Luận văn thạc sĩ vật lý

2 1.3K 8
Luận văn thạc sĩ vật lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Luận văn thạc sĩ vật lý

Luận văn thạc Vật HVCH: Trần Thị Mỹ Hạnh   114 HDKH: TS. Trần Quang Trung Trong pham vi của đề tài luận văn cao học, chúng tôi đã đạt được một số vấn đề như sau: Về thuyết tổng quan: Chúng tôi đã tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các phần kiến thức tổng quan nhằm hỗ trợ tốt nhất cho phần thực nghiệm mà chúng tôi đang nghiên cứu, cụ thể như sau: • Nghiên cứu về tinh thể và thuyết nhiễu xạ tia X • Tìm hiểu các phương pháp phân tích vật liệu rắn XRD • Tìm hiểu vật liệu đơn tinh thể tự nhiên và nhân tạo được nghiên cứu như: Ruby, Saphire, Thạch anh, Si, KDP. Về thực nghiệm: Chúng tôi đã đạt được những thành quả như sau: Trong đề tài này tác giả đã tìm hiểu được các đặc điểm, cấu tạo và hoạt động của hệ đo Laue và tham gia xây dựng chúng tại bộ môn Vật Chấ t Rắn. Khảo sát thành công các thông số đo đạc ảnh hưởng đến kết quả phép đo Laue. Tìm hiểu và đưa ra phương thức đoán nhận và tinh chỉnh góc quay cần thiết để chụp được ảnh Laue có đối xứng cao. Trên cơ sở làm chủ quá trình đo đạc trên thiết bị Laue tự xây dựng, tác giả đã: - Khảo sát tính đối xứng của các mẫu tinh thể đá quý tự nhiên như :  Thạch anh tím, trắng : có đối xứng bậc ba hoặc bậc hai phụ thuộc vào định hướng cắt mẫu  Saphia có đối xứng bậc hai do định hướng cắt mẫu để khảo sát.  Tinh thể đá quý ruby: có đối xứng bậc ba. Ngoài ra còn khảo sát thêm mặt định hướng (00l) có cấu trúc sáu phương. - Khảo sát tính đối xứng của các mẫu tinh thể nhân tạo Luận văn thạc Vật HVCH: Trần Thị Mỹ Hạnh   115 HDKH: TS. Trần Quang Trung  Tinh thể KDP nuôi trồng: cắt mẫu theo định hướng đối xứng hình dạng bên ngoài, KDP có đối xứng bậc bốn, thuộc hệ tứ phương, mặt định hướng (00l)  Tinh thể chế tạo công nghiệp: tinh thể saphia đế và silic đế. ¾ Tinh thể saphia đế có đối xứng bậc ba. ¾ Tinh thể silic có đối xứng bậc bốn. Thông qua đề tài này, tác giả đã hoàn thành được hầu hết các mụ c đích ban đầu đã đề ra. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong quá trình thực nghiệm là các mẫu cần thiết cho quá trình nghiên cứu còn giới hạn, mẫu có kích thước nhỏ không đủ cho việc cưa cắt lần tiếp theo để tinh chỉnh mẫu phục vụ cho việc khảo sát thu được ảnh Laue có đối xứng cao hơn. Trong quá trình thực nghiệm còn tồn tại sai số do đo đạc, tính toán các góc và sai số trong khi tinh chỉnh bằng tay vớ i góc quay lẻ nên giới hạn tinh chỉnh chỉ tương ứng 1 vòng/ phút. Với kết quả đạt được trong luận văn có thể là bước phát triển khởi đầu cho việc khảo sát, nghiên cứu các loại vật liệu khác nhau (tự nhiên hoặc nhân tạo) phục vụ cho nhiều mục đích nghiên cứu, ví dụ như khảo sát tính đối xứng của vật liệu polyme. Tuy nhiên cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữ a để có thể ứng dụng hiệu quả phương pháp Laue vào nghiên cứu các tinh thể đặc biệt này (có hằng số mạng lớn). Việc vi tính hóa hệ Laue tự xây dựng (cân chỉnh tự động, số hóa ảnh Laue bằng các detector chuyên dụng .)để hạn chế các sai sót trong quá trình vi chỉnh bằng tay và thuận lợi trong quá trình chụp và lưu ảnh Laue. Tác giả tin rằng nếu tự động hóa thành công hệ Laue sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình nghiên cứu tính chất đối xứng, sự định hướng, hằng số mạng .của vật liệu và thúc đẩy quá trình nghiên cứu cấu trúc vật liệu của Bộ môn Vật Chất rắn mạnh mẻ hơn nữa. . Luận văn thạc sĩ Vật Lý HVCH: Trần Thị. - Khảo sát tính đối xứng của các mẫu tinh thể nhân tạo Luận văn thạc sĩ Vật Lý HVCH: Trần Thị

Ngày đăng: 12/03/2013, 16:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan