mình bằng cách theo dấu rêu bám ở má phía bắc các gốc cây, thì tôi thấy không thể không nhắcbạn rằng trong các khu rừng già, nhiều gốc cây cả tứ phía xung quanh đều có rêu bám kín!Tưởng
Trang 1BƯỚC TIẾP TRÊN CON ĐƯỜNG CHẲNG MẤY AI ĐI
Lm Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
Further Along the Road Less Traveled
của M Scott Peck
do nhà Simon & Schuster xuất bản, New York
nguồn:
http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2009/05/29/buoc-tiep-tren-con-duong-chang-may-ai-di-1/
* * * LỜI TỰA
Hẳn bạn còn nhớ câu mở đầu quyển Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi:
“Cuộc đời đầy gai góc”
Ở đây tôi muốn bổ sung vào chân lý vĩ đại ấy một diễn dịch khác:
Cuộc đời đầy phức tạp.
Mỗi người trong chúng ta phải tự mở cho mình lối đi riêng trong cuộc đời Không có thủ bản chỉnam, không có công thức tiền chế, không có bất cứ câu trả lời dễ dàng nào Con đường đúng đắncho người này có thể là con đường sai lạc cho người kia Trong quyển sách này bạn sẽ không
bao giờ tìm thấy những lời khuyên như: “Hãy theo lối này!”, hoặc “Hãy quẹo phải ở đây, quẹo trái ở kia!” … Hành trình cuộc sống không được trải nhựa êm ru, không được thắp đèn chiếu
sáng, cũng không có biển báo giao thông Nó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoangvu
Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số điều mà tôi đã học hỏi được trong 10 năm qua –
và là những điều đã giúp ích nhiều cho bước chân tôi trong cuộc hành trình dò dẫm qua sa mạcđời mình Nhưng nếu tôi nói với bạn rằng những khi lạc lối, tôi đã tìm lại được con đường của
Trang 2mình bằng cách theo dấu rêu bám ở má phía bắc các gốc cây, thì tôi thấy không thể không nhắcbạn rằng trong các khu rừng già, nhiều gốc cây cả tứ phía xung quanh đều có rêu bám kín!
Tưởng cũng cần cảnh giác bạn đừng hiểu từ “Bước Tiếp” nơi đề tựa sách hay bất cứ nơi đâu
trong sách này như là nhằm nói rằng con đường ở đây là một con đường thẳng tắp một mạchrành rành xác định trong đó bạn có thể bước lần lượt hết bước này đến bước khác trong một tiến
trình trơn tru đi thẳng tới Khi nghe tôi nói “Bước Tiếp”, bạn dễ có cảm tưởng rằng “À, chỗ ấy
Scott Peck đã từng bước qua, và bây giờ thì Scott Peck đang ở chỗ này Vậy nếu bây giờ mình ởđây, thì năm tới chắc hẳn mình sẽ ở chỗ đó, chỗ đó … như ông ấy vậy!” Không đâu, tôi không
hề muốn nói như thế đâu! Bởi vì con đường của chúng ta không phải như vậy Đúng hơn, nó làtrập trùng những vòng tròn đồng tâm, tỏa ra từ tâm điểm, và trên con đường này chẳng có chi làgiản dị cũng chẳng có gì là suôn sẻ cả
Chúng ta không phải làm chuyến hành trình này hoàn toàn chỉ một mình Chúng ta có thể yêucầu sự giúp đỡ nơi sức mạnh lớn hơn mình nhưng ở trong chính cuộc đời mình Mỗi ngườichúng ta nhìn sức mạnh ấy mỗi khác, song có điều chắc chắn là ai trong chúng ta cũng ý thức về
sự hiện diện của sức mạnh này Và khi mỗi chúng ta tự mở đường cho mình, chúng ta cũng cóthể đồng thời giúp nhau nữa
Nếu quyển sách này có thể giúp ích gì cho bạn, thì tôi hy vọng rằng đó là, trước hết, nó sẽ giúpbạn biết suy nghĩ một cách ít đơn giản hóa hơn Tôi hy vọng bạn sẽ vứt bỏ cố tật đơn giản hóamọi sự, bạn sẽ chấm dứt xu hướng muốn tìm kiếm những công thức tiền chế và những câu trả lời
dễ dàng, để bắt đầu suy nghĩ một cách đa chiều kích hơn, để đĩnh đạc đứng trong huyền nhiệmcác nghịch lý của cuộc sống, để không thất đảm do vô số các nguyên nhân và các kết quả gắnchặt nơi mỗi kinh nghiệm, và để trân trọng sự thực rằng: Cuộc đời đầy phức tạp!
Quyển sách này là một tuyển tập chuyển thể từ các bài thuyết trình của tôi Có hai cách đểchuyển thể những bài nói chuyện thành văn bản trên giấy trắng mực đen: cách dễ và cách khó
Cách dễ là chỉ đơn thuần ghi lại nguyên xi băng ghi âm, hiệu chỉnh ngữ pháp, rồi in ra, mặc chokết quả có thể là một mớ hổ lốn các chủ đề rời rã như cơm nguội Cách khó là cố gắng tổng hợpcác chủ đề tạp chủng ấy, kết dệt chúng bằng một chất kết dính mới, tạo thành một toàn thể thốngnhất, đầy sáng tạo và dễ đọc
Nhà xuất bản Simon & Schuster và tôi đã nhất trí chọn cách thứ hai Và tôi đã bỏ ra vô số giờlàm việc với các biên tập viên của tôi để bố cục lại và điều hợp các bài nói chuyện của mình, bổsung những chất liệu mới và trả lời những vấn nạn mà chúng đặt ra để lấp đầy mọi kẽ hở Tôicũng đã đầu tư rất nhiều công sức cho việc hiệu đính bản thảo sau khi biên tập – để ướp vào đóhương vị suy tư của mình Quyển sách này là một đứa con tinh thần đúng nghĩa của tôi, và tôi cóthể hài lòng về nó
Nhưng đây cũng là một công trình tập thể – và rất có thể quyển sách không được khai sinh nếukhông có sự cộng tác quan trọng của nhà Simon & Schuster Tôi đã bỏ ra hàng mấy trăm giờ cho
dự án này; và con số ấy còn được nhân lên gấp ba lần bởi ban biên tập của nhà Simon &Schuster, trong đó có nhiều thư ký đánh máy, nhiều biên tập viên sửa bản và nhiều chuyên viênkiểm tra dữ liệu Tôi chân thành tri ân tất cả
Trang 3Nhưng tôi cần đặc biệt nêu danh tánh ba người ở đây Một là Ursula Obst, người chịu tráchnhiệm nhiều hơn bất cứ ai khác trong nhiều tháng ròng rã làm công việc đầy tính sáng tạo nghệthuật là đan kết một khối lượng lớn các bài thuyết trình hỗn hợp thành một quyển sách mạch lạchẳn hoi.
Tôi cũng muốn ghi ơn cách riêng Burton Beals, người đã duyệt lại kết quả công việc của Ursula
để chuẩn bị cho khâu hiệu đính của chính tôi Qua nỗ lực làm việc cần mẫn của anh và qua rấtnhiều cuộc thảo luận giữa anh với tôi, chúng tôi đã đúc kết được một quyển sách có thể dám nói
là rất dễ đọc
Cuối cùng, tôi muốn nói lên lời cám ơn chân thành đối với Fred Hills, biên tập viên làm việc sát cánh với tôi tại nhà Simon & Schuster Quyển sách này bắt nguồn đầu tiên từ ý nghĩ của anh; chính anh phát kiến ra nó và anh đã kiên trì chăm sóc nó trong hai năm, từ bắt đầu tới hoàn tất Anh không những là người ‘phát minh’ ra quyển sách, mà còn là người trực tiếp cộng tác thực hiện nó và là nhà bảo trợ cho nó nữa Quyển sách này không thể được hoàn thành nếu không có anh
M Scott Peck, M.D.
* * *
NỘI DUNG Lời tựa
1 Ý THỨC VÀ VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ
-Lớn lên trong đau khổ -Đau khổ giúp lớn lên -Ý thức và sự chữa lành -Những ốc đảo trong sa mạc
2 PHIỀN TRÁCH VÀ THA THỨ
-Phiền trách và xét đoán -Cái khổ của tình trạng không biết
-Chân lý và ý chí -Trò phiền trách
Trang 4-Thực tại sự dữ -Tha thứ kiểu ‘rẻ tiền’
-Sự phiền trách và chứng khoái khổ
-Cần thiết phải tha thứ
3 SỰ CHẾT
-Nỗi sợ chết -Chọn khi nào để chết -Những sự chữa trị ‘thần diệu’
-Các rối loạn thể lý và tâm thể
-Nhận hiểu sự chết -Những bước chết và những bước trưởng thành
-Học chết -Nỗi sợ chết và chứng tự yêu
4 CẢM NẾM HUYỀN NHIỆM
-Tâm lý học như thuật giả kim
-Tò mò và lãnh đạm -Huyền nhiệm và hành trình tâm linh
5 YÊU MÌNH HAY TỰ TÔN MÌNH
-Những lợi điểm của mặc cảm tội lỗi
-Những khoảnh khắc tan nát
-Hành lý quí báu -Công việc chuẩn bị
6 THẦN THOẠI VÀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI
Trang 5-Các truyền thuyết-Thần thoại và những câu chuyện thần tiên
-Thần thoại và trách nhiệm
-Thần thoại về toàn năng
-Các thần thoại trong Thánh Kinh
-Thần thoại về sự thiện và sự dữ
-Thần thoại về anh hùng
-Chọn lựa cách diễn dịch
7 TÂM LINH VÀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI
-Bản năng và bản tính con người
-Các chặng đường trưởng thành tâm linh
-Sự phản kháng và đức tin
-Vẻ bên ngoài có thể đánh lừa
-Phát triển nhân bản và trưởng thành tâm linh
-Hãy kiểm tra hầm tối của bạn
8.NGHIỆN: MỘT BỆNH THÁNH THIÊNG!
-Jung và hiệp hội A.A
-Một chương trình hoán cải
-Một chương trình cho lãnh vực tâm lý -Tâm lý trị liệu phổ thông
-Một chương trình cộng đồng
-Nghiện rượu, một ân phúc!
-Đối mặt sớm với những khủng hoảng
Trang 69 VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO
TRONG SỰ TRƯỞNG THÀNH TÂM LINH
-Tính độc đáo của mỗi cá nhân
-Con đường tôi tới với Thiên Chúa
-Thực tại Đức Giêsu -Thiên năng của Đức Giêsu
-Phép Rửa – như là chết đi!
-Tội lỗi của Giáo Hội
-Bên kia cái chết -Thiên Chúa, một chuyên gia về hiệu năng
-Thiên đàng -Bản hợp đồng bất thành văn
-Cái hại của việc phân ngăn
Trang 7Cùng một người dịch:
-Thức Tỉnh (Anthony de Mello)
-Chạy Trốn (Anthony de Mello)
-Một Phút Tầm Phào (Anthony de Mello)
-Bước Quyết Định – để gặp Chúa trong đời (James DiGiacomo và John Walsh)
-Sống Hết Mình (Earnest Tan)
-Những Bài Học Cuối Cùng (Mitch Albom)
-Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi (M Scott Peck)
-Bước Tiếp Trên Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi (M Scott Peck)
-Vũ Điệu Của Sự Mật Thiết (Harriet Lerner)
-Các Mẫu Thức Mạc Khải (Avery Dulles)
-Dẫn Vào Thần Học (Thomas P Rausch)
-Tiếp Cận Thánh Kinh theo Chủ Nghĩa Cơ Yếu – những điều người Công Giáo cần biết (Ronald
D Witherup)
-Tư Vấn Mục Vụ – những kỹ năng căn bản cho các nhà tư vấn Kitô giáo (Richard P Vaughan)-Bên Kia Hội Nhập Văn Hoá – nhiều hoá thành một được chăng? (Michael Amaladoss)
-Hội Nhập Văn Hoá và Đời Tu (Jesus Alvarez Gomez)
-Cẩm Nang Xây Dựng Các Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản (Ma Alicia S Gutierrez & Estela P Padilla)
-Để Giảng Lễ Tốt Hơn – những đề nghị thiết thực cho người giảng lễ (Ken Untener)
-Không Lối Thoát? – mục vụ cho những người li dị và các đôi bạn không chính thức (Bernard Haring)
-Giáo Hội Cần Loại Linh Mục Nào? (Bernard Haring)
-Linh Mục Thiên Niên Kỷ Mới (nhiều tác giả)
-Hãy Nâng Tâm Hồn Lên (ĐGH Gioan Phaolô II)
Trang 8-Thà Thắp Lên Một Ngọn Nến (Christophers’)
-Lễ Hiện Xuống Ở Á Châu – một cách thế mới để thể hiện Giáo Hội (Thomas C Fox)
* * *
Trang 91 Ý Thức &
Vấn Đề Đau Khổ
—————————–
Suốt cả đời tôi, tôi thường tự hỏi mình sẽ trở thành gì khi mình lớn lên Rồi, cách đây khoảng
bảy năm, tôi nhận ra rằng mình chẳng bao giờ sắp sửa lớn lên cả, bởi vì lớn lên là một quá trình
diễn ra không ngừng Vì thế, tôi tự hỏi: “Này, Scotty, cho tới nay thì mày đã trở thành cái gìrồi?” Vừa khi tự đặt cho mình câu hỏi đó, tôi hết sức hãi hùng nhận ra: mình đã trở thành một
người rao tin mừng Một người rao tin mừng, đó là điểm nhắm cuối cùng của tôi trên trần đời này Và có lẽ trên trần đời này, người rao tin mừng cũng chính là cái cuối cùng mà bạn muốn
hạnh ngộ
Cụm từ “người rao tin mừng” có thể mang những hàm nghĩa rất tồi tệ Nó có thể làm bạn nghĩ
đến một nhà giảng đạo oai nghi trong bộ com-lê trị giá 2000 đô la, với những ngón tay đeo nhẫnvàng sáng rực, ôm một quyển Thánh Kinh to tướng bọc da, gào hết cỡ ‘vô-luym’ rằng: “Lạy
Chúa Giêsu, xin cứu độ con!” Bạn đừng sợ Tôi không có ý nói rằng tôi đã trở thành loại ‘người rao tin mừng’ ấy đâu! Tôi đang sử dụng cụm từ ‘người rao tin mừng’ theo nghĩa nguyên sơ nhất
của nó – đó là người mang tin mừng (evangelist) Song xin cảnh giác bạn rằng tôi cũng là ngườimang tin buồn nữa Tôi là một kẻ rao cả tin mừng lẫn tin buồn
Nếu bạn là người biết trì hoãn khoái cảm (1) một mức nào đó, thì khi được hỏi: “Anh thích tin
nào trước, tin mừng hay tin buồn?”, chắc bạn sẽ trả lời: “À, cho tôi tin buồn trước “ Thì đây, tinbuồn đầu tiên mà tôi đem đến cho bạn: Thưa bạn, tôi chẳng hiểu biết mô tê gì!
Xem ra thật kỳ quái việc một người mang tin mừng – một người mang sự thật – lại sẵn sàng thúnhận rằng mình không biết gì cả Nhưng sự thật là chính bạn cũng không biết gì cả Chẳng aitrong chúng ta biết gì cả Chúng ta đang sống trong một vũ trụ ngập tràn huyền nhiệm kia mà
Những người rao tin mừng thường được kỳ vọng là những người mang đến cho người ta “niềm
vui và sự dễ chịu” Thì đây, một tin không vui khác cho bạn: tôi đang nói chuyện về hành trình
cuộc sống, và khi nói chuyện về hành trình cuộc sống, tôi không thể không đề cập đến các nỗi đau Đau khổ là một phần của phận người, và đau khổ đã gắn liền với phận người ngay từ thuở
con người còn ở trong Vườn Ê-đen
Câu chuyện Vườn Ê-đen ấy là một thần thoại, dĩ nhiên Nhưng cũng như các thần thoại khác, nócưu mang trong mình nó sự thực Và giữa rất nhiều những sự thực mà câu chuyện Ê-đen có thể
kể cho chúng ta, đáng kể nhất ở đây là sự thực về cách mà con người đã tiến lên tới cấp độ ý thức.
Khi chúng ta ăn trái táo từ Cây Biết Lành Biết Dữ, chúng ta bỗng ý thức, và vì chúng ta ý thứcnên chúng ta cũng ý thức về chính mình Thiên Chúa dựa vào đâu để nhận ra rằng chúng ta đã ănquả táo ấy, bạn biết không? Đó là: chúng ta bất ngờ trở nên thẹn thùng, xấu hổ! Như vậy, một
Trang 10trong những điều mà thần thoại này muốn nói với ta là: Xấu hổ là một phần của bản tính conngười.
Trong nghề nghiệp của mình với tư cách là một bác sĩ tâm thần và, gần đây hơn, với tư cách làmột tác giả và một diễn giả, tôi đã có những cơ hội gặp gỡ rất nhiều người tuyệt vời, nhữngngười suy tư sâu sắc, và tôi chưa bao giờ gặp một ai trong số họ lại không biết xấu hổ Vài ngườitrong họ không tự nghĩ mình có tính xấu hổ, nhưng khi trao đổi với tôi về đề tài này, nhữngngười ấy rốt cục đều nhận ra rằng họ cũng xấu hổ như bất cứ ai Tôi cũng có gặp một số ít – rất ít– người không xấu hổ, và đó là những người đã bị thương tổn cách này hay cách khác: Họ đã bịmất đi một phần nhân tính nơi mình!
Xấu hổ là bản tính tự nhiên của con người, và chúng ta đã xấu hổ trong Vườn Ê-đen khi chúng tabắt đầu ý thức về chính mình Chúng ta ý thức về chính mình như là những hữu thể tách biệt.Chúng ta mất cảm thức thống nhất với tự nhiên, với vũ trụ Gắn liền với sự mất mát cảm thứcthống nhất này với thế giới tạo vật là sự kiện chúng ta bị trục xuất khỏi Địa Đàng
LỚN LÊN TRONG ĐAU KHỔ
Khi chúng ta bị đuổi ra khỏi Vườn Ê-đen, chúng ta bị đuổi mãi mãi Chúng ta không bao giờ cóthể trở lại Ê-đen Chuyện kể rằng cổng vườn bị chặn lại bởi các kê-ru-bim và một thanh gươmlửa
Chúng ta không thể quay về Chúng ta chỉ có thể đi về phía trước mà thôi
Quay về Ê-đen cũng giống như cố gắng quay về với cung lòng mẹ, về với thuở còn là em bé, còn
là bào thai Không thể quay về như vậy, chúng ta chỉ còn có một cách là lớn lên Chúng ta chỉ cóthể đi về phía trước, xuyên qua sa mạc cuộc đời, tự mở lối cho mình trong khổ đau, đi qua nhữngdặm đường khô cằn nứt nẻ để đạt tới những cấp độ ý thức ngày càng sâu hơn
Đây là một sự thật vô cùng quan trọng, vì rất nhiều tâm bệnh của con người, kể cả chứng lạmdụng ma túy, đều xuất phát từ cố gắng muốn trở về Ê-đen Tại các bữa tiệc rượu, chúng tathường có khuynh hướng cần ít nhất một ly để giúp làm giảm bớt cái ý thức về mình của chúng
ta, giúp xua đi bớt sự xấu hổ nơi ta Ly rượu ấy thường hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó, phảikhông? Về rượu, bia, cô ca hoặc một hỗn hợp nào đó tương tự, nếu chúng ta dùng đúng lượngphù hợp, chúng ta có thể tạm thời lấy lại được cảm thức thống nhất với tự nhiên mà mình đãđánh mất Chúng ta có thể cảm thấy thoải mái, tự nhiên: một cảm giác ấm áp, ngất ngây, bềnhbồng…
Dĩ nhiên, cảm giác ấy không bao giờ kéo dài lâu, và cái giá mà người ta phải trả cho nó thườngquá đắt Vì thế, thần thoại kia quả đúng thực Chúng ta thực sự không thể trở lại Ê-đen Chúng taphải tiến về phía trước xuyên qua sa mạc Và đây là một hành trình đầy gai góc, bởi vì ý thứcthường gắn liền với nỗi đau Đa số người ta ngưng cuộc hành trình sớm hết sức có thể Họ tìmthấy một nơi chốn nào đó có vẻ an toàn, một cái hang được moi trong cát, và họ dừng lại đó thay
vì tiếp bước xuyên qua sa mạc khổ đau, sa mạc của những chông gai và sỏi đá
Trang 11Ngay cả dù phần đông chúng ta đều đã từng cảm nghiệm được rằng “những gì gây đau đớn cho mình đều giúp dạy khôn mình” (2), thì bài học của sa mạc cuộc đời vẫn đầy đắng cay đến nỗi
chúng ta muốn chôn chân lại thay vì bước tới
Già nua không phải chỉ đơn thuần là một rối loạn sinh học Nó cũng có thể là biểu hiện của thái
độ từ chối lớn lên Sự từ chối này là một rối loạn tâm lý có thể đề phòng được bởi bất cứ ai dấnbước vào cuộc hành trình trưởng thành tâm lý và tâm linh không ngừng suốt cuộc sống Những
ai ngừng học hỏi, ngừng lớn lên, ngừng thay đổi và trở thành chai cứng … thường sa vào cái đôi
khi được gọi là “tình trạng trẻ con lần thứ hai” của họ Họ ích kỷ, họ vùng vằng đòi hỏi Kỳ thực đấy không phải vì họ đã đi vào “tình trạng trẻ con lần thứ hai”; đúng hơn, đấy bởi vì họ chưa bao giờ bước ra khỏi tình trạng trẻ con lần thứ nhất của họ Họ chỉ có cái ‘mã’ người lớn, còn
thực chất họ chỉ là một đứa con nít không hơn không kém
Đó là một thực tế mà giới bác sĩ tâm thần chúng tôi thường xuyên gặp thấy Song nói thế không
có nghĩa rằng những người đến với chúng tôi thì ấu trĩ hơn bao người khác Trái lại, những ngườiđến với tâm lý trị liệu với ý hướng chân thực muốn lớn lên là thuộc số tương đối ít những ngườiđược mời gọi bứt ra khỏi tình trạng ấu trĩ Họ là những người không còn chịu đựng được tìnhtrạng ấu trĩ của mình, mặc dù có thể họ chưa nhìn thấy được đâu là ngõ thoát Số đông còn lạicủa chúng ta không bao giờ lớn lên được trọn vẹn, và có lẽ chính vì lý do này mà người ta rấtghét bàn về việc lớn lên
Tháng giêng 1980, vừa sau khi tôi viết Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi, một quyển sách xoáy
vào chủ đề lớn lên, tôi được nhiều đài phát thanh và truyền hình ở Washington, D.C mời tớitrong khuôn khổ một đợt giới thiệu sách Một tài xế taxi đưa tôi đi Sau khi ghé lại vài đài nhưthế, anh tài xế hỏi tôi: “Bác đang làm gì thế hở?” Tôi cho anh biết là tôi đang giới thiệu mộtquyển sách Anh hỏi: “Sách nói về cái gì vậy?”
Tôi bắt đầu loay hoay giải thích cho anh rằng quyển sách nói về sự hòa hợp giữa tâm thần học vàtín ngưỡng Anh gật gật đầu, rồi nói tỉnh queo: “Chà, quyển sách của bác nghe như có vẻ bànchuyện hốt cứt.”
Anh chàng tài xế ấy quả có tài biện phân Vì thế, tại cuộc nói chuyện trên tivi tiếp sau đó, tôi gợi
ý kể lại câu chuyện ấy cho khán giả Những người phụ trách ở đài truyền hình không đồng ý Tôi
đề nghị đổi ‘cứt’ thành ‘đồ thối’, nghĩ rằng tiếng ‘cứt’ nghe hơi nhớp nhúa, dễ khiến người ta dị
ứng Nhưng họ vẫn bác bỏ đề nghị của tôi
Thế đấy, người ta không muốn nói chuyện về sự trưởng thành đích thực Vì đó là điều gây quánhiều đớn đau cho họ
ĐAU KHỔ GIÚP LỚN LÊN
Nếu tôi thích nói chuyện về các nỗi đau, thì đấy không phải bởi vì tôi là một kẻ mắc chứng khoái
khổ (masochism) Trái lại, tôi hoàn toàn chẳng thấy gì hay ho trong những nỗi khổ không có giá trị xây dựng Giả tỷ tôi bị nhức đầu, việc đầu tiên tôi sẽ làm là mở tủ thuốc, lấy và uống hai viên
Tylenol – loại viên trần cực mạnh Bởi tôi không thấy gì hay ho trong một cơn nhức đầu thôngthường
Trang 12Nhưng, có những nỗi khổ có tính xây dựng Và để đương đầu với những nỗi đau gắn liền với
việc lớn lên, một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta phải học là nhận ra sự khác biệt
giữa những nỗi khổ có tính xây dựng và những nỗi khổ không có tính xây dựng
Những nỗi khổ không có tính xây dựng, chẳng hạn những cơn nhức đầu, là cái mà bạn phải
thanh toán dứt điểm Còn những nỗi khổ có tính xây dựng thì bạn cần biết gánh lấy và đi qua nó Ứng với hai loại nỗi khổ trên, tôi thích dùng hai thuật ngữ “nỗi khổ thần kinh loạn” và “nỗi khổ
tự nhiên” – và chính đây là ví dụ để minh họa cho sự phân biệt ấy của tôi Hẳn bạn không quên
rằng cách đây khoảng 40 năm, khi các lý thuyết của Freud lần đầu tiên được truyền bá trong giới
trí thức và thường bị diễn dịch sai lạc, thì có rất nhiều bậc phụ huynh do nghe nói rằng mặc cảm tội lỗi có liên quan cách nào đó với các chứng thần kinh loạn, đã rắp tâm nuôi dạy con em mình
sao cho chúng trở thành những đứa trẻ hoàn toàn không có chút mặc cảm nào về tội lỗi Thật làmột điều tai hại không thể lường được cho đứa trẻ!
Các nhà tù của chúng ta đầy kín những con người sở dĩ phải ở đó chỉ bởi vì họ không có – haykhông có đủ – mặc cảm tội lỗi Chúng ta cần có mặc cảm tội lỗi một mức nào đó thì mới có thể
tồn tại trong xã hội được Tôi gọi đó là mặc cảm tội lỗi tự nhiên
Tuy nhiên, tôi thấy cần phải nhấn mạnh ngay ở đây rằng việc có qua nhiều mặc cảm tội lỗi sẽlàm tắt nghẽn cuộc sống chúng ta thay vì bồi dưỡng cho nó Và đó là mặc cảm tội lỗi thần kinhloạn Thử hình dung bạn đi vòng quanh một sân gôn, mang trong bao túi của mình tám chụcchiếc gậy thay vì mười bốn (con số gậy cần thiết để chơi các môn đánh gôn tùy ý)! Nghĩa là, bạn
là người đi đường mang quá nhiều hành lý! Bạn phải giải quyết số hành lý quá tải của bạn càngnhanh bao nhiêu càng hay bấy nhiêu Và nếu như điều đó có nghĩa rằng bạn cần tiến hành nhận
sự trị liệu tâm lý, thì bạn đừng nên chần chừ gì cả Cảm thức tội lỗi thần kinh loạn là cái khôngcần thiết – và nó chỉ gây ách tắc hành trình qua sa mạc cuộc đời của bạn mà thôi
Điều này không chỉ đúng với mặc cảm tội lỗi mà còn đúng với các dạng khổ đau tâm cảm khácnữa Chẳng hạn, sự phiền não cũng vừa có thể là chuyện bình thường vừa có thể là thần kinhloạn Và điều quan trọng là phải biết biện phân chính xác đôi đàng
Có một qui tắc rất giản dị song cũng rất sắc bén để xử lý những nỗi đau tâm cảm trong cuộc đời.Qui tắc ấy bao gồm một tiến trình ba bước
Đầu tiên, bất cứ khi nào bạn khổ đau trong tâm cảm, bạn hãy tự vấn mình: “Nỗi đau này – hay
mối phiền não này hay mặc cảm tội lỗi này – là tự nhiên hay là thần kinh loạn?” Ước chừng 10%
các trường hợp, bạn sẽ không thể trả lời được câu hỏi đó Còn đối với 90% các trường hợp cònlại, nếu bạn suy nghĩ và tự hỏi như vậy, thì câu trả lời sẽ rất sáng tỏ Chẳng hạn, nếu bạn lo lắng
về việc khai thuế thu nhập của mình cho kịp thời, bởi vì bạn đã có lần bị phạt nặng do trễ hạn, thìtôi đoan chắc với bạn rằng nỗi lo lắng ấy là tự nhiên Nó đúng đắn Bạn hãy chung sống với nó
và cố gắng tiến hành khai thuế cho kịp thời đi Đàng khác, nếu bạn xác định rằng nỗi khổ mà bạnđang trải qua là thần kinh loạn và đang làm bế tắc cuộc sống của mình, thì bạn hãy thực hiệnbước thứ hai bằng cách tự vấn: “Tôi sẽ ứng xử thế nào nếu như tôi không đang có nỗi lo lắng nàyhay mặc cảm tội lỗi này?”
Trang 13Bước thứ ba là trả lời câu hỏi ấy và thực hiện y như điều mình trả lời Như châm ngôn của hiệp
hội AA (3): “Hãy làm như thật!“, hoặc “Hãy giả bộ như thế để trở thành thực sự như thế!”
Lần đầu tiên tôi học được qui tắc này là khi tôi giải quyết nỗi xấu hổ của chính mình Đành rằngxấu hổ là điều tự nhiên của con người, nhưng chúng ta có thể giải quyết nó bằng những cách thếhoặc tự nhiên hoặc thần kinh loạn Những lần ngồi giữa một cử tọa đông đúc, lắng nghe các diễngiả tên tuổi thuyết trình, đôi khi tôi cảm thấy có một thắc mắc mà mình nên nêu ra – về mộtthông tin nào đó mà tôi muốn biết hay một nhận định nào đó mà tôi muốn bày tỏ công khai (haythậm chí một cách riêng tư giữa mình với diễn giả sau bài nói chuyện) Nhưng rồi tôi kiềm chế,
‘ngậm tăm’ luôn, vì tôi quá xấu hổ và sợ bị bài bác hay sợ trở thành trò cười cho mọi người
Sau một thời gian như vậy, cuối cùng tôi tự hỏi: ”Cách xử lý này đối với sự xấu hổ của mình –tức kiềm chế không nêu thắc mắc của mình ra – sẽ bồi dưỡng cho cuộc sống mình hay sẽ làmnghèo nàn nó?” Vừa khi tự hỏi như thế, tôi thấy câu trả lời thật rõ ràng: Cách xử lý ấy đang hạnchế chứ không bồi dưỡng cho cuộc sống của tôi Và tôi tự nhủ: “Này Scotty, mày sẽ hành độngthế nào nếu mày không xấu hổ đến vậy? Mày sẽ hành động thế nào nếu mày là nữ hoàng Anhhoặc là tổng thống Mỹ?” Câu trả lời rõ ràng là: Tôi sẽ mạnh dạn đứng lên, bước tới chỗ vị diễngiả, và nói lên điều mình muốn nói Thế là tôi tự thúc giục mình: “Nào, đứng lên, bước tới vàlàm y như thế Hãy làm như thể mình không xấu hổ.”
Tôi công nhận rằng đó là một điều kinh khủng, nhưng đây chính là lúc mà lòng can đảm nhậpcuộc Có một điều khiến tôi luôn luôn ngạc nhiên là tại sao chỉ có tương đối ít người hiểu đượcthế nào là can đảm Phần đông người ta nghĩ rằng can đảm là không sợ hãi Không đúng, vìkhông sợ hãi đâu phải là can đảm Không sợ hãi là một dạng thương tổn trong não bộ Còn canđảm là khả năng tiến tới, bất chấp sự sợ hãi hay bất chấp nỗi đau nơi mình Khi bạn làm thế, bạn
sẽ thấy rằng việc vượt qua nỗi sợ sẽ không chỉ làm cho bạn mạnh mẽ hơn mà còn là một bướcquyết định đưa bạn tiến lên trên bậc thang trưởng thành
Nhưng thế nào là trưởng thành? Khi tôi viết Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi, dù tôi đã mô tả rất
nhiều người ấu trĩ, song tôi đã không bao giờ đưa ra một định nghĩa về sự trưởng thành Tôi chorằng điều dường như đặc trưng cho những người ấu trĩ là họ cứ chôn chân một chỗ, thở vắn thandài rằng cuộc sống không đáp ứng những đòi hỏi của họ Như Richard Bach đã viết trong quyển
Ảo Ảnh (Illusions) của ông: “Hãy bào chữa cho các hạn chế của bạn, và luôn luôn ghi nhớ rằng những hạn chế ấy là của bạn” Nhưng đối với số tương đối ít người trưởng thành đầy đủ thì việc
đáp ứng các yêu cầu trong cuộc sống là trách nhiệm của chính bản thân mình, thậm chí đó là một
cơ hội cho mình
Trang 14Donald Nichol, tác giả quyển Thánh Thiện (Holiness), đã qui chiếu đến điều đó trong lời dẫn
nhập vào quyển sách Ông nói nếu bạn bị bắt gặp đang cầm một quyển sách nói về sự thánh thiện
và người ta hỏi bạn đang làm gì với nó, bạn có thể bảo họ: “À, tôi đang rất thú vị với những gì
mà các chuyên gia về sự thánh thiện nói về chủ đề này.” Nichol nhấn mạnh rằng quả thực không
có lý do gì để bạn mua hay mượn – càng không có lý do gì để bạn cầm – một quyển sách nói về
sự thánh thiện trừ phi bạn thực sự muốn nên thánh Và vì thế ông gọi quyển sách đó là một sáchchỉ nam, một quyển sách chỉ cách cho người ta trở nên thánh thiện Ở một trang khoảng 2/3
quyển sách ấy, có một câu nói tuyệt vời của Nichol: “Chúng ta không thể thất bại một khi mà chúng ta nhận ra rằng mọi sự xảy ra cho mình đều đã được hoạch định để dạy mình nên thánh.”
Có thể có tin mừng nào mừng hơn tin mừng này không: Chúng ta không thể thất bại, chúng tachắc chắn sẽ chiến thắng? Vòng nguyệt quế dành cho chúng ta đã được bảo đảm trước, chỉ cầnchúng ta nhận hiểu rằng mọi sự xảy đến cho ta đều đã được hoạch định để dạy cho ta những điều
ta cần biết trên hành trình của mình
Tuy nhiên, sự nhận hiểu ấy đòi hỏi một chuyển biến hoàn toàn trong thái độ của chúng ta đối vớiđau khổ (tôi nghĩ – cả trong thái độ của chúng ta đối với ý thức nữa) Hãy nhớ rằng trong câuchuyện Vườn Ê-đen, chúng ta bắt đầu ý thức khi chúng ta ăn quả táo từ cây Biết Lành Biết Dữ.Như vậy, đối với chúng ta, ý thức vừa là nguyên nhân của đau khổ vừa là nguyên nhân của sựcứu độ (hay nói cách khác: sự chữa lành!)
Ý thức là nguyên nhân của đau khổ bởi vì – dĩ nhiên – nếu chúng ta không ý thức thì chúng tacũng chẳng cảm thấy đau khổ Một trong những điều mà chúng tôi làm để giúp người ta tránh
những nỗi đau không có tính xây dựng, những nỗi đau không cần thiết – tức những nỗi đau thể lý
– đó là cho họ một liều thuốc mê, để họ mất ý thức và không cảm thấy đau đớn
Nhưng nếu ý thức là toàn bộ nguyên nhân của các nỗi đau thì nó cũng là toàn bộ nguyên nhân
của sự cứu độ của chúng ta – bởi vì sự cứu độ hệ tại ở một tiến trình ý thức ngày càng hơn Càng
ý thức hơn, chúng ta càng tiến xa hơn trong sa mạc – thay vì vùi mình trong một cái hố, nhưnhững người chọn dừng lại và từ chối lớn lên Và, khi chúng ta đi tới, chúng ta càng gánh lấynhiều nỗi đau hơn – cũng do bởi chính sự tăng trưởng trong ý thức của mình
Như tôi đã nói trên kia, từ “cứu độ” có nghĩa là “chữa lành” Salvation có gốc ở salve, thứ mà bạn bôi lên da để chữa cho một vùng da khỏi ngứa hay khỏi nhiễm trùng Cứu độ (salvation) là tiến trình chữa lành và đồng thời là tiến trình trở nên trọn vẹn Và sự khỏe mạnh, sự thánh thiện,
sự trọn vẹn đều được rút ra từ một gốc chung Chung qui, tất cả hầu như có cùng một nghĩa.Ngay cả bậc lão bối vô thần như Sigmund Freud cũng đã nhận ra mối quan hệ giữa sự chữa lành
và ý thức khi ông nói rằng mục đích của tâm lý trị liệu – tức sự chữa lành tâm thần – là biến cái
vô thức thành ý thức, nghĩa là làm gia tăng ý thức Carl Jung càng giúp chúng ta hiểu hơn về vôthức khi qui gán là sự dữ việc chúng ta từ chối giáp mặt với bóng tối của mình – tức việc chúng
ta từ chối giáp mặt với phần nhân cách của mình mà mình muốn phủ nhận, muốn lãng tránh
không nghĩ đến, muốn không ý thức đến Đó là phần nhân cách mà chúng ta không ngừng cố cheđậy dưới tấm thảm của ý thức, cố đè nén vào trong vô thức
Trang 15Cần ghi nhận rằng theo Jung, sự dữ của con người không phải là chính phần nhân cách “bóng
tối” ấy, mà là việc con người từ chối giáp mặt với phần nhân cách ấy Sự từ chối ở đây thể hiện
một cách rất chủ động Người dữ không chỉ đơn thuần là người vô ý thức hay ngu dốt một cáchthụ động, họ còn tích cực làm mọi cách – kể cả giết người hay phát động chiến tranh – để cố thủtrong sự ngu dốt và trong tình trạng vô ý thức của họ
Dĩ nhiên, tôi nhìn nhận rằng sự dữ – cũng như Tình Yêu, hay Thiên Chúa hay Chân Lý – thựcquá mênh mông không thể nhốt vào trong một định nghĩa giản dị được Nhưng nếu cần nêu một
định nghĩa ngắn gọn, thì tôi sẽ định nghĩa sự dữ là “sự cố chấp trong ngu dốt” – hay “sự cố chấp trong tình trạng vô ý thức”.
Tôi cho cuộc Chiến Tranh Việt Nam là một trong những ví dụ tốt nhất về sự cố chấp trong tìnhtrạng ngu dốt ở qui mô lớn Khi các chứng cứ đầu tiên bắt đầu được thu thập vào năm 1963 hay
1964 cho thấy rằng các chính sách của chúng ta ở Đông Dương không phát huy tác dụng, thái độđầu tiên của chúng ta là phủ nhận mọi sự trục trặc, cho rằng tất cả đều đang ổn Chúng ta nóirằng mình chỉ cần bỏ ra thêm vài triệu đô la và bổ sung một ít lực lượng tinh nhuệ hơn Nhưngrồi các chứng cứ vẫn tiếp tục cho thấy rằng chính sách của chúng ta bị sa lầy! Và điều gì đã xảyra? Chúng ta gửi thêm quân đội Con số binh sĩ tử vong tăng lên Những vụ giết người tàn khốcngày càng trở thành chuyện ‘cơm bữa’ hơn Đó là thời của biến cố Mỹ Lai Rồi chứng cứ vẫntiếp tục chất chồng rành rành, nhưng chúng ta cứ tiếp tục phớt lờ Chúng ta ném bom Cam-bốt và
mở các cuộc hòa đàm trong danh dự!
Ngay cả hôm nay, bất kể những gì chúng ta đã biết, một số người Mỹ vẫn còn tiếp tục nghĩ rằngchúng ta đã thành công trong việc mặc cả con đường rút ra khỏi Việt Nam Kỳ thực chúng takhông hề mặc cả con đường rút ra khỏi Việt Nam gì cả; bởi thực tế là chúng ta đã bị đánh bại.Nhưng, một cách nào đó, nhiều người vẫn từ chối nhìn nhận điều này
NHỮNG ỐC ĐẢO TRONG SA MẠC
Ý thức đem lại nhiều đớn đau, nhưng nó cũng đem lại nhiều niềm vui hơn cho đời Vì khi bạntiến đủ xa một mức nào đó trong sa mạc cuộc đời, bạn sẽ bắt đầu khám phá ra những đám cỏxanh, những ốc đảo mà trước đây bạn chưa bao giờ nhìn thấy Và nếu đi xa hơn nữa, bạn thậmchí có thể khám phá ra một vài mạch nước mát âm thầm chảy len dưới cát Đi thêm nữa, bạn cóthể sẽ hoàn thành được định mệnh cuối cùng của mình
Nếu ngờ vực những gì tôi vừa nói, bạn hãy xem xét ví dụ về một con người đã đi qua hành trình
sa mạc cuộc đời Người ấy là nhà thơ T.S Eliot Ông nổi tiếng khá sớm trong sự nghiệp củamình với những bài thơ mang đậm dấu vết của khô cằn và buồn nản Chúng ta đọc thấy trong bài
thơ đầu tiên của ông, mang tựa đề Bản Tình Ca Của J Alfred Prufrock, xuất bản năm 1917, lúc
ông 29 tuổi:
I grow old … I grow old …
I shall wear the bottoms of my trousers rolled.
Shall I part my hair behind? Do I dare to eat a peach?
Trang 16I shall wear white flannel trousers, and walk upon the beach.
I have heard the mermaids singing, each to each.
I do not think that they will sing to me.
Cần ghi nhớ rằng J Alfred Prufrock – theo T.S Eliot – đã sống trong một thế giới thượng lưu,một thế giới văn minh bậc nhất, nhưng đó cũng là một mảnh đất khô cằn về tinh thần Không lạ
gì khi năm năm sau, Eliot xuất bản một bài thơ khác mang tên Mảnh Đất Khô Cằn (The Waste
Land) Và trong tác phẩm này, ông thật sự hướng chỉ về sa mạc Đó cũng là một bài thơ nặng trĩunỗi thất vọng – song ở đây, lần đầu tiên trong thi ca của Eliot người ta nhận ra một ít dấu vết ámtàng đây đó về màu xanh của cỏ cây, về những mạch nước và những bóng mát ẩn đằng sau cácghềnh đá
Đến những năm cuối của tuổi bốn mươi và những năm đầu của tuổi năm mươi thì những bài thơ
của Eliot – như bài Tứ Tấu (Four Quartets) – bắt đầu mở ra những hình ảnh rộn ràng nhí nhảnh:
một vườn hồng, tiếng chim hót thánh thót, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ Và đây là thời gianông viết những vần thơ thần bí phong phú nhất và tươi trẻ nhất của cả đời ông Quả thực, Eliot
đã kết thúc đời mình trong niềm vui dạt dào
Nhìn cuộc đời Eliot, chúng ta có thể rút ra cho mình nhiều niềm an ủi trong khi phấn đấu bước đitrên hành trình sỏi đá và đớn đau của mình Ai trong chúng ta cũng cần một cảm giác khuây khỏa
dễ chịu nào đó trên đường mình đi, nhưng chúng ta không cần sự ổn thỏa ngay tức thời Tôi đã
gặp những kẻ giết nhau bằng những sự ổn thỏa ngay tức thời, và họ đã làm thế nhân danh sựchữa trị
Họ đưa ra những lý do rất vị kỷ Chẳng hạn, thử hình dung Rick là bạn tôi và anh ta đang gặpmột nỗi đau Vì anh ta là bạn tôi nên sự kiện anh ta đau cũng khiến tôi đau Nhưng tôi khôngthích cảm thấy đau Thế là tôi muốn chữa lành cho Rick nhanh hết sức có thể – để giải quyết choxong nỗi đau nơi mình Tôi thích cho anh ta những câu an ủi dễ dãi đại loại như : “Ồ, mình rấttiếc vì bà cụ thân mẫu bạn qua đời Nhưng bạn đừng quá sầu thảm Bà cụ chắc chắn đã về thiênđàng với Chúa.” Hoặc giả, tôi nói: “À, mình cũng đã từng trải qua hoàn cảnh của bạn Bạn hãychạy thể dục đi, sẽ khuây khỏa nhiều lắm!”
Nhưng, rất thường, điều có sức chữa trị nhất mà chúng ta có thể làm đối với một người đang bịđau chính là sẵn sàng ngồi lại đó và chia sẻ với họ, chứ không phải là cố tìm cách tống khứ nỗiđau ấy Chúng ta phải học cách lắng nghe và đảm nhận nỗi đau của người khác Nghĩa là, chúng
ta phải nâng cao ý thức ngày càng hơn Càng ý thức hơn, chúng ta càng hiểu rõ hơn cuộc chơi
mà kẻ khác đang chơi, nhận hiểu rõ hơn tội lỗi và các mánh lới của họ, đồng thời chúng ta cũngthấy rõ hơn các gánh nặng và các nỗi buồn nơi họ
Càng lớn lên hơn trong tinh thần, chúng ta càng có khả năng hơn để đảm nhận các nỗi khổ đaucủa người khác – và rồi điều kỳ diệu nhất sẽ xảy ra Đảm nhận nhiều nỗi đau hơn, bạn sẽ càngbắt đầu cảm nghiệm nhiều niềm vui hơn Và đây thật là tin mừng, tin mừng về cái làm cho cuộchành trình của chúng ta cuối cùng trở nên thật đáng giá
Trang 17—————-(1) Một trong bốn điểm của Qui Phạm, đã được tác giả trình bày trong phần Một, quyền Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi.
(2) Theo kiểu nói của Benjamen Franklin
(3) Alcoholics Anonymous = Những Người Nghiện Rượu Vô Danh
Trang 18Giận dữ là một trạng thái tâm cảm rất mạnh mẽ bắt nguồn trong bộ não Trong bộ não con người
có những cụm tế bào thần kinh gọi là các trung tâm thần kinh Và trong vùng não mà chúng tagọi là thần kinh trung ương, các trung tâm này phụ trách việc điều hành và sản xuất ra các trạngthái tâm cảm Thực ra các bác sĩ giải phẫu thần kinh đã định vị được những trung tâm này Đặtmột người nằm trên bàn giải phẫu và gây mê cục bộ cho người ấy, đưa các điện cực – bằngnhững mũi kim rất nhỏ – vào trong não, rồi kích một dòng điện 1 milivolt vào đầu kim
Lấy ví dụ, chúng ta có một trung tâm ngây ngất – và nếu các bác sĩ giải phẫu thần kinh cắm một
mũi kim vào đó và kích một dòng điện 1 milivolt vào đầu kim, bệnh nhân nằm trên bàn sẽ nói:
“Ối dào! Tuyệt quá Các anh bác sĩ ở đây thật tuyệt vời Bệnh viện này là số dách Nữa đi! Thưabác sĩ.” Cảm giác ngây ngất này rất mãnh liệt, và sở dĩ một số ma túy như heroin rất dễ gâynghiện bởi vì chúng có một tác dụng kích thích đối với trung tâm ngây ngất của chúng ta
Người ta đã thực hiện một số các nghiên cứu trên chuột Các bác sĩ giải phẫu thần kinh đưa mộtđiện cực vào trung tâm ngây ngất của con chuột và cho phép nó tự kích động bằng cách nhấn lênmột đòn bẩy có đặc tính nối và ngắt dòng điện Kết quả là con chuột sẽ mải mê nhấn lên cái đònbẩy kia đến nỗi không còn thiết gì đến chuyện ăn uống, và cuối cùng chết vì đói Con chuộthưởng thụ niềm khoái cảm cho đến chết!
Không xa trung tâm ngây ngất có một trung tâm phụ trách một trạng thái tâm cảm hoàn toàn khác – đó là trung tâm trầm cảm Nếu các bác sĩ giải phẫu thần kinh đưa một điện cực vào trung
tâm này và kích vào đó một dòng điện 1 milivolt, bệnh nhân nằm trên bàn sẽ kêu lên: “Chúa ơi,buồn thảm quá Mọi sự khủng khiếp và tồi tệ quá Xin dừng lại, xin làm ơn dừng lại!” Tương tự,
có một trung tâm giận dữ, và nếu bạn muốn kích động trung tâm này thì tốt hơn bạn nên … trói
chặt bệnh nhân lại trên bàn trước đã!
Những trung tâm này đã được tạo nên trong não bộ con người qua hàng triệu năm tiến hóa Vàchúng ở đó để phục vụ cho một mục đích Chẳng hạn, nếu bằng cách nào đó bạn cắt bỏ trung tâmgiận dữ trong não của một đứa trẻ, nó sẽ không thể giận dữ được nữa, bạn sẽ có một đứa trẻ rấtthụ động Nhưng bạn biết điều gì sẽ xảy ra cho một đứa trẻ thụ động như thế khi nó ở nhà trẻ hayvào lớp một hoặc lớp hai không? Nó sẽ bị giẫm bẹp, thậm chí nó có thể chết ngoẻo! Sự giận dữphục vụ cho một mục đích; chúng ta cần nó để có thể sống còn Tự thân, sự giận dữ không có gìxấu
Trung tâm giận dữ nơi con người làm việc y hệt như cách nó làm việc nơi mọi sinh vật khác Nóchủ yếu là một cơ cấu có tính khu vực, nó báo động khi bất cứ một sinh vật nào khác bén mảng
Trang 19đến khu vực của nó Chúng ta không khác gì một con chó vùng lên chiến đấu với một con chókhác lân la vào trong lãnh giới của mình Chỉ có điều vì chúng ta là những con người nên cácđịnh nghĩa của chúng ta về lãnh giới phức tạp hơn rất nhiều Không chỉ vì chúng ta có một lãnhgiới địa lý và chúng ta nổi giận khi có ai đó không mời mà đến vùng đất của mình và bắt đầu bẻcành ngắt hoa của chúng ta; nhưng chúng ta còn có một lãnh giới tâm lý nữa, và chúng ta nổigiận bất cứ khi nào có người phê phán mình Về thần học và về ý thức hệ, chúng ta cũng có mộtlãnh giới, và chúng ta thường nổi giận khi có ai đó phê phán niềm tin hay phỉ báng các quanniệm của chúng ta.
Vì lãnh giới của con người quá phức tạp nên trung tâm giận dữ của chúng ta thường xuyên báođộng và phản ứng Những báo động và phản ứng này rất thường không thích đáng Nhiều khichúng ta ‘sửng cồ’ cả với những người mà chính chúng ta mời bước vào trong lãnh giới củamình!
Cách đây chừng hai mươi năm, khi tôi bắt đầu một cuộc phân tâm, tôi vốn dành rất nhiều quantâm đến mối tương quan giữa tâm lý và tâm linh, và vì biết rằng Carl Jung đã nhấn mạnh đếnmối tương quan này nên tôi cố tìm cho ra một nhà trị liệu thuộc trường phái Jung Nhưng thậtcông dã tràng! Anh ta làm việc với tôi như thể một nhà trị liệu thuộc trường phái Freud chínhcống Có điều, về sau tôi mới nhận ra rằng phương pháp trị liệu của anh ta lại đúng là phươngpháp mình cần
Sau khi chào hỏi và giới thiệu ban đầu, trong suốt bảy buổi gặp trị liệu đầu tiên nhà trị liệu nàykhông nói với tôi một lời nào Anh ta gợi cho một mình tôi nói huyên thiên hết chuyện này đếnchuyện khác, và tôi bắt đầu ngày càng bực bội anh ta hơn Cần nhắc đến ở đây là tôi phải chi trảcho anh ta 25 đô la/ một giờ, một món tiền không nhỏ theo thời giá lúc đó – thế mà xem chừnganh ta chẳng làm hay nói gì để đáng nhận món tiền thù lao kia Cuối cùng, vào buổi gặp thứ chín,khi tôi đang trình bày cảm nghĩ của mình đối với một vấn đề cụ thể thì anh ta lên tiếng Anh tanói: “Ồ, tôi thấy cách suy nghĩ của bạn trong vấn đề này hơi kỳ cục.” Tôi độp lại anh ta: “Gì hử?Tôi nghĩ vậy mà kỳ cục hả?” Lần đầu tiên anh ta thách đố lãnh giới tâm lý của tôi, và tôi đã
‘sửng cồ’ với anh ta, dù tôi chi trả cho anh ta là để anh ta làm công việc đó, việc mà tôi mời anh
ta làm
Đừng quên, chúng ta là những con người, trung tâm giận dữ của chúng ta hầu như bị kích độngthường xuyên, và thường một cách không thích đáng Vì thế chúng ta phải học nhiều cách khácnhau để xử lý cơn giận dữ của mình Đôi khi chúng ta phải suy nghĩ, như tôi đã làm trong câuchuyện giữa tôi và nhà trị liệu của mình: “Cơn giận của mình thật ngớ ngẩn và ấu trĩ Đó là lỗicủa mình.“ Hay đôi khi chúng ta phải kết luận: “Anh chàng này đã xâm phạm đến lãnh giới củamình Nhưng đó chỉ là vô tình Mình không có lý do gì để nổi nóng lên về điều đó.” Hoặc: “Chà,hắn ta có vẻ hơi xâm nhập vào lãnh giới của mình Nhưng thật ra không đáng kể và không đáng
để làm ầm lên.”
Đàng khác, cũng có trường hợp sau khi đã suy nghĩ kỹ, chúng ta có thể thấy rõ rằng có kẻ đã xúcphạm nghiêm trọng đến lãnh giới của chúng ta Bấy giờ, có thể cần phải đến gặp người đó vànói: “Này, giữa tôi và anh có vấn đề cần phải làm rõ đây.” Và đôi khi thậm chí chúng ta cần phảinổi giận và trấn áp người đó ngay lập tức
Trang 20Như vậy, có ít nhất là năm cách để phản ứng khi trung tâm giận dữ của chúng ta cựa quậy.Chúng ta không những cần biết các cách phản ứng khác nhau ấy mà còn cần phải biết cách nào
là thích đáng trong một trường hợp cụ thể Đây là một công việc vô cùng phức tạp – và không lạ
gì khi có rất ít người biết cách xử lý tốt cơn giận của họ trước khi họ bước vào tuổi 30 hay 40.Cũng có những người cả đời không bao giờ biết cách xử lý cơn giận của mình
PHIỀN TRÁCH VÀ XÉT ĐOÁN
Khi chúng ta nổi giận và phiền trách một ai đó đã làm chúng ta giận, chúng ta cũng đồng thờiđang đưa ra một phán xét về người ấy – chúng ta cho rằng cách này hay cách khác người ấy đãxúc phạm đến chúng ta
Hồi tôi 16 tuổi, tôi thắng trong cuộc thi đầu tiên và duy nhất của tôi về môn thuyết trình – chủ đềlà: “Đừng xét đoán, để bạn khỏi bị xét đoán” Đăm đăm bám sát vào lời Chúa Giêsu, tôi trìnhbày rằng chúng ta không nên xét đoán người khác, và tôi đã đoạt giải thưởng là một hộp banhtennis
Bây giờ thì tôi không còn tin rằng người ta có thể đi qua cuộc đời mà không hề xét đoán gì vềngười khác Chúng ta phải xét đoán về người mà chúng ta lấy làm chồng hay làm vợ mình.Chúng ta phải xét đoán lúc nào là lúc thích hợp để can thiệp vào đời sống của con cái chúng ta vàlúc nào là lúc không thích hợp Chúng ta phải xét đoán về người mà chúng ta tuyển dụng hay sathải Thật vậy, chất lượng của cuộc đời chúng ta được xác định chính xác bởi chất lượng khảnăng phán đoán nơi chúng ta
Bạn đừng tưởng rằng ở đây tôi đang mâu thuẫn với Đức Giêsu Trước hết, lời của Đức Giêsu
thường bị diễn dịch sai lạc Đức Giêsu nói: “Đừng xét đoán, và bạn sẽ không bị xét đoán”.
Nhưng mỗi khi bạn xét đoán, thì bạn hãy sẵn sàng để xét đoán chính bản thân mình Và thứ hai,
Ngài lập tức nói tiếp: “Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi đã, rồi ngươi sẽ thấy rõ cái rác trong mắt người anh em ngươi.” Nói cách khác, Đức Giêsu nói rằng bạn phải xét đoán
chính bản thân mình trước khi xét đoán bất cứ ai khác
Cũng vậy, khi gặp một đám đông cuồng nộ sắp sửa ném đá một người phụ nữ ngoại tình, Đức
Giêsu nói: “Ai vô tội thì hãy ném viên đá đầu tiên đi.” Vì tất cả chúng ta đều là những tội nhân,
phải chăng điều đó có nghĩa rằng chúng ta không nên ném đá bất cứ ai? Phải chăng chúng takhông nên phiền trách hay xét đoán bất cứ ai? Quả thực, không có ai ném viên đá nào vào người
phụ nữ ấy Và Đức Giêsu nói với chị: “Không ai xử tội chị sao? Tôi cũng không xử tội chị.” Lần
nữa, ở đây Đức Giêsu bảo chúng ta xét đoán chính mình trước khi xét đoán người khác
Nhưng, cho dẫu tất cả chúng ta đều là những tội nhân, có những lúc chúng ta cũng cần phải némmột viên đá Chẳng hạn, đó là trường hợp bạn nói với một công nhân của mình: “Đây là năm thứ
tư liên tiếp anh không hoàn thành chỉ tiêu; và đây là lần thứ sáu tôi bắt gặp anh nói dối Tôi erằng tôi phải sa thải anh.”
Sa thải một người, đó quả là một quyết định vô cùng đau đớn và khốc liệt Làm sao bạn biết bạnđang đưa ra một xét đoán vừa đúng vừa hợp thời? Làm sao bạn biết bạn đang đúng khi phiềntrách người ấy? Bạn không thể nào chắc chắn được Nhưng bạn phải luôn luôn nhìn lại chính
Trang 21mình trước đã Ngay cả khi bạn nhận thấy rằng mình không còn sự chọn lựa nào khác ngoài việc
sa thải người ấy, bạn vẫn có thể nhận thấy có nhiều điều mình đáng lẽ đã làm nhưng thực tế mình
đã không làm; và nếu mình đã làm thì giờ đây chắc hẳn mình không phải đưa ra quyết định này
Bạn cần đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Tôi có đã quan tâm đến con người này và các vấn
đề của anh ta không? Tôi có đã vạch rõ cho anh ta thấy khi tôi phát hiện anh ta nói dối lần đầutiên không? Hay là việc nói thẳng với anh ta thật khó đối với tôi và tôi đã nhắm mắt cho qua chođến khi tình hình không thể chịu đựng được nữa?” Nếu bạn thành thực trả lời những câu hỏi nhưthế, bạn có thể thấy rằng bạn sẽ đối xử với các công nhân khác một cách khác hẳn, và có lẽ bạnkhỏi phải lại đưa ra một xét đoán như thế trong tương lai
CÁI KHỔ CỦA TÌNH TRẠNG KHÔNG HIỂU BIẾT
Nhưng làm thế nào chúng ta biết chính xác lúc nào là lúc phù hợp để đưa ra một sự phiền tráchhay xét đoán thay vì là tự phê phán chính mình? Khi lần đầu tiên nói trước công chúng, tôikhông biết việc diễn thuyết ấy của mình có phải là việc thích đáng hay không Phải chăng thực
sự Thiên Chúa muốn tôi làm điều đó? Hay đó chỉ là do tính háo danh của tôi, do tôi ham thích sựtán thưởng của đám đông? Tôi phân vân không xác định được và tôi đã khổ sở tìm kiếm câu trảlời Cuối cùng, tôi có được sự giúp đỡ – và điều này khích lệ tôi rằng mọi sự xảy ra trong cuộcsống đều nhằm giúp phát triển tinh thần của chúng ta, và rằng chúng ta rất cần nhau trongphương diện này Tôi đã chia sẻ nỗi khổ sở của mình với người bảo trợ cho cuộc diễn thuyết thứhai của tôi Và khoảng một tháng sau đó, chị ấy gửi cho tôi một bài thơ do chính chị sáng tác.Khi viết bài thơ, chị không liên tưởng gì đến tôi, nhưng những giòng cuối cùng của bài thơ ấyquả đúng là cái tôi cần nghe vào thời điểm bấy giờ:
The Truth is that I want it
and the price I must pay
is to ask the question again and again and again.
Đọc bài thơ, tôi chợt nhận ra rằng mình đã mải kiếm tìm một sự mạc khải, một công thức địnhsẵn nào đó từ Thiên Chúa, kiểu như: “Ừ, Scotty, ngươi cứ việc bước lên diễn đàn”, hay: “Ồđừng, đừng phát biểu dù chỉ một lời!” Nhưng không hề có một công thức định sẵn nào Không
hề có một câu trả lời dễ dãi nào, và tôi biết rằng điều mà tôi sẽ phải làm mỗi khi tôi được mờidiễn thuyết – mỗi khi tôi thảo luận lại lịch thuyết trình hằng năm của mình – đó là lại tiếp tục tựđặt ra cho mình câu hỏi kia: “Kìa, lạy Chúa, có phải Chúa muốn con làm việc này không?” Khiđối diện với một vấn đề khó khăn, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể tự đặt ra cho mình câu hỏi
ấy – và uống lấy nỗi khổ do câu hỏi ấy Chẳng hạn, bạn là cha hay mẹ của một đứa con gái muờisáu tuổi đang xin phép bạn cho nó đi chơi một buổi tối cuối tuần đến 2 giờ sáng Bạn sẽ làm gì?
Có ba cách mà các bậc cha mẹ có thể chọn Một là trả lời: “Không Dứt khoát không được, con ạ.Con có nhớ là con không được đi chơi quá 10 giờ tối không?” Hay cách khác, bạn nói: “Ồ, đượcchứ, con gái yêu Con cứ đi tùy thích!” Hai cách phản ứng trên có thể được gọi là hữu khuynh và
tả khuynh Chúng rành rành đối lập nhau, nhưng chúng vẫn có một điểm chung Chúng là nhữngcâu trả lời theo khuôn rập sẵn Hai cách phản ứng ấy không đòi cha mẹ phải tốn công sức chútnào cả!
Trang 22Theo quan điểm của tôi, điều mà các bậc cha mẹ nên làm là tự hỏi chính mình: “Tối nay mình cónên cho con gái mình đi chơi đến hai giờ sáng không nhỉ?” Và họ có lẽ sẽ trả lời: “Thật khó xử.Quả là thường tình nó không đi đâu quá 10 giờ tối, nhưng mình ấn định giới hạn đó khi nó mườibốn tuổi Bây giờ thì một giới hạn như thế không còn cần thiết nữa Đàng khác, tại bữa liên hoantối nay của con bé chắc chắn sẽ có rượu, và như vậy là hơi rắc rối đây Nhưng mà, con bé đượcđiểm tốt ở trường, nó làm bài tập ở nhà rất đàng hoàng Rõ ràng nó có tinh thần trách nhiệm Có
lẽ mình nên tin tưởng vào ý thức trách nhiệm của con gái mình Mà này, tay bạn trai mà con gáimình sắp gặp tại buổi liên hoan trông có vẻ như một tay ba trợn Mình nên hay không nên chophép đây nhỉ? Nên nhượng bộ để cho phép nó đi chơi? Đó có phải là một nhượng bộ đúngkhông? Thật là khó xử! Nên cho nó đi chơi tới nửa đêm? Hay tới mười một giờ? Hay một giờsáng? Quả là khó quyết định!”
Rốt cục, các bậc cha mẹ như thế đi đến quyết định nào, cái đó không quan trọng lắm Bởi vìngay cả dù con gái họ không vui vẻ lắm với quyết định cuối cùng của họ, nó cũng biết rằng nóđược cha mẹ trân trọng quan tâm, vấn đề của nó đã được cha mẹ cân nhắc kỹ lưỡng Và nó biếtrằng nó được yêu thương, nó có đủ giá trị để cho cha mẹ nó phải chịu khổ sở trong thế lưỡng nanbất quyết của họ
Chính vì thế, khi người ta hỏi tôi: “Thưa Bác sĩ Peck, xin vui lòng cho tôi một qui tắc để tôi biếtkhi nào là đúng lúc để phiền trách và khi nào là không đúng lúc”, tôi trả lời: “Tôi không thể đưa
ra cho bạn một công thức tiền chế nào như thế.” Mỗi trường hợp mỗi khác, mỗi trường hợp đều
cá biệt Vì thế, trong mỗi trường hợp như vậy, nếu bạn muốn kiếm tìm sự thật, bạn phải tự đặtcho mình câu hỏi trên kia, và rồi bạn sẽ có cơ may đi đến quyết định chính xác, nhưng bạn cũngphải chịu đựng nỗi đau của tình trạng không biết chắc hành động của mình là đúng hay sai
CHÂN LÝ VÀ Ý CHÍ
Tôi vừa mới đề cập đến cả chân lý lẫn Thiên Chúa Sự gần gũi ở đây không phải là một cái gìngẫu nhiên, bởi vì khi chúng ta nói về chân lý, chúng ta đang nói về một cái gì đó cao hơn chính
mình Chúng ta đang nói về việc tìm kiếm và qui phục một “Sức Mạnh Siêu Vượt”.
Để bạn khỏi bị cám dỗ gạt bỏ điều đó như gạt bỏ một ý niệm sơ khai về tôn giáo, tôi muốn chỉ rarằng khoa học là thái độ qui phục chân lý Phương pháp khoa học không phải gì khác hơn là mộtloạt những qui ước và thủ tục mà chúng ta đã phát triển qua hàng bao thế kỷ trong mối quan tâmtìm kiếm sự thật, để chống lại xu hướng muốn tự đánh lừa chính mình nơi con người chúng ta
Và vì thế, khoa học qui phục một trọng tài cao hơn, một sức mạnh cao hơn, tức chân lý
Mahatma Gandhi nói: “Sự thật là Thiên Chúa và Thiên Chúa là sự thật” Tôi tin rằng Thiên
Chúa là ánh sáng và tình yêu, nhưng chắc chắn Thiên Chúa cũng là chân lý nữa Như vậy, tôicho rằng cuộc săn đuổi kiến thức khoa học – dù nó không giải đáp được hết mọi câu hỏi – nó vẫn
là một thái độ đầy sùng ngưỡng, đầy ‘ngoan đạo’, nó qui phục một sức mạnh cao hơn
Khi người ta có một ý chí mạnh mẽ nhưng lại thiếu sự qui phục một sức mạnh cao hơn, đó lànguyên nhân lớn nhất dẫn người ta tới những phiền trách không thích đáng Ý chí mạnh mẽ, tôicho đó là một tài sản tốt nhất mà một con người có thể chiếm hữu – không phải vì nó bảo đảmcho thành công, nhưng bởi vì một ý chí yếu ớt thì xem ra luôn gắn liền với thất bại Những người
Trang 23có ý chí mạnh mẽ là những người tiến triển tốt trong cuộc trị liệu tâm lý Họ là những người thathiết lớn lên Và vì thế, ý chí mạnh mẽ là một tài sản vĩ đại và một hồng ân lớn lao Nhưng hồng
ân nào cũng tiềm tàng nơi chính nó lời nguyền rủa Cái gì cũng có hiệu ứng phụ Và hiệu ứngphụ tồi tệ nhất của một ý chí mạnh mẽ là một tính khí dễ phẫn nộ
Tôi thường giải thích điều này cho các thân chủ của tôi bằng cách bảo họ rằng việc bạn có một ýchí bạc nhược cũng giống như bạn có một con lừa bé nhỏ trong vườn sau nhà bạn Nó không thểgây sự cố gì đáng kể cho bạn – cùng lắm nó chỉ kê mõm gặm mấy khóm hoa tu-líp của bạn.Nhưng, nó cũng chẳng giúp ích gì mấy cho bạn Còn nếu bạn có một ý chí mạnh, thì đấy tương
tự như bạn có một bầy ngựa chiến sau nhà Những con ngựa chiến rất cao lớn và mạnh mẽ Nếuchúng không được huấn luyện tốt, không được uốn nắn tốt và không được thắng dây cương,chúng sẽ lồng lộn lên húc đổ sập nhà bạn như chơi Ngược lại, nếu chúng được huấn luyện tốt,được uốn nắn tốt và được thắng dây cương, chúng sẽ giúp đưa bạn lên tới tận các đỉnh núi caochót vót
Nhưng lấy gì để đóng dây cương cho ý chí? Bạn không thể đóng dây cương cho ý chí mình bằng
… chính ý chí mình – vì nếu vậy, kể như là nó chưa được đóng dây cương gì cả! Ý chí của bạnphải được khống chế bởi một sức mạnh cao hơn chính bạn
Sự khác biệt giữa một ý chí được khống chế và một ý chí không được khống chế đã được Gerald
May minh họa rất hay trong quyển Ý Chí và Tinh Thần (Will and Spirit) của ông Chương đầu tiên của quyển sách có tựa đề là Sốt Sắng và Ngang Ngạnh (Willingness and Willfulness) Ngang
ngạnh tượng trưng cho ý chí không được khống chế của con người; còn sốt sắng chính là ý chímạnh mẽ của một con người sẵn sàng đi đến nơi mà mình được gọi hay dẫn tới bởi một sứcmạnh cao hơn
Sự phân biệt ấy cũng được mô tả một cách đầy chất thơ trong vở kịch rất ấn tượng mang tên
Equus (4) Vở kịch nói về một cậu bé làm đui mắt sáu con ngựa, và vị bác sĩ tâm thần chữa trị
cho cậu là Martin Dysart, người đang trải qua một cơn khủng hoảng tinh thần của lứa tuổi trungniên Ở hồi cuối của vở kịch, để giải thích bằng cách nào ông đã vượt qua được cơn khủng hoảng
ấy của mình, Dysart nói:
“Tôi không dám đi quá xa để gọi đó là một sự kiện được thánh hiến bởi Thiên Chúa Tuy nhiên, tôi phải cung kính cúi đầu trước sự kiện ấy Giờ đây và mãi mãi tôi vẫn còn sững sờ kinh ngạc…”
TRÒ PHIỀN TRÁCH
Không phải ngẫu nhiên mà những người vướng vào các tội ác ghê gớm nhất thế giới này lànhững người không nhận ra một sức mạnh nào cao hơn chính họ Người ác là người có ý chí rất
mạnh Và đồng thời bởi vì họ là những kẻ tự yêu (narcissistic), những kẻ vị kỷ tột bực, nên họ là
những người dễ dính vào những phiền trách không thích đáng và đầy tai hại Họ không thể “lấycái xà ra khỏi mắt mình”
Đối với phần đông trong chúng ta, nếu có chứng cứ chung quanh cho thấy tội lỗi và sự trục trặccủa chúng ta và nếu chứng cứ ấy dồn chúng ta vào chân tường, chúng ta thường nhận ra rằng có
Trang 24gì đó đang bất ổn nơi mình và mình cần tự điều chỉnh Còn những người không nhận ra và không
chấp nhận tự điều chỉnh như vậy, tôi gọi họ là “những con người dối trá” (5) – bởi vì một trong
những đặc điểm nổi bật của họ là khả năng dối gạt chính mình – cũng như dối gạt kẻ khác Họkhư khư phớt lờ các tội lỗi và sai trái của họ Cho dù có chứng cứ gì đi nữa vạch rõ những trụctrặc của họ, họ vẫn cố sao để luôn luôn cảm thấy thoải mái bằng mọi giá Thay vì dùng cácchứng cứ ấy để thực hiện một cuộc thay đổi chính mình, họ lại dốc hết sức để lấp liếm hay bác
bỏ các chứng cứ ấy Họ sẽ dùng mọi khả năng trong tầm tay họ để áp đặt ý chí của họ lên ngườikhác, nhằm bảo vệ bản ngã bệnh hoạn của chính họ Và thế là họ vướng vào hết điều dữ này đếntội ác khác – do sự lấp liếm hay sự phiền trách không thích đáng ấy
Thật cần thiết phải ghi nhận rằng sự phiền trách có đem lại thích thú Cơn giận đem lại thích thú.Oán ghét đem lại thích thú Và cũng giống như mọi hành động đem lại khoan khoái cho người ta,
sự phiền trách trở thành một thói quen Bạn sẽ nghiện nó Khi đọc một vài bản văn về quỉ ám, tôi
đã nhận ra điều nói trên có tính xảo quyệt biết bao Chẳng hạn, người ta mô tả về một kẻ đượccoi là bị quỉ ám đang ngồi trong xó nhà, gập lưng xuống gặm nhấm mắt cá chân mình Điều nàynhắc tôi nhớ lại một bức họa thời Trung Cổ mô tả hỏa ngục, trong đó bạn có thể trông thấy mộthình ảnh tương tự: một kẻ bị nguyền rủa đang gặm nhấm mắt cá chân của hắn! Thật là một điều
kỳ dị và khó chịu Tôi chẳng quan tâm gì đến điều ấy cho đến khi tôi đọc một quyển sách nhỏ
của Frederick Buechner mang tựa đề Wishful Thinking: A Theological ABC (Mơ Tưởng: Điển Ngữ Thần Học) Ngay ở đầu quyển sách, dưới mục ‘A’, Buechner ghi “Anger” (sự giận dữ) và
so sánh nó với việc gặm nhấm một khúc xương Đã gặm xương thì gặm hoài cũng không hết, vìbao giờ cũng còn một chút gân, một chút tủy còn dính đâu đó để cho bạn gặm Chỉ có điều là –như Buechner nói – khúc xương mà bạn đang gặm nhấm đó chính là bạn!
Sự phiền trách người khác trở thành một thói quen Và bạn sẽ lại gặm nhấm khúc xương ấy, hếtlần này đến lần khác, khi bạn dằn vặt về sự kiện ai đó đã xử tệ với mình Chính vì vậy mà có lẽ
Trò Phiền Trách là trò phổ biến nhất trong mọi trò chơi tâm lý Thuật ngữ “trò chơi tâm lý” được phát minh bởi cố bác sĩ tâm thần danh tiếng Eric Berne trong quyển Những Trò Chơi Của Con Người (Games People Play) của ông Berne không nói về những trò đùa có tính giỡn chơi, mặc
dù có thể có một số loại suy, vì các trò chơi tâm lý chắc chắn cũng đem lại thích thú một cách
nào đó Đúng hơn, Berne định nghĩa một trò chơi tâm lý là một “tương tác lặp đi lặp lại” giữa hai người hay hai nhóm người, và cả hai bên đều “nín thinh không nói ra ý đồ của mình” Khi nói “một tương tác lặp đi lặp lại”, ông nhằm nói đến một cái gì đó không chỉ có tính thói quen
mà còn chán phè, ươn thối nữa, như một vòng bánh xe cứ quay hoài một cách đơn điệu và buồn
tẻ Khi nói “nín thinh không nói ra”, ông có ý chỉ một cái gì đó ngầm ẩn, ám tàng, thậm chí một
cái gì đó rất lý thú của các trò chơi tâm lý
Trò Phiền Trách cũng có thể được gọi là trò “Đấy Chỉ Bởi Vì Anh Ta …” Phần đông trong chúng
ta đều chơi trò này Và đây là dạng thông thường nhất của mọi trò chơi trong hôn nhân Chẳnghạn, Mary nói: “À, tôi biết mình hay đay nghiến Nhưng bởi vì John cứ lầm lì, nên tôi phải đaynghiến để hiểu được anh ấy Nếu John không lầm lì thì tôi đâu có đay nghiến.” Còn John thì nói:
“À, tôi biết mình lầm lì Nhưng đấy chỉ bởi vì Mary hay đay nghiến Tôi phải lầm lì để tự bảo vệmình khỏi sự đay nghiến của Mary Nếu Mary không đay nghiến thì tôi sẽ chẳng lầm lì.”
Thế là có một vòng rượt đuổi vòng vo khó mà chặn đứng lại Và để giải thích bằng cách nàodừng một trò chơi tâm lý, Berne nhắc đến hai sự thật – đây cũng là hai sự thật duy nhất mà tôi
Trang 25thấy là không nghịch lý Ông nói rằng “Cách duy nhất để ngừng một trò chơi là … ngừng nó lại.” Nghe thật đơn giản, nhưng thực tế thì cực kỳ khó khăn Làm sao để ngừng được đây?
Nó cũng giống như bạn đang ngồi trên chiếu bạc, đánh sát phạt tay đôi với một con bạc khác.Bạn thầm nghĩ trong lòng: “Chà, đây là một trò điên khùng Mình đã chơi suốt bốn tiếng đồng hồrồi đấy Lẽ ra mình đã có thể làm bao nhiêu chuyện cần làm khác.” Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng rồibạn vẫn … đặt tiền ra và chia những lá bài!
Dù bạn áy náy bao nhiêu đi nữa, bao lâu bạn vẫn còn đặt tiền và chia bài, thì bấy lâu canh bạcvẫn tiếp tục Canh bạc sẽ tiếp tục mãi mãi cho đến khi một trong hai người đứng dậy và nói: “Tôikhông chơi nữa!”
Người kia có thể kèo nài: “Nhưng Joe, cậu vừa thắng mà Chơi vài ván nữa đi!”
“Không Tôi không chơi nữa.”
“Nhưng Joe, vài ván nữa thôi mà!”
“Ông không nghe tôi nói gì à? Tôi không chơi nữa.”
Cách duy nhất để ngừng một trò chơi là … ngừng chơi Thế thôi
Để ngừng trò phiền trách, chúng ta cần biết thứ tha Ý nghĩa đích thực của thứ tha là như thế.Thứ tha là ngừng lại, là chấm dứt trò phiền trách
Và dĩ nhiên, điều này không dễ dàng
THỰC TẠI SỰ DỮ
Ngày nay rất nhiều người cuốn vào trào lưu tôn giáo Thời Đại Mới (New Age) Và cách này haycách khác, họ bị lôi cuốn vào niềm tin rằng tha thứ là điều rất dễ dàng Sự tha thứ chỉ dễ dàng khingười ta xác tín rằng thực sự không có tồn tại cái gọi là sự dữ Mà điều đó thì hoàn toàn sai lầm.Xác tín sai lạc ấy có thể dẫn người ta tới một số cái bẫy Một ví dụ của những cái bẫy này có thể
được nhận ra trong quyển Yêu Là Xua Tan Nỗi Sợ (Love is Letting Go of Fear), một quyển sách
rất nổi tiếng của phong trào Thời Đại Mới, do bác sĩ tâm thần Gerald Jampolsky viết Quyểnsách nói về sự tha thứ, một đề tài hết sức quan trọng; nhưng tôi có cảm tưởng rằng Jampolsky đãlàm cho vấn đề trở thành đơn giản quá Ông nói rằng thay vì xét đoán người khác, chúng ta nêntìm cách nhận ra điều tốt đẹp nơi họ, chúng ta nên tìm kiếm Thiên Chúa trong họ và chấp nhận
họ
Tôi luôn luôn nghi ngờ những kết luận quá dễ dãi kiểu đó, vì chúng có chiều hướng đơn giản hóa
mọi sự và đưa người ta vào chỗ rắc rối Tôi nhớ lại lời của một đạo sư Hồi giáo ngày xưa: “ Khi tôi bảo anh khóc, tôi không có ý muốn anh ở đâu và lúc nào cũng khóc Khi tôi bảo anh đừng khóc, tôi không có ý muốn anh trở thành một tên hề cười toe toét mãi.” Nhưng thật rất tiếc, nhiều
người trong phong trào Thời Đại Mới dường như tin rằng “chấp nhận có nghĩa là luôn luôn chấp
Trang 26nhận” Tôi đồng ý rằng trong 90% các trường hợp, thì chấp nhận người khác là điều đáng khuyếnkhích, nhưng trong 10% các trường hợp khác – khi bạn đứng trước một con người như Hitler –thì chấp nhận sẽ trở thành điều tệ hại nhất mà bạn có thể làm.
Đừng nhập nhằng lẫn lộn ở đây Tha thứ và chấp nhận là hai điều hoàn toàn khác nhau Chấpnhận chỉ là một cách để tránh nhìn vào sự dữ Chẳng hạn, bạn nói: “À vâng, bố dượng tôi quấynhiễu tình dục tôi khi tôi còn nhỏ, nhưng đó chỉ là khuyết điểm thường tình của con người, chỉ vìchính ông ta đã trải qua một tuổi thơ bị tổn thương.” Đàng khác, sự tha thứ đòi hỏi người ta nhìnthẳng vào sự dữ Chẳng hạn, bạn nói với bố dượng: “Điều ông đã làm là không đúng, dù ông bàochữa bằng lý lẽ gì đi nữa Ông đã xúc phạm đến tôi Tôi biết rõ điều đó Nhưng tôi vẫn tha thứcho ông.”
Nói gì thì nói, đó là điều thật không dễ Sự tha thứ đích thực là một tiến trình rất gay go, gai góc;nhưng đó là một tiến trình vô cùng cần thiết nếu bạn muốn bảo đảm sự lành mạnh tâm thần củamình
THA THỨ KIỂU RẺ TIỀN
Nhiều người bị phiền toái bởi vấn đề mà tôi gọi là “sự tha thứ rẻ tiền” Họ đến gặp nhà trị liệubuổi đầu tiên và nói: “À, tôi biết rằng tôi đã không có một thời thơ ấu tốt đẹp gì, nhưng cha mẹtôi đã làm tất cả những gì tốt đẹp mà các ngài có thể làm cho tôi Và tôi không phiền trách gìhọ.” Tuy nhiên, khi nhà trị liệu nắm hiểu được thân chủ mình, ông ta nhận thấy rằng thân chủchẳng tha thứ cho cha mẹ chút nào cả Thân chủ chỉ lầm tưởng rằng mình đã tha thứ cho cha mẹ
mà thôi
Với những người như thế, bước đầu tiên của tiến trình trị liệu là khảo sát cha mẹ của thân chủ.Điều này bao hàm nhiều công việc Nó đòi phải có những bản cáo trạng, những luận chứng bàochữa, những kháng cáo và những phản kháng cáo … cho đến khi có được một phán xét chungkết Tiến trình ấy đòi phải làm việc nhiều, nên đa số người ta chọn sự tha thứ rẻ tiền Nhưng, baolâu chưa có một bản án – chẳng hạn: “Không, cha mẹ tôi đã không làm điều tốt nhất mà họ cóthể làm cho tôi Họ lẽ ra đã làm điều tốt hơn Họ có lỗi với tôi” – thì bấy lâu vẫn chưa có sự thathứ đích thực
Bạn không thể tha thứ cho một người nào đó về một tội mà người ấy đã không phạm Vậy, để cómột sự tha thứ, cần phải có một bản cáo trạng trước đã
SỰ PHIỀN TRÁCH VÀ CHỨNG KHOÁI KHỔ
Nhiều người đến với trị liệu tâm lý do mắc chứng khoái khổ (masochism) Nói “khoái khổ”, tôi
không có ý nói rằng họ đạt được khoái lạc tình dục của họ qua sự đau đớn thể lý, nhưng tôi chỉ
có ý nói rằng, bằng một cách kỳ dị, họ liên tục hủy hoại chính mình Một ví dụ điển hình là câuchuyện một người đàn ông nọ rất thông minh và có nhiều tài năng, tiến thân nhanh chóng tronglãnh vực của mình, nhưng rồi ở tuổi hai mươi sáu, khi anh ta sắp sửa trở thành phó chủ tịch trẻnhất của công ty, anh đã làm một chuyện gì đó hết sức điên khùng, và bị sa thải Vì anh quáthông minh, ngay lập tức anh được một công ty khác tuyển dụng Anh lại tiến lên nhanh, và rồi ởtuổi hai mươi tám, khi sắp sửa được thăng cấp, anh lại ‘quậy’, và bị đuổi Sự việc tương tự lại
Trang 27diễn ra lần thứ ba, và anh bắt đầu nhận ra rằng mình đang theo một con đường tự hủy diệt mình,một con đường in đậm dấu vết của chứng khoái khổ
Một ví dụ khác liên quan đến một phụ nữ xinh đẹp, thông minh, duyên dáng và có tài năng Côbắt bồ và hẹn hò với hết chàng này đến chàng khác, chẳng bền được với ai! Và sự việc cứ thế lặp
đi lặp lại …
Những người liên tục bộc lộ tính cách tự hủy diệt như vậy thường cũng là nạn nhân của sự thathứ rẻ tiền Họ nói với bạn: “Ồ, tôi đã không có một thời thơ ấu tốt đẹp nhất đâu, nhưng cha mẹtôi đã làm hết mọi điều tốt trong khả năng họ cho tôi.”
Để giải thích tại sao sự tha thứ rẻ tiền sẽ không đem lại kết quả gì hay ho, và tại sao cần phảitránh những cái bẫy tự hủy diệt như nói trên mới có được sự tha thứ đích thực, tôi xin đề cập mộtchút về cái nằm ẩn bên trong chứng khoái khổ này Tôi cho rằng cách tốt nhất để giải thích là cứxem xét các động lực tâm lý nơi trẻ em – vì những gì được xem là tâm bệnh, là suy nhược tâmthần nơi người lớn đều thường là chuyện rất bình thường nơi trẻ em Hãy hình dung cậu béJohnny đang lân la trong phòng khách, tay cầm viên phấn, chuẩn bị chơi trò viết nguệch ngoạclên bàn ghế Bà mẹ cậu bé la:
“Không được, Johnny! Con không được làm thế.”
Johnny phụng phịu: “Được mà, con viết được mà!”
Mẹ nó dứt khoát:
“Không Con không được phép viết bậy lên bàn.”
Thế là Johnny giãy đành đạch, chạy lên cầu thang, vô phòng ngủ, đóng rầm cửa lại và bắt đầukhóc nức nở Năm phút sau, cậu bé nín khóc, nhưng vẫn ở lì trong phòng Rồi nửa giờ sau, mẹ
nó nghĩ rằng mình nên làm một cái gì đó để dỗ thằng nhóc Johnny khoái nhất món kem sô-cô-la;
vì thế, bà làm một ly kem sô-cô-la, mang lên cầu thang Bà nhìn thấy Johnny vẫn còn đang sụt sịttrong góc phòng
“Này, Johnny Má làm kem sô-cô-la cho con đây.”
Bà đưa ly kem cho Johnny, nhưng nó lắc đầu, thét ré lên và hất đổ ly kem khỏi tay mẹ nó
Đó là chứng khoái khổ Johnny được cho cái mà nó yêu quí nhất, nhưng nó lại quăng phứt đi Vìsao? Rõ ràng bởi vì vào thời điểm nhất định ấy, Johnny đang quá bận tâm đến việc oán ghét mẹhơn là việc yêu thích món kem sô-cô-la Khoái khổ là thế Nó luôn luôn là chứng kích khổ(sadism) trá hình, lòng căm thù trá hình, cơn giận dữ trá hình
Những người tự hủy diệt này là những người đang chơi Trò Phiền Trách Trong vô thức, họ đangnói: “Hãy xem cha mẹ tôi xử tệ với tôi biết bao!” – (thực vậy, những đối tượng thường đượcnhắm tới nhất là các cha mẹ)
Trang 28SỰ CẦN THIẾT PHẢI THA THỨ
Một bệnh nhân của tôi, bị cha mẹ “bỏ vào hỏa ngục” hồi còn bé và đang cố gắng vượt qua các hệlụy của tuổi thơ tệ hại ấy, đã phân bua với tôi: “Bác sĩ biết đó, tôi sẽ tha thứ cho cha mẹ tôi nếutôi có thể đến gặp họ, vạch cho họ thấy những thương tổn mà họ đã gây ra cho tôi – và họ sẽ xinlỗi tôi Ngay cả dù cha mẹ tôi không lên tiếng xin lỗi đi nữa, chỉ cần họ lắng nghe tôi thôi, thì tôicũng có thể mãn nguyện và tha thứ cho họ Nhưng thưa bác sĩ, việc gặp và phân giải mọi sự vớicha mẹ tôi thật khó vô cùng Cha mẹ tôi sẽ phớt lơ, sẽ trách rằng tôi khơi lại chuyện cũ, sẽ từchối cả việc nhớ lại những gì họ đã làm Thế đó, tôi là người đã hứng chịu mọi nỗi đau Họ đãgây mọi nỗi đau cho tôi Họ không đau chút nào Vậy mà tôi phải tha thứ cho họ sao?”
“Đúng vậy!” – Tôi trả lời thân chủ
Bởi vì nếu không tha thứ thì không thể có được sự chữa lành Phải tha thứ, dù gay go đến mấy đinữa Tôi phải giải thích cho những bệnh nhân như thế rằng họ sẽ vẫn còn nặng nề khúc mắctrong lòng cho đến khi họ tha thứ cho cha mẹ họ – dù cha mẹ họ có xin lỗi hay ngay cả có lắngnghe họ hay không
Có một số trường hợp có tính đặc trưng mà tôi thường gặp thấy nơi các thân chủ của mình Đây
là những thân chủ đề kháng lại sự cần thiết của việc thứ tha đích thực Một thân chủ hỏi tôi: “Tạisao chúng ta cứ phải nói chuyện về những điều tệ hại ấy, những điều xấu mà cha mẹ tôi đã làm.Tôi thấy như vậy thật không công bằng với cha mẹ tôi Bác sĩ biết đó, cha mẹ tôi cũng đã làmbiết bao điều tốt nữa chứ!”
Và tôi đáp: “Hẳn nhiên là ông bà thân sinh bạn đã làm một số điều tốt Chẳng hạn, ngay trong sựkiện rằng bạn đang còn sống! Vì bạn không thể còn sống nếu như cha mẹ bạn đã không tốt mộtmức nào đó Nhưng sở dĩ chúng ta phải tập chú đến những chuyện tệ hại là vì qui luật Sutton.”Thân chủ nhìn tôi, ngạc nhiên: “Qui luật Sutton! Đó là gì nhỉ?”
Tôi trả lời: “Vâng, đó là một qui luật được gọi tên theo Willie Sutton, một tay cướp nhà băng nổitiếng Khi một phóng viên hỏi Sutton tại sao anh ta cướp nhà băng, anh ta trả lời rằng vì ở đó cótiền!”
Các bác sĩ tâm thần tập trung chú ý đến những chuyện tệ hại bởi vì chiếc chìa khóa khai thôngnằm ở chỗ đó, bởi vì các vết thương và các vết thẹo nằm ở đó và bởi vì đó là vùng cần được chữalành
Có những bệnh nhân lần đầu tiên đến với tâm lý trị liệu còn “đơn sơ” hơn nữa khi hỏi: “Tại saochúng ta phải lặn xuống quá khứ và vét lên tất cả những điều tệ hại đã bị chôn vùi ấy? Tại saochúng ta không quên phứt nó đi cho rảnh?”
Đây là câu trả lời: Chúng ta không thể quên bất cứ gì Chúng ta không thể thực sự quên Chúng
ta chỉ có thể tha thứ – cho dù để tránh công việc tha thứ quá gay go, chúng ta thường cố xua đuổinhững tổn thương ra khỏi đầu óc mình
Trang 29Xuyên qua sự ức chế về mặt tâm lý, chúng ta có thể đẩy một ký ức (về điều gì đó đã xảy ra vớimình) ra khỏi ý thức mình Trong ý thức, chúng ta không nhớ nó, nhưng nó không hề biến mất.Thật vậy, nó trở thành một bóng ma luôn ám ảnh chúng ta và làm cho tình hình càng tệ hại hơn
so với khi chúng ta nhớ nó
Chẳng hạn, có những phụ nữ từng bị quấy rối tình dục thường xuyên hết tuần này đến tuần kháctrong hai, ba năm ròng rã bởi cha ruột hay bố dượng mình, song trong thực tế các phụ nữ này vẫn
có thể quên chuyện đó, thậm chí họ không nhớ rằng đã từng xảy ra chuyện đó – vì họ đã ức chế
nó Nhưng cuối cùng, những phụ nữ này phải nhận sự trị liệu tâm lý, thường bởi vì các mối quan
hệ mà họ cố gắng xây dựng với những người đàn ông trong đời họ cứ đổ vỡ mãi Thì ra, kinhnghiệm ban đầu ấy, mà họ không thể nhớ, vẫn tiếp tục ám ảnh họ
Vì thế, tôi nói với các thân chủ tôi rằng chúng ta không thể quên bất cứ điều gì Điều tốt nhất màchúng ta có thể làm là đương đầu với vấn đề của mình, trong mức độ mà mình có thể nhớ về nó
mà không đớn đau Do đó, bước đầu tiên trong giao ước trị liệu là nhớ lại những vụ phạm tội màmình là nạn nhân Bước thứ hai là giận dữ Sự giận dữ tất nhiên phải đến thôi, cũng như vụ ánphải được xử và tội phạm phải được gọi đích danh Nhưng điều này cũng phải có một hạn mứcnào đó, vì bạn càng nằm lâu tại cơn giận này của mình thì bạn sẽ càng tiếp tục làm tổn thươngchính mình mà thôi
Có thể nói rằng tiến trình tha thứ là một tiến trình có tính vị kỷ Thật vậy, chúng ta tha thứ chongười khác chủ yếu là vì mình chứ không phải chủ yếu là vì họ Có thể họ không hề biết rằng họcần được tha thứ Có thể họ không nhớ gì về các điều tệ hại họ đã làm Có thể họ nói tỉnh queo:
“Ối dào! Bạn chỉ vẽ chuyện.” Và cũng rất có thể họ đã xuống mồ từ đời nào Lý do để chúng tatha thứ là vì chính chúng ta, vì sự lành mạnh của chúng ta Bởi vì, nếu chúng ta không tha thứ,nghĩa là cố chấp và khư khư níu bám lấy sự giận dữ , thì chúng ta sẽ ngừng lớn lên và tâm hồnchúng ta sẽ bắt đầu héo rũ
———–
(4) Từ La ngữ, có nghĩa “Con ngựa”.
(5) “People of the Lie”, đây cũng là tựa đề của một tác phẩm của cùng tác giả.
Trang 303 Sự Chết
————————-Tơi đang đi chuyến tàu nhanh, một chuyến tàu loại ‘xịn’.
Mười lăm toa tàu mang cả ngàn hành khách,
xình xịch lao qua thảo nguyên, lướt vào sương mù, băng ngang bĩng tối….
(Rồi đây, những toa tàu này sẽ rệu rã
Và những hành khách này sẽ tiêu ma.)
Tơi hỏi anh chàng ngồi bên: “Bạn đi về đâu?”
Anh ta trả lời: “Omaha.”
Carl Sandburg đã viết những giịng như thế trong bài thơ mang tên “Hữu Hạn” (Limited) Rõ
ràng ơng đang nĩi rất cơ đọng về sự chết, một đề tài mà người ta thường hay lãng tránh Nhưngriêng phần mình, tơi đã say mê sự chết từ rất lâu rồi Cĩ thể nĩi rằng tơi bị ám ảnh bởi sự chếtngay từ khi cịn là một thiếu niên, nhưng dĩ nhiên tơi khơng phải là một kẻ cĩ khuynh hướng tự
tử đâu! Đúng hơn, sự trằn trọc này nơi tơi là một phản ứng lại đối với mơi trường mà tơi đã lớnlên Ngơi nhà tơi trải qua thời niên thiếu là một nơi mà những cái nơng cạn, hời hợt bên ngồi –chẳng hạn, ăn mĩn này bằng cái nĩa nào – lại được xem là chuyện rất quan trọng!
Cách đây ít năm, cĩ xuất hiện một ‘mốt’: người ta tặng quà ngồ ngộ cho nhau nhân dịp Lễ GiángSinh Tơi đã mua tặng nhà tơi một chiếc tạp dề cĩ hình con vịt trời to tướng, phía trên in giịngchữ lớn: BEFORE TRUTH THE RIGHT FORK (6) Tuổi thơ của tơi cũng y như thế “Aùo quầnlàm ra con người”, bố mẹ tơi thường xuyên nhắc nhở tơi điều đĩ Nhưng ảo tưởng ấy làm saobền được? Vì chẳng chĩng thì chầy, tơi cũng sẽ gặp một tay nào đĩ vừa rất đần độn vừa ăn mặcrất ‘kẻng’!
Vì thế, ngay từ thuở nhỏ, cĩ lẽ xuất phát từ tinh thần phản loạn, tơi đã tự nhủ mình: “Hãy dẹpphứt những thứ rác rưởi ấy đi Cĩ gì thật sự quan trọng trong đĩ đâu!” Tơi bắt đầu phát triển mộtthĩi quen nhìn xuyên qua bề mặt của sự vật, nhìn thấu vào bên trong mọi sự Thĩi quen này đãtrở nên rất hữu ích cho tơi từ đĩ Và khi tơi tự hỏi điều gì là quan trọng nhất liên quan đến cuộchiện sinh con người, câu trả lời đầu tiên đến với đầu ĩc tơi là: Cuộc sống con người là một cái gìrất hữu hạn, tất cả chúng ta đều đang đi đến cái chết Thế là tơi ‘bén duyên’ với sự chết kể từ đĩ
Lớn lên, tơi mới sực hiểu ra rằng sự chết khơng phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống conngười – mà cĩ lẽ nĩ là điều quan trọng thứ hai Và một phần của tiến trình lớn lên là nhìn nhận
rằng tất cả chúng ta đều sẽ chết, tất cả chúng ta đều “sẽ rệu rã”, đều “sẽ tiêu ma”!
Nhận ra tính hữu hạn của đời sống, nhiều người trong chúng ta hĩa nên trăn trở với một cảmthức về sự vơ nghĩa Tất cả chúng ta đều sẽ đến lúc bị luỡi hái định mệnh cắt phăng đi khơng
Trang 31thương tiếc Vậy liệu cuộc sống ngắn ngủi này có ý nghĩa gì? Cứ cho là trong vài thế hệ tới, ít làmột số con cháu cũng còn chút ký ức nào đó về chúng ta; nhưng liệu một trăm năm, hai trămnăm nữa, có còn ai nhớ đến chúng ta không?
Bạn có biết bài thơ nổi tiếng mang tựa đề Ozymandias của Shelley không? Trong bài thơ này,ông mô tả vết tích còn lại của một pho tượng trong sa mạc Trên mặt đế tượng, người ta đọc thấy
giòng chữ: Tôi là Ozymandias, Vua của các vua Hỡi Đấng Toàn Năng, hãy chiêm ngắm các công trình của tôi, và hãy ghen tị!
Thế nhưng, tất cả những gì còn sót lại của pho tượng ấy chỉ là … cái đế tượng: Hai khúc châncụt to đùng bằng đá, đứng trơ vơ; còn cái đầu thì đã vỡ tan tành tự đời nào, chỉ còn một mảnh lấpvùi trong cát Chẳng ai biết Ozymandias là ai!
Vậy đó, ngay cả dù bạn thuộc số ít vĩ nhân để lại dấu ấn của mình trong lịch sử nhân loại, thì khicác thế kỷ qua đi, những dấu ấn ấy cũng sẽ nhạt nhòa, tan biến mất
“Cuộc đời là một bóng tối đang lê bước Nó là một câu chuyện được kể lại bởi một gã khù khờ, đầy âm thanh và cuồng nộ, chẳng có ý nghĩa gì.” Nhân vật Macbeth của Shakespeare đã chua
xót thốt lên như thế
NỖI SỢ CHẾT
Cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì – và cho dù nó có ý nghĩa gì, thì chính cái chết sẽ quét sạch mọi ýnghĩa của nó! Thật vậy chăng? Có thật cuộc đời hoàn toàn vô nghĩa?
Tôi không tin như thế Sự chết không phải là cái gì bi thảm như ta nghĩ Sự chết không tước đoạt
ý nghĩa mà trái lại còn trao ban ý nghĩa
Hơn bất cứ gì khác, ‘duyên nợ’ của tôi với sự chết đã giúp tôi có một cảm thức về ý nghĩa củacuộc sống này Sự chết là một người tình kiều diễm Nếu bạn bị giày vò bởi một cảm thức vônghĩa hay chán chường thì tôi không thể khuyên bạn điều gì tốt hơn là hãy bắt đầu đi vào trongmột cảm thức nghiêm túc với hồi kết thúc cuộc hiện sinh này của bạn Như bất cứ cuộc tình tuyệtdiệu nào, sự chết mang đầy huyền nhiệm và đó là nơi bắt nguồn rất nhiều niềm nôn nao rạo rựccủa chúng ta Vì khi bạn vật lộn với mầu nhiệm sự chết của mình, bạn sẽ khám phá ra ý nghĩacủa cuộc sống mà mình đang sống
Dĩ nhiên phần đông người ta không mặn mấy với chuyện thao thức về sự chết của mình Thậmchí họ không muốn nghĩ về điều đó Họ muốn đào thải nó ra khỏi ý thức của họ Vì vậy, tựa đề
“Hữu Hạn” của Sandburg không chỉ nói về chuyến tàu kia mà còn mang ý nghĩa rộng hơn nhiều.
Cuộc đời người ta bị giới hạn; và kẻ nói rằng mình sắp đi Omaha cũng bị giới hạn trong nhậnthức về bến đỗ thực sự của anh ta là sự chết
Một số người không bị giới hạn đến như vậy – như rất nhiều nhà văn và nhà tư tưởng lớn –chẳng bao lâu sẽ trở thành thích thú với sự chết Albert Schweitzer viết:
Trang 32“Tất cả chúng ta, nếu muốn trở nên những con người tốt đích thực, đều phải làm quen với ý tưởng về sự chết Đành rằng chúng ta không cần trăn trở về nó hằng ngày hay hằng giờ Nhưng khi cuộc sống đưa bạn tới một cơ hội thích hợp nào đó – lúc mà khung cảnh chung quanh bạn nhạt nhòa đi và bạn chiêm nghiệm chính viễn ảnh cuối cùng, thì bạn đừng nhắm mắt vô tình bỏ qua Bạn hãy dừng lại chốc lát, nhìn viễn ảnh ấy, rồi tiếp tục sống Nghĩ về sự chết theo cách này sẽ đem lại cho chúng ta tình yêu đối với sự sống Khi chúng ta quen thuộc với sự chết, chúng
ta sẽ đón nhận mỗi tuần, mỗi ngày của cuộc sống mình như một hồng ân Chỉ khi nào chúng ta
có khả năng đón nhận đời sống như vậy, thì đời sống mới trở thành một cái gì quí giá đối với mình.”
Thông thường, người ta không ‘quen’ được với sự chết như vậy Trong nghề nghiệp trị liệu tâm
lý của tôi, tôi đã phải đẩy ít nhất một nửa số thân chủ của mình tới đối diện với thực tại sự chếtcủa họ Thực vậy, chính sự ngần ngại của người ta trong việc này xem ra là một phần của bệnhtrạng nơi họ Họ cảm thấy đời sống mình thật chán chường và khủng khiếp Họ lảng tránh khôngthăm viếng bạn bè trong bệnh viện, họ lật nhanh qua các trang cáo phó trong tờ báo, họ ‘quên’viết thư phân ưu … Và ban đêm, họ thường bất chợt thức dậy, mồ hôi ướt đẫm, mơ thấy mìnhchới với chết đuối …
Nếu tôi không giúp họ phá vỡ những giới hạn mà mà họ tự áp đặt cho ý thức mình như vậy, thìkhông thể có sự chữa lành hoàn toàn Chúng ta không thể sống với đầy can đảm và tự tin trừ phichúng ta có một mối quan hệ với sự chết của chính mình Thật vậy, chúng ta không thể sống trọnvẹn nếu không có một cái gì đó để chúng ta sẵn sàng chết cho nó
Những giới hạn này trong ý thức con người đôi khi có thể làm cho con người trở nên rất khiếpnhược Hồi tôi mới hành nghề trị liệu, một thân chủ đến gặp tôi trong trạng thái hốt hoảng cao độ– số là trước đó ba ngày, người anh vợ của anh ta đã tự sát bằng một phát súng bắn vào đầu Anh
ta kinh hãi đến độ không thể đi đến văn phòng tôi một mình Vợ anh phải cầm tay anh dẫn đi.Anh ngồi xuống và bắt đầu nói trong hơi thở hổn hển: “Thưa bác sĩ… Anh vợ tôi… Anh ấy bắnvào đầu… Anh ấy có khẩu súng ngắn… Ôi, ghê quá! Chỉ một phát đạn thôi… Anh ấy đã chết
Ôi, nếu tôi có một khẩu súng… Ồ không, tôi không có… Nhưng nếu tôi có súng và muốn tự sát,thì cũng chỉ đơn giản vậy thôi… Chỉ cần đặt ngón tay, nhấn cò … và gục xuống …!”
Tôi lắng nghe anh ta, và nhận ra rằng cái đã làm anh ta hốt hoảng không phải là nỗi thương tiếc
về cái chết của người anh vợ, mà đúng hơn bởi vì biến cố này đã đẩy anh tới đối mặt với chính
sự chết của mình Và tôi đã giải thích cho anh ta điều đó
Ngay lập tức, thân chủ của tôi phản đối: “Không Tôi không sợ chết!”
Chính lúc ấy, vợ anh xen vào Chị nói: “Này, anh yêu! Có lẽ anh nên kể cho bác sĩ nghe vềchuyện anh ngại gặp các xe tang và các nhà táng đi.”
Thế là anh ta bắt đầu giải thích cho tôi rằng anh có một nỗi ám ảnh về các xe tang, nhà táng vàtất cả những gì liên quan đến chết chóc Thực vậy, được biết nỗi ám ảnh ấy lớn đến nỗi mỗi buổisáng khi đi bộ đến chỗ làm và mỗi chiều khi trở về nhà từ sở, anh phải đi vòng một lối khác xahơn ba khối phố – nghĩa là anh phải đi thêm sáu khối phố mỗi ngày – chỉ để tránh đi qua một cơ
Trang 33sở dịch vụ mai táng Cũng vậy, bất cứ khi nào trông thấy một xe tang từ đằng xa, anh liền tứckhắc tránh đi, chẳng hạn, anh lủi nhanh vào một nhà hay một cửa hiệu nào đó!
“Bạn thực sự có một nỗi sợ chết”, tôi nói với anh ta Nhưng anh ta tiếp tục chối bai bải: “Không,không, không Tôi không sợ chết Đấy chỉ vì những xe tang và những nhà táng ấy tởm gớm làmtôi khó chịu.”
Xét về khía cạnh động lực tâm lý, các nỗi ám ảnh thường bắt nguồn từ một cơ chế gọi là chuyển đổi (displacement) Người đàn ông này sợ chết đến nỗi anh ta thậm chí không thể đối mặt với
chính nỗi sợ ấy của mình – và do đó anh ta chuyển đổi nỗi sợ ấy thành những chiếc xe tang vànhững cơ sở nhà táng
Việc tôi thường dùng các bệnh nhân tâm thần của tôi làm ví dụ dễ khiến bạn tưởng rằng họ nhútnhát và khiếp sợ hơn đa số chúng ta Nhưng không phải vậy đâu Những người đến với tâm lý trịliệu là những người khôn ngoan và can đảm nhất trong tất cả chúng ta đó Mọi người chúng tađều có vấn đề, nhưng chúng ta thường cố giả vờ như các vấn đề đó không tồn tại, hoặc cách nàyhay cách khác chúng ta quay lưng lại và phớt lơ các vấn đề ấy Chỉ những người có đủ khônngoan và dũng cảm mới sẵn lòng dấn mình vào trong tiến trình khó khăn của việc khảo sát chínhmình – loại tiến trình diễn ra trong văn phòng của các bác sĩ tâm thần
Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta sống trong một nền văn hóa nhút nhát, phủ nhận sự chết Một nữđồng nghiệp tôi đã nói với tôi rằng lần nọ trong thị trấn của chị, sau khi một học sinh trung họcchết vì bệnh bạch cầu và một học sinh khác chết vì tai nạn xe hơi, thì người ta ở đó – cả trẻ lẫngià – đã kiến nghị vị hiệu trưởng đưa vào chương trình giảng dạy một khóa học đặc biệt, không
có tín chỉ, nói về sự chết và tình trạng hấp hối Một mục sư thậm chí xung phong bảo trợ khóa ấy
và tìm giáo viên giảng dạy miễn phí; như vậy, khóa học sẽ không đòi bất cứ ai trả bất cứ đồngnào
Nhưng mọi khóa mới trong trường đều phải được phê duyệt bởi hội đồng nhà trường Hội đồngnày đã biểu quyết 9/10 chống lại việc mở khóa học này, giải thích rằng nó có vẻ không lànhmạnh Khoảng ba mươi hay bốn mươi người đã viết thư gửi cho báo chí để phản kháng sự phủquyết của hội đồng trường, và một biên tập viên của một tờ báo đã viết bài xã luận về vấn đềnày Đã có đủ cơ sở và áp lực dư luận để yêu cầu nhà trường xem xét lại quyết định của họ Hộiđồng nhà trường lại nhóm họp và – một lần nữa – đi đến biểu quyết 9/10 phiếu chống lại việc mởkhóa học
Theo tôi, không phải là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên – như đồng nghiệp tôi ghi nhận – rằngnhững người viết thư cho tờ báo, người biên tập viên viết bài xã luận kia và người thành viênduy nhất trong hội đồng trường ủng hộ khóa học đều là những người hoặc đang hay đã từng nhận
sự trị liệu tâm lý Như tôi xác nhận trên kia, các bệnh nhân tâm thần không hề nhút nhát hơn sốđông người còn lại Trái lại, có thể nói họ can đảm hơn rất nhiều người khác
CHỌN KHI NÀO ĐỂ CHẾT
Trong nền văn hóa phi bác sự chết của chúng ta, sự chết được xem như một tai nạn, như một cái
gì ập tới húc vào chúng ta mà không hề có một lý do gì, cũng không hề chịu sự kiểm soát nào
Trang 34của chúng ta Sự chết là một cái gì thê thảm, nó như một cái vòng luẩn quẩn tóm lấy chúng ta.Cũng vì quá sợ chết, chúng ta không dám đến gần sát nó để nhận ra rằng nó chẳng đáng sợ đếnmức như mình tưởng
Nền văn hóa của chúng ta nhìn cái chết như một tai nạn phi lý Và đây là cái nhìn hoàn toàn sailầm Thực vậy, đa số trong chúng ta đều muốn chọn thời điểm, chọn nơi chốn và chọn cách thế
để chết Điều đó thoạt nghe có vẻ ‘sốc’, nhưng thực sự là thế Phần đông chúng ta – mức nào đó– đều muốn thực hiện sự chọn lựa này Ở đây tôi không có ý nói về những vụ tự tử Tôi không có
ý nói đến những tay nghiện ngập tiếp tục nghiện ngập cho đến chết Tôi cũng không có ý nói đếntất cả những tình trạng thần kinh loạn thông thường mà mọi người đều biết Ở đây tôi nhằm nóiđến những rối loạn y học như các chứng bệnh về tim và ung thư, và có chứng cứ khoa học hậuthuẫn cho quan điểm của tôi
Cách đây khoảng ba chục năm, mỗi khi có ca phẫu thuật tim mở ngỏ (7) – dĩ nhiên hồi đó nguy
hiểm hơn bây giờ nhiều – mọi người đều hồi hộp và xôn xao bàn tán không biết bệnh nhân sẽsống hay chết Và đây là thực tế được ghi nhận: Những người tiên đoán giỏi nhất về kết quả củacác ca mổ tim mở ngỏ không phải là chính các bác sĩ phẫu thuật, cũng không phải là các chuyêngia tim mạch, mà lại là các bác sĩ tâm thần! Đã xảy ra một cuộc nghiên cứu – trong đó các bác sĩtâm thần phỏng vấn các bệnh nhân sắp sửa được mổ tim Dựa vào các câu trả lời của họ, các bác
sĩ tâm thần phân họ thành ba nhóm khác nhau: nhóm nguy hiểm cao, nhóm nguy hiểm vừa, vànhóm nguy hiểm thấp Nhóm nguy hiểm thấp bao gồm những người khi được yêu cầu nói vềcuộc giải phẫu của mình, đã trả lời đại loại như: “À, ông biết đó, ca mổ được dự kiến sẽ diễn ravào thứ sáu tới, và tôi thực sự lo sợ Nhưng, đã tám năm rồi, bệnh trạng của tôi không cho phéptôi làm được việc gì cả Chơi đánh gôn cũng chẳng được! Lại thường xuyên khó thở! Bác sĩ củatôi cho tôi biết rằng nếu sống được qua ca mổ và qua được giai đoạn hậu phẫu, thì chỉ cần sáutuần là tôi có thể trở lại sân gôn! Chà, như vậy đó sẽ là ngày 1 tháng 9 tới! Tôi đã lên chươngtrình cho mình rồi đấy Nào, tôi sẽ có mặt ở sân vào đúng tám giờ sáng, lúc ấy cỏ vẫn còn đẫmhơi sương Tôi sẽ …., tôi sẽ …”
Còn nhóm nguy hiểm cao sẽ trả lời tương tự như câu trả lời sau đây của một phụ nữ: “Hở, cuộcphẫu thuật thì sao hở?” Vị bác sĩ tâm thần nhắc lại câu hỏi, rõ ràng hơn: “Xin cho biết tại sao chịnhận phẫu thuật? Tại sao chị cần điều đó?” Người phụ nữ đáp: “Bác sĩ của tôi bảo với tôi nhưvậy.”
“Chị có kỳ vọng sẽ làm được gì sau khi được giải phẫu không?”
“Tôi chưa tính đến chuyện đó.”
“Chị rất khó thở và chị đã không thể đi mua sắm trong tám năm nay Chị có mong mình sẽ có thể
đi mua sắm trở lại không?
“Ồ, tôi không hề mong điều đó Tôi rất khiếp sợ việc lái xe từ nhiều năm nay rồi.”
Nếu tôi nhớ không lầm thì cuộc nghiên cứu trên cho thấy rằng 40% số bệnh nhân thuộc nhómnguy hiểm cao đã chết, con số tương ứng phía nhóm nguy hiểm thấp là 2% Cùng một chứngbệnh tim, cùng những nhà phẫu thuật tim, cùng những ca mổ như nhau, nhưng tỉ lệ tử vong thì
Trang 35chênh lệch nhau đến hai mươi lần – và sự chênh lệch này, có thể nói, đã được dự báo ngay trướckhi tiến hành phẫu thuật!
Một nghiên cứu với những kết quả gây sửng sốt đã được tiến hành bởi David Siegel, một bác sĩtâm thần tại Standford University Siegel đã nghiên cứu hai nhóm phụ nữ bị ung thư di căn.Nhóm thứ nhất được cung ứng sự săn sóc y khoa đúng qui cách; nhóm thứ hai cũng được săn sócđúng qui cách, song thêm vào đó còn được yêu cầu trải qua tâm lý trị liệu Không mấy ngạcnhiên khi kết quả là nhóm thứ hai ít phàn nàn hơn, ít trầm uất hơn và ít đau đớn hơn – nhưngđiều lạ lùng là chỉ có ba trong số các phụ nữ này đã chết Và Siegel nhận ra rằng những ngườinhận trị liệu tâm lý đã sống lâu gấp đôi so với những người thuộc nhóm kia
Bạn có thể nghĩ rằng các y sĩ sẽ hết sức ngạc nhiên với những trường hợp hi hữu này, và chắchẳn đã tiến hành điều tra nghiên cứu tường tận sự việc Không có như vậy đâu Trong rất nhiềunăm, các bác sĩ vẫn khư khư rằng một điều như thế không thể xảy ra được Chỉ mới mười lămnăm trở lại đây, các nghiên cứu mới được chính thức tiến hành Còn quá sớm để có được toàn bộcon số thống kê – nghĩa là, những con số hoàn toàn dựa theo các tiêu chuẩn khoa học – nhưng cónhững bằng chứng cho thấy một trong những điểm chung của các trường hợp hiếm hoi ấy là cácbệnh nhân đều tỏ ra có những thay đổi rất sâu xa trong cuộc sống của họ Một khi được báo chobiết họ chỉ còn sống được một năm nữa, họ tự nhủ: “Chà, chỉ còn có một năm nữa! Vậy tội gì màmình phải tiếp tục ngày hai buổi đến làm cho công ty IBM ấy Tốt hơn là mình nên sửa chữa vàsắp xếp lại đồ đạc trong nhà – đó là điều bấy lâu nay mình vẫn muốân làm mà rồi cứ khất lầnkhất lữa mãi.” Hoặc: “Ồ, nếu mình chỉ còn có một năm để sống, thật là điên khùng nếu mình cứtiếp tục sống với anh chồng vũ phu ấy của mình.” Rồi, sau khi họ quyết định thực hiện nhữngthay đổi như vậy, căn bệnh ung thư của họ biến đi mất!
Hiện tượng này gây ngạc nhiên cho một số nhà nghiên cứu ở UCLA Người ta quyết định điềutra phải chăng một cuộc đổi đời có thể là một liệu pháp Nhưng vấn đề khó khăn là phải tìm đượcnhững bệnh nhân sẵn lòng thử cách này Thường thì một bác sĩ tâm thần sẽ đến gặp một ai đóđược chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư không thể chữa, và nói: “Chúng tôi có lý do để tin rằngnếu bạn sẵn sàng nhận tâm lý trị liệu và khảo sát lại đời sống của bạn để làm một số thay đổi cănbản, thì bạn sẽ có thể kéo dài đời sống của bạn lâu hơn.”
Ngay lập tức, bệnh nhân sẽ nhảy cẫng lên: “Ồ, thưa bác sĩ, ngài là người đầu tiên đem lại cho tôichút hy vọng.”
Vị bác sĩ tâm thần đề nghị: “Một số bệnh nhân giống như bạn sẽ làm việc với chúng tôi tại phòng
4, sáng ngày mai vào lúc 10 giờ Bạn có muốn đến và trao đổi về điều này không?”
Trang 36“Ồ,vâng Thưa bác sĩ, chắc chắn tôi sẽ đến.”
Nhưng sáng hôm sau, lúc 10 giờ, chẳng thấy anh bệnh nhân ấy đến Vị bác sĩ trở lại gặp anh ta
để tìm hiểu lý do; anh ta nói:
“Ồ, xin lỗi, tôi quên mất tiêu.”
Sự thực thì hầu như mọi bệnh đều một trật có liên quan đến tâm lý, thể lý, tinh thần và xã hội Dĩnhiên, cũng có những ngoại lệ, như những rối loạn bẩm sinh hay những chứng liệt não chẳnghạn Nhưng ngay cả trong những trường hợp ấy, ý chí muốn sống của người ta vẫn có thể kéo dàiđáng kể và cải thiện rất nhiều cuộc sống của họ
Đáng tiếc là điều ngược lại cũng đúng Khi tôi phục vụ ở Okinawa, trong quân đội, tôi được yêu
cầu chữa trị một thiếu phụ 19 tuổi mắc chứng hyperemesis gravidarum (8) Tôi tìm hiểu và biết
rằng người phụ nữ Mỹ này đã lớn lên ở miền duyên hải phía Đông, và cô có một mối quyếnluyến có tính bệnh lý với mẹ mình Năm mười bảy tuổi, cô đã được gửi sang miền Tây để sốngvới một ông cậu, và lúc ấy cô bắt đầu bị chứng nôn mửa Hồi ấy cô không mang thai Cô nônmửa quá nhiều đến nỗi phải được gửi trả lại miền Đông, nơi cô sống vui vẻ mạnh khỏe bìnhthường cho đến khi kết hôn với một quân nhân, mang thai và theo chồng sang Okinawa Vừa khibước chân xuống khỏi máy bay, cô bắt đầu nôn thốc tháo, và sau vài ngày cô phải được đưa vàobệnh viện
Nếu bệnh trạng của bệnh nhân ở mức đủ nghiêm trọng, tôi có quyền gửi họ về điều trị ở Mỹ Vàtôi biết rằng nếu tôi cho chuyển người phụ nữ này về Mỹ, chứng nôn mửa của cô sẽ ngừng ngay
Trang 37lập tức Tôi cũng biết rằng có lẽ khó hy vọng đề phòng chứng nôn mửa này nơi cô ta mỗi khitách cô ta xa khỏi mẹ mình
Trong quyền hạn của tôi lúc đó, tôi đã quyết định không gửi cô ta về nhà ở Mỹ Tôi bảo cô: “Bạnphải lớn lên và phải học cách sống tách biệt khỏi mẹ mình.” Và cô đã thuyên giảm đủ để xuấtviện Nhưng rồi bệnh lại tái phát và cô phải trở vào bệnh viện Cô lại nôn mửa, và tôi lại nói với
cô rằng tôi sẽ không gửi cô về Mỹ Và một lần nữa, cô thuyên giảm và được xuất viện Tuynhiên, hai ngày sau, trong căn hộ của cô, cô bất thần ngã xuống và chết Cô đang ở tuổi 19 vàđang mang thai 4 tháng Người ta tiến hành khám nghiệm tử thi và đã không phát hiện được vìsao cô chết Dĩ nhiên, tôi vô cùng ân hận về quyết định của mình Nhưng tôi tin rằng vì một lý donào đó đã có một lúc trong đời mình, cô đã quyết định làm một em bé Tôi không cho phép côlàm một em bé Tôi muốn cô biết nhận trách nhiệm, và cô đã chết!
CÁC RỐI LOẠN THỂ LÝ VÀ TÂM THỂ
Hồi tôi còn theo học trường y, chúng tôi xếp chung vào một loại rối loạn ‘chức năng’ những tìnhtrạng như tâm thần phân liệt, chứng hưng trầm cảm, và chứng nghiện rượu Với từ “chức năng”,chúng tôi có ý đi nước đôi và cho rằng có lẽ một ngày kia các nhà nghiên cứu sẽ khám phá ramột khiếm khuyết rất tế nhị nào đó trong cơ cấu thần kinh hoặc một loại vấn đề sinh học nào đó.Nhưng chúng tôi thực sự tin rằng những rối loạn này đều thuộc lãnh vực tâm lý Và trong tư cách
là một bác sĩ tâm thần, chúng tôi đã vạch ra mọi cơ chế tâm lý của chúng
Tuy nhiên, trong ba mươi năm trở lại đây, chúng ta đã biết rằng có những gốc rễ rất sâu thuộclãnh vực sinh học đối với mọi rối loạn tâm thần này, và chúng ta còn biết nhiều hơn thế nữa.Thật vậy, một trong những vấn đề mà chúng ta đương đầu ngày nay đó là các bác sĩ tâm thần đã
trở nên quá si mê sinh hóa học đến nỗi họ có nguy cơ quên hết tất cả những sự khôn ngoan của
tâm lý học cũ, một số những sự khôn ngoan ấy vẫn còn đúng đắn hôm nay Những tình trạng nhưtâm thần phân liệt không chỉ đơn thuần là các rối loạn thể lý Chúng cũng là những rối loạn tâm
lý, tinh thần và xã hội nữa Và điều tương tự cũng đúng đối với các căn bệnh như ung thư Tất cảđều có những nguyên nhân đa diện – vừa thể lý vừa tâm thể
Thành tố tâm thể lý trong nỗi khổ của con người đã được nhận ra trong ngôn ngữ của chúng ta từ bao thế kỷ nay Kho thành ngữ của chúng ta chứa đầy những kiểu nói như tê tái lòng; thúi ruột; sốt ruột; tím gan; đắng họng; lạnh gáy, vv… để mô tả những cảm xúc tâm lý, song không phải
là không có liên quan đến thể lý – vì thế các bác sĩ tâm thần gọi đó là loại ‘ngôn ngữ bộ phận’ (vì
có liên quan đến bộ phận nào đó nơi thân thể chúng ta) Biết bao người đến phòng cấp cứu vàoban đêm với cơn đau nơi ngực – dù có hay không có bệnh tim – ngay sau khi họ trải qua một
cuộc tình tan vỡ! (9)
Những rối loạn cột sống là những rối loạn về sự can đảm Và một lần nữa, điều này được phảnảnh trong ngôn ngữ của chúng ta Chúng ta nói: “Anh chàng ấy đúng là không có xương sống”,hay “Cô ta quả thực có một xương sống vững vàng” Bản thân tôi đã chịu đựng nhiều chứng đau
lưng trong phần lớn cuộc đời tôi, nhất là một tình trạng gọi là spondylosis (có đốt sống) đặc biệt
nghiêm trọng trong cổ tôi Nhìn một phim X-quang chụp phần cổ tôi, bạn sẽ nghĩ rằng tôi đã già
200 tuổi! Khi tôi lần đầu tiên được chẩn đoán mắc chứng này, tôi hỏi các bác sĩ phẫu thuật thần
Trang 38kinh và các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình: “Điều gì làm cho cổ tôi trông già đến thế?” Và họ trảlời: “À, có lẽ hồi còn bé, anh đã có lần bị gãy cổ”.
Tôi chưa bao giờ bị gãy cổ Nhưng khi tôi cho họ biết điều đó, họ chỉ nói: “Nếu vậy, chúng tôi
thực sự không biết cái gì đã gây ra tình trạng có đốt sống của anh.” Tôi rất mừng nhận được một
câu trả lời như thế, bởi vì rất ít bác sĩ sẵn sàng nhìn nhận đơn giản rằng ‘tôi không biết’
Thực ra, tôi biết rất rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng có đốt sống của tôi Tôi phát hiện ra cách
đây khoảng 13 năm khi cơn đau ấy hành hạ tôi cực độ, đồng thời làm tê bại một cánh tay tôi Tôinhận một cuộc phẫu thuật thần kinh kéo dài và căng thẳng Lúc ấy, tôi tự nhủ mình: “Này Scotty,mày biết đó, quả là phiền phức việc trải qua cuộc phẫu thuật đắt tiền và đầy nguy hiểm này cứvài năm một lần Nhưng mày thử xét xem mày có vai trò nào trong chứng rối loạn này không?”
Vừa khi tôi sẵn sàng đặt ra câu hỏi ấy, tôi lập tức nhận thấy là có Trong phần lớn cuộc đời nghềnghiệp của mình, tôi đã luôn luôn có được tên tuổi và uy tín hơn các đồng nghiệp mình, và tôivẫn thường xuyên lo ngại việc sinh ra đụng chạm Thực tế tôi có gặp một số đụng chạm, dùkhông nhiều như tôi dự đoán, song như vậy cũng cho thấy nỗi sợ của tôi có cơ sở Nói gì thì nói,tôi đã đi qua cuộc đời mình với cái đầu và cái cổ cúi gằm về phía trước, như một cầu thủ bóng đásắp sửa lao tới đánh đầu quả bóng tầm thấp vào khung thành đối phương Bạn hãy thử giữ đầu và
cổ bạn kiểu đó trong ba mươi năm, và bạn sẽ biết thế nào là chứng có đốt sống (spondylosis)!
Dĩ nhiên, mọi chuyện không đơn giản ở đây Có vô số nguyên nhân đối với hầu hết các chứngbệnh Mặc dù không đến mức độ như trường hợp của tôi, song cha tôi, mẹ tôi, anh trai tôi đều đã
phải chịu đựng chứng có đốt sống trong cổ một cách khác thường, ngay cả dù họ không bao giờ
nổi tiếng là những người chuyên ‘nhướn cổ ra’! Vì thế, có một nhân tố sinh học – có tính ditruyền – trong tình trạng của tôi Bạn đừng quên, tôi quả quyết rằng hầu như mọi sự rối loạn đềukhông chỉ có liên quan đến tâm thể mà còn có liên quan đến tinh thần và xã hội nữa
Ở đây tôi không đang xướng xuất một điều chi mới mẻ đâu Rất nhiều người đã viết về mối quan
hệ giữa thân thể và tâm trí Một số người ngày nay cảm thấy có tội khi họ bị bệnh; nhân tố tâmthể của tình trạng này đã được rất nhiều người nhận ra Dĩ nhiên, không cần thiết phải tự dằn vặtmỗi khi bạn bị cảm lạnh hay cảm cúm Nhưng nếu bạn bị một chứng bệnh nghiêm trọng hay mộtchứng bệnh kinh niên, thì quả bạn có bổn phận phải kiểm tra chính mình và tự hỏi phải chăngmình đang đóng một vai trò trong chứng bệnh ấy của mình
Nhưng nếu bạn làm thế, vì Chúa, thì bạn cũng phải biết ‘nương tay’ với chính mình Một cáchnào đó, có thể nói rằng đời sống vốn gây ra căng thẳng, và nó làm cho chúng ta mệt nhoài Xinđừng quên sớm hay muộn tất cả chúng ta đều phải chết bởi một chứng rối loạn tâm thể nào đó
Một lần nữa, tôi không có ý nói rằng mọi chứng ung thư giai đoạn cuối đều có tính tâm thể Tôikhông có ý nói rằng một phòng điều trị ung thư trẻ em – trong đó một bé bốn tuổi đang hấp hốivới chứng adrenal carcinoma (ung thư thượng thận), một em khác sáu tuổi đang hấp hối do mộtchứng medulloblastoma, và một bé khác nữa đang hấp hối do một bướu Wilms – thì phòng điềutrị đó chỉ là một chỗ tự sát của trẻ em không hơn không kém Tôi cũng không có ý nói rằng cácnạn nhân của một vụ rơi máy bay đã cố ý tập trung lại tại phi trường để thực hiện một cuộc tự sáttập thể – hay sáu triệu người Do Thái kia tự nguyện bước tới cái chết hồi thời Hitler Nhưng khi
Trang 39chúng ta xem xét cái chết đơn thuần như một tai nạn, thì chúng ta cũng đang phớt lờ rất nhiềutrường hợp chết thực tế khác và phớt lờ cả huyền nhiệm của sự chết nữa.
NHẬN HIỂU SỰ CHẾT
Một bước đột phá trong nhận thức của chúng ta về bản chất đích thực của sự chết là sự kiện xuất
bản quyển Chết Và Hấp Hối (On Death and Dying) của Elisabeth Kubler-Ross, M.D Cho tới lúc
bấy giờ, sự chết vẫn là lĩnh vực độc quyền của các linh mục Các bác sĩ thì quan tâm đến sựsống, và sự sống nhằm phục vụ cho người sống Còn sự chết được bỏ lại cho mấy cơ sở maitáng Nhưng Kubler-Ross đã dám chuyện trò với những người đang hấp hối và dám hỏi xem họđang nghĩ gì, đang cảm nhận gì về cái chết cập kề họ Bà đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự.Chỉ một thập niên sau đó, đã có những khóa học về cái chết và về tình trạng hấp hối trên khắpnước Mỹ Và nhà ‘vĩnh biệt’, một nơi mà người ta có thể đến để chết, đã được phát minh hoặcđược tái lập Dường như nữ tác giả này đã gây ra một cuộc cách mạng
Tác phẩm của bà đã mở đường cho những quyển sách về cùng chủ đề, trong số đó có quyển Đời Này Sang Đời Khác (Life after Life) của Raymond Moody và Phút Lâm Chung (At the Hour of
Death) của Karlis Osis và Erlendur Haraldsson, người đã viết về chính khoảnh khắc chết vànhững kinh nghiệm của người đang tiến gần sát cái chết Có một sự giống nhau lạ kỳ giữa những
gì họ khám phá ra Raymond Moody, một nhà khoa học và đồng thời là bác sĩ tâm thần, đã chobiết rằng phần đông những ai nhớ lại kinh nghiệm gần chết của họ đều liên hệ đến một sự biếnđổi luân chuyển Trước hết, có vẻ như từ trần nhà, họ nhìn thấy chính thân xác họ đang nằm trêngiường, và họ thấy rất chính xác tất cả những gì các y tá và bác sĩ đang làm cho họ Điều xảy ra
kế tiếp – phần đáng kinh sợ duy nhất của kinh nghiệm này – là họ như đi xuyên qua một conđường hầm tối mịt Họ vụt qua đó một cách nhanh chóng, rồi họ đối diện với ánh sáng, ánh sángnày được hiểu là Thiên Chúa hay đôi khi được hiểu là Chúa Giêsu Và trong ánh sáng này, họđược yêu cầu nhìn lại đời sống của họ Nhìn lại, họ thấy đời sống mình thật lộn xộn, nhưng thựcthể ánh sáng ấy thì vô cùng yêu thương và tha thứ Rồi ánh sáng ấy dẫn họ quay trở lại Họ quaytrở về một cách miễn cưỡng, nhưng trong tinh thần vâng phục ánh sáng ấy
Thường những người có kinh nghiệm như thế, theo Moody, không có nhiều khuynh hướng tâmlinh trước đó, nhưng trở thành rất có khuynh hướng tâm linh sau đó Và nói chung, họ trở nên tintưởng vào sự sống sau khi chết – và nỗi sợ chết nơi họ giảm đi rất nhiều
Khi chúng ta tiến tới đủ gần sát cái chết, chúng ta thấy rằng cái chết không đáng sợ đến mức nhưmình vẫn nghĩ – điều đó thật là thú vị! Song nó không đem lại cho bạn sự thoải mái đâu Bạnđứng trước những dấu hỏi như: “Nó có liên quan gì với cuộc sống này không? Cuộc hiện sinhtạm bợ này của chúng ta có thể có ý nghĩa gì?”
Nếu bạn tự hỏi như thế, tôi tưởng rằng đấy chính vì bạn đã nhận thức được rằng cuộc sống củamình thật hữu hạn, và bạn đang kiếm tìm ý nghĩa của nó Nhưng hãy giả sử tự thân việc kiếm tìm
ý nghĩa này đã là một việc đầy ý nghĩa Hãy giả sử đó là một phần của cuộc chơi, một phần của
lý do hiện hữu của chúng ta Rất có thể chúng ta đang có mặt đây để kiếm tìm một cái gì đó chứ,phải không? Nếu câu trả lời là “Vâng!”, thì sự chết sẽ thúc bách việc kiếm tìm ấy
Trang 40Khi tôi trằn trọc với huyền nhiệm sự chết của mình, khi tôi kiếm tìm ý nghĩa của cuộc sống này,tôi đã gặp thấy điều mình tìm kiếm Điều ấy thật đơn giản: Chúng ta đang có mặt trong cuộc đờinày để học Mọi sự xảy đến với chúng ta để giúp chúng ta học Và không có gì giúp chúng ta họctốt hơn là cái chết
Tôi đã đi tới kết luận rằng chúng ta được trao ban một môi trường học tập lý tưởng Tôi dámthách bạn, trong khả năng tưởng tượng của bạn, hãy nghĩ ra một môi trường lý tưởng hơn cuộcsống này để phục vụ cho việc học hỏi của con người Trong những khoảnh khắc ảm đạm củamình, dường như tôi thấy nó là một loại trại huấn luyện cho người ta vào thiên đàng, đầy nhữngbài tập vượt chướng ngại được phác họa cho việc học của chúng ta Và tôi nghĩ chướng ngạiđược phác họa ‘ác’ nhất là giới tính Trong thực tế, sự chết là một hệ quả của tính dục chúng ta
Các sinh vật hữu cơ ở đáy bậc thang tiến hóa không truyền sinh qua con đường tính dục Chúngsinh sản một cách hoàn toàn vô tính Chúng tự nhân giống (chẳng hạn nảy chồi), và chất liệu ditruyền của chúng tiếp tục và tiếp tục mãi Rõ ràng chúng không bao giờ chết, trừ phi có ai đó đến
và tiêu diệt chúng Chúng không kinh nghiệm sự già lão hay sự chết tự nhiên Chỉ ở bậc cao nào
đó trên thang tiến hóa, sinh vật mới truyền sinh qua con đường tính dục, và cũng chỉ ở đây mớibắt đầu có hiện tượng già nua và sự chết tự nhiên Cái gì cũng có giá của nó!
Chúng ta học tốt nhất khi chúng ta có một hạn mức Từ ‘deadline’trong Anh Ngữ là một từ ngữ
tuyệt vời! (10) Trong nghề trị liệu tâm lý của tôi, tôi thường sử dụng một kỹ thuật rất có tiềmnăng, nhất là khi làm việc với các nhóm Khi các thành viên của một nhóm hành động như thể họ
sẽ ‘còn sống muôn đời muôn kiếp trên trần đời này’, tôi sẽ đến với họ một lúc nào đó và nói:
“Này, nhóm của các bạn chỉ còn làm việc sáu tháng nữa thôi Tôi sẽ giải thể nhóm này trong sáutháng nữa.” Thật là thú vị! Những người vốn rề rà uể oải nhất nay bỗng dưng linh hoạt hẳn lên,khi mà họ được trao cho một hạn mức!
Trong trị liệu cá nhân cũng thế Một hạn mức thường có tiềm năng tác động rất lớn Việc chấmdứt một mối quan hệ thân tình giữa một bệnh nhân và một nhà trị liệu đôi khi có thể được sửdụng để tượng trưng cho toàn thể vấn đề sự chết, đồng thời để trao cho bệnh nhân một cơ hộinhận hiểu sự chết