Tác động của hiệp định TRIPS đến chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển

28 1K 1
Tác động của hiệp định TRIPS đến chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, sở hữu trí tuệ là vấn đề ngày càng được đề cập đến nhiều và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong nỗ lực phát triển kinh tế của một quốc gia. Thực tế của thương mại quốc tế đòi hỏi phải hình thành và phát triển một tư duy mới đối với sở hữu trí tuệ trên góc độ thương mại. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs Traderelated aspects of Intellectual Property Rights) ra đời thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương mại, đầu tư và các thiệt hại đối với các quyền lợi thương mại hợp pháp khi quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ và thực thi một cách thỏa đáng, hiệu quả. Từ khi ra đời và chính thức có hiệu lực, Hiệp định TRIPs đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực và quy định của Công ước Paris và Công ước Berne, làm thay đổi bộ mặt của sở hữu trí tuệ, tiến tới loại bỏ các quy định về hành chính, thủ tục, và kỹ thuật bất lợi cho hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình phát triển nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ trong nước mà còn là một yêu cầu bắt buộc của quá trình hội nhập. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ trong thương mại là một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO. Các chính sách về lĩnh vực này cần được sửa đổi theo hướng phù hợp và nâng cao tính khả thi trong thực hiện; cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sáng tạo và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu sáng tạo cần được nâng cao. Nhờ được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của mình, các nhà sáng tạo mới đầu tư phát minh ra nhiều sáng chế, giải pháp hữu ích, nhiều kiểu dáng mới thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, nâng cao đời sống xã hội. 2) Tổng thuật tài liệu Để có cơ sở nghiên cứu, đề tài đã thu thập thong tin sơ cấp và thứ cấp một số tài liệu trong nước và nước ngoài liên quan đến lý thuyết “Hiệp định TRIPS” và các trường hợp cụ thể đã diễn ra tại các nước đang phát triển. Cụ thể: Bài nghiên cứu “Tác động của hiệp định TRIPS đối với khả năng tiếp cận dược phẩm ở các nước đang phát triển: mô hình lý thuyết trò chơi” của Magdalena Zadworna, Michail Musatov, Romans Obrezkovs. Mục đích của bài nghiên cứu là mô tả và phân tích tác động của các điều luật thương mại quốc tế (cụ thể là hiệp định TRIPS) đối với khả năng tiếp cận các loại thuốc thiết yếu ở các nước đnag phát triển và đưa ra một vài giải pháp để giải quyết vấn đề quan tâm. Bài nghiên cứu gồm các thực trạng chi tiết và giải pháp của Brazil và Ấn Độ và tầm quan trọng của các nước này đối với các nước kém phát triển nhất đối với việc nhập khẩu các loại dược phầm Gen từ Brazil và Ấn Độ. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định tính, thông qua các cuộc phỏng vấn người dân ở Botswana, Gana, Ethiopia, Nam Phi về quan điểm của họ đối với tình hình Dược phẩm ở nước họ. Bên cạnh đó Lý thuyết còn gồm có các tài liệu được chuyên sâu trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các hiệp ước WTO. Luận văn Thạc sĩ “Giấy phép bắt buộc theo hiệp định TRIPS – một công cụ tiếp cận chuyển giao công nghệ của các nước đang phát triển” của Sylvia Fodor. Mục đích của bài luận văn nghiên cứu giấy phép bắt buộc theo hiệp định TRIPS liên quan đến chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Thông qua giấy phép, hiệp định TRIPS đã tạo điều kiện cho các nước đang pháp triển tiếp cận chuyển giao công nghệ như thế nào, điều này đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển kinh tế trong nước. Nghiên cứu dựa vào các điều 7,8,27,30,31 của hiệp định TRIPS. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp thông tin chính thống từ các bài báo khoa học, tài liệu chính thức từ WTO. Bên cạnh đó dựa vào hai tác phẩm “ giấy phép bắt buộc theo hiệp định TRIPS đối với sự bùng nổ AIDS ở các nước đang phát triển” và “Phân biệt giá: TRIPS và ngăn chặn Thương mại song phương trong Dược phẩm” của Hans Henrik Lidgard và Jeffery Atik Những bài viết này đã có giá trị để hiểu mối quan hệ giữa cấp giấy phép bắt buộc theo Hiệp định TRIPS và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển Luận văn thạc sĩ “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của Ngô Văn Giang. Mục đích của bài luận văn là Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cụ thể: hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền SHTT trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam, đề xuất những quan điểm và giải pháp về bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam trong thời gian tới, có nhấn mạnh tới hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp nghiên cứu trên nền tảng chung phương pháp biện chứng duy vật, tác giả chú trọng đến các phương pháp truyền thống như phân tích, tổng hợp và so sánh. Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn, tham khảo ý kiến của một số chuyên gia tại các cuộc hội thảo khoa học, từ các bài giảng và trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3) Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là phân tích chi tiết các điều khoản trong hiệp định TRIPS liên quan đến chuyển giao công nghệ (điều 66.2). Sau đó đề tài đưa ra một vài trường hợp điển hình là các dự án chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển.từ đó phát hiện ra vấn đề và đề xuất một vài giải pháp 4) Câu hỏi giả thuyết Các câu hỏi sẽ được làm rõ trong đề tài • Các tác động của hiệp định TRIPS cụ thể là chuyển giao công nghệ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển như thế nào? • Các quyết định có làm giảm chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển hay không? • Các giải pháp có thể làm hoạt động chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển tăng lên trong tương lai? 5) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các các điều khoản trong hiệp định TRIPS liên quan đến chuyển giao công nghệ đặc biệt là điều khoản 66.2 và trường hợp chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển diễn ra trên thế giới. 6) Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp lý thuyết suy luận logic, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích tình huống và phỏng vấn chuyên gia Phương pháp phân tích – tổng hợp để có thể nhìn nhận tương đối chính xác về các vấn đề liên quan đến hiện tượng chuyển giao công nghệ, ngoài một số thông tư, văn bản quy định của nhà nước và quốc tế, người viết nghiên cứu thêm một số bài báo ở Việt Nam và quốc tế. Đối với phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Dựa trên cơ sở thu thập thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp đã nêu ở phần tổng thuật tài liệu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp với sự tham gia của của các chuyên gia, lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan chuyên môn liên quan đến quản lý quyền sở hữu trí tuệ như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI 7) Cấu trúc dự kiến Phần 1: Tổng quan hiệp định TRIPS liên quan đến chuyển giao công nghệ Phần 2: Thực trạng chuyển giao công nghệ trên thế giới và các nước đang phát triển Phần 3: Đề xuất một số giải pháp cải thiện và thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển

1) Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, sở hữu trí tuệ là vấn đề ngày càng được đề cập đến nhiều và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong nỗ lực phát triển kinh tế của một quốc gia. Thực tế của thương mại quốc tế đòi hỏi phải hình thành và phát triển một tư duy mới đối với sở hữu trí tuệ trên góc độ thương mại. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs Trade-related aspects of Intellectual Property Rights) ra đời thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương mại, đầu tư và các thiệt hại đối với các quyền lợi thương mại hợp pháp khi quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ và thực thi một cách thỏa đáng, hiệu quả. Từ khi ra đời và chính thức có hiệu lực, Hiệp định TRIPs đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực và quy định của Công ước Paris và Công ước Berne, làm thay đổi bộ mặt của sở hữu trí tuệ, tiến tới loại bỏ các quy định về hành chính, thủ tục, và kỹ thuật bất lợi cho hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình phát triển nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ trong nước mà còn là một yêu cầu bắt buộc của quá trình hội nhập. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ trong thương mại là một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO. Các chính sách về lĩnh vực này cần được sửa đổi theo hướng phù hợp và nâng cao tính khả thi trong thực hiện; cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sáng tạo và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu sáng tạo cần được nâng cao. Nhờ được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của mình, các nhà sáng tạo mới đầu tư phát minh ra nhiều sáng chế, giải pháp hữu ích, nhiều kiểu dáng mới thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, nâng cao đời sống xã hội. 2) Tổng thuật tài liệu Để có cơ sở nghiên cứu, đề tài đã thu thập thong tin sơ cấp và thứ cấp một số tài liệu trong nước và nước ngoài liên quan đến lý thuyết “Hiệp định TRIPS” và các trường hợp cụ thể đã diễn ra tại các nước đang phát triển. Cụ thể: Bài nghiên cứu “Tác động của hiệp định TRIPS đối với khả năng tiếp cận dược phẩm ở các nước đang phát triển: mô hình lý thuyết trò chơi” của Magdalena Zadworna, Michail Musatov, Romans Obrezkovs. Mục đích của bài nghiên cứu là mô tả và phân tích tác động của các điều luật thương mại quốc tế (cụ thể là hiệp định TRIPS) đối với khả năng tiếp cận các loại thuốc thiết yếu ở các nước đnag phát triển và đưa ra một vài giải pháp để giải quyết vấn đề quan tâm. Bài nghiên cứu gồm các thực trạng chi tiết và giải pháp của Brazil và Ấn Độ và tầm quan trọng của các nước này đối với các nước kém phát triển nhất đối với việc nhập khẩu các loại dược phầm Gen từ Brazil và Ấn Độ. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định tính, thông qua các cuộc phỏng vấn người dân ở Botswana, Gana, Ethiopia, Nam Phi về quan điểm của họ đối với tình hình Dược phẩm ở nước họ. Bên cạnh đó Lý thuyết còn gồm có các tài liệu được chuyên sâu trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các hiệp ước WTO. Luận văn Thạc sĩ “Giấy phép bắt buộc theo hiệp định TRIPS – một công cụ tiếp cận chuyển giao công nghệ của các nước đang phát triển” của Sylvia Fodor. Mục đích của bài luận văn nghiên cứu giấy phép bắt buộc theo hiệp định TRIPS liên quan đến chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Thông qua giấy phép, hiệp định TRIPS đã tạo điều kiện cho các nước đang pháp triển tiếp cận chuyển giao công nghệ như thế nào, điều này đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển kinh tế trong nước. Nghiên cứu dựa vào các điều 7,8,27,30,31 của hiệp định TRIPS. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp thông tin chính thống từ các bài báo khoa học, tài liệu chính thức từ WTO. Bên cạnh đó dựa vào hai tác phẩm “ giấy phép bắt buộc theo hiệp định TRIPS đối với sự bùng nổ AIDS ở các nước đang phát triển” và “Phân biệt giá: TRIPS và ngăn chặn Thương mại song phương trong Dược phẩm” của Hans Henrik Lidgard và Jeffery Atik - Những bài viết này đã có giá trị để hiểu mối quan hệ giữa cấp giấy phép bắt buộc theo Hiệp định TRIPS và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển Luận văn thạc sĩ “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của Ngô Văn Giang. Mục đích của bài luận văn là Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cụ thể: hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền SHTT trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam, đề xuất những quan điểm và giải pháp về bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam trong thời gian tới, có nhấn mạnh tới hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp nghiên cứu trên nền tảng chung phương pháp biện chứng duy vật, tác giả chú trọng đến các phương pháp truyền thống như phân tích, tổng hợp và so sánh. Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn, tham khảo ý kiến của một số chuyên gia tại các cuộc hội thảo khoa học, từ các bài giảng và trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3) Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là phân tích chi tiết các điều khoản trong hiệp định TRIPS liên quan đến chuyển giao công nghệ (điều 66.2). Sau đó đề tài đưa ra một vài trường hợp điển hình là các dự án chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển.từ đó phát hiện ra vấn đề và đề xuất một vài giải pháp 4) Câu hỏi giả thuyết Các câu hỏi sẽ được làm rõ trong đề tài • Các tác động của hiệp định TRIPS cụ thể là chuyển giao công nghệ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển như thế nào? • Các quyết định có làm giảm chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển hay không? • Các giải pháp có thể làm hoạt động chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển tăng lên trong tương lai? 5) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các các điều khoản trong hiệp định TRIPS liên quan đến chuyển giao công nghệ đặc biệt là điều khoản 66.2 và trường hợp chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển diễn ra trên thế giới. 6) Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp lý thuyết suy luận logic, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, phương pháp phân tích tình huống và phỏng vấn chuyên gia Phương pháp phân tích – tổng hợp để có thể nhìn nhận tương đối chính xác về các vấn đề liên quan đến hiện tượng chuyển giao công nghệ, ngoài một số thông tư, văn bản quy định của nhà nước và quốc tế, người viết nghiên cứu thêm một số bài báo ở Việt Nam và quốc tế. Đối với phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Dựa trên cơ sở thu thập thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp đã nêu ở phần tổng thuật tài liệu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp với sự tham gia của của các chuyên gia, lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan chuyên môn liên quan đến quản lý quyền sở hữu trí tuệ như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 7) Cấu trúc dự kiến Phần 1: Tổng quan hiệp định TRIPS liên quan đến chuyển giao công nghệ Phần 2: Thực trạng chuyển giao công nghệ trên thế giới và các nước đang phát triển Phần 3: Đề xuất một số giải pháp cải thiện và thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TRIPS LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ. 1.1. Tổng quan về hiệp định Trips 1.1.1. Lịch sử hình thành hiệp định TRIPS Từ năm 1980, quyền SHTT bắt đầu trở thành mối quan tâm thường xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp tới các thể chế thương mại quốc tế. Hệ thống bảo hộ quyền SHTT của các quốc gia khác nhau đã được đánh giá lại và đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất có tính chất quốc tế. Sự đóng góp ngày càng tăng của tài sản trí tuệ vào tăng trưởn kinh tế và tạo ra tri thức một cách nhanh chóng, bao gồm sự xuất hiện của những công nghệ mới, đã dẫn đến sự thay đổi chính sách về quyền SHTT và sự lựa chọn cách thức quản lý mới đối với tài sản trí tuệ. Bên cạnh đó, khuynh hướng sử dụng trái phép các tài sản trí tuệ đã và đang diễn ra ngày một phổ biến và trầm trọng với vấn nạn hàng giả, hành nhái bùng nổ trên toàn cầu. Việc bắt chước, sao chép để sản xuất và bán các sản phẩm có chứa thành quả sáng tạo đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đẩy những người đã bỏ công sức đầu tư thực sự ra khỏi thị trường. Thực tế này đã khiến họ không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục hoạt động sáng tạo. Do vậy, một số nước phát triển đã bắt đầu sử dụng những biện pháp thương mại nhằm kiềm chế nạn đánh cắp tài sản trí tuệ ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, mức độ bảo hộ quyền SHTT ở các quốc gia khác nhau là khác nhau, nên thường dẫn tới tình trạng các tranh chấp thương mại không được giải quyết theo tiêu chí thống nhất. Trong bối cảnh đó, việc tạo lập một hệ thống bảo hộ quyền SHTT có tính bắt buộc trên phạm vi quốc tế nhằm ngăn chặn việc sử dụng trái phép tài sản trí tuệ và khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo đang ngày càng trở nên bức thiết. Phần lớn các quốc gia đều nhất trí rằng cần phải nghiên cứu, thảo luận nhằm hình thành một công ước mới điều tiết các vấn đề về quyền SHTT. Hiệp định TRIPs của WTO (được ký kết năm 1994 và chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1995) đã ra đời nhằm giải quyết một cách toàn diện vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Với hiệp định này, lần đầu tiên những quy định về quyền SHTT được đưa vào hệ thống thương mại đa biên và người ta kỳ vọng rằng HIệp định sẽ “góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và dảm bảo sự cần bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ” (Điều 7, Hiệp định TRIPs). 1.1.2.Nội Dung Các quy định mới điều chỉnh những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT thông qua Hiệp định TRIPs đã trở thành một phương tiện giúp củng cố trật tự, cũng như giải quyết tranh chấp một cách có hệ thống hơn trên phạm vi toàn cầu. Hiệp định nêu ra các nguyên tắc và ấn định mức độ tối thiểu mà mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm cho quyền SHTT của các quốc gia thành viên khác. Trên cơ sở đó, Hiệp định tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích lâu dài và chi phí ngắn hạn đối với xã hội. Cũng như trong các hiệp định khác của WTO, Hiệp định TRIPs dựa trên một số nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc tối huệ quốc và bảo hộ cân bằng. Các nguyên tắc này không chỉ áp dụng đối với các tiêu chuẩn về nội dung bảo hộ mà còn áp dụng cả đối với những vấn đề liên quan đến khả năng đạt được, xác lập phạm vi, duy trì và thực thi quyền SHTT. Hiệp định TRIPs đề cập chi tiết đến các quyền SHTT khác nhau và cách thức bảo hộ. Các thành viên của WTO đều bắt buộc phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền SHTT quốc gia nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiêu được nêu trong Hiệp định theo hai chuẩn mực cơ bản về bảo hộ, đó là tính đầy đủ và tính hiệu quả của hệ thống pháp luật về quyền SHTT hiện hành. Nền tảng của Hiệp định là những nghĩa vụ được nêu trong các hiệp định quốc tế ký kết trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) như Công ước Paris, Công ước Bern. Ngoài ra, Hiệp định TRIPs còn bổ sung một số lượn lớn các quy định mới. Cụ thể, các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPs bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan; nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu; chỉ dẫn địa lý; bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp; bằng sáng chế; sơ đồ bố trí mạch tích hợp và bảo vệ thông tin bí mật. a. Tiêu chuẩn bảo hộ - Quyền tác giả: Điều 9.1 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên WTO phải tuân thủ Công ước Bern từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục kèm theo. Quyền tác giả được bảo hộ cho đến 50 năm sau khi tác giả qua đời. Hiệp định TRIPs quy điịnh các chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu cũng được bảo vệ như các tác phẩm văn học đúng theo Công ước Bern. - Nhãn hiệu hàng hóa: Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định mọi dấu hiệu hoặc sự kết hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hòa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của donah nghiệp khác đều có thể được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Trong hoạt động thương mại, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có quyền ngăn chặn bên thứ ba sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đối với hàng hóa, dịch vụ giống hệ hay tương tự với hàng hóa, dịch vụ đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình nếu việc này có nguy cơ gây nhầm lẫn. Điều 16 của Hiệp định quy điịnh các thành viên WTO phải tuân thủ Điều 16 bis của Công ước Paris liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Các thành viên WTO có thể quy định các điều kiện cấp phép và chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa, trong đó không được quy định việc cấp phép bắt buộc và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa đó có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh mang nhãn hiệu hàng hóa đó. Thời hạn bảo hộ một nhãn hiệu hàng hóa không dưới 7 năm và có thể được gia hạn với số lần không hạn chế. - Chỉ dẫn địa lý: là những chỉ dẫn về hàng hòa bắt nguồn từ một nước, khu vực hay địa phương thuộc nước đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định do xuất xứ địa lý quyết định ( Điều 22). Các thành viên WTO phải quy định những biện pháp để các bên liên quan ngăn chặn việc mô tả gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hóa hoặc tạo thành “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” theo điều 10 bis Công ước Paris. - Bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp: Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên WTO phải bảo hộ những kiểu dáng công nghiệp được sáng tạo một cách độc lập, có tính mới hoặc tính sáng tạo ít nhất trong vòng 10 năm. Chủ sở hữu các bản vẽ được bảo hộ có quyền ngăn cấm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc có chứa hình vẽ giống với hình vẽ đã được bảo hộ. Hiệp định TRIPs cho phép các thành viên tùy ý quyết định bảo hộ kiểu dáng hàng dệt bằng kiểu dáng công nghiệp hoặc bằng quyền tác giả. - Bằng sáng chế: Hiệp định quy định các sáng chế có thể được bảo hộ thông qua bằng sáng chế trong vòng ít nhất 20 năm. Trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ, cả sản phẩm lẫn phương thức sản xuất đều được bảo hộ. Chính phủ các nước có thể từ chối cấp bằng sáng chế nếu việc khai thác kinh doanh chúng bị cầm vì vi phạm trật tự công cộng hoặc đạo đức. Hiệp định đề ra các quyền tối thiểu dành cho người sở hữu bằng sáng chếm tuy nhiên, cũng quy định một số ngoại lệ để đối phó với trường hợp người sở hữu bằng sáng chế lạm dụng quyền của mình (như không cung ứng sản phẩm cho thị trường). Trong trường hợp này, theo một số điều kiện nhất định trong Hiệp định, Chính phủ các nước có thể cấp “giấy phép bắt buộc” cho phép các nhà sản xuất khác sản xuất sản phẩm này hoặc được phép sử dụng quy trình sản xuất đã được bảo hộ. Một số quy định mềm dẻo như vậy đặc biệt có ý nghĩa trong việc tiếp cận những sản phẩm thiết yếu, nhất là đối với các nước đang phát triển và kém phát triển. - Thiết kế bố trí mạch tích hợp: Hiệp định TRIPs quy định việc bảo hộ sơ đồ bố trí mạch tích hợp trên cơ sở Hiệp định Washington về quyền SHTT trong lĩnh vực mạch tích hợp. Theo điều 36, các hành vi nhập khẩu, bán hoặc phân phối nhằm mục đích thương mại một thiết kế bố trí mạch tích hợp được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu được coi là bất hợp pháp. Điều 37 quy định các thành viên sẽ không coi những hành vi liên quan đến việc vi phạm quyền sở hữu một thiết kế bố trí mạch tích hợp do vô ý là bất hợp pháp nhưng sẽ bồi thường cho chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp sau khi có thông báo vi phạm. - Bảo hộ thông tin bí mật: Hiệp định TRIPs không yêu cầu các thành viên phải bảo hộ thông tin bí mật như một dạng sở hữu mà chỉ dành cho người có quyền kiểm soát thông tin đó khả năng ngăn chặn việc người khác làm tiết lộ, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thông tin này trái với hành vi thương mại trung thực. Điều 39 quy định các thành viên không được phép tiết lộ những dữ liệu mật được nộp cho các cơ quan chính phủ để xin phép lưu hành dược phẩm hoặc nông hóa phẩm (trừ trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ công chúng hoặc khi tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo dữ liệu đó không bị tiết lộ) nhằm mục tiêu thương mại không lành mạnh. - Kiểm soát hành vi chống cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT (Hợp đồng li xăng): Chủ sở hữu quyền SHTT có thể cho phép người khác sản xuất hay sao chép nhãn hiệu hàng hóa hoặc thương hiệu, tác phẩm, sáng chế, bản vẽ hoặc các mẫu mã được bảo hộ. Hiệp định TRIPs thừa nhận trong số các điều kiện của hợp đồng chuyển giao, người chủ sở hữu có thể hạn chế cạnh tranh hoặc cản trở việc chuyển giao công nghệ. Hiệp định quy định chính phủ các nước, trong một số điều kiện nhất định, có quyền áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi phản cạnh tranh và lạm dụng quyền SHTT trong lĩnh vực nhượng bản quyền, và phải sẵn sáng tham khảo lẫn nhau nhằm chống lại các hành vi này. b. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ Thực thi hiệu quả quyền SHTT là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, ngoài việc quy định các nội dung về quyền SHTT cần được bảo hộ, Hiệp định TRIPs đã dành một phần không nhỏ quy định việc ban hành luật pháp về bảo hộ quyền SHTT và xử lý các trường hợp vi phạm của chính phủ các nước thành viên. Điều 41 quy định các thành viên WTO phải đảm bảo khả năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền SHTT được đề cập trong Hiệp định, trong đó có những chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm cũng như không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn. Mặt khác, những thủ tục này phải được áp dụng theo cách thức tránh tạo ra các hàng rào cản trở hoạt động thương mại hợp pháp. Theo Hiệp định, tòa án quốc gia cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để bảo vệ các chứng cứ của hành vi vi phạm quyền SHTT; sau khi đã xác định rõ chứng cứ vi phạm, tòa án phải ra phán quyết yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại cho người nắm giữ quyền SHTT. Hiệp định cũng kêu gọi các quốc gia cần lưu ý, trong trường hợp trên thị trường xuất hiện hành vi ăn cắp bản quyền với quy mô lớn, theo khung hình phạt, người có hành vi vi phạm bản quyền sẽ bị khởi tố, có thể bị phạt tù, hoặc chịu các hình thức phạt khác. Các thủ tục và biện pháp chế tài theo quy định của Hiệp định TRIPs gồm 2 nhóm cơ bản: các biện pháp chế tài dân sự, hành chính và hình sự. Giải quyết tranh chấp Tranh chấp phát sinh liên quan đến Hiệp định TRIPs là quy định quan trọng nhất trong lĩnh vực này và sẽ được giải quyết theo quy định của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Điều 63 yêu cầu các quốc gia, tất cả các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng và quyết định hành chính giải quyết vụ việc liên quan đến việc đăng ký, bảo hộ, thực thi, ngăn chặn lạm dụng quyền SHTT. Ngoài ra, các thành viên phải công bố mọi thỏa thuận đã ký với các thành viên WTO khác trong lĩnh vực quyền SHTT. 1.2. Tác động của Trips đến các nước đang phát triển 1.2.1. Điều khoàn liên quan đến chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển Điều khoản 66.2 “Developed country Members shall provide incentives to enterprises and institutions in their territories for the purpose of promoting and encouraging technology transfer to least- developed country Members in order to enable them to create a sound and viable technological base.” ”Những Thành viên là nước phát triển phải tạo động lực để khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức trong lãnh thổ của mình chuyển giao công nghệ cho những thành viên là nước kém phát triển để giúp họ tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng phát triển” Trích :Điều 66.2 Hiệp Định TRIPS Điều này đặt ra một vấn đề đó là sự hiểu khác nhau về yêu cầu vì không có bất kỳ định nghĩa chung về các điều khoản quan trọng, bao gồm "chuyển giao công nghệ" và loại "ưu đãi được cung cấp cho các tổ chức và doanh nghiệp" dẫn đến chuyển giao công nghệ cụ thể để nước kém phát triển . Trong nội dung thảo luận về điều khoản 66.2 của hiệp định TRIPS, nhóm các nước đnag phát triển đã định nghĩa “chuyển giao công nghệ” dựa trên quan điểm nền tảng của UNCTAD và chương trình 21. Định nghĩa “chuyển giao công nghệ” được hiểu như sau: • Vốn vật chất và hàng hóa: bao gồm: thiết bị chuyên dụng; hàng hóa bao gồm hay kết hợp với các công nghệ có liên quan hoặc ý tưởng • Vốn và hàng hóa, kỹ năng và bí quyết bao gồm: đào tạo kỹ năng kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng; Đào tạo khoa học và học tập; Kiến thức về vận hành công nghệhoặc thiết bị; Đào tạo và kỹ thuật tư vấn và hỗ trợ cần thiết để lắp ráp, bảo trì và vận hành một hệ thống khả thi hoặc công nghệ. • Thông tin và dữ liệu: Hướng dẫn sử dụng; thiết kế; kế hoạch chi tiết; Hướng dẫn vận hành; Ấn phẩm và báo cáo khoa học và kỹ thuật Chuyển giao công nghệ trong 4 lĩnh vực • Các thiết bị hoặc có yếu tố vật lý • Các kỹ năng và con người ở các khía cạnh quản lý công nghệ và học tập; • Thiết kế và kế hoạch chi tiết cấu thành trong kiến thức tài liệu thể hiện trên các thông tin và công nghệ • Liên kết tổ chức sản xuất mà trong đó công nghệ được vận hành Có một số khía cạnh đáng chú ý của điều này. Đầu tiên, nó chỉ yêu cầu các nước phát triển để cung cấp ưu đãi, và chỉ trong nước kém phát triển. Không có nghĩa vụ hoặc quyền được tạo ra cho các nước đang phát triển và trong giai đoạn chuyển đổi. Thứ hai, đó là một nghĩa vụ tích cực như được chỉ ra bằng cách sử dụng từ "trách nhiệm" và thực tế này đã được làm rõ trong Tuyên bố Doha. Do đó, các quốc gia phát triển phải tìm cách xác định và cung cấp các ưu đãi như vậy. Thứ ba, trong khi các biện pháp khuyến khích liên quan phải thúc đẩy và khuyến khích chuyển giao công nghệ điều này không nói rằng họ thực sự phải đạt được sự gia tăng trong chuyển giao công nghệ. Thật vậy, chính phủ không thể ép buộc [...]... dòng di cư lao động giữa các nước đang phát triển sang các nước công nghiệp, gây ra tình trạng chảy máu chất xám tại các nước nghèo 3.2 Một số giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển 3.2.1 Định hướng nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ tại các nước đang phát triển - Cần thực hiện đa dạng hóa các hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào nước tiếp nhận:... của chuyển giao công nghệ vào nước kém phát triển Các báo cáo của các nước phát triển cho Hội đồng TRIPS phản ánh rằng một số loại đầu tư thực sự xảy ra Đánh giá chi tiết của báo cáo cho thấy việc thực hiện Điều 66.2 đã được cải thiện trong thập kỷ qua 1.2.2 Tác động hiệp định TRIPS đến các nước đang phát triển Những thách thức của Hiệp định TRIPS đối với các nước đang phát triển Sự ra đời của Hiêp định. .. lợi cho việc chuyển giao các công nghệ có ảnh hưởng một cách đặc biệt đối với việc cung cấp hàng hoá cho công chúng và hàng hóa công cộng, và khuyến khích hoạt động nghiên cứu ở các nước đang phát triển PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 2.1 Xu hướng chuyển giao công nghệ vào các nước trên thế giới Trước khi đi vào xu hướng chuyển giao công nghệ. .. tế, một số nước đang phát triển đã có thành công nhất định trong nỗ lực thực hiện các quy định của Hiệp định TRIPS và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của Hiệp định, bước đầu gặt hái được những lợi ích từ hệ thống bảo hộ SHTT Tác động của Hiệp định TRIPS đến vấn đề chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển Một cách diễn đạt trực tiếp nhất về chuyển giao công nghệ xuất hiện ở Điều 66.2,... pháp hợp lý hóa sản xuất đổi mới công nghệ Các hình thức dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ Phân loại chuyển giao công nghệ: - Theo chủ thể tham gia chuyển giao (chuyển giao trong nội bộ công ty, chuyển giao - trong nước và nước ngoài) Theo loại hình chuyển giao (chuyển giao công nghệ sản phẩm và chuyển giao công - nghệ quá trình) Theo hình thái công nghệ được chuyển giao (Chuyển giao theo chiều dọc từ cơ sở nghiên... “Những thành viên là nước phát triển phải tạo động lực để khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức trong lãnh thổ của mình chuyển giao công nghệ cho những thành viên là nước kém phát triển để giúp họ tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng phát triển. ” Theo đó, Hiệp định chỉ yêu cầu các nước phát triển tạo động lực để khuyến khích vì lợi ích riêng của các nước kém phát triển, Không có... hóa các đối tượng chuyển giao công nghệ, các luồng chuyển giao công nghệ, nội dung và phương thức chuyển giao - Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ: Nâng cao năng lực của các địa phương, vùng miền trong cả nước nhằm tiếp cận công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào trong nước và ngay từ trong nước đối với trong nước - Phải lựa chọn công nghệ phù hợp trong hoạt động chuyển. .. doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới Như vậy, tại các nước đang phát triển, việc tăng cường bảo hộ quyền SHTT có nguy cơ làm ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển chung của họ Nhìn toàn cục quá trình hình thành và nội dung đã có hiệu lực của Hiệp định TRIPS, có thể thấy rằng các nước công nghiệp phát triển sẽ có lợi hơn trong quá trình thực thi Hiệp định TRIPS và các nước đang phát triển trước... ta có thể thấy, tại các quốc gia đang phát triển, chúng ta có thể chưa nhìn thấy rõ tác động và ảnh hưởng của TRIPS nhưng nó vẫn đang tồn tại và ngày càng mạnh thêm PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS 3.1 Những thách thức đối với các nước đang phát triển trong chuyển giao công nghệ hiện nay - Xu thế... quy định cho các nước đang phát triển và đang chuyển đổi Vì vậy, các quốc gia phát triển phải tìm các biện pháp để xác định và tạo ra các động lực khuyến khích như vậy Đồng thời, trong khi các động lực khuyến khích liên quan phải thúc đẩy và khuyến khích chuyển giao công nghệ thì cách diễn đạt trong Hiệp định lại không chỉ rõ họ phải đạt được sự gia tăng thực tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ . chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển hay không? • Các giải pháp có thể làm hoạt động chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển tăng lên trong tư ng lai? 5) Đối tư ng,. trình chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TRIPS LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ. 1.1. Tổng quan về hiệp định Trips 1.1.1. Lịch sử hình thành hiệp. thuyết Các câu hỏi sẽ được làm rõ trong đề tài • Các tác động của hiệp định TRIPS cụ thể là chuyển giao công nghệ ảnh hưởng đến các nước đang phát triển như thế nào? • Các quyết định có làm giảm chuyển

Ngày đăng: 14/07/2014, 16:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan