Tiêu chuẩn 6: Nhà trường, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LUỢNG GIÁO DỤC THCS (Trang 67 - 70)

D. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục.

G.Tiêu chuẩn 6: Nhà trường, gia đình và xã hội.

Tiêu chí 1: Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm

và hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và nghị quyết đầu năm học;

c) Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạng.

- Nhà trường có Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm 7 thành viên: 1 Trưởng ban, 1 Phó Trưởng ban, 5 ủy viên và có Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh của từng khối - lớp. Ban đại diện cha mẹ học sinh có kế hoạch công tác trong suốt năm học. Sự phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh được xem là một hoạt động chính của quá trình giáo dục học sinh của nhà trường.

- Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, nhà trường góp ý cho hoạt động của Hội cha mẹ học sinh.

- Hàng năm chưa có tổ chức tốt các cuộc trao đổi về sự phối hợp giữ nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

2. Điểm mạnh.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động đúng theo Điều lệ trường trung học phổ thông. Để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 – 2010 nhà trường luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong các mặt công tác. Từ đó đã thu hút được sự quan tâm chu đáo hơn cho việc học tập của con em mình đồng thời duy trì được sỹ số học sinh cụ thể năm học qua toàn trường bỏ học… học sinh đạt tỷ lệ….% đã giảm….% so với năm học trước. Nhà trường cũng quyết tâm phấn đấu tỷ lệ này sẽ giảm dần cho những năm tiếp theo.

- Hàng tháng có tổ chức các cuộc họp trao đổi rút kinh nghiệm về công tác quản lý, giáo dục học sinh giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường.

3. Điểm yếu.

Hàng năm chưa có tổ chức tốt các cuộc trao đổi về sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.

- Củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh hàng năm huy động nhiều người hơn nữa tham gia vào Hội cha mẹ học sinh ở các khối - lớp. Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động.

- Thường xuyên động viên, khen thưởng những Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động xuất sắc trong năm học để duy trì tốt công tác này.

- Duy trì thường xuyên các cuộc họp trao đổi giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường về các mặt hoạt động.

- Hàng năm tổ chức tốt các cuộc trao đổi về sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

5. Tự đánh giá.

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí.

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt:  Đạt:  Đạt: 

5.2. Tự đánh giá tiêu chí.

Đạt: 

Không đạt: 

Tiêu chí 2: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể trong

và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục;

b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục;

c) Hàng năm tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Mô tả hiện trạng.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục nhà trường đã có nhiều biện pháp nhằm chủ động phối hợp với các ngành, các cấp ở địa phương để thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh được hoàn thiện hơn.

2. Điểm mạnh.

- Mặc dù nhà trường có nhiều biện pháp phối hợp với các ngành của xã nhưng chưa mang lại hiệu quả cao do nhiều yếu tố khách quan. Chính điều đó làm cho công tác quản lý chất lượng giáo dục của nhà trường gặp nhiều khó khăn.

- Cơ sở vật chất của nhà trường chủ yếu được xây dựng và mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước. Chỉ có một số công trình phụ được xây dựng nhờ vào nguồn góp từ xã hội hóa giáo dục năm 2007 và các năm trước đó.

3. Điểm yếu.

Sự ủng hộ về vật chất của các tổ chức xã hội, cá nhân đối với nhà trường hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.

- Tranh thủ các nguồn đóng góp từ các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị tài trợ… để xây dựng tốt các công trình phụ, mua sắm trang thiết bị cho đơn vị.

- Tăng cường công tác phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã Tân Tiến để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

5. Tự đánh giá.

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí.

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt:  Đạt:  Đạt: 

Không đạt:  Không đạt:  Không đạt: 

5.2. Tự đánh giá tiêu chí.

Đạt: 

Không đạt: 

Kết luận tiêu chuẩn 6

Nhà trường có Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, khối, lớp. Hoạt động theo Điều lệ Hội cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh có kế hoạch hoạt động, thường xuyên phối kết hợp với nhà trường; hàng tháng có tổ chức họp, trao đổi, rút kinh nghiệm, bàn giải pháp cùng giáo dục học sinh và giúp đỡ nhà trường về vật chất, tinh thần.

Nhà trường thường xuyên phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể trong, ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

Một số hạn chế: Sự phối hợp một cách toàn diện giữa Hội cha mẹ học sinh với nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động của hội hiệu quả còn hạn chế. Sự quan tâm giúp đỡ về vật chất của các tổ chức xã hội, cá nhân đối với nhà trường còn hạn chế.

* Kết quả: - Chỉ số đạt: 4/6; tỷ lệ: 66,66%. - Tiêu chí đạt: 1/2; tỷ lệ: 50%. - Cấp độ: đạt cấp độ 1.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH CHẤT LUỢNG GIÁO DỤC THCS (Trang 67 - 70)