Các lỗi thường gặp trong việc sử dụng Từ đồng nghĩa trong tiếng Anh Trong cuộc sống, con người thường tham gia vào nhiều loại hình giao tiếp và chắc chắn rằng sự phong phú về ngữ nghĩa c
Trang 1Các lỗi thường gặp trong việc sử dụng
Từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
Trong cuộc sống, con người thường tham gia vào nhiều loại hình giao tiếp và chắc chắn rằng sự phong phú về ngữ nghĩa của ngôn từ sẽ đem lại những hiệu quả giao tiếp khác nhau Trong quá trình học ngoại ngữ, để chọn được một từ đúng phù hợp với ngữ cảnh là điều không dễ dàng bởi lẽ trong tiếng Anh có rất nhiều từ có nghĩa giống nhau hay tương tự nhau nhưng sắc thái ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau Trên thực tế, sinh viên không chuyên thường lúng túng khi sử dụng từ trong quá trình học tập Ví dụ như họ không biết trong ngữ cảnh nào hay
trong kết hợp nào thì nên dùng ‘persuade’ hay ‘convince’;
‘brilliant’ hay‘wonderful’; ‘die’ hay ‘pass away’ Do đó, mắc lỗi là điều
khó có thể tránh khỏi
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn sung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa trong tiếng Anh, bao gồm định nghĩa, phân loại và nguồn gốc của từ đồng nghĩa Đặc biệt, tôi xin đưa ra một vài lỗi mà sinh viên không chuyên thường mắc phải khi sử dụng từ đồng nghĩa và nguyên nhân của những lỗi này Từ đó, một số giải pháp được đưa ra nhằm giúp sinh viên khắc phục lỗi khi dùng từ
Trang 2đồng nghĩa trong tiếng Anh, giúp họ tự tin hơn trong học tập và trong giao tiếp
1.Từ Đồng nghĩa trong tiếng Anh (English synonyms)
1.1.Định nghĩa
Từ ‘synonym’ là kết hợp của 2 từ Hy Lạp, trong đó ‘syn’ có nghĩa
là ‘cùng nhau’ và ‘onym’ là ‘gọi tên’ Do đó, có thể hiểu ‘synonym’ là ‘gọi tên cùng một sự vật’.
Theo J.I.Saeed (2003) thì ‘Từ đồng nghĩa là những từ mang âm vị khác nhau có cùng nghĩa hoặc nghĩa tương tự nhau.’
Trong cuốn ‘An Introduction to Semantics’, G.S Nguyễn Hòa đưa ra
định nghĩa về từ đồng nghĩa cụ thể như sau:
Từ đồng nghĩa là những từ cùng từ loại có nghĩa tương tự nhau nhưng không giống hệt nhau Chúng có thể giống hoặc khác nhau về nghĩa biểu vật (denotation meaning) hoặc nghĩa biểu thái (connotation meaning).
Ví dụ: ‘father’ và ‘dad’ là hai từ đồng nghĩa khác nhau về nghĩa biểu thái Trong khi đó, các từ ‘misfortune’, ‘accident’ và ‘catastrophe’
là những từ đồng nghĩa khác nhau về nghĩa biểu vật
Trang 3Như vậy, từ quan điểm của các nhà khoa học kể trên, ta có thể hiểu từ đồng nghĩa là những từ cùng từ loại mang nghĩa giống nhau hay tương tự nhau Chúng có thể giống nhau hoặc khác nhau về nghĩa biểu vật hay nghĩa biểu thái Do vậy, những từ này có thay thế được cho nhau hay không phải căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể mà từ đó xuất hiện
Các ví dụ về từ đồng nghĩa trong tiếng Anh:
house – dwelling- residence
gather- collect –assemble
to end – to finish – to complete
fright – fear – terror – dread
to eat – to gobble – to peck – to wolf
1.2.Phân loại
Từ đồng nghĩa trong tiếng Anh có thể phân chia thành các loại như sau:
1.2.1.Từ đồng nghĩa tuyệt đối (Absolute/ Total synonyms)
Từ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ mang ý nghĩa và những đặc điểm tu từ hoàn toàn giống hệt nhau Do vậy, ta có thể thay thế chúng
cho nhau trong mọi ngữ cảnh Ví dụ: fatherland, motherland
Loại từ này rất hiếm trong tiếng Anh và có lẽ với các ngôn ngữ
Trang 4tượng đồng nghĩa này, gồm có: noun/ substantive, functional/ affix, flexion/ inflexion, semantics/ semasiology.
1.2.2.Từ đồng nghĩa ngữ nghĩa (Semantic synonyms)
Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau về nghĩa biểu vật nên chúng hầu như không thay thế được cho nhau Những từ này tạo nên một số lượng lớn các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
Ví dụ: stare – look – gaze – glance
Chúng ta đều biết rằng từ ‘look’ là từ trung tính nhất trong nhóm
và có nghĩa là ‘nhìn’ (turn one’s eyes in a particular direction in order to see) ‘stare’ là nhìn chằm chằm do tò mò, còn ‘gaze’ là nhìn ai chằm chằm do ngạc nhiên hay ngưỡng mộ, trong khi đó ‘glance’ là liếc nhìn
nhanh ai hay cái gì
1.2.3.Từ đồng nghĩa tu từ (Stylistic synonyms)
Loại từ đồng nghĩa này có nghĩa biểu thái (connotation meaning) khác nhau Trong một nhóm từ đồng nghĩa loại này luôn có một từ trung tâm (central word) hay trung tính (neutral word) Những từ còn lại có chung khái niệm nhưng nghĩa biểu thái thì khác nhau
Ví dụ: policeman- bobby – cop
Trang 5Trong nhóm từ đồng nghĩa trên, từ ‘policeman’ mang nghĩa trung tính Dùng ‘cop’ kèm thái độ không tôn trọng hay khinh miệt, còn
từ ‘bobby’ thường được dùng trong khẩu ngữ.
Dưới đây là một vài ví dụ về hiện tượng đồng nghĩa tu từ:
before – ere; father – dad; fellow - chap - lad
1.2.4 Từ đồng nghĩa ngữ nghĩa tu từ (Semantic-stylistic synonyms)
Từ đồng nghĩa loại này khác nhau về cả nghĩa biểu vật và nghĩa biểu thái Nói cách khác, chúng khác nhau cả về sắc thái ý nghĩa và các khía cạnh tu từ
Ví dụ: to dismiss – to fire – to sack
Trong nhóm từ đồng nghĩa trên, ‘to dismiss’ là từ trung tính, nghĩa
là ‘cho phép đi’.
The class was dismissed at 4 (Lớp học tan lúc 4h)
The duchess dismissed her servant (Bà nữ công tước đã cho
người hầu đi)
Tuy nhiên, ‘to fire’ có nghĩa ép buộc đi.
He was fired for stealing money from the till (Nó bị sa thải vì bị bắt quả tang thụt két)
Trang 6Còn ‘to sack’ là đuổi, không cho làm thường vì thiếu năng lực (be
sacked for incompetence)
Một số ví dụ khác về hiện tượng đồng nghĩa này:
to reduce – to axe – to cut back
betrayal – sell – out
house – shack – slum - pad
1.2.5.Từ đồng nghĩa thành ngữ (Phraseological synonyms)
Những từ này khác nhau về khả năng kết hợp với các từ khác
Ví dụ: do – make (to do exercises but to make money)
Một số ví dụ cho thấy sự khác nhau trong kết hợp của
‘make’ và ‘do’.
To make To do
Trong các cụm từ trên, nghĩa của ‘make’ là tạo ra, chế tạo hay tạo thành Còn nghĩa của ‘do’ là tiến hànhhoặc thực hiện.
Sau đây là một vài ví dụ khác về từ đồng nghĩa thành ngữ thường gặp:
Trang 7language – tongue (native language, but to know languages)
to lift – to raise ( to raise or lift a finger but to raise prices, wages, questions)
meaning – sense (the word has 2 senses or 2 meanings but a man
of sense)
1.2.6 Từ đồng nghĩa lãnh thổ (Territorial synonyms)
Đây là những từ được sử dụng ở các vùng khác nhau như Anh, Canada, Australia hay Mỹ
Ví dụ: ‘sidewalk’ được dùng thông dụng ở Mỹ, trong khi từ
‘pavement’ lại được dùng phổ biến ở phía bên kia Đại Tây Dương.
Dưới đây là bảng một số từ, cụm từ thuộc nhóm từ đồng nghĩa này
British English American
English
Trang 8jumper sweater
1.2.7 Uyển ngữ /Mỹ từ (Euphemism)
Uyển ngữ hay Mỹ từ là cách nói nhẹ nhàng, gián tiếp khi đề cập đến các vấn đề khó chịu, gây bối rối hay không mong muốn
Ví dụ: redundant – be out of job /unemployed
Trong nhóm từ đồng nghĩa trên, từ ‘redundant’ không đề cập trực tiếp về tình trạng mất việc làm như từ ‘unemployed’ hay ‘be out of job’.
Do đó, khi sử dụng từ này sẽ tránh được sự khiếm nhã, thiếu tế nhị hay bất lịch sự
Chúng ta có thể gặp một vài ví dụ khác về Uyển ngữ như:
the underprivileged – the poor
die - be no more – be gone – lose one’s life – breath one’s last – join the silent majority
WC - the rest room - bathroom
1.3.Nguồn gốc của từ Đồng nghĩa
1.3.1.Từ vay mượn (Borrowings)
G.S Nguyễn Hòa, trong cuốn ‘An Introduction to Semantics’, đã chỉ
ra rằng nguồn gốc của phần nhiều các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh là
do vay mượn, trong đó chủ yếu vay mượn từ tiếng Hy Lạp, tiếng Latin
Trang 9và tiếng Pháp Chúng trở thành từ đồng nghĩa với từ gốc (native words) tạo nên những nhóm đồng nghĩa, trong đó từ gốc thường là từ trung tính Những từ tiếng Pháp thường dùng trong văn học còn từ Latin và
từ Hy Lạp dùng trong khoa học và những văn bản mang tính chất nghi thức
Ví dụ: to ask – to question – to interrogate
belly – stomach – abdomen
to end – to finish – to complete
1.3.2.Sự chuyển đổi nghĩa (ẩn dụ và hoán dụ)
Ví dụ: Từ ‘hand’ mang nghĩa là ‘worker’ và nó trở thành từ đồng
nghĩa với từ này
Ngoài ra, ‘hand’ còn mang nghĩa là ‘side, direction’ trong kết hợp
‘hand-side’; nghĩa ‘signature’ trong kết hợp ‘hand-signature’.
1.3.3.Cấu tạo từ
Sử dụng động từ cụm (Phrasal verbs)
Sử dụng hay tạo ra các động từ cụm
Ví dụ: to rise – to get up
to get off the ground – to take off the ground
Hình thức chuyển đổi từ
Trang 10Ví dụ: laughter - laugh
Hình thức rút gọn
Ví dụ: popular – pop
bicycle – bike
microphone -mike
Sử dụng từ phái sinh
Ví dụ: deceptive – deceitful
trader – tradersman
2.Lỗi thường gặp khi sử dụng từ Đồng nghĩa
Bằng việc thu thập lỗi thông qua các bài viết và những bài hội thoại của sinh viên trên lớp, kết hợp với một bài kiểm tra ngắn, đặc biệt
là thông qua những thông tin thu gom được từ cuộc phỏng vấn với khoảng 20 sinh viên thuộc 3 lớp không chuyên năm thứ nhất trường Đại học Văn hóa Hà Nội, chúng tôi đã tìm ra được một vài lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên khi sử dụng từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
Đại đa số sinh viên khi được phỏng vấn đều cho rằng các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh có thể thay thế cho nhau trong bất cứ ngữ cảnh nào Họ không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa Điều này là do sinh viên không biết hết các sắc
Trang 11thái ý nghĩa của các từ đồng nghĩa nên không thể dùng đúng từ trong các ngữ cảnh hay kết hợp khác nhau
Một vài lỗi thường gặp liên quan đến từ đồng nghĩa sẽ được xem xét cụ thể sau đây
2.1.Lỗi cú pháp
Đây là loại lỗi liên quan đến các quy tắc ngữ pháp dùng với từ, thường là do dùng sai cấu trúc ngữ pháp gây ra
Ví dụ: Trong bài kiểm tra khảo sát, phần lớn sinh viên đều chọn
từ purport trong câu sau:
The author purports that tobacco is harmful.
Trên thực tế, động từ ‘purport’ có nghĩa tự cho là, tỏ ra là (to claim or pretend to be smt) và cấu trúc đi với động từ này là purport to be/have smt Các ví dụ sau cho thấy cách sử dụng của động
từ ‘purport’:
The document purports to be an official statement.
(Tài liệu đó có vẻ là lời tuyên bố chính thức)
The book does not purport to be a complete history of the period (Cuốn sách không thể hiện lịch sử trọn vẹn của thời kỳ)
Chính vì vậy , ta không thể dùng động từ ‘to purport’ trong câu
Trang 12định hay tuyên bố cái gì và mẫu câu thường dùng là claim smt / that Chúng ta hãy quan sát các ví dụ dưới đây:
She claims (that) she is related to the author.
(Bà ấy khẳng định rằng bà ta có họ với tác giả)
After the battle, both sides claimed victory.
(Sau trận chiến cả hai đều tuyên bố chiến thắng)
2.2.Lỗi kết hợp
Đây là loại lỗi phổ biến mà sinh viên thường mắc phải Đối với sinh viên không chuyên, thật không dễ dàng gì để phân biệt sự khác nhau
giữa các cặp từ big/large; firm/ hard; ask/ question; buy/ get… khi chúng xuất hiện trong các kết hợp như: big mistake/ large mistake; firm government/ hard government; ask somebody/ question somebody hay buy the shirt/ get the shirt…
Ví dụ: Sinh viên thường cho rằng 2 câu sau là như nhau:
‘She is making a big mistake’ và ‘She is making a large mistake’.
Về mặt ngữ pháp, cụm ‘a large mistake’ hoàn toàn chấp nhận
được (an ajective + a noun) nhưng không dùng kết hợp được với nhau
Ta chỉ nói ‘a big mistake’ chứ không nói ‘a large mistake’.
2.3.Lỗi ngữ nghĩa
Lỗi này là do việc hiểu sai ý nghĩa của từ dùng trong câu
Trang 13Ví dụ: Khi muốn nói ai đó bị thương trong một tai nạn xe hơi, sinh viên thường viết câu như sau:
I was badly damaged in the accident.
Từ ‘damage’ thường dùng với các từ chỉ vật (collocates with
words for things), mang nghĩa gây tổn thất, hư hại (thường là về kinh tế) Chúng ta hãy xem xét các ví dụ sau:
The vandals did a lot of damage to the car.
(Sự phá hoại đã làm chiếc xe hư hại nhiều)
Millions of dollars’ worth of storm damage…
(Bão gây tổn thất hàng triệu đô la…)
The shop tried to sell me a damaged sofa but I noticed it just in time
(Cửa hàng đó cố tình bán ghế hỏng cho tôi, nhưng tôi đã kịp phát hiện ra)
Vì vậy, ta không dùng ‘damage’ trong câu trên mà từ đúng ở đây phải là ‘injured’ Từ này thường đi kèm với các từ liên quan đến con
người (collocates with words to do with people) ,có nghĩa là bị thương trong một tai nạn (trong một chiếc xe hay trong thể thao), bị tổn thương về thể chất (ở cơ thể) Hãy quan sát ví dụ sau đây:
In the coacsh 10 people died and 18 were seriously injured
Trang 14(Trong nạn đỗ xe, 10 người chết và 18 người bị thương nặng)
Three injured people aere taken to hospital after the accident
(3 người bị thương được đưa vào viện ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra)
3.Một số giải pháp tránh mắc lỗi
Như đã phân tích ở trên, để nắm được các sắc thái ý nghĩa của những từ đồng nghĩa nhằm chọn đúng từ trong các văn cảnh khác nhau
là điều vô cùng khó khăn Nguyên nhân của việc mắc lỗi khi sử dụng từ đồng nghĩa một phần là do sự chuyển dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh (first language transfer) Có rất nhiều từ khác nhau trong tiếng Anh
có nghĩa tương đương trong tiếng Việt Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu của việc mắc lỗi là vì sự phức tạp của những yếu tố từ vựng (lexical items) thuộc chính bản thân ngoại ngữ đó Điều này đã thực sự gây ra nhiều trở ngại cho sinh viên không chuyên trong quá trình học tập, đặc biệt là với sinh viên năm thứ nhất khi vốn từ ngữ và kiến thức ngữ pháp vẫn còn hạn chế
Sau đây là một vài giải pháp giúp sinh viên vượt qua sự lúng túng khi sử dụng từ đồng nghĩa trong tiếng Anh
Về phía người dạy
Thực tế cho thấy giáo viên không thể có tham vọng trình bày tất
cả sắc thái ý nghĩa và cách dùng của các từ đồng nghĩa để sinh viên ghi
Trang 15nhớ Thay vì đó, họ có thể giúp sinh viên tránh việc hiểu sai nghĩa các từ khi nói hoặc viết Đặc biệt, giáo viên không chỉ yêu cầu sinh viên loại bỏ
từ này để dùng từ khác mà phải giải thích cho sinh viên biết họ đã hiểu sai gì về từ đó trong ngữ cảnh cụ thể Đây là bước vô cùng quan trọng giúp sinh viên vượt qua sự lúng túng, hoang mang nhằm chọn được từ đúng, tránh sự mắc lỗi trong hội thoại và những bài viết học thuật sau này
Ngoài ra, giáo viên nên tổ chức nhiều hoạt động và thiết kế hệ thống bài tập về từ đồng nghĩa từ dễ đến khó để sinh viên luyện tập thêm Nếu các hoạt động này được tổ chức với mức độ thường xuyên thì sinh viên sẽ nắm vững khái niệm và cách dùng của các từ trong văn cảnh khác nhau, từ đó giúp họ củng cố và mở mang thêm vốn từ vựng
Bên cạnh đó, giáo viên nên khuyến khích sinh viên sử dụng các từ đồng nghĩa để thay thế nhau, tránh lặp từ nhằm tăng thêm tính đa dạng và sinh động trong các bài viết và trong hội thoại hàng ngày
Về phía người học
Sinh viên không chỉ học một cách thụ động những gì giáo viên yêu cầu hoặc làm theo những gì được chỉ dẫn mà họ phải tìm ra những phương pháp học tập riêng phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của mình Quan trọng hơn, sinh viên khi học từ nên chú ý học chúng trong ngữ cảnh mà từ đó xuất hiện cũng như các từ mà nó thường xuất hiện
Trang 16cùng (collocation) Rõ ràng rằng sự luyện tập đều đặn và một phương pháp học tập tốt sẽ mang lại cho sinh viên kiến thức ngôn ngữ vững chắc, giúp họ tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh
Kết luận: Có thể nói rằng việc sử dụng từ đồng nghĩa là rất quan
trọng với sinh viên trong quá trình học tập, trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong luyện dịch Nhưng làm sao để nắm được tất cả sắc thái
ý nghĩa của các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và chọn đúng từ cho những tình huống giao tiếp khác nhau thì lại là điều không hề dễ dàng
Bài viết trang bị cho sinh viên vốn kiến thức cơ bản nhất về từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và chỉ ra những lỗi mà họ thường mắc phải cùng nguyên nhân của những lỗi này với hi vọng sinh viên sẽ phần nào củng cố được vốn từ vựng của mình, nâng cao hiệu quả học tập và giao tiếp
Tài liệu tham khảo
1 Hoa, Nguyen (2001) An Introduction to Semantics Hanoi.VNU
Press
2 Gregory, H (2000) Semantics London Routledge
3 Marilyn, M (1984) Advanced Vocabulary Teaching Blackwell
Publishing