VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH TƯ DUY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực, PPKTTD đã, đang và sẽluôn là một chủ đề được quan tâm chừng nào mục tiêu giáo dục còn hướng tới đào tạo những con người toàn diện. Bởi một phương pháp dạy học tích cực, biết khơi dậy tiềm năng trí tuệcủa người học, dạy họbiết tựhọc có giá trịkhông chỉtrong phạm vi nhà trường mà còn có ảnh hưởng đến sựphát triển, nhân cách của cả một thế hệ.
1 MỞ ĐẦU 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1. Những nghiên cứu quốc tế Trên thế giới đã có nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học quan tâm đến vấn đề kích thích tư duy và phát triển năng lực sáng tạo. Quan điểm của các nhà nghiên cứu này chủ yếu đánh giá cao nhiệm vụ phát triển năng lực tư duy của việc dạy học, đồng thời coi phương pháp kích thích tư duy (PPKTTD) như là một công cụ hữu hiệu trong khi thực hiện nhiệm vụ trên. Từ cổ xưa, các bậc tiền bối đã có những nghiên cứu về việc dạy “tích cực”. Socrates (469 – 399 TCN) nhà triết học vĩ đại người Hy Lạp đã nói: “Giáo dục chỉ là việc đánh thức trong con người tri thức còn ngái ngủ chứ không phải đem tri thức của mình đặt vào lòng kẻ khác,…. Mỗi người đều mang thai những tri thức thiết yếu cho cuộc sống, trong giáo huấn cần có ông thầy để làm “bà đỡ” giúp trò “sinh ra những hài nhi tri thức… vì vậy nghệ thuật dạy học là sự gợi lên những gì vốn đang tiềm ẩn trong trí tuệ và tâm hồn HS”, “… cưỡng bách kẻ khác chấp nhận tri thức không phải của họ là hủy diệt trí tuệ và tự do của họ”[2]. Còn Khổng Tử (551 – 479 TCN) thì đã nói: “Bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa”, “con người sinh ra trên cõi đời, điều trọng yếu nhất là phải tìm tòi, tìm tòi không biết mệt mỏi thì cuộc đời mới có ý vị, thanh sắc”[2]. Mặc Tử (475 – 390 TCN) với thuyết “kiêm ái” cho rằng “Học trò phải hoạt động, phải tri giác thế giới, phải động não, thầy trò phải đối thoại với nhau”[2]. Thời phục hưng, nhiều nhà tư tưởng lớn cũng có những nghiên cứu về việc dạy học tích cực, có thể kể đến: Vittorino de Feltre, Phranxa, Francois Rabelais, Thomas More,…. Trong tác phẩm “Émile hay là về giáo dục” của J.J Rousseau [71], nhà tư tưởng vĩ đại này đã bày tỏ “vấn đề không phải là 2 dạy các môn khoa học, mà là đem lại cho người học hứng thú để yêu khoa học và đem lại phương pháp để học những môn đó, khi hứng thú này phát triển hơn lên. Chắc chắn đó là một nguyên lý cơ bản của bất kỳ nền giáo dục tốt nào”. Theo ông: “…Đứa trẻ nên được để cho tự phát triển bản tính tốt bằng chính trải nghiệm về sức lực của nó, nghĩa là tự mình, không cần sự hướng dẫn của người lớn. Hãy để cho chính đời sống “giáo dục” nó”. Thời hiện đại, vấn đề tích cực hóa càng được quan tâm, phát triển. Nhà giáo dục người Séc, JanAmos Komensky (1592 – 1670) đã chỉ ra rằng: “Dạy học phải làm cho HS sử dụng mọi giác quan để tri giác tài liệu”[87]. Còn J.Dewey trong cuốn “Learning by doing” viết: “HS là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”. Đầu thế kỷ 20, ở Pháp, Angela Medici đã định nghĩa: “Phương pháp tích cực là HS được hỗ trợ để thâu lượm tri thức bằng quan sát và cố gắng cá nhân, GV gợi sự chú ý của HS, khuyến khích, thúc đẩy hoạt động của HS ưu tú và của cả lớp học”[95]. Raja Roy Singh trong tác phẩm “Nền giáo dục cho thế kỷ 21 – Những triển vọng của Châu Á” đã phát biểu: “Học tập do người học điều khiển, để họ hiện thực hóa tiềm năng bản thân trong nhận biết học – dạy – quá trình, ”. Năm 1920, xuất hiện thuật ngữ “Nhà trường tích cực” dưới ngòi bút của A. Ferriere, từ đó “phương pháp tích cực” được sử dụng một cách phổ biến ở Châu Âu ở nhiều mô hình dạy học khác nhau như: mô hình dạy học hoàn toàn tự do, mô hình dạy học với sự tự do hạn chế, mô hình dạy học với sự tự do điều chỉnh[34]. Theo I. Ia. Lecner thì nội dung học vấn phổ thông phải bao gồm bốn yếu tố sau: - Hệ thống tri thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ thuật, cách thức hoạt động. - Các kỹ năng, kỹ xảo trí tuệ và thực hành. 3 - Kinh nghiệm hoạt động sáng tạo. - Kinh nghiệm thái độ cảm xúc – ý chí[55]. Những năm sáu mươi của thế kỷ trước, các nhà trắc nghiệm học người Mĩ là J. W. Getzels và P. W. Jackson đã thông báo các số liệu chứng tỏ không có sự phụ thuộc giữa các chỉ số trí tuệ và năng lực sáng tạo, họ nhấn mạnh đến các tham số: - Tính linh hoạt của tư duy (số lượng các ý tưởng xuất hiện trong một đơn vị thời gian). - Tính mềm dẻo của tư duy (năng lực chuyển từ ý tưởng này sang ý tưởng khác). - Tính độc đáo (năng lực sản sinh ra các ý tưởng với các quan niệm đã được công nhận chung). - Tính nhạy cảm (đối với các vấn đề trong thế giới xung quanh). - Năng lực vạch ra các giả thuyết. - Tính viễn tưởng[86]. Nhà tâm lý học G.E. Giuravliov trong bài báo “Dạy học sáng tạo” đã viết: “Đối với việc dạy học sáng tạo ở trường đại học có ba mặt: - Thứ nhất, dạy có thể xem là một trong các dạng của quá trình lao động và nếu như việc dạy được sáng tạo thì nó sẽ dẫn đến nâng cao chất lượng của việc học và cuối cùng sẽ dẫn đến nâng cao chất lượng lao động của các HS tốt nghiệp trong tương lai. - Thứ hai, trường đại học cần đặt ra nhiệm vụ đào tạo cho lao động sáng tạo trong tương lai, nói cách khác là nhiệm vụ dạy học sáng tạo. - Thứ ba, ở trường đại học SV cần phải được chuẩn bị để trở thành người chủ trì sản xuất, người lãnh đạo các tập thể sản xuất, kỹ thuật, các tập thể khoa học và anh ta phải biết tạo điều kiện để những người dưới quyền anh ta có thể lao động sáng tạo và làm cho họ có thái độ sáng tạo đối với lao động, 4 như vậy sẽ đạt được mục tiêu nâng cao tính hiệu quả, chất lượng của lao động trong phạm vi mà anh ta được ủy quyền” [44]. Theo P.L. Kapitxa: “Giáo dục các khả năng sáng tạo trong con người dựa trên sự phát triển của tư duy tự lập. Theo cách nhìn của tôi, nó có thể phát triển trong các hướng chủ yếu sau: biết khái quát khoa học quy nạp, biết sử dụng các kết luận lý thuyết để tiên đoán sự tiến triển của quá trình trong thực tế suy diễn và cuối cùng là rút ra những mâu thuẫn giữa các kết quả lý thuyết và các quá trình xảy ra trong thiên nhiên – phép biện chứng” [94]. Những năm gần đây, rất nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học đã công bố các kết quả về kích thích tư duy. Ngày càng nhiều nhóm nghiên cứu được thành lập nhằm nghiên cứu các biện pháp khai thác tối đa năng lực sẵn có của con người. Đó chính là một tất yếu khách quan bởi: khi khoa học công nghệ phát triển đến giai đoạn bão hòa, con người với tư cách chủ thể của xã hội sẽ lại nhìn ra một sự thật là không có gì tồn tại đáng quý và mạnh mẽ hơn sức mạnh của con người. Trong số những kết quả đáng chú ý gần đây về các PPKTTD, cần phải kể đến những nghiên cứu sau: - Kết quả nghiên cứu về ứng dụng các thủ thuật sáng tạo trong Khoa học kỹ thuật viết tắt là TRIZ được phổ biến rộng rãi từ những năm sáu mươi của thế kỷ hai mươi trong các nước có nền công nghiệp phát triển như Đức, Mĩ, Nhật… Hội thảo về TRIZ được tổ chức thường niên trên quy mô toàn cầu. - Kết quả nghiên cứu về sử dụng màu sắc để kích thích tư duy của Eward De Bono,…. - Kết quả nghiên cứu về sử dụng hiệu quả của sơ đồ hình ảnh của Tony Buzan,… (Các kết quả này sẽ được trình bày kỹ hơn ở các mục sau). Richard Feynman – nhà tâm lý học, giáo dục học xuất sắc người Mĩ đã đề xuất việc giảng dạy phương pháp tư duy mới trong các tổ chức giáo dục 5 thay cho phương pháp tư duy lặp lại. Ông tin rằng người biết sử dụng toán học thành công là người biết sáng tạo những cách tư duy mới từ những điều đã biết. Thậm chí, khi những phương pháp cũ đã phổ biến, ông nghĩ chúng ta nên tự tìm ra một phương pháp của riêng mình hoặc một phương pháp mới hơn là tra cứu tìm một giải pháp cũ và áp dụng lại nó. Như vậy, “phương pháp tích cực”, “kích thích tư duy” luôn được quan tâm song hành với giáo dục và trong xã hội hiện đại, nó càng được quan tâm nhiều hơn. 1.2. Những nghiên cứu trong nước Theo Viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn: “Mỗi lần HS cố gắng khắc phục bệnh lười suy nghĩ để năng động tư duy là một lần họ có thêm một sự tiến bộ về tư duy và nhân cách, dù đó chỉ là một tiến bộ nhỏ xíu như hạt cát nhưng lâu ngày thì các hạt cát nhỏ li ti đã biến thành bãi phù sa” (Tư duy và Nhân cách quan trọng hơn kiến thức – Báo Giáo dục và Thời đại, số Chủ nhật, ngày 19 tháng 10 năm 1997). Theo cuốn “Phương pháp, phương tiện, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, 2005” của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Vũ Quốc Chung, Vũ Thị Sơn về các nguyên tắc dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS thì: “…việc dạy học phải được tiến hành ở mức độ khó khăn cao, việc nắm vững kiến thức lý thuyết phải chiếm ưu thế; trong quá trình dạy học phải duy trì nhịp độ khẩn trương của việc nghiên cứu tài liệu, còn những kiến thức đã lĩnh hội sẽ được củng cố khi nghiên cứu kiến thức mới; trong dạy học phải tích cực chăm lo cho sự phát triển của tất cả HS kể cả những em học khá cũng như những em học kém; HS phải ý thức được bản thân quá trình học tập…”. Cũng theo nhóm tác giả này thì các tiêu chuẩn của phương pháp dạy học tích cực bao gồm: tính tích cực, tính tự do và tính tự giáo dục; các yếu tố tác động trong các phương pháp dạy học tích cực: phương tiện vật chất, vai trò thầy giáo và phương pháp kích 6 thích (thầy giáo gần gũi với tính tinh xảo, độc đáo, nhân từ của người sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm kỹ thuật của người khởi động, thầy giáo phải là người kích thích nhằm “thường xuyên thức tỉnh” một số khuynh hướng, một số quy trình bổ sung cần thiết cho sự thăng bằng nhân cách). Cũng đề cập đến “kích thích tư duy”, “ phương pháp dạy học tích cực”, nhiều tác giả đã có những đóng góp to lớn trong việc định hình vấn đề này như: Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Đào Tam, … Nhóm tác giả Bùi Thị Hường – Đại học quốc gia Hà Nội cũng đã nghiên cứu đề tài cấp Đại học quốc gia “Phương pháp kích thích năng lực tư duy của HS phổ thông trong dạy học giải toán, Mã số: QS.05.02”. Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng đã đưa ra những ý niệm ban đầu về PPKTTD và một số biện pháp kích thích tư duy. Tuy nhiên, những nội dung này lại quá gần với các biện pháp phát triển trí tuệ đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục trình bày trước đây. Thời gian gần đây cũng có nhiều Luận án Tiến sĩ giáo dục học, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề kích thích tư duy, có thể kể đến như: Nguyễn Văn Thuận (2004), “Góp phần phát triển năng lực tư duy lôgic và sử dụng chính xác ngôn ngữ Toán học cho HS đầu cấp THPT trong dạy học đại số”, Đại học Vinh; Phạm Duy Hải (1994),“Tìm hiểu một số nét mới của tư duy khoa học hiện đại”, Viện Triết học; Nguyễn Đức Thâm (1982), “Cấu trúc năng lực dạy học Vật lý và việc hình thành những năng lực ấy ở SV sư phạm”, Thông báo khoa học Vật lý học, Trường ĐHSP Hà Nội 1; Nguyễn Văn Quang (2005), “Hình thành một số biểu hiện đặc trưng của tư duy sáng tạo cho HS THCS thông qua dạy học chủ đề đa giác”, Viện chiến lược và chương trình giáo dục; Nguyễn Mạnh Chung (2001), “Nâng cao hiệu quả dạy học khái niệm toán học bằng các biện pháp sư phạm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS”, Viện Khoa học giáo dục; Lê Hồng Thái (2000), 7 “Phương hướng vận dụng hệ phương pháp dạy học tích cực phát huy tính tích cực nhận thức của học viên Đại học Quân sự”, Trường ĐHSP Hà Nội; Ngô Đình Qua (2002), “Một số biện pháp phát huy tính tự lực trong học tập của HS THPT”, Trường ĐHSP Hà Nội; Bùi Thị Mai Đông (2005), “Một số thành tố tâm lý trong năng lực dạy học của người GV”, Viện chiến lược và chương trình giáo dục;…. Trong các nghiên cứu trên, “phương pháp dạy học tích cực” được hiểu là phương pháp hướng tới và nhằm vào phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, khai thác tinh thần tập thể,… nhưng chưa có một định nghĩa cụ thể nào về “Phương pháp kích thích tư duy”. Tuy nhiên, sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy sự cần thiết của vấn đề, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. 2. Lý do chọn đề tài Từ nhiều năm nay, giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu của nước ta. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với xu thế hội nhập, giáo dục có một sứ mạng cao cả. Đó là đào tạo cho bằng được một thế hệ con người Việt Nam năng động, sáng tạo, biết hoạt động trong một thể chế đòi hỏi con người có chuyên môn vững vàng, sử dụng thành thạo các biện pháp kỹ thuật, kinh tế mang tính nghề nghiệp cao, góp phần đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bắt kịp với các nước tiên tiến cả về kinh tế, văn hóa và xã hội. Đại hội Đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X, một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng, đồng thời cũng chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong những năm tới thông qua việc đổi mới toàn diện, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Những năm cuối thế kỷ XX, tổ chức văn hóa giáo dục của Liên hiệp quốc – UNESCO đã đưa ra bốn trụ cột giáo dục, đó là: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. Điều đó phần nào thể hiện 8 được chân dung của một con người trong thời đại kinh tế tri thức, bùng nổ công nghệ thông tin và công nghệ cao – con người cần có tri thức để hòa nhập cộng đồng và khẳng định cái tôi đặc sắc. Không thể có những con người với khả năng lao động, sản xuất ra những sản phẩm tốt, phát minh được những điều hữu ích nếu trong học tập – những con người đó không tích cực, không được tập dượt sáng tạo. Trong khi một trong những điểm yếu của giáo dục nước nhà trong thời gian qua là chưa giáo dục được những người công dân tương lai tích cực theo nghĩa học tích cực, tích cực tư duy, tích cực hợp tác,… phương pháp dạy học của nhiều GV vẫn thiếu tính tích cực, nhất là chưa phát huy được tiềm năng trí tuệ của người học. Chúng ta có thể tự hào vì mỗi năm giáo dục nước nhà đón nhận rất nhiều giải thưởng cao quý ở các kỳ thi quốc tế, nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận nghiêm túc rằng chất lượng người lao động Việt Nam chưa cao, HS của chúng ta còn thiếu nhiều kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác và tư duy. Năm 2012, Việt Nam sẽ tham gia vào chương trình PISA – viết tắt của “The Programme for International Student Assessment”, là Chương trình đánh giá HS quốc tế do tổ chức các quốc gia công nghiệp phát triển – Organisation for Economic Cooperation and Development (OECD) và một số quốc gia khác tiến hành ba năm một lần. Đây sẽ là dịp để những đánh giá khách quan mang tính quốc tế, toàn diện bắt mạch giáo dục Việt Nam, bởi điều tra PISA đối với các HS ở độ tuổi 15 là để đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng học được vào các tình huống thực tiễn của cuộc sống. Toán học được hội đồng PISA chọn làm một trong các môn điều tra. Theo như lý giải của hội đồng PISA, những kiến thức và kỹ năng tư duy toán học là tối cần thiết cho một HS bước vào cuộc sống trưởng thành. Và đó cũng là những kỹ năng và kiến thức nền tảng không thể thiếu cho quá trình học tập suốt đời. 9 Hình 0.1: Chương trình đánh giá của PISA. Một trong những nguyên nhân thắng lợi của các quốc gia tiên tiến, các tập đoàn hùng mạnh, đó là họ thu hút và đào tạo được nhân tài thông qua chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc thân thiện với nhiều PPKTTD. Thực tế đã cho thấy, sáng tạo là sức khỏe của trí tuệ, là sản phẩm của giáo dục và sự tích cực rèn luyện của cá nhân. Phương châm làm việc sáng tạo, đào tạo người sáng tạo tích cực, sử dụng người sáng tạo, tạo môi trường để con người sáng tạo không chỉ là hành động của những tập đoàn kinh tế lớn, của các viện nghiên cứu khoa học, mà nó phải là bài toán bắt buộc phải giải của tất cả các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Bởi chỉ nhờ có sáng tạo, tích cực chúng ta mới có thể rút ngắn được khoảng cách với các nước tiên tiến, vươn xa, hội nhập thành công. Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực, PPKTTD đã, đang và sẽ luôn là một chủ đề được quan tâm chừng nào mục tiêu giáo dục còn hướng tới đào tạo những con người toàn diện. Bởi một phương pháp dạy học tích cực, biết khơi dậy tiềm năng trí tuệ của người học, dạy họ biết tự học có giá trị không chỉ trong phạm vi nhà trường mà còn có ảnh hưởng đến sự phát triển, nhân cách của cả một thế hệ. Vì vậy, đề tài của luận án được chọn là: “VẬN 10 DỤNG PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH TƯ DUY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT”. Là người tham gia trực tiếp vào việc giảng dạy môn Toán ở trường THPT và đào tạo những nhà giáo tương lai, chúng tôi ý thức rằng việc thực hiện thành công đề tài này sẽ góp phần đào tạo người GV có khả năng làm việc chủ động, tích cực, sáng tạo, nhất là việc vận dụng các phương pháp luận khoa học kỹ thuật, lý luận của các chuyên ngành khác vào quá trình giáo dục cũng là một ý tưởng cần được động viên, khuyến khích trong xu thế hiện đại hóa, bùng nổ thông tin và công nghệ hiện nay. Bởi muốn dạy HS tự học thì từ khi ngồi trên ghế trường đại học, SV sư phạm cần phải biết tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và biết giúp người khác tích cực tư duy. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất những cách vận dụng PPKTTD trong dạy học môn Toán nhằm rèn luyện, phát triển tư duy cho HS và nâng cao hiệu quả đào tạo GV. 4. Đối tượng nghiên cứu Quá trình áp dụng các PPKTTD vào dạy và học môn Toán ở trường THPT, quá trình rèn luyện PPKTTD của HS cho SV chuyên ngành Toán ở trường ĐHSP. 5. Giả thuyết khoa học Nếu tăng cường sử dụng các PPKTTD trong dạy học môn Toán và trang bị cho SV sư phạm Toán PPKTTD để vận dụng trong dạy học thì vừa góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo GV, vừa góp phần phát triển tư duy cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường phổ thông. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu a) Nghiên cứu lịch sử, thành tựu về kích thích tư duy, hệ thống hóa các PPKTTD. [...]... sáng t o [47] Như v y, m t trong nh ng m c tiêu quan tr ng c a giáo 21 d c nói chung và môn Toán nói riêng ó là góp ph n quan tr ng vào vi c phát tri n tư duy, kích thích tư duy nâng cao năng l c tư duy cho ngư i h c 1.2 Phương pháp kích thích tư duy trong d y h c môn Toán 1.2.1 M t s Phương pháp kích thích tư duy Trong m c này chúng tôi i m l i m t s PPKTTD ã ư c s d ng trong nhi u lĩnh v c (sáng... tư duy V i hi u qu c a vi c k t h p màu s c và cách t ch c sơ t a như b não c a B n theo nhánh tư duy, chúng ta có th v n d ng bi u này v a h th ng hóa ư c ki n th c, v a kích thích các giác quan, t thích tư duy trong các ho t ng phát hi n và gi i quy t v n ó kích , t ch c thông tin, trong d y h c môn Toán 1.2.1.2 Nhóm phương pháp tăng cư ng c m xúc, phát tri n tâm lý tích c c tư duy Nhóm phương pháp. .. tư duy, các ho t c p tư duy có nm ts v n ng trí tu , s phát tri n tư duy trong d y h c, năng l c sư ph m c a ngư i GV… Chúng tôi cũng trình bày các k t qu i u tra th c ti n v phương pháp d y và h c ph thông, m t s y u t v s h ng thú trong h c t p, thái ngư i h c,… coi ó là m t cơ s 1.1 Tư duy và v n nghiên c u, trư ng , c m xúc c a xu t các gi i pháp phát tri n tư duy trong d y h c môn Toán 1.1.1 Tư. .. ng h p - So sánh, tư ng t - Khái quát hóa, c bi t hóa - Tr u tư ng hóa [47] Các lo i hình tư duy Có th phân chia thành ba lo i hình tư duy [86]: nh) Các 16 - Tư duy tr c quan (còn g i là tư duy c th ): trong ó có th phân chia thành tư duy tr c quan hành ng (tư duy b ng các thao tác chân tay iv i v t th t, hư ng vào gi i quy t m t s tình hu ng c th ) và tư duy tr c quan hình nh (tư duy hư ng vào vi... là phương ti n c a tư duy S n ph m c a tư duy: S n ph m c a tư duy là nh ng khái ni m, phán oán, suy lu n ư c bi u t b ng t , ng , câu, ký hi u, công th c Tính ch t c a tư duy: Tư duy mang tính khái quát; tính gián ti p; tính tr u tư ng Ngu n g c c a tư duy: Th c ti n chính là ngu n g c và tiêu chu n chân lý c a tư duy Th c ti n là tiêu chu n ki m tra tính úng n c a nh n th c 15 Tác d ng c a tư duy: ... ây là cơ s khoa h c cho bi n pháp t ch c h p tác trong quá trình tư duy Theo quan i m duy v t bi n ch ng, tư duy ph i tuân th quy lu t v m i liên h gi a cái chung và cái riêng, quy lu t nhân qu , … Vì v y, tìm tri th c m i c n kích thích tư duy HS bi t kh o sát các trư ng h p riêng i n cái t ng quát; c n kích thích tư duy bi t chuy n hóa liên tư ng t i tư ng này sang i tư ng khác N u HS bi t ki n th... hi n tư ng) - Tư duy tr u tư ng (còn g i là tư duy ngôn ng – lôgic): là tư duy mà vi c gi i quy t v n d a trên các khái ni m, các m i quan h lôgic g n bó ch t ch v i ngôn ng , l y ngôn ng làm phương ti n - Tư duy tr c giác: là tư duy chân lý m t cách b t ng , c trưng b i nó tr c ti p n m b t ư c t nhiên, ch p nhoáng, không d a vào ho t ng lôgic c a ý th c, g n v i tư ng tư ng S n ph m c a tư duy tr... tri n tư duy c a GV c) xu t các bi n pháp v n d ng PPKTTD trong d y và h c môn Toán, trong ào t o GV sư ph m chuyên ngành Toán d) Ti n hành th c nghi m sư ph m qu c a các bi n pháp ki m nghi m tính kh thi và hi u xu t 7 Ph m vi nghiên c u tài nghiên c u trong ph m vi áp d ng PPKTTD trong d y h c môn Toán v i HS tư i trà và v i SV chuyên ngành sư ph m Toán năm th ba, th trư ng HSP Hà N i 8 Phương pháp. .. n ki n gi i Trong toán h c nh n th c ch y u s d ng mô hình hóa (k t qu c a vi c tr u tư ng hóa nh s d ng ngôn ng , kí hi u toán h c) hi n tư ng Vì v y nh ng v n nh hư ng ho t ng cho ho t mô t các l p v phương pháp lu n nh n th c liên quan ng kích thích tư duy 1.1.2 M t s quan i m v nh ng thành ph n c a tư duy toán h c và năng l c toán h c 18 Theo Vi n sĩ B.V Genhexdenco vi t v giáo d c toán h c, thì... th s d ng k t qu , phương pháp c a bài toán vào có bài toán khác ư c không? b) Phương pháp i tư ng tiêu i m (Method of focal objects)[22] Phương pháp này ư c giáo sư trư ng ưa ra dư i d ng ban i h c t ng h p Berlin F Kunze u v i tên phương pháp danh m c – catalogue năm 1926 Vào nh ng năm 50 th k trư c, phương pháp ư c nhà bác h c Mĩ C Whiting hoàn thi n thêm [22] Phương pháp phát ý tư ng nh vi c chuy . nghiệp phát triển – Organisation for Economic Cooperation and Development (OECD) và một số quốc gia khác tiến hành ba năm một lần. Đây sẽ là dịp để những đánh giá khách quan mang tính quốc tế, toàn. trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”. Đầu thế kỷ 20, ở Pháp, Angela Medici đã định nghĩa: “Phương pháp tích cực là HS được hỗ trợ để thâu lượm tri thức bằng quan sát và cố. trong một đơn vị thời gian). - Tính mềm dẻo của tư duy (năng lực chuyển từ ý tưởng này sang ý tưởng khác). - Tính độc đáo (năng lực sản sinh ra các ý tưởng với các quan niệm đã được công nhận