KIỂM ĐỊNH CHẤT LUỢNG GIÁO DỤC THCS

78 482 1
KIỂM ĐỊNH CHẤT LUỢNG GIÁO DỤC THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LONG HÒA Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường trung học cơ sở Long Hòa được tái thành lập từ năm 1995 là một ngôi trường nằm trên địa bàn vùng sâu, vùng xa thuộc ấp Tân Hòa A, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Minh Hải nay là tỉnh Cà Mau, đời sống của nhân dân trước đây chỉ dựa vào cây lúa là chủ yếu, hiện nay đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản đời sống có khá hơn nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống kênh rạch sông ngòi chằng chịt, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường thủy. Ngay từ những năm đầu mới tái lập cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đảm bảo dạy và học; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng (bình quân 1,1 giáo viên/lớp) lại vừa yếu về chất lượng; có 6 phòng học bán cơ bản, phòng làm việc thiếu vì vậy các đoàn thể phải làm chung phòng, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, thiết bị… chưa có. Đồng lương thu nhập của giáo viên không đảm bảo cho cuộc sống nên một số giáo viên phải bỏ nghề tìm công việc làm khác. Học sinh đi học không đủ đồ dùng học tập, sách giáo khoa, tập…, nhà xa trường hàng chục kilômét nên tỷ lệ học sinh bỏ học khá cao. Trải qua gần 15 năm trưởng thành và phát triển đến nay có thể khẳng định rằng trường trung học cơ sở Long Hòa đã trở thành một trường có phong trào dạy và học vào loại trung bình khá của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đầm Dơi tương đối đầy đủ, thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ cho giáo viên và học sinh. Từ đó đã nâng cao được chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh, tạo được môi trường học tập lành mạnh giúp cho các em yêu trường, yêu lớp hơn. Qua đó, từng bước giảm tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm: Từ năm 2000 đến nay tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 5%. Đời sống của cán bộ, giáo viên cũng được nâng cao thu nhập từ đồng lương đảm bảo cuộc sống; cán bộ, giáo viên có nhiều thời gian hơn cho công tác nghiên cứu tài liệu ngày một tốt hơn phục vụ cho công tác giảng dạy, làm đồ dùng dạy học và soạn bài. Trong quá trình triển khai đánh giá về quản lý chất lượng, Hội đồng đánh giá của nhà trường đánh giá và thu thập thông tin qua từng tiêu chí vào những thời điểm khác nhau. Qua đó, đã phát hiện ra những vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực trong quá trình quản lý chất lượng. Cụ thể qua đánh giá kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, tổ chức các hoạt động dự giờ, thăm lớp và các phong trào hội giảng của giáo viên; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể. Từ thực tế cho thấy kế hoạch phương hướng đề ra cần phải phù hợp với từng vùng, từng miền và từng thời điểm khác nhau nhằm đảm bảo tính hiệu quả của kế hoạch. Đặc biệt cần chú trọng đến đối tượng thực hiện mà kế hoạch đề ra, thường xuyên kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp vào từng thời điểm thích hợp. Qua các phong trào hoạt động thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong năm lập thành tích chào mừng các lễ lớn: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/2, ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 đây cũng là dịp để giáo viên thể hiện được năng lực giảng dạy của mình và cũng là dịp để các cán bộ, giáo viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau từ đó thống nhất về các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của địa phương. Ngoài ra các hoạt động của tổ khối chuyên môn như mở các chuyên đề hội thảo, hội thi giáo viên giỏi… cũng mang lại hiệu quả thiết thực về chất lượng giảng dạy của giáo viên. Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng giảng dạy nhà trường đã tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên theo học các lớp đại học theo các hình thức tại chức, từ xa của trường Đại học sư phạm Hà Nội và Đại học Huế từ đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa được nâng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giao. Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Mở đầu: Đánh giá công tác quản lý chất lượng là nhằm tự xem xét các hoạt động chính của nhà trường thông qua bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đây là khâu quan trọng của trường trung học cơ sở Long Hòa để tiến hành xem xét về hiện trạng và hiệu quả các hoạt động giáo dục của trường, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu từ đó nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện cải tiến, nâng cao quản lý chất lượng của nhà trường theo mục tiêu đào tạo. 2. Đánh giá theo từng tiêu chí: A. Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở. Tiêu chí 1: Chiến lược phát triển của nhà trường được xác định rõ ràng, phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục và công bố triển khai. a) Được xác định rõ ràng bằng văn bản và được cơ quan chủ quản phê duyệt; 2 b) Phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục; c) Được công bố triển khai dưới hình thức niêm yết tại trụ sở nhà trường, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trên Website của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Website của trường (nếu có). 1. Mô tả hiện trạng. - Chiến lược phát triển của nhà trường được xác định rõ ràng bằng văn bản, được thông qua Hội đồng trường và được Phòng Giáo dục và Đào tạo Đầm Dơi phê duyệt. [H1.1.01.01]. - Chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục, phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh Cà Mau và huyện Đầm Dơi. [H1.1.01.02]. - Chiến lược phát triển của nhà trường được công bố công khai trước Hội đồng trường. 2. Điểm mạnh. - Chiến lược phát triển của nhà trường được hoạch định khá chi tiết và cụ thể cho từng giai đoạn. - Đội ngũ giáo viên tích cực tham gia xây dựng trường để đạt chuẩn. - Có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo. 3. Điểm yếu. - Chiến lược phát triển của nhà trường chỉ được công khai với hình thức thông báo trong một số cuộc họp Hội đồng sư phạm. - Nhiều hạng mục trong dự án trường chuẩn quốc gia cho đến nay chưa hoàn thành theo kế hoạch. - Sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh, chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội còn rất là hạn chế. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng. Căn cứ vào tình hình thức tế, Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên liên hệ với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương và Hội phụ huynh để có hướng chỉ đạo, khắc phục những khó khăn trong quá trình xây dựng trường chuẩn hoặc điều chỉnh một số nội dung và yêu cầu trong chiến lược phát triển cho phù hợp. 5. Tự đánh giá. 5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí. 3 Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt:  Đạt:  Đạt:  Không đạt:  Không đạt:  Không đạt:  5.2. Tự đánh giá tiêu chí. Đạt:  Không đạt:  Tiêu chí 2: Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của nhà trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định kỳ được rà soát, bổ sung, điều chỉnh. a) Phù hợp với các nguồn lực về nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất của nhà trường; b) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; c) Định kỳ 02 năm rà soát, bổ sung và điều chỉnh. 1. Mô tả hiện trạng. a) Nhà trường có cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà trường đúng theo Điều lệ trường trung học cơ sở [H1.1.02.01]. - Có bảng thống kê nguồn nhân lực, vào đầu năm học theo chỉ tiêu phân bố của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đầm Dơi mở lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý [H1.1.02.02]. Trường có 1 đồng chí Phó Hiệu trưởng đã được bồi dưỡng, đào tạo nhân lực bổ sung trong thời gian hiện nay và những năm sắp tới. - Hàng năm trường có tổ chức thống kê đánh giá lại giá trị tài sản của nhà trường và thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật [H1.1.02.03]. - Vào đầu năm học kế toán trường cùng Hiệu trưởng có dự kiến tài chính (tiền lương, tiền hoạt động,…) nhằm thực hiện chỉ tiêu chiến lược phát triển trong thời gian năm học 2009 – 2010 và thực hiện trong những năm học tiếp theo [H1.1.02.04]. - Sơ đồ quy hoạch tổng thể được Hội đồng trường đóng góp ý kiến và được Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt [H1.1.02.05]. b) Căn cứ vào chiến lược phát triển của nhà trường với các văn bản, nghị quyết định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong năm học 2009 – 2010 và những năm học tiếp theo rất phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung học cơ sở và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trường đặt tại trung tâm dân cư của địa phương việc đi học của học sinh rất thuận tiện [H1.1.02.06]. 4 - Trường đảm bảo đầy đủ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong và ngoài nhà trường; về trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn đạo tạo. (Tổng số có 26 cán bộ giáo viên trong đó Đại học: 10, Cao đẳng sư phạm: 16). - Đảm bảo việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. c) Hàng năm Hội đồng trường có họp định kỳ để quyết nghị về mục tiêu, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường. - Quyết nghị những vấn đề về tài chính, tài sản của nhà trường. - Quyết nghị về huy động nguồn lực cho nhà trường (vì trường chuẩn bị đạt chuẩn quốc gia) [H1.1.02.07]. 2. Điểm mạnh. - Chiến lược phát triển phù hợp với nguồn nhân lực của trường, của địa phương. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên có tâm huyết với nghề với quê hương đất nước. - Có sự quan tâm giúp đỡ chính quyền địa phương, nhất là lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm về cơ sở vật chất để trường chuẩn bị đi vào chuẩn quốc gia. 3. Điểm yếu. - Chiến lược phát triển của nhà trường thực hiện chưa được liên tục. - Tiến độ các hạng mục xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy. - Công tác phối hợp đôi lúc chưa đồng bộ. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng. - Tiếp tục duy trì công tác tổ chức của nhà trường đồng thời nâng cao hiệu quả bộ máy hoạt động nhà trường, bồi dưỡng nguồn nhân lực thường xuyên, liên tục. - Kết hợp chặt chẽ với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương, Hội phụ huynh khắc phục những thiếu sót nêu trên. - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm những việc chưa làm được. 5. Tự đánh giá. 5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí. 5 Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt:  Đạt:  Đạt:  Không đạt:  Không đạt:  Không đạt:  5.2. Tự đánh giá tiêu chí. Đạt:  Không đạt:  Kết luận tiêu chuẩn 1 Chiến lược phát triển của nhà trường được hoạch định khá đảm bảo và cụ thể cho từng giai đoạn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình tham gia xây dựng trường theo hướng chuẩn quốc gia. Luôn được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương. Chiến lược phát triển phù hợp với nguồn nhân lực của nhà trường và địa phương; được xác định rõ ràng bằng văn bản, thông qua Hội đồng trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Chiến lược phát triển giáo dục phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông, phù hợp chiến lược phát triển giáo dục huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Chiến lược phát triển của nhà trường còn hạn chế: Một số hạng mục công trình xây dựng trường chuẩn quốc gia chưa đáp ứng yêu cầu; sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh, đoàn thể xã hội còn hạn chế; công tác phối kết hợp đôi lúc chưa đồng bộ. Các nguồn lực về tài chính và cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu xã hội. * Kết quả: - Chỉ số đạt: 6/6; tỷ lệ: 100%. - Tiêu chí đạt: 2/2; tỷ lệ: 100%. - Cấp độ: đạt cấp độ 3. B. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường. Tiêu chí 1: Trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở. a) Có Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường), Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có); 6 b) Có các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội; c) Có đủ các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 và mỗi lớp không quá 45 học sinh (không quá 35 học sinh đối với trường chuyên biệt); mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm học; mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra. 1. Mô tả hiện trạng. a) Nhà trường có cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà trường đúng theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường gồm có 1 Hiệu trưởng [H2.2.01.01], 1 Phó Hiệu trưởng [H2.2.01.02]. Các Hội đồng nhà trường gồm: Hội đồng thi đua và khen thưởng [H2.2.01.03], Hội đồng kỷ luật [H2.2.01.04], Hội đồng trường [H2.2.01.05] và Hội đồng tư vấn [H2.2.01.06]. b) Các tổ chức nhà trường gồm: Chi bộ Đảng [H2.2.01.07], Công đoàn [H2.2.01.08], Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [H2.2.01.09], Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh [H2.2.01.10], Ban thanh tra nhân dân [H2.2.01.11] và Hội cha mẹ học sinh [H2.2.01.12]. c) Nhà trường có các tổ: Tổ chuyên môn (3 tổ) gồm: Tổ Toán – Lý [H2.2.01.13], Tổ Văn – Sử [H2.2.01.14] và Tổ Sinh – Hóa – Địa [H2.2.01.15]. 2. Điểm mạnh. Trường có cơ cấu tổ chức đầy đủ đúng theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở. Các bộ phận làm việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. 3. Điểm yếu. Hiệu quả hoạt động các tổ không đồng đều, năng lực chuyên môn một số giáo viên còn yếu. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng. - Thành lập Tổ Văn phòng. - Tiếp tục duy trì công tác tổ chức của nhà trường đồng thời nâng cao hiệu quả công tác sắp xếp bộ máy hoạt động của nhà trường, bồi dưỡng những cán bộ còn yếu về năng lực chuyên môn. - Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra các bộ phận, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời những việc chưa làm được. Làm tốt công tác tự phê bình và phê bình. 7 5. Tự đánh giá. 5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí. Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt:  Đạt:  Đạt:  Không đạt:  Không đạt:  Không đạt:  5.2. Tự đánh giá tiêu chí. Đạt:  Không đạt:  Tiêu chí 2: Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục; b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục; c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động của Hội đồng trường. 1. Mô tả hiện trạng. - Hội đồng của nhà trường được thành lập ngay đầu năm học do Phòng Giáo dục và Đào tạo ký quyết định hoạt động đúng quy định theo Điều lệ trường trung học [H2.2.02.01]. - Có kế hoạch hoạt động, hội họp đúng theo định kỳ đã quy định tại Hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm học [H2.2.02.02]. Phát huy được vai trò, chức năng giám sát các hoạt động của nhà trường góp phần vào quá trình nâng cao quản lý chất lượng. 2. Điểm mạnh. Tiêu chí này được đánh giá đạt, qua các thông tin thu nhập được từ hồ sơ lưu trữ của Hội đồng trường. Các kế hoạch được Hội đồng đưa ra phù hợp với đặc thù của nhà trường. Từ đó mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý chất lượng của nhà trường. Được Hội đồng sư phạm của nhà trường đánh giá cao trong quá trình quản lý chất lượng. 8 3. Điểm yếu. - Thiếu tính quyết đoán trong xử lý các công việc của Hội đồng. - Nêu cao hơn nữa vai trò giám sát các hoạt động của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các bộ phận của nhà trường nhằm nâng cao quản lý chất lượng. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng. - Duy trì các kế hoạch của Hội đồng nhà trường đã thực hiện có hiệu quả trong năm qua. - Phát huy vai trò giám sát, kiến nghị các biện pháp xử lý những tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành công việc được giao. 5. Tự đánh giá. 5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí. Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt:  Đạt:  Đạt:  Không đạt:  Không đạt:  Không đạt:  5.2. Tự đánh giá tiêu chí. [ Đạt:  Không đạt:  Tiêu chí 3: Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường có thành phần, nhiệm vụ, hoạt động theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành khác. a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ xét thi đua khen thưởng, có thành phần và hoạt động theo các quy định hiện hành; b) Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập có thành phần, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành; c) Hàng năm, rà soát, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật. 1. Mô tả hiện trạng. - Hàng năm nhà trường thành lập Hội đồng thi đua và khen thưởng - kỷ luật vào tháng 8, hoạt động theo Điều lệ trường trung học [H2.2.03.01]. Có khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, theo quy định xét thi đua hàng tháng, học kỳ, cuối năm và theo chủ điểm phát động thi đua. 9 - Có đánh giá tổng kết công tác thi đua cho giáo viên, học sinh từng học kỳ, trong năm [H2.2.03.02]. 2. Điểm mạnh. Có tổ chức Hội đồng thi đua và khen thưởng – kỷ luật cán bộ, giáo viên, công nhân viên theo quy định của Điều lệ trường trung học. Hàng năm đánh giá xếp loại thi đua khen thưởng đúng quy chế . 3. Điểm yếu. - Kỷ luật học sinh vi phạm nội quy, Điều lệ nhà trường đôi khi còn xem nhẹ. - Xét thi đua khen thưởng cán bộ, giáo viên, công nhân viên còn nể nang, nghiêng về tỉnh cảm. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng. - Cần thường xuyên tuyên truyền phổ biến cá thể các tiêu chuẩn xét thi đua. - Tổ chức xét thi đua và khen thưởng – kỷ luật cần đảm bảo đúng quy chế và Điều lệ nhà trường. 5. Tự đánh giá. 5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí. Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt:  Đạt:  Đạt:  Không đạt:  Không đạt:  Không đạt:  5.2. Tự đánh giá tiêu chí. Đạt:  Không đạt:  Tiêu chí 4: Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định thành lập, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Hiệu trưởng. a) Có quy định rõ ràng về thành phần, nhiệm vụ và thời gian hoạt động của Hội đồng tư vấn; b) Có các ý kiến tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình; c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng tư vấn. 10 [...]... trưởng có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác theo quy định tại Chương trình giáo dục trung học cấp trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành a) Phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác; b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện... giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, sinh hoạt chuyên đề, nội dung giáo dục địa phương và hoạt động giáo dục nghề phổ thông – hướng nghiệp; 14 c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến quản lý hoạt động giáo dục trên lớp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông – hướng nghiệp và các hoạt động giáo dục khác 1 Mô tả hiện trạng a Ban Giám hiệu nhà trường phổ... đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo a) Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo quy định; 17 b) Công khai kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh; c) Hàng năm, rà soát và đánh giá để cải tiến hoạt động xếp loại hạnh kiểm của học sinh 1 Mô tả hiện trạng a) Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu... - Giáo viên có đủ số lượng, cơ cấu tất cả các môn học, đặc biệt là các môn năng khiếu như: Âm nhạc, Thể dục thể thao, Mỹ thuật đảm bảo chất lượng dạy và học - 100% giáo viên thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, không có giáo viên bị vi phạm đạo đức nhà giáo - 100% giáo viên đạt trình độ tay nghề từ trung bình trở lên, không có trường hợp giáo viên xếp loại tay nghề yếu, kém - Hàng năm 100% giáo. .. của học sinh 1 Mô tả hiện trạng a Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học nhà trường đã có các văn bản quy định số lần kiểm 19 tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ cho các môn theo các ban [H2.2.10.01] Số lần kiểm tra được thực hiện theo phân phối chương trình môn học Số lần kiểm tra thường xuyên do giáo viên bộ môn chủ động thực hiện theo kế hoạch... bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo các quy định hiện hành a) Quy trình khen thưởng, kỷ luật đảm bảo tính khách quan, công bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác của pháp luật; b) Khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh thực hiện theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành; c) Khen thưởng, kỷ luật có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất. .. lượng giáo dục trong nhà trường 1 Mô tả hiện trạng - Nhà trường thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo đúng các quy định hiện hành Quy trình khen thưởng, kỷ luật đảm bảo tính khách quan, công bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật [H2.2.15.01] - Khen thưởng học sinh khi đạt kết quả học tập – hạnh kiểm. .. hoạt động giáo dục khác Hiệu trưởng có biện pháp thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy thêm, học thêm trong trường đảm bảo quy chế Nhà trường đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học sinh đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; công khai đánh giá kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng tháng, học kỳ và cuối năm Nhà trường đánh giá xếp loại học lực, học sinh đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào... trường trung học và các quy định khác; không vi phạm các quy định tại Điều lệ trường trung học và thực hiện theo quy định về đạo đức nhà giáo; c) Mỗi học kỳ, mỗi giáo viên tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao 1 Mô tả hiện trạng - Trường trung học cơ sở Long Hòa có tổng số 29 cán bộ giáo viên, công nhân viên đảm bảo đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đạt chuẩn... tốt việc kiểm tra xếp loại hạnh kiểm học sinh chặt chẽ, các hiện tượng vi phạm trong kiểm tra xếp loại học sinh được phê bình và xử lý 18 3 Điểm yếu - Một vài giáo viên chủ nhiệm chưa có kinh nghiệm chủ nhiệm, ảnh hưởng một phần giáo dục cho học sinh - Phối kết hợp ba môi trường giáo dục đôi lúc chưa đồng bộ - Chưa mạnh dạn phát huy vai trò hoạt động tập thể cho học sinh 4 Kế hoạch cải tiến chất lượng . đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác theo quy định tại Chương trình giáo dục trung học cấp trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đầm Dơi phê duyệt. [H1.1.01.01]. - Chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục, phù. và địa phương; được xác định rõ ràng bằng văn bản, thông qua Hội đồng trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Chiến lược phát triển giáo dục phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông, phù hợp

Ngày đăng: 13/07/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan