BÀI THAM LUẬN CÔNGTÁCCHỦNHIỆM Họ và tên: Nông Đại Hoàng Đơn vị: Trường PT DT Nội Trú Hạ Lang Hạ Lang, ngày 19 tháng 09 năm 2010. 1 BÀI THAM LUẬN CÔNGTÁCCHỦNHIỆM Kính thưa quí vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị. Giáo viên nói chung và giáo viên chủnhiệm nói riêng là những người được đạo tạo đầy đủ kiến thức, kĩ năng và năng lực để đạm nhiệm sự nghiệp trồng người. giáo dục để học sinh trở thành những người có đầy đủ Trí – Đức- Thể - Mỹ. Vì vậy, bản thân mỗi thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương cho học sinh noi theo, nghĩa là phải giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, một tấm lòng tận tụy, một tình cảm nhân hậu, vị tha, một đức tính kiên nhẫn. kính thưa quí vị đại biểu, thưa toàn thể Hội nghị, giáo viên tức là người làmcôngtác trong ngành giáo dục và giáo viên chủnhiệm là người trực tiếp phụ trách một lớp học và chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp học của mình, nhưng cũng đồng thời phải là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về học tập và rèn luyện của học sinh lớp mình. Trong quá trình phụ trách lớp người Giáo viên chủnhiệm gặp nhiều mặt thuận lợi và cũng không ít những khó khăn trong công việc. Cho phép tôi nêu qua mộtsố mặt thuận lợi và khó khăn mà tôi và các đồng nghiệp trong trường tôi gặp phải: * Thuận lợi: - Nhà trường được nhà nước đầu tư trang thiết bị,vật dụng học tập cho học sinh. - Nhà trường triển khai và có kế hoạch cụ thể về mọi hoạt động tới giáo viên và học sinh. - Có sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo nhà trường nên mọi công việc đều được thực hiện có hiệu quả. - Giáo viên, cán bộ công nhân viên đều có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc được giao, học sinh tích cực chủ động rèn luyện và học tập . - Do nhà trường là ngôi trường chỉ tiếp nhận và đào tạo các em học sinh ưu tú của các dân tộc ít người cho nên các em rất ngoan và chăm chỉ. - Các em ở nội trú tại trường nên việc giáo dục và rèn luyện cho các em được thuận lợi hơn so với các trường không chuyên biệt. * Khó khăn: - Việc xã hội hóa giáo dục gặp rất nhiều khó khăn. 2 - Liên hệ, trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình học sinh còn nhiều hạn chế do gia đình học sinh ở các vùng sâu, vùng xa. - Do các em đến từ những vùng miền khác nhau nên công việc kết nối các em tạo thành một tập thể thống nhất là khó khăn và phức tạp vì mỗi em mang riêng trong mình một phong tục, tập quán riêng của địa phương mình. - Các em là con em dân tộc ít người ở nơi mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn vì vậy ngôn ngữ giao tiếp còn mang tính dân tộc và việc thu thập thông tin còn quá hạn chế thậm chí có em chưa bao giờ được tiếp cận với thông tin sách báo. * Kết quả đạt được trong côngtácchủnhiệm như sau: Với những khó khăn mà tôi đã nêu ở trên, nhưng với sự quyết tâm của bản thân và sự chỉ đạo, quan tâm xát sao của ban giám hiệu nhà trường cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp nên tôi đã đạt được mộtsố kết quả như sau: Tổng số học sinh đầu năm lớp chủnhiệm là: 40 em, trong đó: Hạnh kiểm: Tốt: 22 em Khá: 18 em Học lực: giỏi :không có Khá: 5 em Trung bình: 25 em Yếu: 10 em. Kết thúc năm học kết quả như sau: Tổng số lớp giữ nguyên Về hạnh kiểm: Tốt 35 em chiếm 87,5% Khá 13 em chiếm 12,5% Về học lực: Giỏi; 02 em chiếm 5% Khá: 13 em chiếm 32,5% 3 Trung Bình: 20 em chiếm 50% Yếu: 5 em chiếm 12,5%. * Đạt được kết quả như trên riêng bản thân tôi thực hiện mộtsốgiảipháp sau: Người giáo viên chủnhiệm không những thực hiện côngtácchủ nhiệm, mà còn biết xây dựng cho mình một người cán sự lớp thật hoàn chỉnh như: - Theo dõi đôn đốc việc học tập, thực hiện nội qui đối với tập thể lớp và các thành viên trong lớp. - Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của các đoàn thể và nhà trường tổ chức. - Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ vững đoàn kết nội bộ trong lớp. - Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học đối với lớp để nắm tình hình học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp. - Báo cáo kịp thời với giáo viên chủnhiệm về tình hình chung cũng như việc bất thường của lớp, đề xuất các giảipháp xử lý. Người giáo viên chủ nhiện ngoài việc phải xây dựng cho mình một ban cán sự lớp tốt, thì người giáo viên chủnhiệm còn phải biết kết hợp đối với gia đình, nhà trường và xã hội: - Cần liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để gia đình phối hợp với giáo viên chủnhiệm giáo dục động viên con em mình, nêu cao tinh thần hiếu học; tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho con em mình học tập và rèn luyện. - Các thầy giáo, cô giáo hãy là tấm gương sáng cho các em noi theo; bằng lương tâm và trách nhiệm, bằng tình thương và lòng nhiệt huyết của mình truyền đạt kiến thức với phương pháp tốt nhất, chất lượng cao nhất. giáo viên chủnhiệm mới là người trực tiếp gần gũi, liên hệ với phụ huynh học sinh để kịp thời chỉ bảo và uốn nắn các em, khích lệ các em, động viên các em học tập và rèn luyện. - Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng những nội quy, khẩu hiệu, các câu danh ngôn đặt xung quanh trường mang nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. 4 Giáo viên chủnhiệm còn phải biết kết với các đoàn thể trong trường học như: đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; - Giáo viên chủnhiệm cần chủ động tiếp xúc với gia đình phụ huynh học sinh, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh tự tin và yên tâm hơn trong việc học tập và rèn luyện. - Khi uốn nắn giáo dục học sinh vi phạm chúng ta nên làm từ từ, tìm hiểu sự việc cho cặn kẽ, rõ ràng, xử lý ngiệm khắc nhưng cũng mềm dẻo, tránh trường hợp dồn các em vào bước đường cùng. - Người giáo viên chủnhiệm phải thực sự như là một người cha, người mẹ thứ hai của các em, chăm sóc và chau chuốt cho các em từ cái quần, cái áo đến những bữa cơm. Thấy các em mặc ấm, ăn những bữa cơm ngon miệng thì cảm thấy như mình đang được hưởng niềm hành phúc đó. - Làm giáo viên chủnhiệm trong trường nội trú phải biết phối hợp chặt chẽ hơn với các bộ phận như cấp dưỡng, y tế, bảo vệ… thì mới nắm hết được tình hình của các em khi hết thời gian lên lớp và ngày nghỉ. - Học sinh trong lớp có nhiều tính tình và tâm sinh lý khác nhau cho nên GVCN phải tìm hiểu bệnh lý và tính tình của các em để có các biện pháp giáo dục phù hợp. Kính thưa quí vị đại biểu tôi nêu ra mộtsố ý kiến của riêng bản thân tôi như vậy không phải để đề cao vai trò của nhà giáo và nhất là những người làm côngtácchủ nhiệm. tôi chỉ muốn mọi người hiểu được cuộc sống hiện tai ngày nay việc giáo dục con trẻ không còn là việc của riêng ai mà là việc chung của toàn xã hôi, của tất cả mọi người vì “ trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Trên đây là mộtsố ý kiến của bản thân tôi để làm tốt côngtácchủnhiệm của mình, tôi rất mong quý vị đại biểu và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến chân thành cho tôi để cho bản tham luận của tôi được hoàn thiện hơn. Cuối cùng cho phép tôi kính chúc quý vị đại biểu, các bạn đồng nghiệp sức khỏe, hạnh phúc và chúc buổi hội nghị thành công tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn. 5 . trường nên việc giáo dục và rèn luyện cho các em được thuận lợi hơn so với các trường không chuyên biệt. * Khó khăn: - Việc xã hội hóa giáo dục gặp rất nhiều. CHỦ NHIỆM Kính thưa quí vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị. Giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng là những người được đạo tạo đầy đủ kiến