SỢ HÃI TẠO NÊN TÍNH CÁCH VÀ CUỘC ĐỜI BẠN

Một phần của tài liệu Bí mật tối cao của luật hấp dẫn (Trang 90 - 96)

- ALBERT EINSTEIN, nhà Vật lý học

VƯỚNG VÀO NỖI SỢ HÃ

SỢ HÃI TẠO NÊN TÍNH CÁCH VÀ CUỘC ĐỜI BẠN

Nếu bạn là người mê tín và tin rằng không nên mở ô lúc còn ở trong nhà thì thể nào bạn cũng thực sự cảm thấy làm như vậy sẽ mang lại điều gở cho mình. Chuyện này xảy ra vì bạn đã giữ điều mê tín ấy sâu trong vô thức và để điều rủi ro này vượt lên chính mình. Nhà tiên tri giỏi không săm soi quả cầu pha lê và đưa ra dự đoán, họ chú tâm vào vô thức của bạn và đưa ra gợi ý về tương lai.

thoát khỏi nỗi sợ đó sẽ đem lại những điểm tiêu cực cho hôn nhân của họ. Ví dụ như một người vợ sợ cô đơn có thể sẽ trở nên hoang tưởng và nghĩ rằng chồng của cô ngoại tình. Vì thế cô có thể sẽ kiểm tra ví, điện thoại di động của chồng để tìm chứng cứ cho các mối quan hệ bí mật. Những hành động này làm cho người chồng cảm thấy áp lực và dẫn đến xung đột trong gia đình. Người phụ nữ này, chỉ vì nỗi sợ cô đơn sẽ khiến nỗi sợ đó thành sự thật khi chồng cô không còn chịu đựng được cách cư xử của cô nữa.

Người đã từng bị tai nạn ô tô, đặc biệt là bị chấn thương thể chất hoặc tinh thần nghiêm trọng thường sợ lái xe. Thom Yorke, ca sĩ chính của ban nhạc Anh Radiohead khi còn trẻ đã gặp tai nạn ô tô và từ đó anh rất sợ ô tô. Anh đã viết rất nhiều bài hát về nỗi sợ này. Sự thật dù rằng nếu những người giống như Thom không thể vượt qua nỗi sợ phải lái xe thì họ cũng không nên ngồi sau tay lái một lần nữa vì nỗi sợ này – và bức tranh tâm lý đau đớn mà họ dựng lên dường như lại lôi kéo những tai nạn khác.

Người đã li dị sợ rằng cuộc hôn nhân tiếp theo của mình cũng sẽ thất bại như lần trước và vì thế họ không sẵn lòng để tìm kiếm người mới. Họ rất dễ lặp lại sai lầm cũ vì nỗi sợ hãi này sẽ thiết lập số phận của họ. Chúng ta phải rất cẩn trọng khi thử làm một điều gì đó mà ta đã từng thất bại và có sự xuất hiện của nỗi sợ hãi. Nếu bạn đang ở trong tình huống này, hãy tự nhắc mình thường xuyên để không phạm lại lỗi lầm cũ và hiểu rằng nỗi sợ đó có thể làm cho nó xảy ra. Nếu có thể xóa bỏ nỗi sợ khỏi tâm trí mình, bạn sẽ thấy yêu thương bản thân và người khác hơn. Bạn sẽ tự tin hơn, vững vàng và hạnh phúc hơn.

Người khoe khoang thường tìm kiếm sự tán thành; họ hành động dựa trên nỗi sợ rằng họ không có gì đáng giá để khoe khoang. Người keo kiệt thì sợ của cải. Nỗi sợ lẩn quất mọi nơi, tạo ra những tính cách không mong muốn và chúng cũng có thể dẫn đến các chứng bệnh về tinh thần.

Nhà tâm lý hay các bậc thầy tinh thần cho rằng nỗi sợ là nguồn gốc của mọi cảm xúc tiêu cực như giận dữ, ghen tị, hoang tưởng, ủ rũ, tham lam, bồn chồn, thiếu tự tin và những điểm yếu khác. Tác giả có

cuốn sách bán chạy nhất, Neale Donald Walsch đã viết trong cuốn Đối

thoại với Chúa (Conversation with God) rằng con người hành động dựa trên hai trạng thái tình cảm chính là yêu thương và sợ hãi, tất cả

“Việc ác có vẻ ngọt với kẻ ngu

Chừng nào nó còn chưa kết trái.

Nhưng khi quả đã chín muồi,

Những kẻ ngu sẽ chịu

các sắc thái tình cảm khác đều được tạo nên từ hai trạng thái này. Khi bạn sợ một điều gì đó, cách cư xử của bạn sẽ giúp lôi kéo chính xác những gì bạn lo ngại vào cuộc đời mình. Càng nhiều ác cảm trong lòng thì người ta sẽ càng không thích nhiều thứ. Nỗi sợ và lo lắng cũng vậy: càng sợ hãi, chúng ta càng gặp phải chúng nhiều hơn.

Điều mà chúng ta thực sự phải quan tâm là nỗi sợ chôn kín trong vô thức của chúng ta như nỗi sợ về cái chết. Một buổi chiều săn bắn và câu cá có vẻ là một cách tốt để thắt chặt tình cảm bạn bè, nhưng vô thức sẽ ghi lại những cái chết đau đớn của các con vật bị giết hại đó. Người theo đạo Phật tin rằng nếu chúng ta giữ hình ảnh ấy trong đầu ở thời điểm chúng ta ra đi, kiếp sau có thể gặp nguy hiểm. Điều này đặc biệt đúng nếu như tư duy nhận thức coi những sự kiện này mang lại cảm giác vui sướng trong khi nỗi sợ về cái chết lại hiện diện trong vô thức của chúng ta.

Khi lo lắng hay sợ hãi, suy nghĩ của chúng ta sẽ chạy nhanh, máu đẩy mạnh trong mao mạch, thần kinh căng ra và tim đập thình thịch. Đôi khi triệu chứng thể chất như vậy khiến chúng ta liên tưởng tới những gì xuất hiện khi ai đó trình diễn một màn ngoạn mục, ví dụ như một vận động viên đang ở đoạn kịch tính nhất của cuộc đấu quan trọng. Nhưng điều ngược lại mới đúng. Chúng ta đốt cháy ngần ấy năng lượng sống mà chẳng vì lí do gì, giống như nhấn ga khi chiếc xe đang ở số 0. Nếu bạn đột ngột vào số, nó sẽ chồm về phía trước và rất dễ xảy ra tai nạn. Hành động dựa trên sự sợ hãi thường khó kiểm soát và khả năng mang lại hậu quả nặng nề là rất cao. Hơn nữa, nếu cứ đeo đẳng nỗi sợ về một điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta sẽ bị tắc lại ở những góc tối với chiếc xe đang chạy lùi; bánh xe vẫn quay nhưng lại chẳng đi đến đâu cả.

Hi vọng rằng bạn có thể ngẫm nghĩ về vai trò của sự sợ hãi trong cuộc đời mình và nhận ra rằng nó là chướng ngại vật – thực tế là chướng ngại vật lớn nhất – ngăn cản bạn thành công. Có một phân tích giúp bạn nhìn thấy toàn cảnh nỗi sợ. Hầu hết mọi người đều có thể bước qua một tấm ván hẹp bắc qua một

mọi sầu khổ.”

-ĐỨC PHẬT

rãnh nước nhỏ. Dù sao, điều tệ hại nhất có thể xảy ra trong tình huống này chỉ là ướt giày nếu chẳng may có ngã xuống. Nhưng nếu tấm ván này được bắc ngang qua nóc hai tòa nhà chọc trời cạnh nhau và bạn chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc bước trên nó, đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Chỉ cần một bước sảy chân là bạn sẽ chết. Chúng ta chỉ cần thực hiện một hành động giống hệt như khi bước qua rãnh nước. Người thực sự thành công là người không sợ những mục tiêu cao hơn khi bối cảnh thay đổi. Họ đã chắc chắn thành công từ trước khi đặt bước đi đầu tiên.

Một cách chinh phục nỗi sợ là hãy làm hết sức mình mà không sợ hãi những điều chưa xảy ra. Lập kế hoạch cho mình lúc về hưu là điều nên làm nhưng hình dung toàn bộ kịch bản ngày tận thế cho tương lai của bạn lại là một điều hoàn toàn khác. Hãy sống với hiện tại và làm tốt nhất những gì của ngày hôm nay.

“Tôi không được phép sợ hãi. Nỗi sợ giết chết tư duy. Nỗi sợ chính là phần nào của cái chết, sẽ phá hủy tất cả.

Tôi sẽ đối diện với nó. Tôi sẽ để nó băng qua tôi, xuyên thấu tôi. Và khi nó đã đi qua, tôi sẽ soi nội nhãn để nhìn

con đường của nó. Nơi nào nỗi sợ đã đi qua, nơi đó sẽ chẳng còn gì. Chỉ có tôi vẫn còn ở lại.”

-FRANK HERBERT,

Xứ cát (Dune)

Những người chủ xe thường quan sát và nhận ra cùng một vấn đề là một bộ phận nào đó của xe sẽ hỏng hóc ngay khi vừa hết thời hạn bảo hành. Nỗi sợ sâu kín về tai ương đó sẽ ghé thăm họ và khiến cho điều này thực sự xảy ra. Loài người sợ cái chết, nguy hiểm và tai nạn có nghĩa là họ sẽ chi một đống tiền cho các công ty bảo hiểm. Điều này không có nghĩa là bạn không nên mua bảo hiểm; mua bảo hiểm là sáng suốt nhưng sợ hãi thì không.

nên làm trong những tình huống nảy sinh. Nó làm giảm nhu cầu phấn đấu để đạt được thành công. Sự thật này cùng với sự suy sụp về sức khỏe thể chất mang lại cho bạn một ý tưởng về vai trò của nỗi sợ trên con đường của bạn. Thực ra, Franklin D. Roosevelt(1) đã đúng khi ông tuyên bố rằng: “Điều duy nhất chúng ta phải sợ là nỗi sợ hãi.”

Mọi người đều biết rằng trở thành người đứng đầu là rất khó, nhưng duy trì đẳng cấp đó còn khó hơn. Việc đó giống như khi bạn đang đứng trên đỉnh núi nơi rất dễ sảy chân nếu như bạn bước nhầm một bước. Các chuyên gia nói rằng thay vì thuận theo cảm giác chông chênh này, bạn nên chọn cách tiếp tục leo lên, đừng bao giờ nhìn xuống và chiến đấu với chính mình. Khi làm như vậy, bạn sẽ bớt sợ và sẽ không bao giờ cảm thấy ngọn núi nằm ngoài tầm chinh phục của bạn.

Chương 7: Những điều tối mật

VƯỚNG VÀO NỖI SỢ HÃI

1. Nỗi sợ hãi là chướng ngại vật chủ yếu đối với mọi thành tựu trong cuộc sống. Khi đã vượt qua được nó, cơ hội đến với mỗi người là vô kể.

2. Khi sợ một điều gì đó, bạn đã gửi một thông điệp sâu sắc đến vô thức của mình và kết quả là những điều bạn sợ sẽ đến trong cuộc sống của bạn.

3. Đừng để đầu óc mình vướng vào nỗi sợ hoang đường về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Hãy chỉ quan tâm đến hiện tại và để ngày mai tự đến.

4. Những tình huống khá vô hại có thể thành vấn đề lớn nếu có sự hiện diện của nỗi sợ.

5. Thận trọng nhưng đừng sợ hãi. Hãy dùng nhận thức và trí thông minh của mình để suy nghĩ, nói năng và hành động hợp lý, thích đáng với mục tiêu của bạn.

định được nguyên nhân của nỗi sợ, nhìn nhận mọi thứ như nó vốn có. Và khi đó nỗi sợ sẽ tan biến.

Ý

CHƯƠNG 8

Một phần của tài liệu Bí mật tối cao của luật hấp dẫn (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)