1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bai tap chuong dien li

2 537 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 44,5 KB

Nội dung

Tính độ điện li α của CH3COOH trong dung dịch trên Bài 2: Dung dịch HCl có pH = 3.. Để thu được dung dịch HCl có pH = 4 cần trộn một thể tích dung dịch axit với bao nhiêu thể tích nước.

Trang 1

BÀI TẬP HÓA HỌC 11 – CHƯƠNG I SỰ ĐIỆN LI Bài 1: Dung dịch axit axetic CH3COOH 0,1M có pH = 3 Tính độ điện li α của CH3COOH trong dung dịch trên

Bài 2: Dung dịch HCl có pH = 3 Để thu được dung dịch HCl có pH = 4 cần trộn một thể

tích dung dịch axit với bao nhiêu thể tích nước

Bài 3: Dung dịch HNO2 1M có độ điện li α = 1% Tính pH của dung dịch axit nitrơ trên

Bài 4: Biết hằng số phân li axit của NH4+ : Ka = 5.10-5 Tính pH gần đúng của dung dịch gồm

NH4Cl 0,2M và NH3 0,1M

Bài 5: Pha loãng 10ml HCl với lượng nước thích hợp thành 250ml dung dịch có pH = 3

Tính nồng độ của dung dịch HCl trước khi pha loãng

Bài 6: Tính pH của hỗn hợp dung dịch axit HNO3 0,04M và H2SO4 0,03M

Bài 7: Để trung hòa 100ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M thì cần bao nhiêu thể tích dung dịch HNO3 0,3M

Bài 8: Khi trộn 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,125M với 400ml dung dịch HCl 0,05M thu được dung dịch D Tính pH của dung dịch D

Bài 9: Cho dung dịch A: HNO3 12% (D = 1,06 g/ml), dung dịch B: HCl 0,2M

a Tính số mol H+ trong 100g dung dịch A và trong 100ml dung dịch B

b Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch A để có được số mol ion H+ bằng số mol ion H+ có trong 400ml dung dịch B

c Trận đều 50ml dung dịch A với 150ml dung dịch B được dung dịch C Tính nồng độ ion

H+ trong dung dịch C

Bài 10: Trộn dung dịch H2SO4 0,05M với dung dịch axit HCl 0,1M theo tỉ lệ thể tích 1:1 được 200ml dung dịch A

a Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch A

b Tính pH của dung dịch A (biết 2 axit điện li hoàn toàn)

c Cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp B chứa NaOH 0,1M và KOH 0,05M để trung hòa dung dịch A (biết hai kiềm điện li hoàn toàn)

Bài 11: Cho dung dịch A: KOH 14% (D = 1,12 g/ml); Dung dịch B: HNO3 31% (D = 1,2 g/ml); Dung dịch C: Ba(OH)2 0,05M; Dung dịch D: H2SO4 0,08M

a Tính nồng độ mol của mỗi chất tan trong các dung dịch A và B

b Tính nồng độ ion H+ trong dung dịch B và dung dịch C

c Để trung hòa 7 gam dung dịch A cần dùng bao nhiêu ml dung dịch B?

d Để tạo ra 9,32 gam kết tủa cần trộn lẫn ít nhất bao nhiêu thể tích dd C và dung dịch D?

Bài 12: Tính nồng độ mol/l của các ion có trong:

a Dung dịch Ba(OH)2 0,02M

b 1,5 lít dung dịch có 5,85 gam NaCl và 11,1 gam CaCl2

c Dung dịch HNO3 10% (D = 1,054 g/ml)

Bài 13: Viết công thức hóa học của những chất mà sự điện li cho các ion sau:

a Fe3+ và SO42- b Ca2+ và Cl- c Al3+ và NO3- d CH3COO- và Cu2+

đ Ca2+ và ClO- e H+ và Cl- f Ba2+ và OH- g NH4+ và NO3

-k K+ và OH- l H+ và SO42- m NH4+ và SO42- n H+ và NO3

-Bài 14: Phải hòa tan vào nước những muối nào để được dung dịch chứa các ion:

a Na+ , Ca2+ , SO42- b Fe2+ , NO3- , SO42- , Al3+

Bài 15: Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M có chứa số mol H+ bằng số mol H+ có trong 0,3 lít dung dịch H2SO4 0,2M (điện li hoàn toàn)

Bài 16: Cho 25 gam dd H2SO4 25% vào 75 gam dung dịch H2SO4 25% được dung dịch A

a Tính nồng độ % của dung dịch A

b Tính nồng độ mol/l của H2SO4 và ion H+ trong dd A Biết dung dịch A có D = 1,1 g/ml

Trang 2

Bài 17: Viết PT PT và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có)khi trộn lẫn các chất sau:

-dd HNO3 và CaCO3 -dd KOH và dd FeCl3 -dd H2SO4 và dd NaOH

-dd Ca(NO3)2 và dd Na2CO3 -dd NaOH và Al(OH)3 -FeS và dd HCl

-dd NaOH và Zn(OH)2 -dd CuSO4 và dd H2S -dd CH3COOH và dd HCl

-dd NaF và dd H2SO4 -dd HCl và Zn(OH)2 -dd MgSO4 và dd K2CO3 -dd NaHCO3 và dd HCl -dd NaHCO3 và dd NaOH -dd NH4Cl và dd NaOH

-dd Na2SO4 và dd FeCl3 -dd Ba(OH)2 và Na2SO4 -dd Al2(SO4)3 và dd NaOHvừa đủ

(cho nấc 2 của H2SO4 và Ba(OH)2 điện li hoàn toàn)

Bài 18: Viết PT dạng phân tử ứng với PT ion rút gọn sau:

a Ba2+ + CO32- →BaCO3 ↓ b S2- + 2H+ →H2S↑

c Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓ d NH4+ + OH- → NH3 ↑ + H2O

e Zn(OH)2 + 2H+ →Mg2+ + 2H2O

Bai 19: Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dd theo sơ đồ sau:

a Pb(NO3)2 + ? → PbCl2 ↓ + ? b MgCO3 + ? → MgCl2 + ?

c Sn(OH)2 + ?→K2SnO2 + ?

Bài 20:.Viết PT điện li của các chất sau:

a CuSO4, Na2SO4 , Fe2 (SO4)3, NaHPO4, NaOH,

b Mg(OH)2, CH3COOH, HClO, Fe(NO3)3 , HF , Pb(OH)2

Bài 21:Viết PT điện li từng nấc của các axit sau:

a H3PO4 ,H2SO3 b H2S ,H2CO3 , H2SO4

Bài 22: ViÕt ph¬ng tr×nh ph¶n øng ë d¹ng ph©n tö, ion cña c¸c ph¶n øng sau:

a, HNO3 + Fe2O3

b FeCl3 + NaOH

c, HNO3 + CaCO3

d, CH3COONa + HCl

e, BaCl2 + Na2CO3

g, Na2S + HCl

h, Na2SO3 + H2SO4

i, NaCl + AgNO3

j, Na2SO3 + H2SO4

k, NaCl + AgNO3

l, CaCl2 + ? CaCO3 + ?

m, FeS + ? FeCl2 + ?

n, Fe2(SO4)3 + ? K2SO4 + ?

Bài 23: ViÕt c¸c PTPƯ d¹ng ph©n tö cña c¸c ph¶n øng cã ph¬ng tr×nh ion sau:

a, H3O+ + OH- = 2 H2O

b, SO32- + 2H+ = SO2 + H2O

c, 2H3O+ + CuO = Cu2+ + 3H2O

d, FeS + 2H+ = Fe2+ + H2S

e, 2H3O+ + Fe(OH)2 = Fe2+ + 4H2O

g, BaCO3 + 2H+ = Ba2+ + CO2 + H2O

h, 2H3O++ Mg(OH)2 = Mg2+ + 4H2O

i, Fe3+ + OH- = Fe(OH)3

k, Pb2+ + SO42- = PbSO4

l, Mg2+ + 2OH- = Mg(OH)2

m, S2- + 2H+ = H2S

Ngày đăng: 13/07/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w