1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

du la gi?

110 540 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 813 KB

Nội dung

Ngày soạn: 4.9.2007 Ngày dạy: 5.9.2007 Tuần 1 Tiết 1 Bài 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái -Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học Ngữ văn 7 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích. GV&HS đọc toàn bộ VB; Gv uốn nắn lỗi sai cho HS – Tìm hiểu chú thích SGK tr 8 HĐ2: Tìm hiểu VB. - Em hãy tóm tắt đại ý bài văn bằng một vài câu ngắn gọn. - Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào? - Theo em tại sao người mẹ không ngủ được? - Trong bài văn có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? - Câu văn nào trong bài nói lên tầm I. Đọc và tìm hiểu chú thích: SGK II. Tìm hiểu văn bản: 1. Đại ý: Viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con. 2. Tâm trạng của người mẹ: - Mẹ: thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên; Con: thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư - Vì lo lắng cho con; nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình - Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là dang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình. Tác dung: làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp. 3. Tầm quan trọng của nhà trường : Bài soạn: Ngữ văn 7 Giáo viên :Hồ Thị Lý 1 quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? - Kết thúc bài văn người mẹ nói “ bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Em đã học qua lớp 1, bây giờ em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì? HĐ3: Tổng kết HĐ3: Luyện tâp: - GV hướng dẫn Hs làm bài tập 1 - GV hướng dẫn Hs làm bài tập 2 HS viết đoạn văn về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình - “Ai cũng biết rằng hàng dặm sau này” - Nhà trường đã mang lại cho em những tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr 9 IV. Luyện tập: - HS trao đổi ý kiến và lý giải vì sao ngày khai trường để vào học lớp 1 lại có dấu ấn sâu đậm. - Có thể chuyển thành bài luyện tập ở nhà IV/ Củng cố: -Tóm tắt ngắn gọn văn bản đã học -Bài học sâu sắc nhất mà em học tập được ở văn bản này là gì? V/ Dặn dò: - Đọc lại văn bản - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị bài mới: “Mẹ tôi” - Chuẩn bị bài TV: “Từ ghép” Ngày soạn: 5.9.2007 Ngày dạy: 7.9.2007 Tuần 1 Tiết 2 Bài 1 MẸ TÔI I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái Bài soạn: Ngữ văn 7 Giáo viên :Hồ Thị Lý 2 II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ -Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Cổng trường mở ra” -Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản trên là gì? 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích. GV&HS đọc toàn bộ VB; Gv uốn nắn lỗi sai cho HS – Tìm hiểu chú thích SGK tr 11 HĐ2: Tìm hiểu VB. -Tại sao nội dung VB là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên “Mẹ tôi”? - Thái độ của người bố đối với En- ri-cô như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó? Lý do gì đã khiến ông có thái độ ấy? -Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào? Căn cứ vào đâu mà em có được nhạn xét như thế? -Điều gì đã khiến En-ri-cô xúc đông vô cùng khi đọc thư của bố? Hãy tìm hiểu và lựa chọn các lý do mà em cho là đúng trong những lý do đã nêu ở SGK? -Tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư? HĐ3: Tổng kết. Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK HĐ3: Luyện tâp: I. Đọc và tìm hiểu chú thích: SGK II. Tìm hiểu văn bản: -Nhan đề do chính tác giả đặt; Tuy người mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua cái nhìn của người bố mà thấy phẩm chất của người mẹ. Điểm nhìn ấy làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng được kể; Thể hiện được thái độ và tình cảm người kể. -Phát hiện ra việc En-ri-cô phạm lỗi, ông hết sức buồn bã tức giận, thể hiện rất rõ qua lời lẽ ông viết trong bức thư gửi En-ri-cô. -Hết lòng yêu thương con và điều đó được thể hiện qua các chi tiết trong đoạn: “mẹ đã phải thức mất con”, “mẹ sẵn sàng bỏ cứu sống con”, “mẹ của En-ri-cô ” -Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô -Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố -Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố -Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được. Hơn nữa viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. đây là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và xã hội. III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr 12 Bài soạn: Ngữ văn 7 Giáo viên :Hồ Thị Lý 3 - GV hướng dẫn HS lần lượt làm bài tập 1,2 trang 9 SGK - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 IV. Luyện tập: -Đoạn thư chính là đạon đã rút ra trong phần ghi nhớ. - Kể lại sự việc lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền IV/ Củng cố: -Đọc đoạn thư thể hiện vai trò vô cùnglớn lao của người mẹ đối với người con -VB trên gợi cho em những suy nghĩ gì về người mẹ của mình? V/ Dặn dò: - Đọc lại văn bản - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị bài mới: “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Chuẩn bị bài TV: “Từ ghép” Ngày soạn: 5.9.2007 Ngày dạy: 7.9.2007 Tuần 1 Tiết 3 Bài 1 TỪ GHÉP I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: chính phụ và đẳng lập -Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học Tiếng Việt 7 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Cho HS ôn lại định nghĩa về từ ghép đã học ở lớp 6. Bài soạn: Ngữ văn 7 Giáo viên :Hồ Thị Lý 4 HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của từ ghép chính phụ và đẳng lập -GV gợi dẫn HS phân tích tiếng chính, tiếng phụ trong từ ghép: bà ngoại, thơm phức (so sánh với bà nội, thơm ngát) -Cho HS nhận xét về cấu tạo của từ ghép :quần áo, trầm bổng -Cho HS rút ra kết luận về cấu tạo của hai loại từ ghép HĐ3: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép -GV cho HS so sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với từ thơm và rút ra kết luận. -So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng và rút ra kết luận. HĐ4: GV tổng kết HĐ5: Luyện tập - GV tổ chức cho HS làm bài tập 1,2,3,4 ở lớp và hướng dẫn cho HS về nhà làm các bài tập 5,6,7 I. Các loại từ ghép: - Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập + Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau + Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ) II. Nghĩa của từ ghép: -Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. -Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. III. Luyện tập: IV/ Củng cố: -Nêu khái niệm từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập -Phân biệt nghĩa của từ ghép. V/ Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ - Làm bài tập 5,6,7 - Chuẩn bị bài mới: “Từ láy” - Chuẩn bị TLV “Liên kết trong VB” Ngày soạn: 7.9.2007 Ngày dạy: 10.9.2007 Tuần 1 Bài soạn: Ngữ văn 7 Giáo viên :Hồ Thị Lý 5 Tiết 4 Bài 1 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS thấy: -Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liênkết ấy cần được thể hiện trên hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa. -Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những VB có tính LK II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Giới thiệu chương trình, SGK, phương pháp học Tập làm văn 7 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Cho HS tìm hiểu tính LK của VB. Gọi HS đọc đoạn văn “Trước mặt cô giáo đừng hôn bố”. E. có thể hiểu điều bố muốn nói chưa? Vì sao? Vậy muốn cho đoan văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? HĐ2: Tìm hiểu phương tiện LK trong VB Cho HS đọc kĩ lại đoạn văn trên. Do thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu? Hãy sửa lại đoạn văn để E. hiểu được ý bố -Đọc đoạn văn “Một ngày kia mút kẹo”. Chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng. Hãy sửa lại để thành một đoạn văn có nghĩa HĐ3: Luyện tập. 1.Sắp xếp những câu văn theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn có tính LK. 2.Các câu văn “Tôi nhớ gác cổng” có tính LK chưa? Vì sao? 3.Điền những từ thích hợp vào chỗ I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản: 1.Tính liên kết của văn bản: chưa vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết Liên kết là một trng những tính chất quan trọng nhất của VB, làm cho VB trở nên có nghĩa, dễ hiểu. 2.Phương tiện LK trong VB. Để VB có tính LK, người viết (nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu ) thích hợp. II. Luyện tập: 1.Thứ tự hợp lí: (1) – (4) – (2) – (5) – (3). 2.Về hình thức, các câu trên có vẻ rất LK nhưng chúng không nói về cùng một nộidung(không LK 3.Lần lượt điền các từ: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là. 4.Nếu tách hai câu khỏi các câu khác trong VB thì có vẻ như rời rạc nhưng câu thứ ba kết Bài soạn: Ngữ văn 7 Giáo viên :Hồ Thị Lý 6 trống trong đoạn văn “Bà ơi thật kêu”. 4.Giải thích sự LK giữa hai câu trong VB “Cổng trường mở ra” 5.Vai trò của LK trong VB nối chúng thành một thể thống nhất IV/ Củng cố: -Liên kết trong VB là gì? -Có mấy phương tiện LK? Đó là những phương tiện nào? V/ Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn chỉnh lại các bài tập SGK. - Chuẩn bị bài mới: “Bố cục trong văn bản” - Chuẩn bị tiết 5 – 6: VH: Cuộc chia tay của những con búp bê. Ngày soạn: 7.9.2007 Ngày dạy: 12.9.2007 Tuần 2 Tiết 5 - 6 Bài 2 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. -Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ -Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Mẹ tôi”.VB gợi cho em suy nghĩ gì về người mẹ của mình? -Đọc một đoạn trong thư của bố En-ri-cô thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ? 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Đọc, tóm tắt VB và tìm hiểu phần chú thích. GV hướng dẫn, đọc mẫu một đoạn & gọi HS đọc VB; tóm tắt cốt truyện. I. Đọc và tìm hiểu chú thích: SGK (“Đồ chơi của chúng tôi đã ứa ra” “Gần trưa trùm lên cảnh vật” “Cảnh chia tay đột ngột quá ” đến hết bài) Bài soạn: Ngữ văn 7 Giáo viên :Hồ Thị Lý 7 GV uốn nắn lỗi sai cho HS. Tìm hiểu chú thích SGK tr 26 HĐ2: Tìm hiểu VB. -Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện? -Thảo luận nhóm: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì? Tại sao tên truyện lại là “Cuộc chia tay của những con búp bê”? Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện? (Búp bê có chia tay không? Ví sao chúng phải chia tay? Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay?) -Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành - Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm đến nhau. *Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Theo em, có cách nào để giải quyết được mâu thuẫn ấy không? Kết thúc truyện, Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì? -Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Vì sao? Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thuỷ ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và II. Tìm hiểu văn bản: 1.Cuộc chia tay của Thuỷ với anh trai: Thành và Thuỷ phải đau đớn chia tay nhau vì bố mẹ li hôn. Cách kể theo ngôi thứ nhất (Thành) thể hiện sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật; làm tăng thêm tính chân thực của câu chuyện, có sức thuyết phục cao. *Búp bê vốn là đồ chơi của tuổi nhỏ, gợi lên thế giới trẻ em ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Chúng không có tội lỗi gì thế mà lại phải chia tay nhau. Tên truyện gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện ý đồ tư tưởng của người viết. -Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh; Thành giúp em mình học; Chiều nào Thành cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa đi vừa trò chuyện; Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại sợ “lấy ai gác đêm cho anh” nên lại nhường cho anh con Vệ Sĩ -Mâu thuẫn: Thuỷ giận dữ không muốn chia rẽ hai con búp bê nhưng lại thương Thành, sợ không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh nên em bối rối sau khi đã “tru tréo lên giận dữ”. Muốn giải quyết mâu thuẫn, chỉ có cách gia đình Thành - Thuỷ phải đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay nhau. Cuối truyện, Thuỷ để lại con Em Nhỏ ở bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ xa nhau: gợi lên trong lòng người đọc lòng thương cảm đối với Thuỷ- một em gái giàu lòng vị tha, vừa thương anh vừa thương cả những con búp bê, thà mình chịu chia lìa, thiệt thòi chứ không để búp bê phải chia tay Sự chia tay của hai em nhỏ là vô lí 2.Cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học: Thuỷ sẽ không được đi học nữa do nhà bà ngoại xa trường quá, nên “mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”(Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa). -Thành ngạc nhiên vì cả đất trời như sụp đổ trong tâm hồn em, thế mà bên ngoài mọi người và đất trời vẫn ở trạng thái “bình thường” (Miêu tả rất chính xác diễn biến tâm lí nhân vật). Bài soạn: Ngữ văn 7 Giáo viên :Hồ Thị Lý 8 nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? HĐ3: Tổng kết Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả. Tác dụng của cách kể đó? Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm đến mọi người điều gì? III. Tổng kết: (Ghi nhớ SGK tr 27) -Cách kể bằng sự miêu tả cảnh vật xung quanh và kể bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. -Lời kể chân thành, giản dị, phù hợp với tâm trạng nhân vật nên có sức truyền cảm. *Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy. IV/ Củng cố: -Tóm tắt nội dung câu chuyện vừa học? -Em cảm nhận điều gì từ văn bản trên? V/ Dặn dò: - Đọc lại văn bản. Tóm tắt cốt truyện. - Học thuộc ghi nhớ. Đọc bài đọc thêm “Trách nhiệm của bố mẹ”. - Chuẩn bị bài mới: “Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình” - Chuẩn bị bài TLV: “Bố cục trong văn bản” Ngày soạn: 10.9.2007 Ngày dạy: 14.9.2007 Tuần 2 Tiết 7 Bài 2 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu rõ: -Tầm quan trọng của bố cục trong VB;trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo VB -Thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm. -Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục , để từ đó có thể làm mở bài, thân bài và kết bài đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn. II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: -Liên kết trong VB là gì? -Có mấy phương tiện LK? Đó là những phương tiện nào? Làm bài tập 1,2,3,4 SGK tr. 18, 3.Giới thiệu bài mới: Bài soạn: Ngữ văn 7 Giáo viên :Hồ Thị Lý 9 Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Cho HS tìm hiểu bố cục và những yêu cầu về bố cục trong VB. GV cho HS làm việc với ví dụ 1a tr. 28 SGK (theo những gợi ý đã ghi trong sách). Vì sao khi xây dựng VB, cần phải quan tâm tới bố cục? HĐ2: GV cho HS làm việc với ví dụ 2(a) tr. 29 SGK. Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa? Bản kể trong ví dụ gồm mấy đoạn văn? Các câu văn trong mỗi đoạn có tập trung quanh một ý chung thống nhất không? Ý của đoạn này và đoạn kia có phân biệt được với nhau không? -Cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào? (Sắp đặt các câu, các ý đã thay đổi làm cho câu chuyện mất đi yếu tố bất ngờ, khiến cho tiếng cười không bật mạnh ra được, câu chuyện không thể tập trung vào việc phê phán nhân vật chính được nữa). -Nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên như thế nào? HĐ3:Tìm hiểu các phần của bố cục: VBMT & VBTS có mấy phần? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần. HĐ4: Luyện tập. 1.Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao?. 2.Ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể theo một bố cục khác được không? 3.Bố cục bài báo cáo kinh nghiệm học tập (SGK tr. 30) đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Có thể bổ sung thêm điều gì? I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản: 1.Bố cục của văn bản: *VB không thể được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí. 2.Những yêu cầu về bố cục trong VB: Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí: -Nội dung các phần, các đoạn trong VB phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi. -Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra. 3.Các phần của bố cục: VB thường được xây dựng theo một bố cục gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. II. Luyện tập: BT1 SGK tr. 30. (GV tạo không khí thi đua sôi nổi, huy động trí lực HS). 2.Bố cục truyện Cuộc chia tay của những con búp bê: ba phần Bố cục ấy, dù đã rành mạch và hợp lí thì cũng không hẳn đã là cách bố cục duy nhất 3.Bố cục của bản báo cáo chưa thật rành mạch và hợp lí. Các điểm (1), (2), (3) mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải trình bày kinh nghiệm học tốt. Điểm (4) lại không nói về học tập. Cần bổ sung thêm việc học tập của bạn tiến bộ như thế nào và nguyện vọng muốn được Bài soạn: Ngữ văn 7 Giáo viên :Hồ Thị Lý 10 [...]... như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca này còn có nội dung nào khác? -Nêu nội dung bài ca dao số 2 Em hiểu cụm từ “Thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2 Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2 Em hãy sưu tầm một số bài ca mở đầu bằng cụm từ “Thân Bài soạn: Ngữ văn 7 Nội dung & ghi bảng I Đọc –... Bài soạn: Ngữ văn 7 Nội dung & ghi bảng Đề: Miêu tả chân dung một người bạn của em Giáo viên :Hồ Thị Lý 33 Nhắc lại quá trình tạo lập VB I/ Yêu cầu đề: Định hướng cho đề bài này như thế 1.Kiểu bài: Miêu tả nào? 2.Nội dung: chân dung người bạn II/ Dàn ý: Cần xây dựng bố cục bài làm như thế 1.Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn của nào? em 2.Thân bài: Tập trung miêu tả chân dung của bạn -Hình dáng... thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại Giáo viên :Hồ Thị Lý 29 gì? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? HĐ5: Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý và biểu cảm Nội dung đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét bố cục và cách biểu ý, biểu cảm đó Nhận xét về giọng điệu của bài thơ Nêu nội dung bài thơ HĐ1: GV dựa vào chú thích * và (1), (2) để giới thiệu tác giả,... ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự -Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Bài soạn: Ngữ văn 7 Nội dung & ghi bảng I Đọc – tìm hiểu chú thích: (Xem VB và chú thích SGK tr 51 - 52) II Tìm hiểu văn bản: 1.Giới thiệu chân dung của “chú tôi” để cầu hôn cho chú tôi “hay tửu hay tăm”: nghiện rượu, nát rượu... văn SGK tr 72 2.Đặc điểm chung của văn BC: Hai đoạn văn trên biểu đạt những nội (1): trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại dung gì? những kỉ niệm (thư từ, nhật kí biểu cảm theo lối này) Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so (2): tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước với nội dung của VB tự sự và miêu -không kể chuyện gì hoàn chỉnh (dù có gợi lại tả? kỉ niệm) Có sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả... soạn: Ngữ văn 7 Nội dung & ghi bảng I Tìm hiểu khái niệm ca dao, dân ca: (Xem chú thích * SGK tr 35) II Tìm hiểu văn bản: 1.Lời của mẹ khi ru con, nói với con 2.Lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ 3.Lời của cháu con nói với ông bà về nỗi nhớ ông bà 4.Lời của ông bà ( hoặc cô bác) nói với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột thịt tâm sự với nhau 1.Công lao trời biển của... cò con) thể hiện sự gieo neo, cay đắng của cò *Biểu tượng chân thực và xúc động cho hình ảnh và cuộc đời vất vả, gian khổ của người nông dân trong xã hội cũ *bài ca dao còn có nội dung phản kháng, tố cáo XHPK 2.Lời người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ, của chính mình trong XH cũ -Thương thay (lặp 4 lần) có ý nghĩa: +Bốn nỗi thương: tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời... các bài ca dao vừa học - Nêu nội dung các bài ca dao trên V/ Dặn dò: - Học thuộc lòng các bài ca dao vừa học Học thuộc ghi nhớ -Phân tích được giá trị từng bài ca dao - Chuẩn bị bài mới: “ Những câu hát châm biếm” - Chuẩn bị bài TV: “Đại từ” Ngày soạn: 21.9.2007 Ngày dạy: 28.9.2007 Tuần 4 Tiết 14 Bài 4 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức... cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy -Âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng -Hình ảnh so sánh (miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ) to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng; bài ca không phải là lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu mà sinh động,cụ thể vềcôngcha me -Chín chữ cù lao: cụ thể hoá công cha nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái; tăng... cho các hạng người trong XH mà nó ám chỉ Nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc -Cảnh tượng không phù hợp với đám tang Cái chết thương tâm của con cò trở thành dịp cho cuộc đánh chén vui vẻ, chia chác vô lối, om sòm -Bài 3 phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong XH cũ Tàn tích của nó đến nay đôi khi vẫn còn và cần phê phán +Bài 4 miêu tả chân dung cậu cai qua bức biếm hoạ: đầu đội “nón . trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích. GV&HS đọc toàn bộ VB; Gv uốn nắn lỗi sai cho HS – Tìm hiểu chú thích SGK tr 11 HĐ2: Tìm hiểu VB. -Tại sao nội dung VB. đoạn trong thư của bố En-ri-cô thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ? 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Đọc, tóm tắt VB và tìm hiểu phần chú. tra bài cũ -Tóm tắt nội dung câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”? -Em cảm nhận điều gì từ văn bản trên? 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1:GV

Ngày đăng: 13/07/2014, 14:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w