Phân tích ma trận swot của ga đà nẵng TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích ma trận swot của ga đà nẵng PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG A Một số lý luận về Ma trận SWOT : I. Khái niệm phân tích ma trận SWOT : Phân tích SWOT là một trong năm bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp; bao gồm: a, Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp b, Phân tích SWOT c, Xác định mục tiêu chiến lược d, Hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược e, Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của bốn từ tiếng Anh là: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu) nhằm đề xuất các giải pháp cần thiết nên được bổ sung hoặc điều chỉnh. II. Vai trò của việc phân tích ma trận SWOT : Mô hình phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lôgic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Quá trình phân tích SWOT sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động.
Phân tích ma trận swot của ga đà nẵng TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích ma trận swot của ga đà nẵng PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG Ψ A/ Một số lý luận về Ma trận SWOT : I. Khái niệm phân tích ma trận SWOT : Phân tích SWOT là một trong năm bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp; bao gồm:↔ a, Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp b, Phân tích SWOT c, Xác định mục tiêu chiến lược d, Hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược e, Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của bốn từ tiếng Anh là: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu) nhằm đề xuất các giải pháp cần thiết nên được bổ sung hoặc điều chỉnh.↔ II. Vai trò của việc phân tích ma trận SWOT : Ξ Mô hình phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lôgic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Quá trình phân tích SWOT sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động. Ξ SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. Ξ SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ , cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. III. Ý nghĩa và sự cần thiết phải phân tích ma trận SWOT : ↓ Việc phân tích ma trận SWOT là rất cần thiết vì bất cứ một tổ chức nào hay một doanh nghiệp nào cũng như một con người nào bao giờ cũng có bốn vấn đề là thế mạnh, yếu kém, cơ hội và nguy cơ. Do đó, trong quá trình thực hiện mục tiêu quản trị đòi hỏi phải khai thác các tiềm năng, thế mạnh; hạn chế các yếu kém; tranh thủ cơ hội và đẩy lùi nguy cơ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. ↓ Điểm mạnh và điểm yếu thường xuất phát từ nội tại trong tổ chức của doanh nghiệp trong khi cơ hội và nguy cơ thường liên quan tới những nhân tố từ bên ngoài. Vì thế, có thể coi SWOT chính là một công cụ quan trọng do có tầm bao quát lớn đối với một tổ chức. Nó có thể giúp doanh nghiệp tập trung vào điểm mạnh của mình, giảm thiếu những điểm yếu, xem xét tất cả các cơ hội mà doanh nghiệp đó có thể tận dụng được; và bằng cách hiểu được điểm yếu của mình trong kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà doanh nghiệp đó không thể nhận thức hết. ↓ Hơn nữa, doanh nghiệp có thể áp dụng SWOT cho chính đối thủ cạnh tranh để từ đó tìm ra phương thức hiệu quả trong cạnh tranh. Bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể phác thảo một chiến lược mà giúp doanh nghiệp đó phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh, vì thế mà giúp cho doanh nghiệp này cạnh tranh hiệu quả trên thị trường - “Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng” ↓ Xác định các SWOTs là rất cần thiết bởi vì các bước tiếp theo trong quá trình lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu được lựa chọn có thể được bắt nguồn từ SWOTs. ↓ Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa, giao lưu kinh tế – văn hóa với các nước là điều không thể tránh khỏi và rủi ro trên thương trường đối với các doanh nghiệp cũng không nhỏ. Vì vậy phân tích SWOT sẽ giúp các doanh nghiệp “cân – đo – đong – đếm” một cách chính xác trước khi quyết định thâm nhập vào thị trường quốc tế. => SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. IV. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện ma trận SWOT : ∞ Tất cả những nhân tố có ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của doanh nghiệp được chia thành: Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có tác động đến những nhân tố bên trong. Những nhân tố ảnh hưởng xấu và ảnh hưởng tốt đến doanh nghiệp. Từ hai nhóm trên, người ta chia thành bốn loại nhân tố sau: Strengths : là thế mạnh của doanh nghiệp. Là tổng hợp tất cả các thuộc tính, các yếu tố bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác, đó là tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. ] Thế mạnh của doanh nghiệp thường thể hiện ở lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Như lợi thế về quy cách, mẫu mã, chi phí, thương hiệu, tính chất quản lý, phẩm chất kinh doanh, uy tín doanh nghiệp trên thị trường. ] Strengths: thường trả lời cho các câu hỏi: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn hay tự sáng tạo thái quá. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường. Weaknesses : là những điểm yếu của doanh nghiệp, là tất cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và dành được thế mạnh, sự thắng lợi trên thị trường cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra. ] Weaknesses: thường trả lời cho các câu hỏi: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật. => Strengths và Weaknesses của một doanh nghiệp được coi là yếu tố bên trong doanh nghiệp. Mỗi yếu tố bên trong của doanh nghiệp vừa là điểm yếu, vừa là điểm mạnh trong quá trình kinh doanh trên thị trường. Vấn đề là doanh nghiệp đó phải cố gắng phát huy, phát hiện, khai thác, phân tích cặn kẽ các yếu tố nội bộ để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, yếu kém của mình so với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm bớt nhược điểm, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp để đạt được lợi thế tối đa trong cạnh tranh. Opportunities : là thời cơ của doanh nghiệp, là những thay đổi, những yếu tố mới xuất hiện trên thị trường tạo ra cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nó là việc xuất hiện khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhằm tăng doanh thu, mở rộng quy mô và khẳng định ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên, thời cơ xuất hiện chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp bởi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Tùy thuộc vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh hay yếu thì mới có thể khai thác những cơ hội thuận lợi trên thị trường. ] Opportunities: thường trả lời cho các câu hỏi: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang…, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng. Threats : là nguy cơ của doanh nghiệp, là những đe dọa, nguy hiểm bất ngờ xảy ra sẽ gây thiệt hại, tổn thất hoặc mang lại tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thiệt hại về hàng hóa, tài sản, thu hẹp thị trường và tổn hại đến uy tín thương hiệu. ] Threats: thường trả lời cho các câu hỏi: Những trở ngại đang phải đối mặt? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe dọa công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng. => Opportunities và Threats là những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. Quá trình tự do thương mại là thời cơ đem lại cho các doanh nghiệp được tự do kinh doanh, ít gặp rào cản thương mại, tự do mở rộng thị trường mua bán sản phẩm của mình nhưng cũng đặt doanh nghiệp trước những thách thức như cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn cả về mức độ và phạm vi, chỉ doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt thì tồn tại; doanh nghiệp cạnh tranh kém thì dẫn đến thua lỗ, phá sản. ∞ Mô hình SWOT thường đưa ra bốn chiến lược cơ bản: SO (Chiến lược maxi – maxi): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. WO (Chiến lược mini – maxi): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. ST (Chiến lược maxi – mini): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. WT (Chiến lược mini – mini): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. ∞ Ma trận SWOT được phân tích dựa trên các yếu tố bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công [...]... của Nhà nước về loại hình kinh doanh của công ty) - Sản phẩm thay thế - Xu hướng nền kinh tế vĩ mô - Văn hóa xã hội - Công nghệ - Nhân khẩu học: dân số, tuổi tác, trình độ… - Điều kiện tự nhiên của vùng cần phát triển B/ Thực trạng : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG I Đặc điểm của Ga Đà Nẵng : Ga Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước và trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ga Đà. .. đạt đươc của Ga Đà Nẵng : Kể từ khi chính thức đưa nhà ga vào khai thác đến nay, Ga Đà Nẵng đã trải qua bao nhiêu giai đoạn, thời kỳ với những bước đi thăng trầm gắn liền với sự phát triển đi lên của đất nước Nhìn lại chặng đường phát triển để thấy được sự cố gắng phấn đấu bền bỉ của cán bộ công nhân viên nhà ga qua các thời kỳ xây dựng và phát triển ] GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1983 ĐẾN NĂM 1989: Ga Đà Nẵng với... cải tiến chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã của tàu với những thiết kế vượt trội, công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, an toàn - Nhà ga có các khách hàng trung thành, đội ngũ khách hàng đông đảo - Ga Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi là nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, mặt phố lớn, thuận tiện cho việc đi lại của hành khách để mua vé và cập nhật giờ tàu tại ga - Ga Đà Nẵng luôn nhận được sự quan tâm và hỗ... phong cách phục vụ của cán bộ công nhân viên nhà ga, Ga Đà Nẵng luôn quan tâm chú trọng công tác giữ gìn an ninh trật tự khu ga với mục tiêu tạo môi trường lành mạnh, văn minh, trật tự phục vụ hành khách, chủ hàng Với những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Ga Đà Nẵng đã cải thiện một bước đáng kể trong việc phục vụ hành khách, chủ hàng, tạo công ăn việc làm ổn định, thu nhập của cán bộ công... tin nhắn SMS Ngoài ra ga còn xây dựng trang web riêng của ga nhằm quảng bá thông tin đến với hành khách, chủ hàng Từ những cố gắng đó hiện nay tại Ga Đà Nẵng không còn cảnh xếp hàng rồng rắn, chen lấn mất trật tự như trước đây, đặc biệt là trong các đợt cao điểm vận tải hè, lễ, Tết Xác định an toàn là điều kiện sống còn của một đơn vị kinh doanh vận tải, trong những năm qua Ga Đà Nẵng đã có nhiều cố... tại ga - Ga Đà Nẵng luôn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía Tổng công ty Đường sắt Việt Nam 2, Điểm yếu : - Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Ga Đà Nẵng những năm gần đây cho thấy lượng hành khách đi tàu có phần giảm sút Kết quả sản xuất kinh doanh của Ga Đà Nẵng năm 2010 thực hiện như sau: Tấn xếp hàng hóa đạt 97% kế hoạch, so sánh cùng kỳ năm 2009 đạt 101% Tấn xếp hành lý... pháo hoa quốc tế hàng năm) Nhờ có tiềm năng du lịch to lớn như vậy nên số lượng du khách ước tính đến Đà Nẵng trong thời gian sẽ tăng một cách đột biến Điều này sẽ góp phần vào sự tăng trưởng doanh thu của Ga Đà Nẵng - Với lợi thế Việt Nam gia nhập WTO, Ga Đà Nẵng có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới, nâng cao năng... những cá nhân và tập thể có thành tích giữ vững an toàn chạy tàu Từ những cố gắng như trên, trong những năm qua Ga Đà Nẵng luôn đảm bảo an toàn chạy tàu tuyệt đối, không có chậm tàu do chủ quan; không có tai nạn lao động Về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, ga đã phối hợp cùng chính quyền địa phương, duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo an ninh trật tự khu vực Ga Đà Nẵng; thường xuyên tranh thủ cũng... lực lượng cảnh sát, quân sự Trong các năm qua Ga Đà Nẵng thực hiện tốt và được Công an Thành phố Đà Nẵng tặng bằng khen vì có thành tích trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; tệ nạn trộm cắp, móc túi được hạn chế, hành khách đến ga được an tâm, thoải mái; không có tệ nạn hút chích trong khu vực ga Các đối tượng cò mồi, chợ đen đều được nhà ga phối hợp cùng Công an Phường Tân Chính, Quận... tích xuất sắc trong công tác từ năm 2004 – 2008 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc III Những thế mạnh, yếu kém, cơ hội và nguy cơ của Ga Đà Nẵng : 1, Điểm mạnh : - Thế mạnh của ngành Đường sắt cũng như của Ga Đà Nẵng là có thể vận chuyển các loại hàng hóa với số lượng và quy mô lớn đến mọi địa điểm trên mọi miền Tổ quốc - Trong mùa mưa bão, lũ lụt, tàu lửa cũng có thể vận . trận swot của ga đà nẵng TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích ma trận swot của ga đà nẵng PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA GA ĐÀ NẴNG Ψ A/ Một số lý luận về Ma trận SWOT : I. Khái niệm phân tích ma trận SWOT. chỉnh.↔ II. Vai trò của việc phân tích ma trận SWOT : Ξ Mô hình phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lôgic dễ hiểu, dễ. trận SWOT : Phân tích SWOT là một trong năm bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp; bao gồm:↔ a, Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp b, Phân tích SWOT c, Xác định mục