dục các em . GVCN cần tổ chức cho HS tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân mình , nhằm giúp các em tự điều chỉnh thái độ , hành vi của mình và rèn luyện cho các em năng lực tự hoàn thiện nhân cách . . DUNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp , người GVCN phải thực hiện những công việc sau đây : I/-TÌM HIỂU , PHÂN LOẠI HỌC SINH LỚP CHỦ. dung công tác chủ nhiệm lớp . * * * CHƯƠNG I : CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I/-CHỨC NĂNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Ngày đăng: 18/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w