1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển lấy ví dụ về một tổ chức cụ thể”

11 3,9K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 64,76 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay khoảng các giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đang ngày càng cách xa, sự cách biệt đó một phần do sự phát triển về khoa học công nghệ là khác nhau, trình độ phát triển khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển còn thấp và lạc hậu so với các nước phát triển.Vì thế các nước đang phát triển muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển thì phải đầu tư phát triển nền khoa học công nghệ cho mình. Có như vậy kinh tế của các nước này mới đứng vững được trong quá trình hội nhập, giúp cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp của các nước có trình độ công nghệ tiên tiến, đồng thời giúp phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong nước. Nước ta cũng là nước đang phát triển, nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp là chủ yếu, tình trạng công nghệ còn lạc hậu. Hơn 15 năm thực hiện đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung tình hình công nghệ còn kém phát triển, trong hoạt động chuyển giao và đổi mới công nghệ ở nước ta nói chung và trong các doanh nghiệp sản xuất nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy với tính cần thiết phải xác định thực trạng hiện nay, nhóm em sẽ xin được làm rõ đề tài “Nghiên cứu thực trạng chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển. Lấy ví dụ về một tổ chức cụ thể”. I.Thực trạng chuyển giao công nghệ ở những nước đang phát triển. 1. Những vấn đề chung về chuyển giao công nghệ. 1.1. Định nghĩa về chuyển giao công nghệ - Theo Luật chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Như vậy chuyển giao công nghệ là một quá trình bao gồm 2 bên: bên giao và bên nhận công nghệ. Bên giao công nghệ gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế, khoa học, công nghệ và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân có công nghệ. Bên nhận gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế khoa học, công nghệ và tổ chức khác có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân tiếp nhận công nghệ. - Chuyển giao công nghệ có thể diễn ra giữa 2 bên: +Từ một ngành công nghiệp này sang một ngành công nghiệp khác. + Từ một tổ chức này sang một tổ chức khác ở quy mô quốc tế. + Giữa 2 nước phát triển. + Giữa 2 nước đang phát triển. + Giữa 1 nước phát triển và 1 nước đang phát triển. 1.2. Đối tượng chuyển giao công nghệ. Theo Luật chuyển giao công nghệ 2006 các đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm: 1.2.1. Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ - Bí quyết kỹ thuật. - Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu. - Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ. 1.2.2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp. 1.3. Các yêu cầu đối với công nghệ trong chuyển giao công nghệ. Để quá trình CGCN đạt hiệu quả một cách toàn diện cho mỗi cơ sở, tổ chức cũng như phạm vi quốc gia thì các công nghệ được chuyển giao phải thoả mãn một số tiêu chuẩn nhất định. Cụ thể ở Việt Nam quy định những công nghệ sau cấm không được chuyển giao 1. Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường. 2. Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 4. Công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Thực trạng chuyển giao công nghệ của những nước đang phát triển. 2.1 Thuận lợi và khó khăn trong chuyển giao công nghệ ở những nước đang phát triển. 2.1.1. Thuận lợi Trong hai thập kỷ vừa qua, quá trình CGCN trên thị trường công nghệ thế giới diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ. Những yếu tố tạo thuận lợi cho hoạt động CGCN có thể tóm tắt như sau: - Xu thế mở rộng hợp tác và khuyến khích ngoại thương của thế giới; - Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra những công cụ tiên tiến giúp CGCN dễ dàng; - Các nước (cả bên giao và bên nhận) đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sau hơn 30 năm tăng cường CGCN trên phạm vi toàn cầu; - CGCN là một hoạt động mang lại lợi ích cho cả 2 bên tham gia. Một trong các yếu tố khác thúc đẩy các nước đang phát triển đẩy mạnh CGCN đó là sự hấp dẫn của CGCN quốc tế thông qua những trường hợp thành công của một số nước trên thế giới. Nước Nhật bắt đầu công nghiệp hoá dựa vào CGCN từ phương Tây. Khởi đầu từ một cơ sở hạ tầng kinh tế yếu kém, nhưng chỉ sau 60 năm (1870-1930) nước Nhật đã đạt chỉ tiêu của một nước công nghiệp. Trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, 4 con rồng Châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo) chỉ trong khoảng 20 năm cũng được coi là các nước công nghiệp với các khởi điểm rất thấp: Hàn Quốc năm 1962 GDP/người/năm chỉ có 150USD; Đài Loan năm 1960 chỉ 150USD/người/năm. Tiếp theo là sự thành công của một số quốc gia như Thái Lan, Malaixia, Braxin, Achentina, Mexico tạo nên một nhóm các quốc gia thường được gọi là các nước công nghiệp mới (NICs). 2.1.2. Khó khăn * Về khách quan - Bản thân công nghệ vốn phức tạp, các công nghệ được coi là CGCN thường có trình độ cao hơn trình độ của bên nhận; - Công nghệ là kiến thức, do đó CGCN mang tính chất ẩn, kết quả CGCN mang tính bất định. Công nghệ không chỉ nằm trong máy móc mà còn nằm trong các tài liệu kỹ thuật…nên người có công nghệ khó truyền đạt tất cả những gì họ có trong một thời gian ngắn; - Những khác biệt về ngôn ngữ, nền văn hoá và khoảng cách về trình độ dẫn tới những khó khăn trong giao tiếp, truyền đạt, hoà hợp. * Về phía bên giao - Động cơ của bên giao công nghệ thường khó xác định (phụ thuộc định hướng phát triển, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn ), mục tiêu cao nhất của họ thường là thu được lợi nhuận nhiều hơn ở chính quốc. Để có lợi nhuận cao hơn họ thường giảm chi phí đào tạo, làm cho bên nhận gặp khó khăn trong việc có đủ nhân lực có thể làm chủ công nghệ; - Trong quá trình chuyển giao, họ thường lo lắng về vấn đề sở hữu bản quyền công nghệ, do các nước nhận không có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và thường kém hiệu lực; Lo ngại về khả năng thu hồi vốn đầu tư, do thị trường Bên nhận nhỏ hẹp; - Lo ngại về việc bên nhận trở thành đối thủ cạnh tranh (như trường hợp CGCN sản xuất linh kiện điện tử của Nhật Bản cho Hàn Quốc và Đài Loan – hiệu ứng Broomerang – gậy ông đập lưng ông – do đó bên giao thường cố ý trì hoãn hoặc chỉ giao thông tin đủ để vận hành. *Về phía bên nhận - Cơ sở hạ tầng kinh tế yếu kém (điện, cấp thoát nước, giao thông vận tải…) làm cho quá trình CGCN, thực hiện sử dụng công nghệ chuyển giao không đủ điều kiện kỹ thuật đòi hỏi; - Cấu trúc hạ tầng công nghệ yếu kém (nhân lực, chính sách, văn hoá, đặc biệt năng lực NC & TK nội bộ), dẫn tới không có khả năng đồng hoá để tiến tới làm chủ công nghệ nhập; - Phải đốt cháy giai đoạn trong phát triển công nghệ do thúc ép của việc phải nhanh chóng công nghiệp hoá đi đôi với hiện đại hoá. Thực tế cho thấy, sau 20 năm tăng cường CGCN, các nước đang phát triển nghèo hơn trước. Theo Ngân hàng thế giới (WB), đầu những năm 1970, 70 nước đang phát triển vay một khoản tiền là 1.770 tỷ USD (1/2 tổng số GDP của các nước này) để nhập công nghệ, khoản lãi của món nợ này là 180 tỷ USD/năm. Muốn có tiền dư để trả số tiền lãi, 70 nước này phải có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9%/năm. Trên thực tế, thập kỷ 70 tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 5,8%, sang thập kỷ 80 tăng trưởng bình quân chỉ còn 3%, 3 năm đầu thập kỷ 90 chỉ là 1%. So với thập kỷ 70 thế kỷ trước, nợ của các nước đang phát triển thập kỷ 80 tăng 8 lần; năm 1995 tăng 28 lần. Cán cân thương mại của các nước đang phát triển thập kỷ 80 là 25% thị trường thế giới; sang thập kỷ 90 chỉ còn 20%. Năm 1965-1980, số người sống dưới mức nghèo khổ ở các nước đang phát triển là 200 triệu người, năm 1993 tăng lên 1 tỷ; năm 2000 đã là 2 tỷ người. 2.2. Tình hình chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ Việt Nam. Việt Nam tuy còn là một nước đang phát triển và đang hội nhập dần vào sân chơi quốc tế, Việt Nam cũng đã bắt đầu tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ trong một số lĩnh vực nhất định mà đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng. Nhìn chung hiện nay việc chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển chủ yếu diễn ra theo 3 luồng chính: - Chuyển giao công nghệ qua nhập cư của các chuyên gia - Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - Chuyển giao công nghệ theo các hợp đồng mua bán “thuần túy”. 2.2.1. Chuyển giao công nghệ qua nhập cư của các chuyên gia. Đây là loại chuyển giao công nghệ vô hình hầu như không thông qua các hợp đồng thương mại nên bên nhận không chịu những ràng buộc do bên giao hoặc do chính phủ nước bên chuyển giao áp đặt. Bằng luồng chuyển giao này các nước đang phát triển có khả năng nhận được những công nghệ cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nhất với giá rẻ mà họ không thể nào đạt được bằng các luồng chuyển giao công nghệ khác. Việt Nam là một nước có tiềm năng rất lớn trong luồng chuyển giao công nghệ này. Theo thống kê, hiện nay ngoài Việt Nam có khoảng hơn 3 triệu Việt kiều sinh sống trên hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có khoảng hơn 1,5 triệu người sống tại Hoa Kỳ, hơn 250.000 người sinh sống tại Pháp và 180.000 người sinh sống tại Úc…Đa số Việt kiều đã định cư ở nước ngoài và có nhiều người đã trở thành các chuyên gia có trình độ khá cao. Tuy vậy hiện nay thực trạng chuyển giao công nghệ trong luồng này lại không đáng kể so với tiềm năng do nhiều lí do mà trước hết là cơ chế, chính sách chưa hợp lí, thiếu đồng bộ trong việc thu hút nguồn lực quan trọng này. 2.2.2. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đây là luồng chuyển giao công nghệ chính từ nước ngoài vào các nước đang phát triển trong thời gian hiện nay. Với Việt Nam, theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương thì có đến 90% hợp đồng chuyển giao công nghệ là vào các doanh nghiệp FDI. Ưu điểm rõ rệt của luồng chuyển giao này là vốn để thực hiện các công nghệ được chuyển giao chủ yếu là vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, quy mô của luồng này tùy thuộc vào cơ hội và môi trường đầu tư tại Việt Nam hơn là phụ thuộc vào khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, công nghệ được chuyển giao trong luồng này thường là các công nghệ khá tiên tiến so thế giới. Chính vì những ưu điểm của luồng chuyển giao công nghệ này, việc thu hút các doanh ngiệp FDI luôn được Chính phủ tập trung quan tâm. Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, trong thời gianqua, Chính phủ đã tập trung thực hiện một số giải pháp như cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tào nguồn nhân lực… Vì vậy Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn trong thu hút nguồn vốn FDI. Nếu năm 2007, Việt Nam thu hút được 22 tỉ USD vốn FDI đăng kí, tăng hơn 2 lần so với năm 2006 ( vốn FDI đăng kí năm 2006 đạt 10,2 tỉ USD), thì đến năm 2008 tổng vốn FDI đăng kí đã đạt trên 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Những con số trên là những kết quả rất đáng ghi nhận cho nỗ lực thu hút FDI của Việt Nam. 2.2.3. Chuyển giao công nghệ theo các hợp đồng mua bán “thuần túy”. Đây là luồng chuyển giao công nghệ điển hình nhất vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của bên nhận chuyển giao công nghệ được đảm bảo tốt nhất. Ở Việt Nam, kể từ khi thực hiện Đổi mới và mở cửa, do yêu cầu bức xúc của việc nâng cao hiệu quả đối với công nghệ của các doanh nghiệp trong nước thì quy mô của luồng chuyển giao công nghệ này đã có những sự tăng trưởng khá tích cực (khoảng 6-7% số hợp đồng chuyển giao công nghệ), tuy vậy vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng thực sự nó. Còn việc chuyển giao công nghệ ra nước ngoài ở các nước đang phát triển thì hiện nay đang diễn ra theo 2 luồng chính. Đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao theo hợp đồng mua bán công nghệ. Việc này sẽ tùy thuộc vào thế mạnh của từng quốc gia, họ sẽ có những công nghệ phù hợp, hiện đại chuyển giao cho những nước kém phát triển hơn. Do những lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ quốc tế cũng như nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, chủ yếu trong các lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt là lĩnh vực năng lượng, lĩnh vực trồng cây công nghiệp. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12 năm 2008, qua gần 20 năm thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Việt Nam có 368 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,39 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 1,2 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đăng ký. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư tại 43 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Riêng đầu tư vào thị trường châu Á có 257 dự án, với tổng vốn đầu tư là 2.852 triệu USD, chiếm 69,8% về số dự án và 64,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó tập trung đầu tư sản xuất điện- khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp tại Lào. Đầu tư vào châu Phi có 10 dự án, tổng vốn đăng ký 291,3 triệu USD. Số còn lại thuộc châu Âu và châu Mỹ, chiếm 23,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 17 dự án, vốn đầu tư là 945 triệu USD, chiếm 21,5% tổng vốn đăng ký; Hoa Kỳ có 40 dự án, tổng vốn đầu tư là 80 triệu USD, chiếm 1,8% tổng vốn đăng ký. II. Liên hệ Tại TP.HCM, Siêu thị công nghệ công nghệ (Vinatech) cùng tập đoàn Taise và Ohhara (Nhật Bản) kí kết hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất bột giấy phi gỗ của Nhật Bản 1. Thực trạng Hàng năm, nước ta xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn mảnh gỗ nguyên liệu giấy nhưng lại bỏ ra một lượng lớn nguồn ngoại tệ để nhập khẩu bột giấy và giấy. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng lớn giấy đã qua sử dụng vẫn chưa được đưa vào tái sản xuất, gây ra tình trạng lãng phí đáng báo động. Tình hình thị trường giấy không ổn định. Do tác động của giá đô la và giá vàng, hiện nay lãi suất cho vay cao nên rất khó khăn trong việc xác định chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm. Thời gian qua, trong khi cả nước thực hiện kiềm chế nhập siêu thì ngành giấy lại làm ngược lại là kiềm chế xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu: Nguyên nhân của tình trạng tăng nhập, giảm xuất ở ngành giấy là do sự thiếu hụt quá lớn bột giấy nguyên liệu, mặc dù gỗ nguyên liệu không hề thiếu. Hiện cả nước có khoảng trên 300.000 ha rừng nguyên liệu, mỗi năm trồng mới khoảng 7.000 ha, nhưng chỉ có rất ít nhà máy sản xuất bột giấy. Nguồn giấy phế liệu, thải loại ở các văn phòng, trường học và hộ gia đình rất lớn, nhưng không có tổ chức thu gom giấy, phân loại. Các công ty thu gom rác cũng không phân loại mà đổ thẳng ra bãi chôn lấp. Hoạt động thu gom giấy đã qua sử dụng nay vẫn theo phương thức cổ điển, hầu như hoàn toàn dựa vào hàng ngũ “ve chai, đồng nát” mà vẫn chưa có công ty chuyên thu hồi giấy. Đặc biệt, từ khi thực hiện thuế giá trị gia tăng yêu cầu bắt buộc phải có hóa đơn đỏ trong việc thu mua giấy loại lại càng gây trở ngại trong việc tiêu thụ giấy thu gom trong nước. Giấy đã qua sử dụng bị đem tiêu huỷ một cách lãng phí, trong lúc Việt Nam đang phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái chế khổng lồ từ các nước Mỹ, Nhật để làm nguyên liệu sản xuất giấy trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có quy định nào nói về việc thu gom và tái chế các vật liệu đã qua sử dụng có thể tái chế được. Vì vậy, siêu thị công nghệ công nghệ (Vinatech) tại tp.HCM cùng tập đoàn Taise và Ohhara (Nhật Bản) kí kết hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất bột giấy phi gỗ của Nhật Bản: 2. Nguyên nhân dẫn đến chuyển giao công nghệ: 2.1. Nguyên nhân chủ quan 2.1.1. Do công nghệ yếu kém. Công nghệ sản xuất giấy hiện nay ở Việt Nam còn lạc hậu, cơ sở vật chất chưa hiện đại, máy móc chưa được tiên tiến hóa. Tuổi thọ các máy thường khoảng vài chục năm nên thường xảy ra hư hỏng đột xuất làm cho thời gian ngừng sản xuất để bảo dưỡng, sửa chữa tăng lên. Vật tư thiết bị để thay thế sửa chữa cũng chủ yếu nhập ngoài nên các nhà máy thường gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết tài chính. Công nghệ cũ kỹ khiến việc sản xuất giấy cần một lượng nước ngọt cực kỳ lớn (sản xuất 1 tấn giấy cần 200 – 300m3 nước). Sản xuất giấy là ngành sử dụng nguyên liệu tạp để sản xuất nên giai đoạn tẩy rửa sử dụng rất nhiều các loại hóa chất. Sản xuất giấy cũng thải ra một lượng khổng lồ chất thải vào nguồn nước, đặc biệt là ở những nhà máy không có thu hồi hóa chất. Điều này gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, nhiều nơi nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khu vực xung quanh. 2.1.2. Do quỹ đất hạn hẹp. Trên thực tế, quỹ đất dành cho công nghiệp giấy không tập trung, địa hình phức tạp làm cho việc vận chuyển, khai thác, quản lý nguyên liệu rất khó khăn. Nguyên liệu sản xuất giấy luôn trong tình trạng căng thẳng, đe dọa kế hoạch sản xuất giấy của các doanh nghiệp trong nước. Hằng năm, nước ta chỉ đáp ứng được 25 – 30% nhu cầu bột giấy cho sản xuất trong nước, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Công nghệ kém nên giấy chủ yếu được sản xuất từ bột giấy loại tốt làm cho nhu cầu bột giấy càng tăng cao trong khi đó giá nhập bột giấy từ nước ngoài cao hơn 30 – 40% giá thành trong nước.Thực tế chỉ dùng đất trồng cây lấy gỗ để sản xuất giấy với quỹ đất như hiện nay thì trong khoảng một vài năm tới, có lẽ Việt Nam sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu 100% cho ngành sản xuất giấy. Vô lý ở chỗ thiếu thì vẫn thiếu thế nhưng thừa lại cứ thừa. Chính việc quy hoạch đất trồng và đầu ra chồng chéo, không hợp lý nên đã gây ra tình trạng thừa nguyên liệu giấy. Trong khi đó các nhà máy vẫn khuyến khích người dân vay vốn trồng rừng, rồi việc thu mua nguyên liệu không đồng nhất khiến nhiều người dân mất lòng tin vào nhà nước. 2.1.3. Trình độ quản lý yếu kém. Do quy trình sản xuất không được tự động hóa nên cần rất nhiều lao động mặc dù năng suất máy móc thấp. Quá nhiều lao động dẫn đến việc đi sớm về muộn, làm việc cầm chừng, đùn đẩy công việc cho nhau, thiếu tinh thần tự giác. Cách sắp xếp, quản lý nhân sự của ta thiếu hiệu quả, chưa khoa học. Nhiều cấp quản lý quá cũng thành trở ngại. Đôi khi thông tín cấp báo nhưng đến được nơi cần đến thì đã không còn hữu ích, làm mất đi cơ hội kinh doanh. Đội ngũ công nhân sản xuất đông nhưng lại không được đào tạo ngành nghề bài bản, thiếu năng lực, kém sáng tạo, chuyên môn thấp hoặc không có, khiến cho hiệu quả làm việc không cao, năng suất chất lượng sản phẩm thấp. Việc chi trả một khoản lương khổng lồ cho một lượng đông đảo công nhân gây sức ép rất lớn về mặt tài chính. 2.2. Nguyên nhân khách quan Do sự phát triển không dồng đều về công nghệ trên thế giới, mà Nhật Bản là một trong những nước sản xuất ra những công nghệ hiện đại bậc nhất phục vụ cho xã hội và con người nên chúng ta đã kí kết hợp đồng sừ dụng chuyển giao công nghệ của nhật bnả Xu thế mở rộng hợp tác giữa ta và các nước lân cận trong đó có nhật bản để khuyến khích thương mại tạo thuận lợi cho mua bán. Do chúng ta không đủ mọi nguồn lực để ra công nghệ này vì vậy cần chuyển giao công nghệ để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cấp bách của nền kinh tế, cũng như xã hội 3. Công nghệ làm giấy từ rơm rã và bã mía Với công suất từ 15-30 tấn/ngày, dây chuyền nói trên cho phép sản xuất bột giấy từ nguyên liệu phi gỗ như các loại nhánh keo lai hom, nhánh cây tràm, nhánh bạch đàn và thậm chí là từ rơm rạ hay bã mía. Nếu đem so sánh với việc sản xuất bột giấy từ gỗ thì phương pháp phi gỗ được đánh giá khá cao bởi nó cho phép tận dụng được thế mạnh nguyên liệu sẵn có của Việt Nam. Nguyên liệu này một một phần là do có sẵn, một phần có thể nhờ trồng canh tác ngắn ngày. Do không phải phá rừng lấy nguyên liệu nên công nghệ sản xuất bột giấy từ nguyên liệu phi gỗ là giải pháp tận dụng nguyên liệu, giúp hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Nói vậy là bởi: Khi đốt sản phẩm từ cây trồng, hoặc sản phẩm mọc lên từ việc hấp thụ khí các bonnic và thải ra oxi, chúng sẽ sinh ra một lượng carbonnic tương đương với khí hấp thụ, khiến cho tổng lượng khí cacbonnic trong môi trường không thay đổi. Bên cạnh đó, việc sử dụng dây chuyền sản xuất bột giấy cao cấp từ nguyên liệu phi gỗ ở quy mô công suất nhỏ vẫn cho phép lắp đặt rải rác theo địa phương, tuỳ theo các vùng nguyên liệu. Đầu ra sản phẩm là bột giấy chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và Nhật Bản. Dây chuyền sản xuất bột gỗ của Nhật từ nguyên liệu phi gỗ gồm: 1. Máy nghiền tinh hai đĩa DDR, với hai bộ làm tinh mang đến năng suất cao gấp 2 lần trên cùng 1 loại chấn đế máy có thể giảm tối đa mức độ ma sát và tiếp xúc giữa các bộ phận kim loại xảy ra trong những hoạt động tải năng. 2. Máy lọc bột giấy giúp loại bỏ tạp chất một cách nhanh nhất. 3. Máy lọc thứ cấp (xử lý phần bị loại) cho kết quả sàng lọc tốt hơn, hiệu quả gấp 4-5 lần so với máy sàng rung truyền thống. Thiết bị này tương đối gọn nhẹ và được chứng nhận là tối thiểu ô nhiễm khu vực hoạt động. 4. Máy làm sạch nồng độ cao có khả năng loại bỏ cực tốt kim loại, cát và những tạp chất khác trong bột giấy. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc liên tục loại bỏ những vật lạ ngay cả với một lượng nước cân bằng để làm sạch tối thiểu. Đặc biệt, với thiết kế phần xả cuối giúp loại bỏ ngay cả những hạt cát nhỏ nhất ở nồng độ là 1.0-1.5% 5. Máy nghiền chính được thiết kế giúp cho việc bảo tồn năng lượng, bảo đảm hiệu quả nghiền và tiết kiệm chi phí trong sản xuất với khả năng nghiền nguyên liệu cấp thấp mà không làm hỏng sợi bột. 6. Máy lọc dạng trống giúp kéo dài thời gian lưu bột bên trong và nồng độ bột ra ổn định khiến quá trình xử lý bột không bị dính lại do đó nồng độ bột đầu ra không ảnh hưởng đến bột. KẾT LUẬN Chuyển giao công nghệ đã giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội cũng như nền kinh tế, giúp nến kinh tế chúng ta ổn định và phát triển hơn, đồng thời nước ta có điều kiện nâng cao trình độ công nghệ, học tập các phương pháp quản lý tiên tiến của những quốc gia phát triển. Nhận thấy vấn đề cấp thuyết cần thay đổi quá trình sản xuất giấy siêu thị công nghệ công nghệ (Vinatech) đã nhanh chóng tìm ra giải pháp chuyển giao công nghệ sản xuất bột giấy phi gỗ của Nhật Bản để cung cấp lượng bột giấy đang còn thiếu, làm giảm khối lượng bột giấy phải nhập khẩu. Áp dụng công nghệ đã làm công bằng hơn số lượng nhà máy sản xuất bột giấy và nhà máy sản xuất giấy. Tận dụng khối lượng giấy phế tải khổng lồ vừa cung cấp lượng [...]... trong sạch hơn khi trong dây truyền sản xuất luôn đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu Có thể nói việc chuyển giao công nghệ ở những nước đang phát triển đang diễn ra ngày càng nhiều và đó là bước đi đúng đắn để xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa, mục tiêu trở thành những nước phát triển trong tương lai . định thực trạng hiện nay, nhóm em sẽ xin được làm rõ đề tài Nghiên cứu thực trạng chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển. Lấy ví dụ về một tổ chức cụ thể”. I .Thực trạng chuyển giao công. công nghệ ở những nước đang phát triển. 1. Những vấn đề chung về chuyển giao công nghệ. 1.1. Định nghĩa về chuyển giao công nghệ - Theo Luật chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ là chuyển. sang một ngành công nghiệp khác. + Từ một tổ chức này sang một tổ chức khác ở quy mô quốc tế. + Giữa 2 nước phát triển. + Giữa 2 nước đang phát triển. + Giữa 1 nước phát triển và 1 nước đang phát

Ngày đăng: 21/05/2015, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w