1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế vi mô tác động của hiệp định TPP đến ngành dệt may việt nam cơ hội, thách thức và một số đề xuất kiến nghị

32 3,9K 54

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 200,75 KB

Nội dung

TPP cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ và tham gia sâucủa các bên, loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ và các yêucầu cao về môi trường và lao động… Vì thế, tham gi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2 TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐẾN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

- CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Xuân Trường

Nhóm thực hiện: Nhóm 10, Lớp KTE402(2-15-16).2_LT

Trang 2

Hà Nội, tháng 3 năm 2016DANH SÁCH SINH VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔNG THỂ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 3

I Tổng quan về Hiệp định TPP 3

1.1 Định nghĩa về Hiệp định TPP 3

1.2 Lịch sử hình thành, phát triển và quá trình đàm phán 3

1.3 Nội dung chính của TPP 4

II Tác động của Hiệp định TPP đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam 8

1 Cơ hội 8

2 Thách thức: 10

PHẦN II: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐẾN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 14

I Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 14

1 Tình hình tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam 14

2 Chuỗi giá trị của ngành dệt may Việt Nam 15

3 Tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam vào các nước TPP 17

II Các kết quả đàm phán TPP về dệt may 18

III Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may khi Việt Nam tham gia TPP 19

1 Cơ hội: 19

2 Thách thức: 20

PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 23

KẾT LUẬN 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 4

tế, cũng như đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-PacificStrategic Economic Partnership Agreement – TPP) được coi như hiệp định thương mại

tự do “thế hệ mới” đầy tham vọng và tiêu chuẩn cao; là một thỏa thuận khu vực mởrộng, linh hoạt và toàn diện TPP cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ và tham gia sâucủa các bên, loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ và các yêucầu cao về môi trường và lao động… Vì thế, tham gia TPP được đánh giá là một cơhội không thể bỏ qua đối với các nền kinh tế, đặc biệt là với các nền kinh tế đang pháttriển trong đó có Việt Nam Việc tham gia TPP dự kiến sẽ mang lại những lợi ích tolớn cho Việt Nam với cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ từ các nền kinh tế thànhviên trên hầu hết các lĩnh vực, gia tăng xuất khẩu, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế Tuynhiên, bên cạnh những triển vọng mà TPP có thể mang lại, Việt Nam cũng sẽ gặp phảinhững thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng và đúng hướng

Trong số những lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, dệt may là một trong nhữngngành nghề chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định TPP Việc gia nhập TPP sẽ mở ranhững thuận lợi, triển vọng tăng trưởng chưa từng có cho hàng dệt may Việt Nam Tuynhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức lớn từ đối thủ cạnh tranh hay những yêu cầuđổi mới từ trong nước, đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành này phải có chiến lược

và định hướng chính sách kịp thời, phù hợp Từ tình hình trên, nhóm tác giả quyết định

Trang 5

chọn đề tài “Tác động của Hiệp định TPP đến ngành dệt may Việt Nam – cơ hội, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị” làm đề tài Tiểu luận làm đề tài tiểu luậncủa mình với mong muốn cung cấp cho độc giả hệ thống thông tin cơ bản về vấn đềquan trọng này.

2 Tình hình nghiên cứu

Qua tìm hiểu, nhóm tác giả nhận thấy Hiệp định TPP và những vấn đề liên quanđến Hiệp định này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều tác giả, họcgiả, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước ngay từ khi chúng ta bắt đầu tham gia đàmphán (tháng 11/2010) Đối với lĩnh vực dệt may cũng có khá nhiều công trình nghiêncứu, bài viết của nhiều tác giả

Theo hướng nghiên cứu phổ biến, phần đông tác giả tập trung phân tích, đánhgiá, nhận định về những thuận lợi, triển vọng, thời cơ đối với ngành dệt may Việt Namkhi chúng ta tham gia Hiệp định TPP; từ đó chỉ ra những khó khăn, thách thức màngành này sẽ phải ứng phó khi chúng ta chính thức trở thành thành viên của TPP Từ

đó, các tác giả gợi ý một số giải pháp nhằm định hướng phát triển cho các doanhnghiệp dệt may trong nước thời gian tới

Với hướng nghiên cứu này có thể kể ra các công trình của một số tổ chức, nhànghiên cứu uy tín trong nước, tiêu biểu như: (+) Bài nghiên cứu “Tổng quan về Hiệpđịnh đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” của Viện Nghiên cứu quản lýkinh tế Trung ương; (+) bài tổng hợp “TPP – Được và mất của dệt may Việt Nam” củaTrung tâm WTO (Văn phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam – VCCI); (+) bàiviết “Doanh nghiệp dệt may đón bắt cơ hội từ Hiệp định TTP” của Cục phát triểndoanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)… Với hướng nghiên cứu này còn có nhữngcông trình khác có nội dung liên quan đến đề tài Tuy nhiên, trong phạm vi của tiểuluận, chúng tôi không có điều kiện liệt kê ra tất cả

Ngoài ra, một số tác giả đi theo hướng đi sâu trình bày những khía cạnh cụ thểhơn đối với từng địa phương, từng doanh nghiệp, trong đó phân tích những lợi thế của

họ khi Việt Nam ký kết TPP, đồng thời chỉ ra những vấn đề cần khắc phục nhằm tậndụng hiệu quả hơn cơ hội mà TPP mang lại

Có thể thấy, các công trình, bài viết trên được các nhà nghiên cứu đề cập đếnnhiều nội dung phong phú, với mức độ nông sâu khác nhau Trong tiểu luận của mình,chúng tôi muốn đề cập một cách khái quát, có hệ thống các vấn đề liên quan đến Hiệp

Trang 6

định TPP, đi sâu hơn nghiên cứu các tác động của TPP đến một ngành nghề cụ thể làdệt may, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị, chính sách.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của tiểu luận là hệ thống những thông tin tổng quát về Hiệp định TPP,tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam, ngành dệt may Trên cơ sở đó, nêu lên một

số gợi ý chính sách đối với ngành dệt may của nước ta thời gian tới

Để đạt được mục đích trên, nhóm tác giả xác định ba nhiệm vu ̣sau:

Thứ nhất, phân tích tổng quan về Hiệp định TPP và tác động của nó tới tổng thểnền kinh tế Việt Nam

Thứ hai, tập hợp, hệ thống những vấn đề của TPP liên quan đến ngành dệt mayViệt Nam

Thứ ba, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp quản lý nhà nước và biện pháp cụthể đối với các doanh nghiệp dệt may trong nước

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được xây dựng theo phương pháp thống kê, tổng hợp kết hợp phântích, so sánh dựa trên kiến thức kinh tế học của các thành viên trong nhóm và một sốnguồn tư liệu sẵn có

5 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung tìm hiểu về Hiệp định TPP và những ảnh hưởng của nó đốivới lĩnh vực dệt may của Việt Nam

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh sách sinh viên và Danh mục tài liệu thamkhảo, kết cấu của tiểu luận bao gồm 03 Mục lớn và 05 tiết nhỏ

Trang 7

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP VÀ TÁC ĐỘNG

ĐẾN TỔNG THỂ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

I Tổng quan về Hiệp định TPP và tác động đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam

1 Tổng quan về Hiệp định TPP

1.1 Định nghĩa về Hiệp định TPP

Hiệp định TPP (tên tiếng anh là Trans-Pacific Strategic Economic PartnershipAgreement) tạm dịch là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái BìnhDương Đây là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký với mục tiêu thiếtlập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực Châu Á-Thái BìnhDương TPP hiện tại có 12 thành viên bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia,Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch

vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên nhằm tăng cường trao đổi hàng hóa, dịch

vụ giữa các nước này, thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế

1.2 Lịch sử hình thành, phát triển và quá trình đàm phán

Năm 2002, TPP bắt đầu hình thành với 3 nước đầu tiên là Singapore, NewZeland và Chile bàn thảo Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) Tháng4/2004, Brunei tham gia và thỏa thuận được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Kinh tếChiến lược Xuyên Thái Bình Dương hay còn gọi là P4 Hiệp định này được ký kết bởi

4 thành viên vào ngày 3/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 28/5/2006

Năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán củaHiệp định này ra các vấn đề dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi với Hoa Kỳ về khảnăng nước này tham gia vào đàm phán mở rộng của P4 Phía Hoa Kỳ cũng bắt đầu tiếnhành nghiên cứu vấn đề, tham vấn nội bộ với các nhóm lợi ích và Nghị viện về vấn đềnày Tháng 9/2008, Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) thông báo quyếtđịnh của Hoa Kỳ tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia Hiệp địnhnày để mở cửa thị trường đầu tư và dịch vụ tài chính

Tháng 11/2008, Peru, Australia cũng bày tỏ ý định muốn gia nhập Tại buổi họpbáo công bố sự tham gia của Australia và Peru, đại diện các bên khẳng định sẽ đàm

Trang 8

phán để thiết lập một khuôn khổ mới cho TPP Kể từ đó, các vòng đàm phán TPPđược lên lịch và diễn ra cho đến nay.

Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia TPP với tư cách thành viên liênkết Tuy nhiên, đàm phán TPP mới đã bị trì hoãn đến tận cuối năm 2009 do phải chờđợi Hoa Kỳ hoàn thành kỳ bầu cử Tổng thống và Chính quyền mới của Tổng thốngObama tham vấn và xem xét lại việc tham gia đàm phán TPP Tháng 12/2009, USTRthông báo quyết định của Tổng thống Obama về việc Hoa Kỳ tiếp tục tham gia TPP.Chỉ lúc này đàm phán TPP mới được chính thức khởi động

Tháng 3/2010, vòng đàm phán TPP đầu tiên được tiến hành tại Melbourn(Australia) Năm 2010 đã chứng kiến 4 vòng đàm phán trong khuôn khổ TPP (Vòng 2,

3 đã tiến hành tại San Francisco - Hoa Kỳ tháng 6/2010 và tại Brunei tháng 10/2010,Vòng 4 kết thúc trong tháng 12/2010 tại New Zealand) Các nước đàm phán đặt mụctiêu là sẽ hoàn thành đàm phán TPP vào cuối 2011 sau 5 vòng đàm phán

Tháng 10/2010, tại vòng đàm phán thứ ba diễn ra ở Brunei, Malaysia chínhthức tham gia đàm phán TPP, nâng tổng số nước tham gia đàm phán lên 9 nước

Tháng 11/2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách thành viênliên kết, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP

Tháng 6/2012, Canada và Mexico tuyên bố tham gia đàm phán và trở thànhthành viên chính thức vào tháng 10/2012

Tháng 7/2013, Nhật Bản tham gia đàm phán và trở thành thành viên thứ 12 tạivòng đàm phán thứ 18 diễn ra ở Malaysia

Ngày 5/10/2015, sau nhiều vòng đàm phán tại Atlanta, hiệp định TPP chínhthức đạt được những thỏa thuận cuối cùng

1.3 Nội dung chính của TPP

Ngày 5/10/2015, Bộ công thương đã công bố tóm tắt nội dung Hiệp định TPPsau khi 12 nước tham gia đàm phán đã đạt được những thỏa thuận cuối cùng Theo đó,hiệp định TPP gồm 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan đếnthương mại, cụ thể:

Về thương mại hàng hóa

Các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng ràophi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan cũngnhư các chính sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nông nghiệp

Trang 9

Việc xóa bỏ phần lớn thuế quan đối với hàng công nghiệp sẽ được thực hiệnngay lập tức mặc dù thuế quan đối với một số mặt hàng sẽ được xóa bỏ với lộ trình dàihơn do các bên thống nhất

Việc cắt giảm thuế cụ thể do các bên thống nhất được quy định tại lộ trình camkết bao gồm tất cả hàng hóa và được đính kèm theo lời văn của hiệp định Đối vớihàng nông nghiệp, các bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách mangtính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, cải cách vềmặt chính sách, bao gồm cả việc thông qua xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp

Các bên tham gia TPP đưa ra các quy định hạn chế việc cấp vốn ưu đãi từ chínhphủ hoặc các chính sách khác gây bóp méo thương mại nông sản

Về dệt may

Các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may - ngànhcông nghiệp Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối vớimột số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các bên thống nhất

Chương dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụngsợi và vải từ khu vực TPP Điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng vàđầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phépviệc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực

Chương này còn đề cập đến cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngănchặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận cũng như cơ chế tự vệ đặc biệt đối với dệtmay để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đốivới ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu

Về quy tắc xuất xứ

Về nguyên tắc xuất xứ, 12 nước thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quytắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởngthuế quan ưu đãi trong TPP

Ngoài ra, các bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu vàcác loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả hàng tân trang - việc này được cho

là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành các sản phẩm mới

Nếu các bên TPP duy trì yêu cầu cấp phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu thì phảithông báo cho các bên kia về những quy trình không nhằm mục đích làm chậm sự lưuthông thương mại

Trang 10

Về quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại

Các nước nhất trí về các quy định liên quan tới xử phạt hải quan để bảo đảm cáchình thức xử phạt này được thực hiện một cách công bằng và minh bạch Bên cạnh đó,

vì tầm quan trọng của chuyển phát nhanh đối với các lĩnh vực kinh doanh, trong đó cócác doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nước TPP đã nhất trí về các quy định hải quan đốivới chuyển phát nhanh

Để hỗ trợ chống buôn lậu và trốn thuế, các nước tham gia TPP nhất trí cung cấpthông tin khi được yêu cầu để hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực thi luật hải quan

Đối với các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật (SPS), các nước TPP

nhất trí cho phép công chúng được đóng góp ý kiến vào các dự thảo quy định SPStrong quá trình đưa ra quyết định và ban hành chính sách cũng như để bảo đảm rằngdoanh nghiệp hiểu rõ các quy định mà họ sẽ phải tuân thủ

Việc kiểm tra hàng hóa đáp ứng các quy định SPS được dựa trên các rủi ro tiềmtàng trên thực tế có gắn với việc nhập khẩu và thông báo cho nhà nhập khẩu hoặc xuấtkhẩu trong vòng bảy ngày nếu hàng hóa bị cấm nhập khẩu vì lý do liên quan đến SPS

Đối với hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các thành viên TPP đã

nhất trí về các nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử khi xây dựng các quyđịnh, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp

Để cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp TPP, đặc biệt là các doanh nghiệpnhỏ, các thành viên TPP nhất trí các quy định giúp xóa bỏ các quy trình kiểm tra vàchứng nhận trùng lắp đối với các sản phẩm, thiết lập quy trình dễ dàng hơn giúp cáccông ty tiếp cận thị trường các nước TPP

Ngoài ra, hiệp định TPP bao gồm các phụ lục liên quan tới các quy định về cáclĩnh vực cụ thể nhằm thúc đẩy cách tiếp cận chung về chính sách trong khu vực TPP

Các lĩnh vực này bao gồm mỹ phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm, các sản phẩmcông nghệ thông tin và truyền thông, rượu và đồ uống có cồn, thực phẩm và các chấtgây nghiện và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Chương phòng vệ thương mại trong Hiệp định TPP cho phép một thành

viên thực hiện một biện pháp tự vệ tạm thời trong một khoảng thời gian cụ thể nếuviệc nhập khẩu tăng đột biến do kết quả của việc cắt giảm thuế được thực hiện theohiệp định TPP đủ để gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước

Trang 11

Các biện pháp này có thể được duy trì lên tới 2 năm, với việc gia hạn 1 năm, nhưngphải được tự do hóa dần dần nếu các biện pháp này đã kéo dài hơn một năm

Đối với đầu tư, các thành viên chấp nhận các nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một

danh mục chọn bỏ”, nghĩa là thị trường các nước là mở hoàn toàn đối với các nhà đầu

tư nước ngoài, trừ khi các thành viên đưa ra một ngoại lệ (biện pháp bảo lưu khôngtương thích) trong một trong hai phụ lục cụ thể của quốc gia đó đính kèm hiệp địnhTPP: các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa racác biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trongtương lai, và các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự dolàm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai

Trong chương thương mại điện tử, nghiêm cấm việc áp dụng thuế quan đối

với các sản phẩm kỹ thuật số và ngăn chặn các thành viên TPP tạo điều kiện thuận lợicho các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước đối với các sản phẩm kỹthuật số này thông qua các biện pháp như thuế phân biệt đối xử hoặc sự ngăn cấm mộtcách rõ ràng

Các thành viên cũng được yêu cầu phải có các biện pháp để chấm dứt các tinnhắn thương mại điện tử được gửi đi không do yêu cầu

Đối với mua sắm chính phủ, các thành viên sẽ chỉ duyệt hợp đồng dựa trên

những tiêu chí đánh giá đã mô tả trong các thông báo và hồ sơ dự thầu, sẽ xây dựngcác quy trình hợp lý để chất vấn hoặc xem xét các khiếu nại đối với một phê duyệt nào

đó Mỗi thành viên sẽ đưa ra một danh sách chọn cho các đơn vị mà thành viên đó sẽxây dựng, được liệt kê tại phụ lục gắn liền với Hiệp định TPP

Trong chương doanh nghiệp nhà nước (SOEs) tất cả các thành viên TPP đều

có doanh nghiệp nhà nước nên nhất trí bảo đảm rằng các SOEs của mình sẽ tiến hànhcác hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ trường hợp không phùhợp với nhiệm vụ mà các SOEs đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ công.Các thành viên cũng đồng ý bảo đảm rằng các SOEs hoặc đơn vị độc quyền sẵn cókhông có những hoạt động phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch

vụ của các thành viên khác

Các thành viên TPP đồng ý chia sẻ danh sách các SOEs với các thành viên khác

và khi được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểmsoát của chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cung cấp cho các SOEs

Trang 12

Hiệp định TPP quy định việc thành lập Ủy ban Doanh nghiệp vừa và nhỏ

được tiến hành họp định kỳ để rà soát mức độ hỗ trợ của Hiệp định TPP cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ, cân nhắc các cách thức để nâng cao hơn nữa những lợi ích của hiệpđịnh và giám sát các hoạt động hợp tác hoặc nâng cao năng lực để hỗ trợ cho doanhnghiệp vừa và nhỏ thông qua tư vấn xuất khẩu, hỗ trợ, đào tạo cho doanh nghiệp vừa

và nhỏ; chia sẻ thông tin; cấp vốn thương mại và các hoạt động khác

Đáng chú ý, TPP sẽ tạo nên các cơ chế chính thức nhằm rà soát tác động củaTPP lên sức cạnh tranh của các thành viên thông qua các cuộc đối thoại giữa các chínhphủ và giữa chính phủ với doanh nghiệp và cộng đồng, tập trung tham gia sâu vàochuỗi cung ứng khu vực nhằm đánh giá sự phát triển, tận dụng lợi thế của các cơ hộimới, và giải quyết bất cứ các thách thức có thể nổi lên khi hiệp định TPP có hiệu lực

Trong số các giải pháp này có việc thành lập Ủy ban Về cạnh tranh và tạo thuậnlợi kinh doanh Ủy ban này sẽ nhóm họp thường xuyên nhằm rà soát tác động của hiệpđịnh TPP lên sức cạnh tranh của khu vực và quốc gia và lên hệ thống kinh tế khu vực Ngoài ra, những nội dung về thương mại dịch vụ qua biên giới, dịch vụ tài chính, nhậpcảnh tạm thời của khách kinh doanh, viễn thông, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ,minh bạch hoá và chống tham nhũng, các điều khoản về hành chính và thể chế, giảiquyết tranh chấp…cũng là nội dung quan trọng trong Hiệp định TPP

II Tác động của Hiệp định TPP đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam

1 Cơ hội

Với việc Hiệp định TPP được ký kết, Việt Nam đã chính thức gia nhập mộttrong những khu vực thương mại lớn nhất thế giới với hơn 800 triệu người, đóng gópkhoảng 40% GDP của thế giới và khoảng 30% kim ngạch toàn cầu Điều này mang lạicho Việt Nam rất nhiều cơ hội “vàng” để phát triển nền kinh tế trong những năm tới

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu

Một trong những lợi ích mà TPP mang lại cho Việt Nam chính là việc mở rộng

cơ hội xuất khẩu và tăng khả năng thâm nhập thị trường, đặc biệt là hai thị trường chủ lực là Mỹ và Nhật Bản

Một khi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được giảm tới 90% thậm chí

có loại thuế hạ về mức 0% ở các nước thành viên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Namchắc chắn sẽ tăng, đặc biệt là với các mặt hàng có thế mạnh như dệt may, giày dép, cácsản phẩm và thiết bị điện tử…

Trang 13

Theo Bộ Tài chính, thị trường Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với86% số dòng thuế, chiếm 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản,tương đương 10,5 tỷ USD (dựa trên số liệu kim ngạch thương mại năm 2014) Nhiềumặt hàng ưu tiên của Việt Nam được rút ngắn đáng kể lộ trình so với cam kết tại Hiệpđịnh FTA Việt Nam - Nhật Bản như đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của VNđược hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực như cá ngừ vây vàng, cángừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua ghe… Toàn bộ các dòngthủy sản không cam kết xóa bỏ thuế trong FTA Việt Nam - Nhật Bản sẽ được xóa bỏtrong TPP với lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khihiệp định có hiệu lực

Việc thuế suất giảm mạnh ở các quốc gia tham gia TPP sẽ giúp cho giá cả cácmặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ tương đối so với mặt hàng các nước khác,cho phép Việt Nam thâm nhập thị trường tốt hơn, từ đó kim ngạch xuất khẩu sẽ đượccải thiện Theo báo cáo của WB, TPP sẽ bổ sung 17% giá trị kim ngạch xuất khẩu choViệt Nam trong vòng 20 năm tới Vậy nên tăng kim ngạch xuất khẩu được xem là mộttrong lợi ích lớn nhất mà TPP mang lại cho Việt Nam

Thúc đẩy thu hút vốn đầu tư

Cơ hội thu hút vốn đầu tư là rất sáng cho Việt Nam đặc biệt là khi Việt Nam cóthể tiếp cận các thị trường rộng lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada,… Việt Nam sẽ có thểthu hút từ cả các nước thành viên TPP và các nước không tham gia hiệp định này Cácnhà đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, ASEAN sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam đểtận dụng ưu thế thành viên TPP của Việt Nam Ngược lại, Việt Nam cũng có thể thuhút dòng vốn từ các nước thành viên TPP nhờ vào tư cách là thành viên các tổ chứckinh tế khu vực như AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), ACFTA (Khu vựcmậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc) Việc gia tăng đầu tư nước ngoài, đặc biệt làtrong các lĩnh vực Việt Nam mong muốn như các ngành công nghệ, nâng cao trình độnền công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ sẽ cho phép Việt Nam tham gia tốt hơn vàochuỗi giá trị khu vực và toàn cầu và tiếp tục gia tăng thu hút vốn đầu tư cho Việt Nam

Thúc đẩy cải cách thể chế, tái cơ cấu, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Thực tế trong 30 năm đổi mới, mở cửa vừa qua cho thấy việc mở cửa nền kinh

tế thành công luôn tạo động lực thúc đẩy cải cách kinh tế và nâng cao trình độ phát

Trang 14

triển của Việt Nam Đồng thời chính những chính sách mở cửa tích cực đó lại quay trởlại tạo cơ hội để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công TPP tạo ra thách thức, sức épcũng như động lực để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, môi trường kinh doanh,khu vực Doanh nghiệp Nhà nước, điều chỉnh, hoàn thiện các bộ luật Các cải cách nàytrong ngắn hạn sẽ giúp Việt Nam có đủ điều kiện để tham gia TPP nhưng trong dài hạn

sẽ cho phép nền kinh tế phát triển mạnh hơn, Việt Nam sẽ thay đổi thể chế và cơ cấukinh tế một cách sâu rộng và toàn diện hơn

Không chỉ vậy, thông qua TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội được hợp tác với nhữngcường quốc trong lĩnh vực công nghệ, giáo dục, thương mại… từ đó giúp Việt Namcải thiện được những lĩnh vực này một cách hiệu quả hơn

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước

Hiệp định TPP đã giúp Việt Nam tăng cường quan hệ nhiều mặt với các đối tácquốc tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều đối tác quantrọng của Việt Nam nói riêng, của ASEAN nói chung như Mỹ, Nhật Bản, HànQuốc… Việc tham gia TPP với nhiều điều khoản yêu cầu cao về tự do hóa thươngmại, thị trường sản phẩm, dịch vụ, môi trường… cũng chứng tỏ quyết tâm và cam kếtcải cách của Việt Nam Qua đó tăng sức hấp dẫn của thị trường và uy tín của Việt Namđối với các nhà đầu tư, cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam

2 Thách thức

Gia tăng sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh

Một trong những thách thức lớn nhất mà TPP đặt ra cho Việt Nam nói chung vàcác doanh nghiệp Việt Nam nói chung đó là việc gia tăng sức ép về mở của thị trường

và sự cạnh tranh khốc liệt

Trong bối cảnh hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung nănglực cạnh tranh còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập Ngược lại, các doanhnghiệp FDI đã tận dụng tốt các lợi thế này để mở rộng thị trường, đẩy lùi thị phần củacác doanh nghiệp Việt Nam ngay tại thị trường trong nước Chính vì thế, mặc dù lộtrình cắt giảm thuế của Việt Nam sau khi gia nhập TPP sẽ chậm hơn một chút do lànước đang phát triển nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.Theo phân tích cơ cấu xuất khẩu của các nước TPP, có thể thấy những ngành sản xuấtcủa Việt Nam thực sự gặp khó khăn sẽ là công nghiệp ô tô, các ngành nông nghiệp đặcbiệt là chăn nuôi vốn chủ yếu là sản xuất nhỏ,manh mún sẽ không có khả năng cạnh

Trang 15

tranh trước các đối thủ có kinh nghiệm và truyền thống sản xuất lớn Thế nên, TPP cóthể gây ra các hệ quả xã hội tiêu cực cho Việt Nam như tình trạng phá sản và thấtnghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu Cùng với đó, các thị trườngdịch vụ, lao động, khoa học công nghệ, hệ thống tài chính… còn chưa phát triển toàndiện sẽ khiến Việt Nam phải đối mặt với đòi hỏi từ các nước TPP về việc mở rộng cửahơn cho các nhà đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực này

Khó khăn về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

Hiệp định TPP đề cập đến tất cả các vấn đề của kinh tế, xã hội như thuế quan,hàng rào kỹ thuật, lĩnh vực phi truyền thống (lao động, môi trường, chống thamnhũng…) ở 22 nhóm lĩnh vực Bên cạnh cơ hội giảm thuế, những rào cản dưới dạngquy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay phòng vệ thương mại với quy chế nền kinh tếphi thị trường mà Hoa Kỳ thực hiện, rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuếquan đối với hàng hóa Việt Nam Chẳng hạn, những quy định của TPP về quy tắc xuất

xứ, môi trường…sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ViệtNam như: dệt may, thủy hải sản… Điển hình ở quy tắc xuất xứ, Mỹ đòi hỏi hàng dệtmay của Việt Nam phải tính từ khâu sợi, điều mà hiện nay doanh nghiệp Việt Namkhó đáp ứng và khả năng có đến 80% hàng hóa không đạt yêu cầu Trong khi đó, ViệtNam theo đuổi nguyên tắc xuất xứ “cắt và may” trong TPP mà theo đó, dù hàng hoávới nguồn nguyên liệu từ các nước không là thành viên TPP vẫn được hưởng những

ưu đãi thuế quan trong TPP

Sức ép hoàn thiện khuôn khổ pháp luật

Việc cam kết thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ TPP sẽ đòi hỏiViệt Nam phải thay đổi và hoàn thiện bộ luật, các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, môitrường, xã hội…một cách nhanh chóng Trong khi đó, hệ thống pháp luật của ViệtNam còn rất nhiều kẽ hở và kém phát triển hơn nhiều so với các nước thành viên kháctrong TPP Các bộ chi tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm còn khác biệt lớn so vớithông lệ quốc tế cả về chất lượng lẫn phương thức tính toán Chính vì thế, việc điềuchỉnh bộ luật, các chỉ tiêu chất lượng về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ… sẽ là mộttrong những thách thức lớn đối với Việt Nam

Khoảng cách quá lớn về trình độ phát triển

Trang 16

Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là Việt Nam hiện có khoảng cách quá lớn

về trình độ phát triển so với tất cả các nước thành viên TPP Bên cạnh đó Việt Namcòn có những khác biệt lớn với các nước đối tác trong TPP trên một số điểm:

- Việt Nam chưa có kinh tế thị trường đúng nghĩa Kinh tế thị trường ở Việt

Nam là “theo định hướng XHCN”, không thật sự tôn trọng các quy luật của thị trường

về cung cầu - cạnh tranh - giá cả Thị trường ở Việt Nam về cơ bản mới có thị trườngsản phẩm; thị trường vốn, lao động, khoa học công nghệ… phát triển chưa đáng kể

Mỹ là đối tác lớn nhất trong TPP hiện cũng vẫn cho rằng Việt Nam là một nền “kinh tếphi thị trường” và áp đặt các hạn chế đối với ngành dệt may, thuỷ sản… của Việt Nam

- Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong công cuộc tự do hoá nền kinh tế và

đã trở thành thành viên của WTO Tuy vậy, Việt Nam vẫn gặp nhiều chỉ trích về cáctiêu chuẩn lao động, sở hữu trí tuệ và vấn đề tham nhũng Riêng về vấn đề quyền sởhữu trí tuệ, Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách các nước bị phía Mỹ theo dõi, mộtphần do sản phẩm lậu và nhái vẫn được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, bao gồm cả viphạm bản quyền online

- Về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các đối tác trong TPP chủ yếu làquan hệ “hàng dọc”, nghĩa là xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm gia công; nhập khẩucông nghệ, máy móc…

Ngày đăng: 16/03/2016, 22:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bui Thanh Nam, 2014,“TPP: Cơ hội và thách thức với Việt Nam”, Tạp chí Pervasion, < http://www.pervasion.net/tpp-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: TPP: Cơ hội và thách thức với Việt Nam
2. “TPP có hiệu lực, Việt Nam được lợi 10,5 tỷ USD từ thị trường Nhật Bản”, WTO Hội nhập kinh tế quốc tế, <http://www.trungtamwto.vn/tin-tuc/tpp-co-hieu-luc-viet-nam-duoc-loi-105-ty-usd-tu-thi-truong-nhat-ban&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: TPP có hiệu lực, Việt Nam được lợi 10,5 tỷ USD từ thị trường Nhật Bản
3. “WB nói về lợi thế “không nước nào có” của Việt Nam trong TPP”, VnEconomy,n<http://vneconomy.vn/thoi-su/wb-noi-ve-loi-the-khong-nuoc-nao-co-cua-viet-nam-trong-tpp-20151202054630836.htm&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: WB nói về lợi thế “không nước nào có” của Việt Nam trong TPP
4. Nguyệt Quế, 2016, “TPP là cơ hội để Việt Nam “lớn lên”, Cafef,<http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/tpp-la-co-ho-i-de-vie-t-nam-lo-n-len-2016020417162931.chn&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: TPP là cơ hội để Việt Nam “lớn lên
6. Phan Thu, 2016, “Trò chuyện với những người đàm phán TPP: Những điều chưa biết về TPP”, Cafef, <http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/tro-chuyen-voi-nhung-nguoi-dam-phan-tpp-nhung-dieu-chua-biet-ve-tpp-20160213110924919.chn &gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chuyện với những người đàm phán TPP: Những điềuchưa biết về TPP
7. Trần Hồng Quang, Nguyễn Quốc Cường, 2014, “Gia nhập TPP - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và ASEAN”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp Quỹ Rosa Luxemburg tổ chức ngày 20/3/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia nhập TPP - cơ hội vàthách thức đối với Việt Nam và ASEAN
5. Đại học Ngoại Thương, 2012, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: cơ hội và những vấn đề đặt ra, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w