1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thị trường ngoại hối việt nam (thí điểm tại ngân hàng ngoại thương) – những vấn đề đặt ra trong điều kiện hội nhập quốc tế

95 405 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 14,3 MB

Nội dung

Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng thì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lại suất mà thu được lợi nhuận cho ngân hàng.

Trang 1

Trong những thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển của chiến lược toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới Mọi hoạt động thương mại, sản xuất và đầu tư ngày càng mang tính quốc tế Nếu trước đây, hoạt động thương mại chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay khu vực và

chỉ liên quan đến một đồng tiên thanh toán thì nay thương mại quốc tế đã mở rộng đến tất cả các nước trên thế giới, do đó có rất nhiều đồng tiền khác

nhau tham gia vào quá trình thanh toán Chính sự tồn cầu hố nền kinh tế

thế giới đã thúc đẩy các hoạt động thương mại, làm tăng lượng giao dịch trong hoạt động tài chính của các quốc gia, vì thế đã làm xuất hiện thị

trường ngoại hối và thúc đẩy thị trường này phát triển ngày càng mạnh mẽ,

hình thành nên những trung tâm tài chính quốc tế lớn hỗ trợ hiệu quả cho chu chuyển tiền tệ, phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế

Việt Nam đang tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập, vào xu thế chung về tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế Với chủ trương phát triển

một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước, công cuộc đổi mới của chúng ta đã và đang được tiến hành đồng thời với sự phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá Trong tiến trình hội nhập kinh tế có tính toàn cầu đó, hoạt động của thị trường ngoại hối ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài Vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển thị trư-

ờng ngoại hối Việt Nam theo hướng toàn diện, hiện đại, phù hợp với trình

độ và tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết, nhằm bôi trơn và thúc đẩy hoạt

động thương mại và đầu tư quốc tế, cung cấp các công cụ phòng chống rủi

ro, là điều kiện để hình thành tỷ giá theo quan hệ cung cầu và là nơi để

Ngân hàng Trung ương can thiệp lên tỷ giá theo hướng có lợi cho nên kinh

Trang 2

Ở nước ta, thị trường ngoại hối là một lĩnh vực rất mới và còn đang ở trong thời kỳ sơ khai, cơ chế quản lý nên kinh tế nói chung và thị trường

ngoại hối nói riêng đang trong quá trình từng bước được hoàn thiện Một thị trường ngoại hối phát triển hoàn thiện với các hoạt động kinh doanh lành

mạnh sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu, tìm ra giải pháp hiệu quả nhất cho sự phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam là điều hết sức cần thiết Do đó em

xin chọn đề tài: “ Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam (Thí điểm tại ngân hàng Ngoại Thương) — những vấn đề đặt ra trong điều kiện hội nhập

quốc tế “ làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình

Kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề chung về thị trường ngoại hối

Chương II: Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam và vai trò của Ngân hàng Ngoại Thương trong việc phát triển thị trường ngoại hối

Trang 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

1.1 Khái niệm thị trường ngoại hối

Quá trình ra đời và phát triển của TTNH giống như các thị trường khác,

gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngoại thương và là một tất yếu khách

quan trong nền kinh tế hội nhập mang tính toàn cầu hố Thơng qua TTNH

các nhu cầu về ngoại tệ không những luôn luôn được đáp ứng một cách tốt nhất mà nó còn là nơi có thể ký kết các hợp đồng phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các nhà xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế

Ví dụ: Một nhà nhập khẩu X cần thanh toán cho nhà nhập khẩu Y một khoản tiền là đồng Đô la Mỹ, cho nhà nhập khẩu Z một khoản tiền là đồng Yén Nhat Muốn có được các khoản tiền ấy để thanh toán thì nhà xuất khẩu

X phải mua các loại ngoại tệ ấy trên TTNH Như vậy, TTNH là nơi mà ở đó

xảy ra việc mua và bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi,

mua bán ngoại tệ và các phương tiện TTỌT (Giáo trình TTQT trong ngoại thương - NXB Giáo dục năm 2002, trang 3,4)

Đối tượng kinh doanh trên TTNH là một loại hàng hoá đặc biệt Theo

Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, thì ngoại hối được hiểu là: e_ Tiền nước ngoài như: tiên giấy, tiền kim loại

e Cơng cụ thanh tốn bằng tiền nước ngoài như: séc, thẻ thanh toán,

hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiên gửi bưu điện và các

công cụ thanh toán khác

e Các loại giấy tờ có giá bằng tiên nước ngoài như: trái phiếu Chính

phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác e Quyên rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung châu Âu, các đồng tiên

chung khác dùng trong TTỢT và khu vực

e_ Vàng tiêu chuẩn quốc tế

e Đồng tiền đang lưu hành của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

Trang 4

Như vậy, ngoại hối không chỉ là ngoại tệ mà còn có thể là các loại giấy

tờ hay các cơng cụ thanh tốn hoặc thậm chí cả vàng, quyền rút vốn đặc

biệt vì chúng có giá trị và có thể dùng dé TTQT Ngay cả đồng Việt Nam

khi chuyển qua biên giới hay được dùng làm phương tiện thanh toán trong

quan hệ mua bán với nước ngoài cũng được coi là ngoại hối Tóm lại, ngoại hối là tất cả các phương tiện có giá dùng để thanh toán giữa các quốc gia

1.2 Các đặc điểm của TTNH

TTNH là một thị trường hàng hoá đặc biệt - đồng tiền và các phương

tiện có giá để thanh toán của các nước vì vậy nó có những đặc điểm sau:

e_ Là thị trường vô hình vì các giao dịch mua bán chủ yếu được diễn ra

trong một phạm vi không gian rộng lớn, được thực hiện bằng điện thoại,

telex, fax, và hệ thống máy tính nối mạng toàn cầu

e Là thị trường toàn cầu vì nó hoạt động liên tục 24/24h trong ngày giữa các khu vực, các châu lục khác nhau bằng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại nên mọi giao dịch có thể thực hiện ngay tức thời Bất cứ lúc nào những người giao dịch cũng có thể bán, thanh toán, vay mượn các

loại ngoại tệ, ngoại hối với nhau giữa các vùng trong nước và các khu vực trên thế giới

e Trung tâm của TTNH là thị trường liên ngân hàng (InterBank) với

các thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các NHNN Doanh số giao dịch trên TTLNH chiếm tới 90% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu

e Viéc niêm yết giá cả trên thị trường được quốc tế hoá Hiện nay nhờ có tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ thông tin nên các TTNH có thể

liên lạc với nhau Những thông tin về thị trường nói chung, đặc biệt là giá

cả được truyền liên tục giữa các quốc gia đã giúp cho việc điều chỉnh giá cả được diễn ra thường xuyên, tạo nên mặt bằng giá cả giữa các thị trường

e_ Là thị trường rất nhạy cảm, chịu sự tác động của các sự kiện kinh tế,

chính trị, xã hội, tâm lý nhất là các chính sách tiền tệ của các nước phát triển Ngược lại, TTNH cũng có tác động trở lại tới nhiều mặt hoạt động

Trang 5

hoạt động tích cực nhất là London sau đó là Newyork, Tokyo, Singapore và

Frankfurt Đồng tiên được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch là USD

(khoảng 90% giao dịch của thị trường ngoại hối có mặt USD), tiếp theo là EUR va JPY

1.3 Vai trò của TTNH trong điều kiện hội nhập kinh tế

Ngày nay, trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố về kinh tế, các hoạt động TTỌQT trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng phát triển Để đáp ứng cho các hoạt động này mỗi quốc gia tất yếu phải sử dụng

đến nhiều loại tiền tệ khác nhau, do vậy, TTNH ngày càng được đa dạng,

mở rộng hơn và có vai trò quan trọng trong nên kinh tế mở cửa và hội nhập,

cụ thể là:

e_ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán, trao đổi ngoại

tệ nhằm phát triển ngoại thương và các chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ, TTQT của mỗi quốc gia đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị xã

hội giữa các nước, các dân tộc trong khu vực và trên thế giới

e_ Là phương tiện giúp các nhà đầu tư chuyển vốn tới đầu tư trực tiếp ở

những thị trường đem lại lợi nhuận cao hoặc rút vốn đầu tư từ những thị

trường lợi nhuận thấp

e Cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các ngân hàng, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và đi vay quốc tế Vai trò này của TTNH là do bản thân các công cụ giao dịch của thị trường như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai đã

tạo ra

e Là một trong những phương tiện thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN nghĩa là NHNN can thiệp vào TTNH nhằm duy trì trật tự của thị

trường hoặc điều chỉnh hướng biến động của thị trường theo mục tiêu của

chính sách tiên tệ

Trang 6

soát và ổn định các hoạt động của TTNH, thường xuyên phải can thiệp vào

thị trường nhằm duy trì trật tự của thị trường bằng cách mua vào và bán ra nội tệ để ổn định mọi hoạt động của thị trường và TGHĐ

Công cụ mà NHNN can thiệp lên TTNH là chính sách lãi suất Chính

sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ lên giá của đồng bản tệ vì nó hấp dẫn

các luồng vốn tư bản nước ngoài chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá có xu hướng giảm và ngược lại Việc điều hành TGHĐ

nhằm tạo ra sự ổn định cho thị TTNH, sức mua đồng tiền, kiểm chế và đẩy

lùi làm phát

Vai trò của NHNN trên TTNH là rất quan trọng Trên thực tế hầu hết

các quốc gia (kể cả các nước công nghiệp phát triển đã thực hiện thả nổi tỷ

giá từ năm 1973) các NHNN vẫn can thiệp vào TTNH bằng cách mua vào

hay bán ra nội tệ nhằm tác động vào tỷ giá theo hướng có lợi cho sự phát

triển kinh tế đất nước Đặc biệt, trong chế độ tỷ giá cố định, can thiệp của

NHNN lên TTNH là bắt buộc nhằm duy trì tỷ giá giao động trong một biên

độ nhất định, nhờ đó tỷ giá được duy trì cố định theo đúng mục tiêu của

NHNN

NHNN có thể can thiệp lên TTNH nhằm duy trì trật tự của thị trường

hoặc can thiệp nhằm điều chỉnh hướng biến động của thị trường theo cách nhìn có lợi của mình Đôi khi NHNN chỉ can thiệp để thăm dò phản ứng của thị trường Khối lượng can thiệp, thời điểm can thiệp, phương pháp can thiệp và trạng thái của thị trường là những yếu tố xác định tính hiệu quả

trong hoạt động can thiệp của NHNN

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng bất kỳ sự can thiệp nào của NHNN đối

với TTNH đều tác động lớn đến nền kinh tế trong nước và hoạt động kinh

tế đối ngoại Do đó, NHNN phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ để các hoạt động can thiệp của mình thật sự hợp lý và mang lại hiệu quả cao

1.4.2 Cac NHTM (Commercial Bank)

Trang 7

Giao dịnh KDNT cho chính mình tức là mua bán ngoại hối nhằm kiếm

lời khi tỷ giá có những biến đổi thuận lợi Khi giao dịch với danh nghĩa bản

thân mình, ngân hàng sẽ phải tự gánh chịu rủi ro nếu như tỷ giá biến động

không có lợi

Còn khi cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, chủ yếu là dịch vụ mua

bán hộ ngoại tệ để thu phí thì NHTM tham gia vào TTNH với tư cách là

người trung gian, vì thế ngân hàng không phải gánh chịu về rủi ro về tỷ giá và hoạt động này cũng không làm thay đổi cơ cấu bảng cân đối tài sản của ngân hàng Nếu trong quá trình làm trung gian này mà xuất hiện trạng thái

hối đoái không có lợi cho quá trình giao dịch của mình thì các ngân hàng

sẽ tiến hành một hoặc một số giao dịch tiếp theo cho chính mình để cân

bằng trạng thái Ví dụ, trong số các khách hàng có nhiều nhà nhập khẩu giao dịch một đồng tiền nhiều hơn số lượng các nhà xuất khẩu thì các ngân hàng phải tìm cách cân bằng lại trạng thái đối với đồng tiền này bằng cách

bán phần vượt quá không cần thiết đối với đồng tiền đang dư thừa và mua

các đồng tiên khác mà các khách hàng có nhu cầu cao Lợi nhuận ngân hàng thu được là từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán, từ các khoản thu

phí hoa hồng hoặc chênh lệch giữa thời gian nhận tiên và thời gian giao vốn cho người mua đồng tiền đó Ngân hàng cũng có thể thu lợi nhuận từ dịch vụ chuyển tiền Ngoài việc thu phí, ngân hàng có thể sử dụng tài

khoản vài ngày trước khi chuyển vào tài khoản người thụ hưởng Những

ngân hàng thường xuyên có những giao dịch được thực hiện ở ngoài nước

thường mở tài khoản ở nước ngoài tại một ngân hàng nào đó mà họ chọn làm ngân hàng đại lý để thực hiện các giao dịch sẽ phát sinh Các ngân hàng giao dịch ngoại hối theo hai cách: trực tiếp với khách hàng hoặc giữa

các ngân hàng với nhau hoặc gián tiếp thông qua các nhà môi giới

1.4.3 Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign Exchange Brokers)

Các NHTM thường kinh doanh ngoại hối thông qua hoạt động của các nhà môi giới ngoại hối Những nhà môi giới ngoại hối là những người tham

Trang 8

và tỷ giá chào bán cho các ngân hàng có nhu cầu một cách nhanh nhất với

giá tốt nhất để thu phí môi giới

Phương pháp giao dịch thông qua môi giới là một phương pháp đang được chú trọng ở những nước có TTNH phát triển Hình thức mua bán ngoại hối thông qua môi giới phát triển khá mạnh vì phương thức này có

nhiều ưu điểm hơn giao dịch trực tiếp Các nhà môi giới là những người có

kiến thức, được đào tạo chuyên sâu về kinh doanh ngoại hối, thông tin

chính xác và những phương tiện hiện đại để có thể thực hiện các giao dịch

ngoại hối một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Những nhà môi giới

chính thức thường có mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn cầu liên tục 24/24h

mỗi ngày Tại các trung tâm tài chính quốc tế đều có một số các nhà môi

giới chuyên nghiệp để giúp các ngân hàng trong việc mua bán ngoại hối Nhược điểm của giao dịch thông qua môi giới là các bên phải trả cho nhà môi giới một khoản phí, thêm vào đó không phải ai cũng có thể trở

thành nhà môi giới ngoại hối Các nhà môi giới khi tham gia TTNH phải có

giấy phép hành nghề Họ không phải những nhà tạo lập thị trường do vậy

họ không được phép mua bán ngoại hối cho mình mà chỉ cung cấp dịch vụ

cho khách hàng để hưởng hoa hồng

1.4.4 Các khách hang mua ban le trén thi truéng (Retail Clients)

Những người mua bán lẻ bao gồm các công ty trong nước, các công ty

đa quốc gia, các nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán

ngoại hối nhằm phục vụ cho hoạt động của chính mình Nhu cầu giao dịch

ngoại tệ của nhóm khách hàng này rất lớn với nhiều hình thức giao dịch

khác nhau, bởi lẽ nhóm này thường xuyên tham gia vào TTNH với mục

đích thoả mãn nhu cầu thực sự cho hoạt động kinh doanh của mình mà

không nhằm mục đích kinh doanh kiếm chênh lệch giá khi tỷ giá thay đổi

Ví dụ: nhà xuất khẩu cần bán ngoại tệ khi nhận được vận đơn hàng xuất

ghi bằng ngoại tệ, còn nhà nhập khẩu mua ngoại tệ để thanh toán vận đơn hàng nhập ghi bằng ngoại tệ, khách du lịch cần bán ngoại tệ để lấy nội tệ

Trang 9

hiểm cho các hợp đồng mua bán hàng hố thơng thường hoặc bảo hiểm cho

những rủi ro về tỷ giá đối với các khoản doanh thu của họ

Mặc dù không phải là thành viên chính trên TĨNH nhưng nhóm khách hàng mua bán lẻ cũng đóng vai trò to lớn trong hoạt động của thị trường này Hoạt động giao dịch ngoại hối tích cực của nhóm này đã góp phần làm cho TTNH ngày càng hoạt động sôi nổi và hiệu quả hơn

Nhóm khách hàng mua bán lẻ này thường tham gia vào TTNH bằng

cách liên hệ với các ngân hàng và các nhà môi giới có uy tín chứ không

giao dịch trực tiếp với nhau vì bản thân họ không được phép giao dịch trực tiếp tại thị trường hoặc không đủ trình độ chuyên môn cũng như nhân sự để

có thể tự giao dịch với nhau

2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰPHÁT TRIỂN CỦA TTNH

2.1 Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đối ngoại

Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối quan hệ vật chất và tài

chính, các mối quan hệ kinh tế và khoa học công nghệ hình thành giữa các nước với nhau, giữa các nước với các tổ chức kinh tế quốc tế dựa trên sự phân công lao động quốc tế Các mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển sẽ dẫn đến hình thành thị trường thế giới thống nhất và nền kinh tế thế giới mang tính toàn cầu mà ngoại thương đóng vai trò nổi bật và là cơ

sở, tiền đề cho các quan hệ kinh tế quốc tế khác

Quan hệ quốc tế đòi hỏi phải có một cơ chế tài chính, tín dụng riêng, do vậy lĩnh vực TTỌT là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng cho hoạt động ngoại thương của tất cả các nước và đòi hỏi phải có một sự quan tâm đặc biệt Trong việc TTQT ngày nay một số các đồng tiền của một số nước tư bản có tiểm lực xuất khẩu lớn, có sức mạnh tài chính đáng kể, có uy tín chính trị,

được sử dụng làm phương tiện TTQT, những đồng tiền này được chuyển đổi

Trang 10

lượng lớn đồng đô la Mỹ làm đồng tiền dự trữ cho nước mình và trong

TTQT Do vậy mà nạn đơ la hố trở nên phổ biến trên TTNH thế giới

Hoạt động ngoại thương Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong mấy năm

gần đây, tuy nhiên lượng hàng hoá xuất khẩu còn rất hạn chế do hàng hoá

của nước ta kém sức cạnh tranh hơn so với một số nước trong khu vực,

chính điều này đã dẫn đến vị thế của đồng Việt Nam còn rất yếu kém trên

lĩnh vực TTỌT và khả năng chuyển đổi thấp Do đó dẫn đến hoạt động

ngoại thương bị hạn chế, việc TTQT chủ yếu sử dụng đồng đô la Mỹ làm

phương tiện trung gian tính toán và thanh toán tiền hàng nhập khẩu TTNH

là nơi tập trung giải quyết cung cầu về ngoại tệ và căn cứ vào tỷ giá trên

TTNH để các nhà kinh doanh xuất khẩu có thể quyết định việc xuất khẩu hay nhập khẩu sao cho có lợi nhất

TTNH đã liên kết quá trình xuất khẩu và nhập khẩu thành chu trình khép

kín, các hoạt động xuất khẩu hàng hoá đan xen nhau, tạo điểu kiện cho

nhau và thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau Các hoạt động xuất nhập khẩu của

một nước kết hợp với nhau trong một chu trình khép kín có dạng như sau:

“Nội tệ - Hàng xuất khẩu - Ngoại tệ - Hàng nhập khẩu - Nội tệ” Đó là mối

quan hệ giữa hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu và mối quan hệ giữa giá nội tệ và giá ngoại tệ Các quan hệ hàng hoá và tiền tệ nói trên

không thể tách rời và chỉ có thể thực hiện được thông qua trao đổi quốc tế

Cơ chế tác động của TTNH vào xuất nhập khẩu thông qua công cụ tỷ giá diễn ra như sau:

- Khi tỷ giá của ngoại tệ so với đồng Việt Nam tăng thì sẽ kích thích

xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu được tăng lên là do giá trị ngoại tệ thu được sau khi bán hàng xuất khẩu đổi ra tiền Việt Nam được nhiều

hơn lúc tỷ giá ngoại tệ chưa tăng Ngược lại, nhập khẩu bị hạn chế vì phải

chi phí nhiều đồng Việt Nam hơn để đổi lấy một lượng ngoại tệ mua hàng nhập khẩu để bán với mức giá không đổi hoặc thay đổi ít ở trong nước

- Nếu đồng Việt Nam tăng giá tức là tỷ giá của ngoại tệ so với đồng Việt

Nam giảm thì sẽ diễn ra tình trạng ngược lại, xuất khẩu giảm do giá trị

ngoại tệ thu được sau khi bán hàng xuất khẩu đổi ra tiền Việt Nam được ít

hơn Nhập khẩu tăng do giá trị hàng nhập vào Việt Nam được bán ra với chỉ

phí ngày càng thấp hơn vì giá trị quy đổi của đồng Việt Nam ra đồng đô la

Trang 11

2.2 Anh hưởng của cung cầu ngoại tệ

Với nền kinh tế ngày càng phát triển của nước ta, song song với các hoạt

động kinh tế đối ngoại gia tăng thì cung cầu về các loại ngoại tệ càng lớn và

phong phú cho ta thấy rõ vai trò của TTNH có tầm quan trọng như thế nào đến việc điều tiết cung cầu, phục vụ đắc lực cho các hoạt động kinh tế đối

ngoại Do đó sự hình thành và hoạt động điều tiết TTNH là cực kỳ quan

trọng và cần thiết Một khi thị trường đã hình thành và lớn mạnh thì các hoạt động, nghiệp vụ ngoại hối cũng đa dạng, việc quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại tệ cũng tốt hơn Việc khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp

lý thì sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho nước nhà, hỗ trợ cho các hoạt động

kinh tế đối ngoại và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

2.3 Ảnh hưởng của chính sách thu hút vốn đâu tư nước ngoài

Chính sách tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với chính sách huy động va

sử dụng vốn đầu tư nước ngoài mà hiện nay luồng vốn ngoại tệ chảy vào

trong nước ngày càng nhiều thông qua nhiều nguồn như: Đầu tư trực tiếp và

đầu tư gián tiếp nước ngoài, vay nợ chính phủ của các tổ chức tín dụng quốc tế và của các ngân hàng nước ngoài, các khoản ngoại tệ và chuyển đổi

ngoại tệ từ các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ngoại tệ ngày càng phát triển, với khối lượng ngoại tệ vào Việt Nam qua đường du lịch và

luồng ngoại tệ không chính thức do Việt kiểu gửi về Nếu không có biện

pháp quản lý phân bổ và sử dụng có hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng lên giá hoặc giảm giá một cách không lành mạnh, làm tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư khi có ý định bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam Trên TTNH chính sách tỷ giá là cực kỳ quan trọng nó tác động đến thu nhập đầu tư và qua đó nó ảnh

hưởng đến quyết định của nhà đầu tư

2.4 Ảnh hưởng của chính sách tiên tệ

Chính sách tiên tệ là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước về tiên tệ do NHNN trực tiếp điều hành nhằm ổn định giá trị đồng tiền và tăng trưởng kinh tế Chính sách tiền tệ không chỉ điều chỉnh khối tiền tệ tăng giảm theo

tín hiệu thị trường, mua ngoại tệ cung ứng cho ngân sách mà còn điều chỉnh

khối tiền tệ có sẵn trong lưu thông cho phù hợp với mức tăng tổng sản phẩm

Trang 12

tiền và hàng hố nói chung, khơng gây thừa hay thiếu tiền so với nhu cầu

lưu thông Chính sách tiền tệ hướng vào việc khống chế nguồn gốc làm tăng giảm tiên cung ứng, làm tăng giảm khối lượng tiên tệ Qua đó ta thấy rằng

chính sách tiền tệ kết hợp chặt chẽ với chính sách ngoại hối góp phần ổn định tiền tệ, bảo vệ giá cả đối nội và đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở

kiểm soát được giá cả, cân bằng cán cân TTQT, ổn định TGHĐ

2.5 Ảnh hưởng của chính sách lãi suất

TTNH gắn chặt với chính sách lãi suất, đây chính là phương pháp mà

NHNN thường sử dụng để điều chỉnh TGHĐ trên thị trường Với phương

pháp này khi TGHĐ đạt tới mức báo động trên thị trường cần phải can thiệp

thì NHNN nâng cao lãi suất chiết khấu lên Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách lãi suất chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định vì mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá chỉ là quan hệ tác động qua lại một cách gián tiếp chứ không phải là quan hệ trực tiếp nhân qủa, mà các yếu tố để hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, vì vậy mà biến động lãi suất không nhất thiết kéo theo biến động của tỷ giá Lãi suất cao có thể làm cho việc thu hút

vốn ngắn hạn từ nước ngoài thuận lợi hơn, nhưng nếu điều kiện kinh tế chính trị không ổn định thì khó có thể thực hiện được và vấn đề đặt ra lúc này không phải là thu được bao nhiêu lãi mà lại là vấn đề an toàn về vốn và

tránh được các rủi ro do tỷ giá gây ra 3 CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN TRÊN TTNH

Căn cứ vào tính chất của các giao dịch ngoại hối và cách tổ chức của thị

trường người ta chia các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thành 5 loại chính sau: Nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi, nghiệp vụ quyền chọn và nghiệp vụ tương lai Trong đó, nghiệp vụ giao

ngay hình thành trên TTNH giao ngay còn gọi là thị trường cơ sở Còn các nghiệp vụ còn lại hình thành trên thị trường phái sinh tức là bắt nguồn từ

Trang 13

3.1 Nghiệp vụ giao ngay (Spot Transaction)

Nghiệp vụ giao ngay là một nghiệp vụ mua bán ngoại hối mà việc thanh toán và giao dịch ngoại hối xảy ra đồng thời với ngày ký kết hợp đồng Tuy vậy, trong thực tế thời hạn thanh toán được kéo dài từ 1 đến 2

ngày làm việc kể từ sau ngày ký kết hợp đồng nhằm kiểm tra hoàn tất các

giấy tờ và thủ tục thanh toán Mục đích của giao dịch này là:

- Kiếm lời thông qua kinh doanh chênh lệch tỷ giá trên các thị trường

khác nhau

- Dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng bán lẻ và hưởng phí dịch vụ

Nghiệp vụ giao ngay được thực hiện trên thị trường phi tập trung (OTC) Các thành viên tham gia thị trường bao gồm các NHTM, các công

ty tài chính lớn, các nhà môi giới và các NHNN liên hệ với nhau qua điện

thoại, telex, fax, mạng máy tính và hệ thống Swift Họ hoạt động trên các

trung tâm tài chính lớn hầu như 24/24h mỗi ngày như London, Newyork,

Tokyo, để nắm bắt được mọi diễn biến của TTNH toàn cầu trong suốt thời

gian các thị trường khác hoạt động bình thường

Tính hiệu quả của thị trường giao ngay được thể hiện ở chỗ chênh lệch

tỷ giá mua và bán rất hẹp và do tốc độ truyền tin nhanh chóng cho nên

những thay đổi của thị trường đã ảnh hưởng tức thời đến tỷ giá làm cho tỷ giá luôn biến động nhanh chóng phản ánh kịp thời những thay đổi của thị

trường Các nhà kinh doanh không thể bỏ qua những thay đổi có tính đột

biến trên một thị trường tồn cầu rất sơi động như TTNH Những nhà kinh

doanh ngân hàng là những người tạo lập của TTNH luôn luôn theo dõi màn

hình vi tính để nắm bắt thông tin và giá cả mới nhất Những thông tin này

do các công ty chuyên nghiệp cung cấp như: Dowjones Telerates và

Reuter, chúng được truyền đi với tốc độ rất nhanh như gọi điện thoại hay

sóng vô tuyến điện

Trong nghiệp vụ giao ngay, các bên thường chú ý đến các yếu tố sau:

- Ngày giá trị giao ngay (Spot Value Date): là ngày mà giao dịch chính thức được thực hiện, tức hai bên tiến hành thanh toán và giao nhận ngoại

Trang 14

việc thứ 2 kể từ ngày giao dịch được ký kết Tuy nhiên, hai bên có thể thoả

thuận để giao dịch ngoại tệ và thanh toán trong vòng 7 ngày kể từ ngày

cam kết

- Phương thức giao dịch: các cam kết mua bán ngoại hối giao ngay có

thể được thực hiện trực tiếp tại sở giao dịch của các ngân hàng hoặc thông

qua môi giới Tuy nhiên, các hợp đồng ngoại hối giao ngay thường được ký

kết chủ yếu thông qua hệ thống vi tính, telex, điện thoại Nhờ vậy, các thông tin được truyền đi nhanh chóng và chính xác

- Tỷ giá áp dụng trong giao dịch giao ngay là tỷ giá giao ngay được niêm yết ở tất cả các NHTM, ngoài ra trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình Trong trường hợp giao dịch giữa hai đồng tiền mà tỷ giá của chúng không được niêm yết trực tiếp thì người ta áp dụng tỷ giá chéo, tứclà tỷ giá của chúng được tính thông qua

một đồng tiền trung gian, thường là USD

Lợi ích của nghiệp vụ giao ngay - Đối với doanh nghiệp:

Giao dịch giao ngay là một giao dịch mua thực bán thực, đáp ứng nhu cầu ngay lập tức của khách hàng Thông qua giao dịch này các doanh

nghiệp có thể thoả mãn nhu cầu ngoại tệ cấp thiết thanh toán cho đối tác

nưỚc ngoài

- Đối với các ngân hàng:

Giao dịch giao ngay chiếm vị trí quan trọng nhất trong các giao dịch

ngoại tệ của các NHTM Trong một ngày giao dịch, họ phải thực hiện liên

tục các giao dịch giao ngay để cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình

đồng thời thông qua đó các ngân hàng có thể đảm bảo cân bằng trạng thái

ngoại hối theo quy định của NHNN

3.2 Nghiép vu ky han (Forward Transaction)

Các giao dịch ngoại hối có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay

thì được gọi là giao dịch kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn được xem như một công cụ để mua hoặc bán một số

lượng ngoại tệ nhất định, tại một tỷ giá nhất định và ở một thời điểm xác

Trang 15

Các hợp đồng kỳ hạn được ký kết và giao dịch giữa các ngân hàng và

khách hàng của họ, hoặc giữa các ngân hàng với nhau Giao dịch kỳ hạn

cũng không diễn ra trên cơ sở giao dịch mà diễn ra trên thị trường OTC Bộ

phận liên ngân hàng của thị trường kỳ hạn hoạt động liên tục thông qua

việc đấu giá mở 2 chiều giữa các thành viên tham gia, nghĩa là mỗi ngân

hàng yết tỷ giá kỳ hạn mua vào và bán ra liên tục cho các ngân hàng khác

và ngược lại Những nhà môi giới trên thị trường kỳ hạn đóng vai trò tương

tự như trên thị trường giao ngay, đó là đối chiếu các lệnh đặt mua và các

lệnh đặt bán giữa các ngân hàng nhằm đưa ra "siá tay trong" tốt nhất cho khách hàng

Trong nghiệp vụ kỳ hạn, các bên tham gia ký kết hợp đồng phải quan

tâm đến ngày giá trị kỳ hạn và tỷ giá kỳ hạn

- Ngày giá trị kỳ hạn (Forward Value Date) có thể được khái quát qua công thức:

J+2+n

Trong đó, J là ngày giao dịch được cam kết, (J + 2) là ngày giá trị giao ngay, n là kỳ hạn của giao dịch Theo tập quán, kỳ hạn giao dịch tối đa cho

hầu hết các đồng tiền là 12 tháng Với những đồng tiền mạnh, có thể kỳ

hạn này kéo dài tới 5 năm, kỳ hạn phổ biến nhất là 30, 90 và 180 ngày Trong một số trường hợp người ta còn có thể áp dụng kỳ hạn khả biến

(Variable Maturity) tức tuỳ ý lựa chọn ngày giá trị trong khoảng thời gian

quy định Trong trường hợp này người ta thường ấn định ngày sớm nhất và chậm nhất của giao dịch

- Tỷ giá trong giao dịch kỳ hạn gọi là tỷ giá kỳ hạn (Forward Rate), là

tỷ giá được thoả thuận từ hôm nay để làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại

một ngày xác định trong tương lai

Tỷ giá kỳ hạn thường không được thông báo trực tiếp mà người ta chỉ

yết điểm kỳ han (Forward point) g6m điểm gia tăng (Premium) và điểm

khấu trừ (Discount) vào tỷ giá giao ngay Tỷ giá kỳ hạn được tính toán dựa

Trang 16

F=FTr-gxLLRM FV 1+ Rot _ ý g(R+—RQ} 1+ Rot

Trong d6: FV, 1a giá trị kỳ hạn của đồng tiền định giá FV, là giá trị kỳ hạn của đồng tiền yết giá S là tỷ giá giao ngay

R¿ là lãi suất của đồng tiền định giá (hay đồng nội tệ) tính

theo tỷ lệ %/năm

Re là lãi suất của đồng tiên yết giá (hay đồng ngoại tệ) tính theo tỷ lệ %/năm

T là thời hạn của hợp đồng giao dịch, tính theo năm

Trong thực tế, thời hạn của các hợp đồng tương đối ngắn và các mức lãi

suất %/năm của các đồng tiền là các số nhỏ, nên R„t là một số rất nhỏ Do

đó, có thể coi I+R¿t ~ 1, ta rút gọn công thức trên ở dạng gần đúng như

Sau:

F=S+Sx(R;-R,)xt

Khi R¿ > R thì có điểm gia tăng vào tỷ giá, ngược lại thì có điểm khấu

trừ vào tỷ giá giao ngay Tỷ giá kỳ hạn có thể lớn hơn hoặc bé hơn tỷ giá

giao ngay và thường là thấp hơn tỷ giá giao ngay trong các giao dịch có các loại ngoại tệ mạnh

Hợp đồng kỳ hạn có hai loại:

- Hợp đồng Outright là hợp đồng thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng không phải ngân hàng, nhằm mục đích phòng chống rủi ro Trong hợp đồng này tỷ giá kỳ hạn được yết theo kiểu mua đứt, bán đứt

- Hợp đồng có kỳ hạn khi khách hàng là các ngân hàng (tức giao dịch giữa hai ngân hàng với nhau) thì sẽ yết giá theo phương pháp điểm nghĩa là yết tỷ giá giao ngay và các điểm gia tăng hay khấu trừ với các kỳ hạn khác nhau

Lợi ích của giao dịch kỳ han:

- Đối với doanh nghiệp: đây là công cụ hữu hiệu đáp ứng nhu cầu cần

mua thực bán thực của một doanh nghiệp trong tương lai Ngoài ra nghiệp

Trang 17

- Đối với các ngân hàng: nghiệp vụ kỳ hạn giúp các ngân hàng đa dạng hoá các dịch vụ cho khách hàng, vì thế mở rộng được cơ hội kinh doanh

Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ này các ngân hàng còn có thể thu hút được

các luồng ngoại tệ, vận động nó linh hoạt hơn, làm giảm sức ép tâm lý đối với cầu ngoại tệ và làm cho hoạt động đầu cơ mất dần áp lực gây biến động

giá

Ngoài các lợi ích nêu trên, thị trường kỳ hạn cũng là nơi hoạt động tích

cực của các nhà đầu cơ nhằm mục đích kiếm lời Do đó, trên thế giới thị trường này hiện nay đang hoạt động rất hiệu quả

3.3 Nghiệp vụ hoán đổi (Swap Transaction)

Giao dịch hoán đổi (Swap) là việc đồng thời mua và bán một đồng tiền

nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau theo tỷ giá ấn định ngay khi ký kết hợp đồng Từ khái niệm ta có thể rút ra

các đặc điểm sau của nghiệp vụ hoán đổi:

- Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiên nhất định được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay

- Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này là bằng nhau trong cả 2 vế (vế mua và vế bán) của hợp đồng hoán đổi

- Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và bán ra là khác nhau

Một giao dịch Swap có thể là kết hợp của một giao dịch giao ngay và

một giao dịch kỳ hạn hoặc là kết hợp 2 giao dịch kỳ hạn có kỳ hạn khác

nhau Cả hai giao dịch cấu thành phải được ký kết cùng một lúc Do giao dịch hoán đổi dạng “kỳ hạn- kỳ hạn” ít được sử dụng trong thực tế nên

chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu giao dịch hoán đổi dang “giao ngay- ky hạn”

Trong nghiệp vụ hoán đổi, phải đặc biệt chú ý tới tỷ giá hoán đổi Tỷ giá hoán đổi phản ánh điểm kỳ hạn, tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng hoán

đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ

hạn Như vậy, xét về bản chất tỷ giá hoán đổi cũng chính là điểm kỳ hạn

Swap Rates = Forward Rates - Spot Rates = Forward Point

Tỷ giá hoán đổi không phải là tỷ giá đích thực, mà chỉ đơn thuần là

Trang 18

biến trong thực tế và được coi là phản ánh chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay

- Giao dịch hoán đổi là một trong những công cụ thông dụng có hiệu

quả để xử lý các luồng tiền dư thừa hay thiếu hụt mà không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng, tức là không làm thay đổi trạng thái ngoại hối Giao dịch này đảm bảo bù đắp vốn vì nó kết hợp hai giao dịch trên thị trường Do vậy, Swap có thể sử dụng đồng thời với giao dịch giao ngay để đảm bảo vốn thanh toán cho một giao dịch ngoại hối kỳ hạn Giao dịch Swap cũng không ảnh hưởng đến khả năng vay và trả nợ của các bên tham gia bởi nó

chỉ là trao đổi các đồng tiền chứ không phải là trao đổi các khoản vay, cho

vay Giao dịch này không ảnh hưởng đến bảng cân đối do đó không ảnh hưởng đến khả năng vay nợ của các bên Ví dụ: vào cùng ngày 1/1/2005, khách hàng X gửi I triệu USD và khách hàng Y yêu cầu được vay l triệu Euro tại ngân hàng Z trong cùng một thời hạn 2 tháng Như vậy, lúc này ngân hàng có I triệu USD nhưng lại thiếu l1 triệu Euro để cho vay Ngân hàng Z sẽ thực hiện bán USD của khách hàng X gửi để mua 1 triệu Euro cho khách hàng Y vay tại tỷ giá giao ngay R; đồng thời thực hiện mua kỳ hạn 2 tháng đồng USD bằng Euro Sau 2 tháng khách hàng Y trả cho ngân hàng Z 1 triệu Euro, ngân hàng này sẽ dùng để mua I1 triệu USD theo hợp

đồng kỳ hạn để trả cho khách hàng X Vậy ngân hàng Z luôn chắc chắn có

1 triệu USD để trả cho khách hàng X khi đến hạn trả mà lại vẫn có 1 triệu

Euro để cho vay vào thời điểm hiện tại

- Ngoài ra, nghiệp vụ hoán đổi cũng là công cụ hưu hiệu để các nhà đầu

tư, người đi vay ngoại tệ và các ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro

ngoại hối hoặc kinh doanh thu lợi nhuận NHNN các nước cũng sử dụng Swap như là một biện pháp để hỗ trợ tỷ giá cho đồng nội tệ Giao dịch

Swap còn góp phần tích cực làm cho các thị trường tài chính trong nước và

thị trường tài chính quốc tế liên kết với nhau

3.4 Nghiệp vụ quyền chọn (Option Transaction)

Trang 19

người bán về quyền chọn mua (Call Option) hay quyền chọn bán (Put

Option) một loại ngoại tệ nhất định với một số lượng nhất định, theo một tỷ

giá cố định vào một thời điểm trong tương lai

Khi thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, những người tham gia sẽ

ký kết một hợp đồng quyền chon (Option Contract) véi ngan hang va tra

cho ngân hàng một khoản phí gọi là phí quyên chọn Đó là khoản tiền người mua phải trả cho người bán để dành cho mình quyên được thực hiện hay không thực hiện hợp đồng

Một hợp đồng quyền chọn dù có được thực hiện hay không thì người mua đều phải trả phí Mức phí này phụ thuộc vào tỷ giá trong hợp đồng, thời hạn hợp đồng và sự biến động của tỷ giá trên thị trường Người bán sẽ có thu nhập là khoản phí do người mua trả, phí này được thanh toán một

lần vào thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm hợp đồng đến hạn Phí

thanh toán lúc ký sẽ khác với phí thanh toán lúc hợp đồng kết thúc

Không giống các hợp đồng kỳ hạn và tương lai, hợp đồng quyền chọn

cho phép người mua có quyển mua hoặc bán tiền tệ tại một mức tỷ giá đã

thoả thuận trước trong hợp đồng tại thời điểm trong tương lai Hợp đồng

quyền chọn cho phép người mua có quyền tiến hành giao dịch theo tỷ giá

đã thoả thuận cố định nếu anh ta thấy có lợi cho mình, hoặc để cho hợp đồng hết hạn nếu thấy việc thực hiện hợp đồng gây thiệt hại hơn cho mình Và một khi người mua đã muốn thực hiện hợp đồng thì người bán bắt buộc phải thực hiện giao dịch

Quyền chọn tiền tệ gồm 4 dạng: mua quyền chọn mua, bán quyền chọn

Trang 20

Đồ thị 2 : Mua quyền chọn bán - bán quyền chọn bán Lãi ` a Ban quyén chon ban Tỷ giá hoà vốn Tỷ giá quyền chọn Tỷ giá Mua quyền chọn bán

- Mua quyền chọn mua khi người mua kỳ vọng đồng tiền yết giá sẽ tăng

giá trong tương lai Bằng hợp đồng này nhà kinh doanh kỳ vọng sẽ thu

được lợi nhuận bằng cách mua đồng tiền yết giá với tỷ giá thấp và bán lại với tỷ giá thị trường cao hơn Lợi nhuận trên một đồng tiền kinh doanh

trong trường hợp này được tính theo công thức:

Lợi nhuận kỳ vọng = Ty gid thị trường - Tỷ giá quyền chọn — Phí quyền

chọn

Ví dụ: Khách hàng sẽ ký hợp đồng mua quyên chọn mua AUD tại mức tỷ

giá quyền chọn là 0,70 USD/AUD và phí quyền chọn là 0,02 USD/AUD, tỷ

giá thị trường dự tính tại ngày đáo hạn hợp đồng là 0,75 USD/AUD Như

vậy, nhà kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận là 0,03USD/AUD

- Bán quyên chọn bán trong trường hợp người bán kỳ vọng đồng tiền yết

Trang 21

doanh kỳ vọng sẽ thu được chính là phí quyền chọn Vì khi đồng tiên yết

giá tăng giá trong tương lai, người mua quyền chọn sẽ không thực hiện hợp đồng và họ phải trả phí

- Mua quyền chọn bán khi người mua kỳ vọng đồng tiên yết giá giảm giá

trong tương lai Bằng hợp đồng này, nhà kinh doanh hy vọng sẽ thu được lợi nhuận bằng cách mua đồng tiền yết giá với tỷ giá thị trường thấp và bán

theo tỷ giá quyên chọn cao hơn Lợi nhuận trên một đồng tiền kinh doanh

trong trường hợp này được tính theo công thức:

Lợi nhuận dự tính = Tỷ giá quyền chọn - Tỷ giá thị trường -Phí quyền

chọn

Ví dụ: Với hợp đồng mua quyền chọn bán AUD tai mức tỷ giá quyền chọn

1a 0,70 USD/AUD, va phí quyền chọn là 0,02 USD/AUD, tỷ giá thị trường

dự tính tại ngày đáo hạn hợp đồng là 0,65 USD/AUD thì nhà kinh doanh sẽ

thu được lợi nhuận là 0.03USD/AUD

- Bán quyền chọn mua khi người bán kỳ vọng đồng tiền yết giá sẽ giảm giá trong tương lai Bằng hợp đồng này, nhà kinh doanh có thể thu được lợi nhuận kỳ vọng chính là phí quyên chọn vì khi đồng tiền yết giá giảm giá vào thời điểm đáo hạn hợp đồng quyền chọn, người mua quyền chọn sẽ

không thực hiện hợp đồng và phải trả phí

Các quyền chọn trên đây là các dạng quyền chọn đơn lẻ Ngoài ra còn có

loại quyền chọn phối hợp là sự kết hợp giữa hai hợp đồng mua quyền chọn

mua và mua quyền chọn bán Bằng cách sử dụng hợp đồng này, các nhà kinh doanh ngoại tệ sẽ tối thiểu hoá các chi phí sẽ phải bỏ ra trong trường hợp xảy ra rủi ro

Có 2 kiểu hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng kiểu Mỹ cho phép người

mua có quyền thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào trước khi hợp đồng hết hạn Còn hợp đồng kiểu châu Âu chỉ cho phép người mua thực hiện hợp

đồng tại ngày đáo hạn

Kỳ hạn của quyền chọn thường nằm trong khoảng 1+12 tháng Kỳ hạn càng dài thì phí mua quyền chọn càng lớn Việc thực hiện quyền chọn phải

được thực hiện trước 4h chiều ngày cuối cùng của kỳ hạn Việc giao ngoại

Trang 22

Tỷ giá áp dụng trong hợp đồng gọi là tỷ giá cơ sở (Strike Price) tỷ giá này có thể rất khác biệt so với tỷ giá thị trường Tỷ giá hợp đồng quyền

chọn mua càng nhỏ (hợp đồng quyền chọn bán càng lớn) thì mức phí người

mua hợp đồng phải trả sẽ càng cao

Lơi ích của nghiệp vụ quyền chon:

Cũng như các giao dịch kỳ hạn và Swap, giao dịch quyên chọn là một

phương tiện phòng chống rủi ro hữu hiệu trên TTNH Bên cạnh đó hợp đồng quyền chọn còn là công cụ để đầu cơ với chỉ phí tương đối thấp và rủi

ro hạn chế Chi phí cho hợp đồng quyền chọn chỉ là phí quyền chọn và

trong trường hợp tỷ giá biến động bất lợi, người mua hợp đồng chỉ cần từ bỏ quyền thực hiện hợp đồng

3.5 Nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ tương lai

Nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ tương lai là việc thực hiện mua bán ngoại

tệ với thời hạn giao hàng và thanh toán được xác định trước trong tương lai,

tỷ giá được ấn định trước và khoản tiền giao dịch đã được tiêu chuẩn hoá

trên nguyên tắc kinh doanh ngoại hối

Do thị trường tương lai chỉ cung cấp một số ít ngoại tệ mạnh như GBP,

EUR, JPY, USD nên thị trường tương lai thực chất là thị trường có kỳ hạn được điều chỉnh về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ

Thành phần tham gia giao dịch tương lai bao gồm các nhà kinh doanh ở

sàn giao dịch như những người đầu cơ hoặc đại diện cho các ngân hàng, công ty và những người môi giới đại diện cho các công ty đầu tư hưởng hoa

hồng

Khi có nhu cầu, các công ty, các cá nhân và cả các NHTM gửi các lệnh đặt mua hay bán một số lượng ngoại hối cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch Trên sở giao dịch, các lệnh đặt mua được đối chiếu với các lệnh bán Một cơng ty thanh tốn bù trừ của sở giao dịch sẽ bảo đảm cho cả hai bên bán và mua rằng các lệnh mua bán sau khi đối chiếu và khớp lệnh với nhau sẽ được thực hiện Cung cầu về các hợp đồng

ngoại tệ tương lai được thể hiện thông qua việc các đối tác sẵn sàng mua

Trang 23

giá của các lệnh đặt mua hay bán Mặt khác, giá cả biến động làm cho các

hợp đồng mua và bán khớp được với nhau Trong trường hợp xảy ra rối loạn, giá cả các lệnh đặt mua và bán cách xa nhau thì các giao dịch trên thị

trường tạm thời không xảy ra Đó chính là hiện tượng hố ngầm trên sở giao dich (Trading Pit)

Ngày giá trị của hợp đồng giao dịch tương lai: để một thị trường trở thành thị trường của các hợp đồng tương lai thì cần thiết là chỉ tồn tại một số ngày giá trị nhất định Tại sở giao dịch Chicago có 4 ngày giá trị là: thứ

4 của tuần thứ 3 trong các tháng 3, 6, 9, 12 Sau khi đã mua hay bán, các

hợp đồng tương lai rất ít khi được duy trì đến ngày đáo hạn vì các bên có

thể chấm dứt hợp đồng bất cứ thời điểm nào thông qua sở giao dịch Những

hợp đồng được duy trì đến ngày đáo hạn sẽ được thanh toán giống như các

giao dịch kỳ hạn thông thường tức là sau 2 ngày làm việc kể từ khi hợp

đồng đáo hạn

Đối với nghiệp vụ này, ngày thanh toán và ngày giao hàng cũng diễn ra sau ngày cam kết giao dịch, tỷ giá áp dụng khác tỷ giá giao ngay Người tham gia giao dịch phải đặt cọc trước một khoản tiên với trung tâm thanh tốn bù trừ thơng qua ngân hàng Khoản đặt cọc gọi là tiền bảo chứng ban

đầu, nó có thể là tiền mặt, trái phiếu kho bạc hay chứng từ có giá trị khác, được quy định hạn mức với từng loại và đơn vị tiền tệ kinh doanh khoản

tiên này nhằm bù đắp thiệt hại cho bên đối tác trong trường hợp một bên

không thực hiện hợp đồng

Lợi ích của giao dịch ngoại tệ tương lai:

Nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ tương lai bắt nguồn từ nghiệp vụ kỳ hạn, nên nó cũng có tác dụng giúp cho các nhà kinh doanh phòng ngừa rủi ro trước sự biến động của tỷ giá và các hợp đồng tương lai đã tính đến các yếu

tố rủi ro khi đưa ra các tiêu chuẩn cho mỗi loại ngoại tệ và yêu cầu các bên đặt cọc khi tham gia giao dịch Các hợp đồng tương lai cũng được các nhà

Trang 24

CHƯƠNG 2

THỰC TRANG THỊ TRƯỜNG NGOAI HỐI VIỆT NAM VÀ

VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG TRONG

VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1 THỰC TRẠNG TTNH VIỆT NAM

1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

Qúa trình phát triển của TTNH ở Việt Nam ta có thể chia quá trình hình

thành và phát triển của TTNH làm 3 giai đoạn như sau:

-_- Giai đoạn trước 1991: Việt Nam chưa có TTNH có tổ chức -_ Giai đoạn 1991 - 1994: Xuất hiện trung tâm giao dịch ngoại tệ

-_ Giai đoạn 1994 đến nay: Giai đoạn hoạt động của TTNTLNH

1.1.1 Giai đoạn trước năm 1991

Thời kỳ này nền kinh tế mang tính kế hoạch hoá tập trung bao cấp, đóng cửa nên trong suốt một thời gian dài thị trường noi chung va TTNH nói riêng ở Việt Nam chưa có điều kiện hình thành và phát triển Các mối quan hệ với bên ngoài đều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối Đến năm 1986, khi Nghị quyết Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ VI quyết định chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập

trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì các yếu tố

của thị trường mới bắt đầu được hình thành và phát triển

Đến tháng 10-1988, khi nghị định 161/ HĐBT về “ Điều lệ quản lý

ngoại hối ” được ban hành thì những cơ sở pháp lý đầu tiền của thị trường mới được hình thành Nghị định đã mở rộng quyên kinh doanh ngoại hối

cho các NHTM “ Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện theo

Trang 25

nước ngoài, các chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được NHNN cho phép ” Đây được xem như sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động của TTNH có tổ chức

1.1.2 Giai đoạn từ năm 1991-1994

Mặc dù có những chuyển biến tích cực song ở Việt Nam vẫn chưa có một TTNH chính thức để đáp ứng cung cầu ngoại tệ tạo cơ sở xác định tỷ

giá một cách khách quan, thúc đẩy hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu và thu hút nguồn vốn cho ngân hàng Do đó, Quyết định 107-NH/QĐ về Quy chế

hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã được ban hành ngày

16/8/1991 nhằm thành lập nên một TTNH ở Việt Nam Có thể nói năm

1991 là năm đánh dấu mốc quan trọng về việc hình thành nên móng một

TTNH có tổ chức ở Việt Nam

Hai trung tâm hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là tiền

thân của TTNH Việt Nam hiện nay Thông qua hoạt động mua bán tại hai

trung tâm, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệ để điều hành chính

sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường Các giao dịch ở trung tâm là cơ sở để xác định tỷ giá chính thức của VND, do đó mà tỷ giá đã phản ánh chính xác hơn về quan hệ cung cầu ngoại tệ, rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do

Kể từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động vào 1/12/1994,

tổng số phiên giao dịch trên hai trung tâm là 692, với tổng doanh số mua

Trang 26

Hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ (đơn vị : $1000) Năm TTGDNT Hà Nội TTGDNT TP HCM Tổng cộng Doanh số | Số phiên | Doanh số | Số phiên | Doanh số | Số phiên 1991 2.386 9 10.895 34 13.191 43 1992 33.457 60 | 101.845 109 135.302 169 1993 8.521 103 282 151 367.211 254 1994 3.841 89 10.638 137 14.479 226 Tổng 159.463 261 | 501.031 431 660.494 692

(Nguồn: Vụ quản lý ngoại hối, NHNN Việt Nam) 1.1.3 Giai đoạn từ năm 1994 đến nay

Có thể nói hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã phát huy tích cực trong việc điều hoà cung cầu ngoại tệ, tạo ra phương thức kinh

doanh giao dịch mang tính thị trường, góp phần ổn định tỷ giá, giá cả và

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, khi nên kinh tế phát triển ngày

càng cao thì nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường ngày càng lớn, đòi

hỏi phải có một mô hình mới linh hoạt hơn, toàn diện hơn cả về chiều rộng

lẫn chiều sâu trong phạm vi cả nước chứ không chỉ bó hẹp ở Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh Do đó TTNTLNH đã được thành lập để thay thế

cho hai trung tâm và hai trung tâm đã chấm dứt hoạt động từ ngày

1/12/1994

TTNTLNH ( Interbank ) duoc thanh lap thang 10 nam 1994 đánh

dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của TTNH

Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế Kể từ khi Interbank được thành lập, hoạt

Trang 27

định số 17/1998 ngày 10/1/1998 ban hành “ Quy chế giao dịch hối đoái ”,

đây là khung pháp lý cơ bản để các thành viên tham gia thị trường hoạt

động có tổ chức Quyết định 17 đã thực sự là một bước đột phá, định hướng

cho TTNH Việt Nam từng bước hội nhập với TTNH quốc tế, bởi tại quyết định này các thông lệ quốc tế trong giao dịch hối đoái được cụ thể hoá và

áp dụng cho các thành viên tham gia thị trường

Tuy nhiên cho đến thời điểm tháng 10/2004 TTNH ở Việt Nam mới

chỉ có thị trường mua bán, trao đổi ngoại tệ ( thị trường giao ngay) mà chưa

có thị trường tiền gửi, như vậy là ở Việt Nam vẫn chưa có một thị trường

ngoại hối hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế

1.2 Thực trạng hoạt động TTNH Việt Nam hiện nay

1.2.1 Môi trường pháp lý cho tổ chức hoạt động và quản lý TTNH

Từ khi được thành lập cho đến nay, khung pháp lý làm cơ sở cho hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường và các nghiệp vụ trên TTNH đã dan dần được hoàn thiện và luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình diễn biến hoạt động kinh tế trong nước, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển

1.2.1.1 Chính sách quản lý ngoại hối

Công tác quản lý ngoại hối là một nhiệm vụ quan trọng, luôn được các nhà hoạch định chính sách quan tâm và hoàn thiện để phù hợp với đòi hỏi của thị trường nhằm đảm bảo các mục tiêu:

1 Duy trì TGHĐ cân bằng, ổn định, tạo điều kiện cho việc phát triển

các hoạt động kinh tế, đối ngoại và ổn định nền kinh tế vĩ mô

2 Đảm bảo khả năng TTQT, tăng dự trữ ngoại tệ, nâng cao mức tín nhiệm của các nước trên thế giới với Việt Nam và làm cơ sở cho đất nước

ta thực hiện tốt các chiến lược phát triển kinh tế

Sau đổi mới 1986, Chính phủ ban hành nhiều văn bản về ngoại hối,

Trang 28

Nghị định này là một bước thay đổi cơ bản trong chính sách quản lý ngoại hối của nước ta vì nó đã dỡ bỏ thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối vốn tồn tại rất lâu ở Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để hình thành một sân chơi chứa đựng yếu tố cạnh tranh của thị trường

Sau một thời gian áp dụng Nghị định này, đến năm 1998, để phù hợp

với tình hình mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/1998/NĐ-CP về

quản lý ngoại hối để thay thế cho Nghị định 161/HĐBT Đây chính là cơ sở cho chính sách quản lý ngoại hối hiện nay của Việt Nam

Nghị định số 63/1998/NĐ-CP đã bổ sung một số nội dung quan

trọng:

1 Phân định rõ khái niệm về người cư trú và người không cư trú để

tạo thuận lợi cho việc quản lý ngoại hối

2 Quy định cụ thể về các giao dịch vãng lai và giao dịch vốn

3 Quy định về việc phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, theo đó

tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối sẽ được phép phát hành hoặc làm đại lý phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài

nước khi được NHNN chấp nhận

4 Đưa ra quy tắc xác định tỷ giá của VND trên cơ sở quan hệ cung cầu của thị trường có sự điều tiết của Nhà nước

5 Quy định về việc mở tài khoản ở nước ngoài và việc sử dụng ngoại tệ 6 Quy định về việc chuyển ngoại tệ ra, vào Việt Nam đối với các tổ chức, cá nhân 7 Quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ và quyền mua ngoại tệ của các tổ chức

§ Quy định cụ thể về hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng và bán thu đổi ngoại tệ, quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế

Qua đó ta thấy Nghị định 63/1998/NĐ-CP đã tạo ra một khung pháp

Trang 29

bước tiến mới trong công tác quản lý ngoại hối theo hướng mở cửa và hội

nhập với nền kinh tế thế giới

Để tiếp tục tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài dễ dàng

trong việc chuyển ngoại tệ về nước, sau Nghị định 63/1998/NĐ-CP, Chính

phủ đã ban hành thêm Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg quy định người

thụ hưởng có quyển nhận bằng ngoại tệ hoặc VND theo yêu cầu hoặc có thể bán chúng cho các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm ngoại tệ hay sử dụng

vào các mục đích hợp pháp khác Quyết định này đã nới lỏng hơn nữa việc

kiểm soát luồng ngoại tệ vào Việt Nam, thực hiện chủ trương tích cực thu

hút ngoại tệ vào hệ thống NHTM

Cũng trong xu hướng mở rộng hơn việc kiểm soát ngoại hối, việc

chuyển tiền ra nước ngồi ngày càng thơng thống Trước đây Nhà nước

quy định cá nhân mang ngoại tệ qua cửa khẩu khi xuất nhập cảnh dưới mức 1.000 USD Theo Nghị định 63/1998/NĐ-CP điều chỉnh lên 3.000 USD và

mới đây nhất là quyết định của Thống đốc NHNH số 921/2005/QĐ-

NHNN ngày 27/06/2005 điều chỉnh lên 7.000 USD hoặc các loại ngoại tệ

khác có giá trị tương đương Công dân Việt Nam cũng có quyền chuyển

ngoại tệ ra nước ngoài từ tài khoản tiên gửi ngoại tệ, có quyền mua ngoại tệ

từ các ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài Cá nhân là người

không cư trú cũng có quyền như công dân Việt Nam, khi hết hạn công tác họ được chuyển toàn bộ thu nhập ra nước ngoài

Tỷ lệ kết hối ngoại tệ là một quy định của NHNN nhằm kiểm soát

nguồn ngoại tệ trong nước, theo đó, các tổ chức, cá nhân có thu nhập ngoại

Trang 30

TTNH nước ta hội nhập cùng khu vực, Chính phủ đã ban hành quyết định 46/2003/QĐ-TTg bãi bỏ quy định về kết hối ngoại tệ bắt buộc

Rõ ràng những quy định về quản lý ngoại hối của nước ta đang ngày

càng hoàn thiện dần, tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến

hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa nền kinh tế đất nước ngày càng

phát triển

1.2.1.2 Chính sách TGHĐ

TGHĐ phản ánh giá cả ngoại tệ trên thị trường ngân hàng Đây là công cụ để quản lý vĩ mô rất quan trọng trong cạnh tranh thương mại giữa

các nước và trong điều chỉnh cán cân TTQT Vì vậy, việc quản lý TGHĐ là

một việc làm rất cần thiết để ổn định và phát triển TTNH

Chính sách về TGHĐ cũng đã có những thay đổi quan trọng cùng với

sự phát triển của TTNH Việt Nam Từ chế độ tỷ giá cố định, chúng ta đã

chuyển dần sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, hướng tới một chính

sách tỷ gía phù hợp với nên kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Bước ngoặt quan trong nhất trong cơ chế điều hành tỷ giá của nước ta là quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN 7 (25/02/1999) về việc công bố TGHĐ của

đồng Việt nam với các ngoại tệ Theo đó, TGHĐ của VND so với các ngoại tệ được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu, có sự điều tiết của Nhà nước NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên TTNTLNH hàng ngày để cho các tổ chức tín dụng kinh doanh ngoại tệ căn cứ vào tỷ giá này

xác định tỷ giá mua và bán ngoại tệ của mình tối đa không vượt quá 0,1% so với tỷ giá NHNN công bố

Sau hơn 3 năm thực hiện Quyết định 64/1999/QĐ-NHNN7 ngày 01/07/2002, thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 679/2002/QD-

NHNN với nội dung chính là cho phép tổ chức tín dụng kinh doanh ngoại

Trang 31

vào tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố, các tổ chức tín dụng có thể ấn định tỷ giá với phạm vi rộng hơn trước đây

Ngày 28/05/2004, thống đốc NHNN đã ban hành quyết định

648/2004/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điểu của quyết định

679/2002/QĐ-NHNN Trong quyết định này, NHNN đã đưa ra nguyên tắc

xác định tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn và hoán đổi, theo đó tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD không còn bị khống chế bằng mức trần cứng áp

dụng cho từng kỳ hạn như trước đây nữa mà cho phép các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được tự xác định và thoả thuận trong phạm vi mức tỷ giá

kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch

Như vậy, TGHĐ đã được hình thành bởi các giao dịch trên thị trường và phản ánh chính xác, khách quan hơn sức mua của VND so với ngoại tỆ, đồng thời tạo quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng trong nước kinh

doanh ngoại tệ, tiếp cận với cách thức hoạt động trong nên kinh tế thị

trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh ngiệp trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1.3 Cơ chế lãi suất ngoại tệ

Lãi suất và TGHĐ luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Cơ chế lãi suất ngoại tệ có tác động mạnh đến hoạt động của TTNH, tạo các hiệu ứng rõ rệt đối với nền kinh tế Mức độ tự do hoá lãi suất càng cao thì các nguồn

vốn ngoại tệ luân chuyển càng linh hoạt Trong những năm qua, cơ chế lãi

suất ngoại tệ của Việt Nam có nhiều đổi mới theo hướng tự do hoá và có tác động tích cực đối với hoạt động của TINH Việt Nam

Trang 32

vốn của từng thời điểm Cơ chế lãi suất đã thực sự phát huy vai trò là đòn bẩy kinh tế, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo lợi ích người vay và NHTM kinh doanh có lãi

Trước đây NHNN kiểm soát lãi suất trên thị trường tiền tệ bằng việc

quy định lãi suất trần cho vay đối với VND và ngoại tệ Nhưng từ tháng 8/2000, NHNN đã chuyển sang cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với lãi suất cho vay ngoại tệ, phù hợp với quy định của luạt NHNN và Luật các tổ chức tín dụng Tháng 11/2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xoá bỏ cho

phép người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các

ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài Tháng 6/2002, lãi suất được tự

do hố hồn tồn với việc các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay

bằng USD theo thoả thuận với khách hàng dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn bằng ngoại tệ ở trong nước Đây là những bước đi linh hoạt và hiệu quả giúp nên kinh tế nước ta từng bước thích ứng với hoạt động của thị trường và hội nhập TTNH quốc tế

1.2.2 Hoạt động của TTNH Việt Nam 1.2.2.1 Hoạt động của TTNTLNH

TTNTLNH hay còn gọi là thị trường chính thức với sự tham gia của NHNH và các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối, trong đó NHNN

đóng vai trò là người mua, bán cuối cùng nhằm can thiệp và điều tiết tình hình giao dịch ngoại tệ trên thị trường này

Tỷ giá giao dịch chính thức giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác được hình thành trên TTNTLNH do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để

các NHTM và các tổ chức tài chính khác đưa ra các mức tỷ giá cụ thể mua,

bán ngoại tệ với khách hàng trong biên độ cho phép

Trên TTNH chính thức, quy mô giao dịch trên TTNTLNH không ổn

định, phụ thuộc nhiều vào diễn biến của tỷ giá trên thị trường và cũng một

Trang 33

lượng giao dịch ngoại tệ trên thị trường này không nhiều Nhiều NHTM là

thành viên nhưng không tham gia thị trường, do vậy tỷ giá trên TTNTLNH chưa phản ánh đúng được với thực chất của nó Sau đây là phân tích hoạt động của TTNTLNH từ khi ra đời cho đến nay

Kể từ khi TTNTLNH đi vào hoạt động tháng 10/1994, TTNH Việt

Nam đã phát triển theo hướng tích cực và thu hút được đông đảo thành viên tham gia Thời gian đầu hoạt động, do còn non trẻ cộng với doanh số hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta còn hạn chế, quy định biên độ tỷ giá giao ngay rất hẹp nên doanh số hoạt động của TTNH trong các năm 1995 và

1996 ở mức thấp

Sang năm 1997, do hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng,

đầu tư quốc tế chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều Bên cạnh đó, NHNN cũng nới rộng biên độ giao động của tỷ giá, điều đó đã trở thành những nhân tố kích thích TTNH hoạt động sôi động hơn Trên thị trường, nhu cầu

mua bán ngoại tệ của các Ngân hàng thành viên luôn thay đổi, nhìn chung

nhu cầu mua ngoại tệ nhiều hơn bán, nhất là những tháng đầu và cuối năm các Ngân hàng cần ngoại tệ để thanh toán L/C và nợ vay đến hạn Các NHTM đã tích cực chủ động tìm nguồn mua bán ngoại tệ trước khi cần đến

sự can thiệp của NHNN Tháng I, 4, 5, 6, 7 là những tháng hoạt động trên

thị trường luôn đạt mức ổn định và sôi động hơn cả, phần lớn các NHTM đã cân đối được nguồn ngoại tệ thông qua giao dịch trên thị trường Từ tháng 8/1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế các nước trong khu vực thì hoạt động của thị trường diễn biến theo chiều ngược lại, hiện tượng đầu cơ và găm giữ ngoại tệ tăng khiến cho nhu cầu ngoại tệ cũng

tăng gây áp lực cho đồng Việt Nam Khi đó NHNN đã phải can thiệp đáng

kể để giữ cho thị trường tương đối sôi động cùng với việc nới rộng biên độ

giao dịch tỷ giá Năm 1997 mức giao dịch ngoại tệ bình quân tháng là 683

triệu USD

Trong năm 1998, tỷ giá giao dịch trên TTNTLNH có chênh lệch lớn

Trang 34

NHNN điều chỉnh tỷ giá chính thức, mức chênh lệch tỷ giá trên TTLNH và

thị trường tự do thu hẹp lại, làm cho hoạt động của TTNTLNH các tháng cuối năm trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn so với đầu năm, doanh số giao

dịch bình quân tháng trong năm 1998 đạt 865 triệu USD

Bước sang năm 1999, hoạt động của TTNTLNH diễn ra sôi động hơn nhiều so với các năm trước Ngay từ đầu năm, doanh số giao dịch đã khá

cao đối với cả giao dịch giữa các Ngân hàng với nhau và giao dịch giữa

Ngân hàng với khách hàng Lượng ngoại tệ trên thị trường khá dồi dào, nhiều khi cung ngoại tệ vượt cầu buộc các NHTM phải bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu tiên đồng Việt Nam, doanh số bình quân đạt 917 triệu

USD/tháng Diễn biến TTNTLNH sở dĩ sôi động như vậy là do nên kinh tế các nước châu Á đã dân phục hồi sau khủng hoảng, kinh tế Việt Nam lấy

lại đà phát triển, đặc biệt Chính phủ có nhiều chính sách kích thích tăng

trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư, làm thặng dư cán cân vãng lai và cán cân TTQT Bên cạnh đó, Chính phủ còn áp dụng các biện pháp quản lý ngoại

tệ, như quyết định 173/1998/QĐ-TTEg ngày 12/8/1998 về nghĩa vụ bán và

mua ngoại tệ của Người cư trú và tổ chức kinh tế Việt Nam, trong vòng 15

ngày phải bán ngay tối thiểu 80% các khoản thu ngoại tệ vãng lai cho các Ngân hàng được phép, đối với các tổ chức chính trị xã hội phải bán toàn bộ

100%, vì thế đã làm tăng cung ngoại hối trên thị trường

Tuy nhiên từ cuối năm 1999 sang năm 2000, do sức ép của cung cầu

ngoại tệ và sự mất giá của các đồng tiền trong khu vực, đồng Việt Nam luôn có xu hướng giảm giá so với Đôla Mỹ Từ đầu năm đến hết tháng 8/2000, tỷ giá tăng trung bình 0,3%/tháng Trong 2 tháng tiếp theo, tỷ giá

tăng với tốc độ mạnh hơn hẳn các tháng trước (trung bình 0,89%/ tháng)

Sau tháng 12/2000, tỷ giá có xu hướng ổn định trở lại Tính trung bình năm 2000, tỷ giá giao ngay trên TTNTLNH tăng 3,45%, tỷ giá trên thị trường tự

Trang 35

hiếm ngoại tệ diễn ra thường xuyên Biến động tăng liên tục của tỷ giá và lãi suất ngoại tệ ở cả trong và ngoài nước đã làm cho xu hướng mua và găm giữ ngoại tệ của các tổ chức kinh tế trở nên phổ biến khiến cho lượng ngoại tệ mà các Ngân hàng mua được giảm, không đủ bù đắp các khoản chi cho nhập khẩu và trả nợ NHNN đã phải can thiệp vào thị trường, chủ yếu là bán ngoại tệ cho các NHTM Tình hình này phản ánh sự mất cân đối trên thị trường ngoại tệ, doanh số giao dịch cả năm chỉ tăng 9% so với năm

1999,

Sang năm 2001, diễn biến thị trường đi theo chiều hướng khác Trong 4 tháng đầu năm 2001, tỷ giá luôn được giữ ổn định nên lượng ngoại tệ mà

các tổ chức kinh tế sẵn sàng bán cho các Ngân hàng luôn đạt mức cao Các NHTM san sang cung cấp ngoại tệ không hạn chế cho các khách hàng khi

có nhu cầu Từ đầu tháng 5, tỷ giá đã tăng liên tục với tốc độ nhiều nhất là

80 VND/USD, ít nhất là 20 VND/USD Tâm lý lo sợ VND sẽ bị mất giá làm cho các tổ chức và cá nhân hạn chế bán ngoại tệ cho Ngân hàng hoặc

vay tiên để mua Đô la Mỹ nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá Diễn biến này làm

cho lượng cung ngoại tệ trên thị trường bị giảm sút nhanh chóng Giao dịch

trên TTNTLNH giảm mạnh trong tháng 8 Khối lượng Đô la Mỹ mua vào hàng ngày tại Sở giao dịch II Ngân hàng công thương tại Thành phố Hồ

Chí Minh giảm 90% vào cuối tháng 11/2001 trong khi đó số lượng ngoại tệ

mà sở mua vào đầu tháng 11/2001 lên tới 2 triệu USD/ ngày, nguyên nhân chính một phần do tâm lý lo ngại về sự kiện ngày 11/9 của nước Mỹ sẽ làm ảnh hưởng tới nên kinh tế thế giới, vì vậy các cá nhân đã bán USD ồ ạt trên

thị trường Tuy vậy tình hình chung trên thị trường là lượng ngoại tệ mà các ngân hàng nắm giữ là khá dồi dào, cộng với tình hình cán cân giao dịch

chính thức thặng dư và lãi suất trên thị trường thế giới thấp cũng làm cho

lượng cung ngoại tệ đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ trên thị trường

Sang đầu năm 2002, đồng nội tệ phải chịu áp lực từ phía cầu về đồng

Đô la Mỹ Tỷ giá USD tại các NHTM được nới lỏng với biên độ tối đa

Trang 36

vào và bán ra được duy trì đều đặn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bán ra Đô la Mỹ tại thời điểm cuối tháng 9/2002 với giá bán ra 15.348 VND/USD và mua vào với giá 15.345VND/USD, trong khi đó trên thị trường tự do, nơi không bị hạn chế bởi biên độ giao dịch, Đô la Mỹ thường

được bán với giá cao hơn các NHTM từ 30 đến 40 VND Các NHTM cho

rằng trong thời điểm này, cung về ngoại tệ mạnh trong hệ thống không cao, trong khi cầu lại tăng Tuy nhiên tình trạng khan hiếm không bắt nguồn từ sự mất cân bằng giữa luồng tiền vào và luồng tiền ra mà nguyên nhân do mức độ đơ la hố cao, lưu thông ngoại tệ mạnh không hiệu quả và biện pháp thận trọng của NHNN khi thiết lập lãi suất ngân hàng Doanh số giao

dịch bình quân tháng trong năm 2002 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2001

Trong năm 2003, TTNTLNH có nhiều thuận lợi cho việc phát triển,

đây là năm được coi là bùng nổ về thu hút đầu tư và viện trợ Số lượng vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) tăng mới đạt 2,6 tỷ, mức cao nhất trong 5

năm qua Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2003 đạt 19,843 tỷ USD, tăng

19% so với năm 2002 Bên cạnh đó, chính sách quản lý ngoại hối đã có sự thay đổi lớn: giảm tỷ lệ kết hối từ 40% xuống 30%, quy định mới về trạng thái ngoại hối đó là số dư ngoại tệ so với vốn tự có của các NHTM đã tăng từ 15% lên 30%, phương pháp tính trạng thái ngoại hối cũng không chỉ tính

riêng USD như trước mà tính gộp chung với các loại ngoại tệ khác Doanh

số giao dịch bình quân trong năm 2003 đạt 1,74 tỷ USD/tháng, tăng 11,5%

so với năm 2002

Năm 2004, nền kinh tế thế giới có nhiều biến cố Kinh tế nhiều nước

đã phục hồi và trên đà tăng trưởng, đặc biệt là Mỹ và Nhật, đồng đô la Mỹ vẫn giảm sút so với các đồng tiền chủ chốt khác (giảm trên 10% so với EUR) Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao 7,7% Mặc dù giá các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng cao, điều kiện sản xuất không thuận lợi làm cho chỉ số giá cả trong nước tăng vọt, làm ảnh

Trang 37

trong việc kiên trì chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng, linh hoạt nên thị trường tiền tệ trong nước năm 2004 đã được kiểm soát chặt chẽ và giữ

ổn định Doanh số giao dịch trên TTNTLNH đạt 2,592 tỷ USD/tháng Bảng: Doanh số giao dịch ngoại tệ bình quân tháng qua TTNTLNH thời gian 1997- 2004 Đơn vị tính: Triệu USD Thời gian | 1997/ 1998 | 1999 | 2000 | 2001 2002 |2003 | 2004 Doanh số | 683 | 865 917 1.000 | 1.200 1.500 | 1.740 | 2592

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN)

1.2.2.2 Hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do

Mặc dù Nhà nước đã cấm hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do theo thông tư số 33/NH-TT ngày 15/03/1989 "Việc lưu thông ngoại tệ trong nước chỉ được thực hiện thông qua Ngân hàng và các tổ chức kinh doanh, dịch vụ được phép thu ngoại tệ Nghiêm cấm việc mua bán, trao đổi

ngoại tệ trên thị trường tự do” nhưng thực tế hoạt động trên thị trường này ở

nước ta lại diễn ra khá phổ biến và sôi động

Trên thị trường ngoại tệ tự do diễn ra việc mua bán ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với doanh nghiệp tư nhân Theo kết

quả điều tra mới nhất của tổ chức JICA của Nhật thì tổng doanh số giao

dịch mua bán ngoại tệ bình quân mỗi ngày của khoảng 200 doanh nhiệp tư

nhân ở khu vực Hà Nội lên tới 10 triệu USD, chiếm 1/3 tới 1/2 tổng số giao

dịch ngoại tệ tại khu vực này Ước tính có khoảng 2-3 tỷ USD lưu hành

ngoài hệ thống Ngân hàng

Thị trường ngoại tệ tự do của Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển

mạnh như vậy là do:

Trang 38

luôn thấp hơn tỷ giá thị trường cân bằng cung cầu Bước sang thời kỳ đổi

mới, cơ chế điều hành tỷ giá cũng ngày càng hoàn thiện nhưng chế độ tỷ giá vẫn có sự quản lý chặt chế của NHNN, do đó tỷ giá chính thức chưa

phản ánh chính xác quan hệ cung cầu trên thị trường Vì vậy thị trường tự

do có điều kiện hình thành và phát triển

Thứ hai, thị trường Ngân hàng kém phát triển, thường xuyên diễn ra tình

trạng căng thẳng về ngoại hối nên thị trường chính thức không thoả mãn đầy đủ nhu cầu giao dịch, kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tầng lớp dân cư có nhu cầu, vì thế tất yếu

thị trường tự do phát triển

Thứ ba, các hoạt động kinh tế ngầm như buôn lậu, ma tuý diễn ra rất

nghiêm trọng và ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động này vẫn được giao dịch trên thị trường tự do

Thư tư, lượng kiểu hối hàng năm chuyển về Việt Nam khá lớn, trong đó

một lượng không nhỏ là "kiều hối chui", trôi nổi trên thị trường, hoạt động

xuất nhập khẩu, du lịch và bán hàng cho người nước ngồi khơng qua hệ

thống Ngân hàng cũng là những nguồn ngoại tệ bổ sung cho thị trường tự do Người nhận kiều hối nói riêng cũng như người dân Việt Nam nói chung

có tâm lý ưa chuộng USD, tạo ra lượng tiên mặt bằng USD nằm trong dân số rất lớn và tình trạng đơ la hố nên kinh tế ngày càng tăng đã tạo điều kiện cho thị trường tự do hoạt động sôi nổi

Bảng: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong những năm qua Đơn vị: Triệu USD

Lượng | % so với Lượng % so VỚI

kiểu hối năm kiêu hối năm

Trang 39

trước trước 1991 35 - 1998 950 238 1992 137 390 1999 1200 126 1993 141 103 2000 1757 146 1994 250 177 2001 1820 104 1995 285 114 2002 2154 118 1996 467 164 2003 2580 120 1997 400 86 2004 3000 116

(Nguồn: Tạp chi Ngân hàng 2002 và tạp chí thông tin tai chinh 2005) Như vậy sự tồn tại hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do cho đến nay là tất yếu Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường ngoại tệ chính thức, nới lỏng quy chế quản lý ngoại hối cùng với sự đổi mới trong cơ chế

điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá sẽ làm triệt tiêu dần các điều kiện

tồn tại và phát triển thị trường ngoại tệ tự do, nhường chỗ cho thị trường ngoại tệ thống nhất ở Việt Nam

Phương thức giao dịch mua bán chủ yếu trên thị trường ngoại tệ tự do là phương thức trao tay, đồng tiên giao dịch chủ yếu là USD Tại các

khu vực biên giới, các giao dịch có mặt đồng Nhân dân tệ, Kíp Lào Hiện

nay, đồng EURO cũng bắt đầu được giao dịch nhiều trên thị trường

Quy mô hoạt động của thị trường tự do: Tổng cộng các nguồn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường này ước tính 3-4 tỷ USD/năm Tuy nhiên, theo

ước tính thị trường tự do chỉ chiếm khoảng 20% thị phần trong tổng thể thị

trường ngoại tệ, như vậy thị trường chính thức vẫn kiểm soát được thị

trường tự do, giữ cho thị trường Ngân hàng Việt Nam phát triển ổn định

Về tỷ giá: Cơ chế hình thành tỷ giá trên thị trường tự do do quy luật cung cầu trên thị trường quyết định Nhưng do quy mô thị trường này nhỏ

Trang 40

Phải nói rằng thị trường tự do cũng có những tác động tích cực đối với nền kinh tế và xã hội Do hoạt động của thị trường ngoại tê tự do nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước nên đã gây khó khăn và làm giảm hiệu lực của việc thực thi và điều hành chính sách tiên tệ Sự tồn tại của thị trường tự do dẫn đến tình trạng chảy máu ngoại tệ và nó còn tiếp tay cho hoạt động kinh tế bất hợp pháp như buôn lậu, ma tuý, rửa tiền

Tóm lại, trong bối cảnh kinh tế đất nước Việt Nam hiện nay, TNH còn chưa hoàn thiện và phát triển, việc tồn tại thị trường tự do là tất yếu Vấn đề đặt ra là phải có biện pháp hữu hiệu để quản lý thị trường này nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và phát huy các mặt tích cực, tiến tới xây

dựng và hoàn thiện TTNH Việt Nam thống nhất và phát triển trong tương lai

1.2.3 Các nghiệp vụ giao dịch trên TTNH

TTNH Việt Nam hiện nay vẫn còn trong thời kỳ sơ khai, chưa phát triển hoàn thiện nên các sản phẩm trên thị trường còn rất hạn chế Các giao dịch ngoại hối chủ yếu là giao ngay (chiếm tỷ trọng 95%), còn lại là giao

dịch kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ và giao dịch quyền chọn

1.2.3.1 Nghiệp vụ giao ngay

Trước năm 1998 lượng giao dịch giao ngay ước tính khoảng 99% trên

tổng số các giao dịch ngoại hối trên TTNTLNH, nhưng tỷ lệ này đã giảm

xuống kể từ khi thực hiện 2 nghiệp vụ mới là giao dịch kỳ hạn và hoán đổi

Trước tháng 8/1997, doanh số đạt trung bình 50 triệu USD/ngày nhưng do bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á nên con số này đã giảm đáng kể Hơn nữa, giá cả giao dịch còn bị hạn chế bởi biên độ giao dịch của NHNN, tỷ giá hầu như không đổi trong suốt cả ngày hoạt động, thậm

chí vào ngày sau đó, điều này không thúc đẩy được hoạt động kinh doanh

của các NHTM nhằm tạo tính thanh khoản cao trên thị trường, chỉ có rất ít

Ngày đăng: 16/07/2014, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w