Tony Buzan cha đẻ của phương pháp Sơ đồ tư duy nhận thấy rằng “bộ não con người sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu những khía cạnh vật lý và các kỹ năng trí tuệ khác nhau được phối hợp làm vi
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
I Phương pháp SCAMPER 3
1.1 Giới thiệu về phương pháp SCAMPER: 3
1.2 Nội dung phương pháp SCAMPER: 3
II Sơ đồ tư duy – Mind Map 10
2.1 Giới thiệu về Sơ đồ tư duy: 10
2.2 Một vài lợi ích ứng dụng của sơ đồ tư duy: 11
2.2.1 Trong giảng dạy: 11
2.2.2 Trong quản lý: 12
III Lợi ích sử dụng sơ đồ tư duy dưới góc nhìn SCAMPER: 13
3.1 Thay thế (Subtitude) 13
3.2 Kết hợp (Combine) 15
3.3 Thích ứng (Adapt) 15
3.4 Điều chỉnh (Modify) 16
3.5 Thêm vào (Put) 17
3.6 Loại bỏ (Eliminate) 18
3.7 Đảo ngược (Reverse) 19
IV Kết luận: 20
Tài liệu tham khảo 21
Trang 2MỞ ĐẦU
Bằng việc nghiên cứu các bộ môn về tâm lý học, sinh lý học thần kinh của não bộ, ngữnghĩa học, ngôn ngữ học thần kinh, lý thuyết thông tin, những kỹ thuật nhớ và hỗ trợ trí nhớ, khả năng nhận thức, tư duy sáng tạo, và các môn khoa học phổ thông Tony Buzan (cha đẻ của phương pháp Sơ đồ tư duy) nhận thấy rằng “bộ não con người sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu những khía cạnh vật lý và các kỹ năng trí tuệ khác nhau được phối hợp làm việc chứ không phải là hoạt động riêng lẻ, độc lập”
Mỗi năm trôi qua số người sử dụng phương pháp Sơ đồ tư duy tăng theo cấp số nhân Theo ước tính trên khắp thế giới có khoảng 250 triệu người sử dụng phương pháp này
ở mọi quốc gia
Nội dung tiểu luận sẽ giới thiệu sơ lượt về phương pháp Sơ đồ tư duy, phương pháp sáng tạo SCAMPER Đồng thời tìm hiểu các lợi ích mà phương pháp Sơ đồ tư duy mang lại, việc tìm hiểu này sẽ được thực hiện dưới góc nhìn của phương pháp
SCAMPER
Trang 3Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
I Phương pháp SCAMPER
1.1 Gi i thi u v ph ới thiệu về phương pháp SCAMPER: ệu về phương pháp SCAMPER: ề phương pháp SCAMPER: ương pháp SCAMPER: ng pháp SCAMPER:
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển
SCAMPER là một kỹ thuật dùng để kích thích khả năng sáng tạo, vượt qua các thách
thức mà ta gặp phải trong cuộc sống
SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute (thay thế), Combine
(kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ)
và Reverse (đảo ngược)
1.2 Nội dung phương pháp SCAMPER:
Phương pháp SCAMPER gồm 7 phép được mô tả trong hình bên dưới
Hình 1 Phương pháp SCAMPER
- Phép thay thế - Substitude: Thay thế một phần của vấn đề, sản phẩm hoặc một
quá trình bằng một thành phần khác.Thông qua việc tìm kiếm các phần thay thế
mà các ý tưởng mới được nảy sinh Với phương phép thay thế ta có thể chọn thay thế đồ vật, vị trí, thủ tục, ý tưởng Thậm chí là cảm xúc.
Các câu hỏi thường đặt ra khi sử dụng phép thay thế:
3S
C
A
M P
R
Trang 4 Có thể thay đổi bất kì thành phần nào không?
Có thể thay thế người tham gia không?
Có thể thay thế các qui tắc không?
Có thể dùng các thành phần hoặc chất liệu khác không?
Có thể dùng các tiến trình, thủ tục khác không?
Có thể thay thế hình dạng của nó không?
Có thể thay đổi màu sắc, độ gồ ghề, âm thanh, mùi vị không?
Điều gì xảy ra khi thay đổi tên của nó?
Có thể thay thế thành phần này cho các thành phần khác không?
Có thể sử dụng ý tưởng này ở những không gian khác không?
Có thể thay đổi thái độ/cảm xúc của với nó không?
Các từ khóa của phép thay thế: thay thế, màu sắc, trao đổi, điền vào cho,
đổi tên, đóng gói lại, thay thế, đặt lại vị trí, hình dáng, thế cho, thay thế, chuyển đổi, thay thế cho sự,
Hình 2 Dùng lọ đựng thực phẩm thay thế cho chậu trồng hoa
Trang 5Các câu hỏi thường đặt ra khi sử dụng phép kết hợp:
Các ý tưởng, thành phần nào có thể được kết hợp với nhau?
Có thể kết hợp mục đích của các thành phần khác nhau không?
Có thể kết hợp, pha trộn cái hiện có với các thứ khác không?
Các thành phần nào có thể được kết hợp với nhau để tăng công dụng của sản phẩm?
Các nguyên vật liệu nào có thể kết hợp với nhau?
Các từ khóa của phép kết hợp: hợp nhất các, trở thành một, pha trộn, kết
hợp lại, , nối tiếp, xen, tham gia, liên kết, hợp nhất, hòa nhập, đóng gói, liên quan, đoàn kết
Hình 3 Kết hợp webcame, đèn, quạt, micro lên một sản phẩm
- Phép thích ứng - Adapt : Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
Các câu hỏi thường đặt ra khi sử dụng phép thích ứng:
Có những thứ nào tương tự với nó, nhưng dùng trong bối cảnh kháckhông?
Tôi có thể sao chép nó không?
Tôi có thể cạnh tranh với ai?
Tôi có thể kết hợp những ý tưởng?
Những quá trình nào cần điều chỉnh để tạo sự thích nghi?
Trang 6 Ý tưởng của tôi có thể dùng trong những bối cảnh nào?
Tôi có thể kết hợp những ý tưởng bên ngoài lĩnh vực của tôi?
Các từ khóa của phép thích ứng: thích nghi, thích nghi với chính mình,
điều chỉnh, thay đổi, sửa đổi, phù hợp, bối cảnh, sao chép, mô phỏng, làm quen, phù hợp với, làm quen, kết hợp, làm cho phù hợp, sửa đổi, sửa đổi, giải quyết trong, chuyển đổi
Hình 4 Dùng kẹp giấy làm đồ trang sức
- Phép điều chỉnh - Modify: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.
Các câu hỏi thường đặt ra khi sử dụng phép điều chỉnh:
Tôi có thể làm nó to hơn không?
Những gì có thể được phóng đại hoặc phóng đại?
Những gì có thể được làm cao hơn, lớn hơn hoặc mạnh mẽ hơn?
Tôi có thể làm tăng tần số của nó?
Có thể được nhân đôi không? Tôi có thể làm nhiều bản sao không?
Tôi có thể thêm các tính năng bổ sung hoặc bằng cách nào đó tăng giá trị thêm?
Các từ khóa của phép điều chỉnh: khuếch đại, tăng cường, thúc đẩy, mở
rộng, phát triển, nâng cao, tăng, tăng cường, kéo dài, làm cho có vẻ quan trọng hơn, nhân, cường điệu, nâng cao, căng ra
Trang 7Hình 5 Iphone và Ipad
- Phép thêm vào – Put : Thêmthành tố mới vào hệ thống
Các câu hỏi thường đặt ra khi sử dụng phép thêm vào:
Những gì khác nó có thể được sử dụng cho mục đích nào?
Nó có thể được sử dụng bởi những người khác với đối tượng sử dụng ban đầu của nó không?
Làm thế nào một đứa trẻ sẽ sử dụng nó? Một người lớn tuổi sử dụng nó như thế nào?
Làm thế nào những người khuyết tật khác nhau sẽ sử dụng nó?
Có những cách thức mới để sử dụng nó trong hình dạng hoặc hình thức hiện tại của nó?
Tính hữu dụng của nó có tăng thêm không khi ta thay đổi nó?
Tôi có thể sử dụng ý tưởng này trong thị trường hoặc các ngành công nghiệp khác?
Các từ khóa của phép thêm vào: áp dụng, tận dụng bản thân của, đem lại
lợi ích, phát huy, khai thác, xử lý, làm cho việc sử dụng, quản lý, thao tác,đặt lại vị trí, chi tiêu, tận dụng lợi thế, sử dụng tối đa, mang ra ngoài,
Trang 8Hình 6 Thêm case cho điện thoại
- Phép loại bỏ - Eliminate : Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.
Các câu hỏi thường đặt ra khi sử dụng phép loại bỏ:
Làm thế nào tôi có thể đơn giản hóa nó?
Những phần nào có thể được loại bỏ mà không làm thay đổi chức năng của nó?
Những gì không cần thiết?
Các quy tắc có thể được loại bỏ?
Sẽ như thế nào nếu tôi làm nó nhỏ hơn?
Tôi có nên chia nó thành các phần khác nhau?
Tôi có thể làm cho nó nhỏ hơn?
Các từ khóa của phép loại bỏ:bỏ qua, xóa bỏ, loại trừ, trục xuất, thoát
khỏi, làm giảm bớt, hạn chế, điều chỉnh, giảm, rút ngắn, đơn giản hóa,
Trang 9Hình 7 Bỏ các phần dư thừa của Sim điện thoại để dùng cho các loại điện thoại tương ứng
- Phép đảo ngược – Reverse: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
Các câu hỏi thường đặt ra khi sử dụng phép loại bỏ:
Sắp xếp theo thứ tự nào thì tốt hơn tốt hơn?
Tôi có thể đổi chổ các thành phần?
Có các mẫu khác, cách bố trí khác hoặc trình tự khác mà tôi có thể
sử dụng?
Tôi có thể hoán chuyển nguyên nhân và kết quả cho nhau?
Tôi có thể thay đổi tốc độ hoặc thay đổi lịch trình giao hàng?
Tôi có thể hoán chuyển tích cực và tiêu cực?
Tôi có nên quay xung quanh nó? Lên thay vì xuống? Xuống thay vìlên?
Nếu tôi xem xét nó ngược lại?
Nếu tôi cố gắng làm ngược lại những gì tôi dự định ban đầu?
Các từ khóa của phép đảo ngược: thay đổi, đi ngược, đảo ngược , điều
chỉnh, sắp xếp lại, di chuyển, tổ chức lại, cải tổ, chuyển đổi, hoán chuyển,
Trang 10Hình 8 Gà con ấp trứng
II S đ t duy – Mind Map ơng pháp SCAMPER: ồ tư duy – Mind Map ư
2.1 Gi i thi u v S đ t duy: ới thiệu về phương pháp SCAMPER: ệu về phương pháp SCAMPER: ề phương pháp SCAMPER: ơng pháp SCAMPER: ồ tư duy – Mind Map ư
Bắt nguồn từ những thắc mắc của Tony Buzan như:
Phương pháp học như thế nào?
Bản chất của tư duy là gì?
Nhũng kỹ thuật tốt nhất để học thuộc lòng là gì?
Những kỹ thuật tốt nhất để tư duy sáng tạo là gì?
Những kỹ thuật tốt nhất hiện có để đọc hiệu quả và nhanh hơn là gì?
Những kỹ thuật tốt nhất hiện có để tư duy nói chung là gì?
Có thể phát triển những kỹ năng tư duy mới hay một kỹ thuật chủ chốt không?
Mà phương pháp sơ đồ tư duy được hình thành Việc lập sơ đồ tư duy tạo ra một lợi thế rất lớn, nó cho phép tập hợp và sàng lọc ý tưởng mà không phải mất nhiều thời gian viết nháp nhiều lần Nó giúp duy trì được tốc độ nhanh khi viết sách, báo, những vấn đề phức tạp thường gây hiểu nhầm được giải thích một cách rõ ràng hơn,
Trang 11Hình 9 Một bản đồ tư duy về việc quản lý thời gian hiệu quả
2.2 M t vài l i ích ng d ng c a s đ t duy: ột vài lợi ích ứng dụng của sơ đồ tư duy: ợi ích ứng dụng của sơ đồ tư duy: ứng dụng của sơ đồ tư duy: ụng của sơ đồ tư duy: ủa sơ đồ tư duy: ơng pháp SCAMPER: ồ tư duy – Mind Map ư
2.2.1 Trong gi ng d y: ảng dạy: ạy:
- Sơ đồ tư duy giúp giảng viên : soạn các ghi chú cho bài giảng, hạch định kế hoạch đào tạo (cho năm, học kỳ, ngày), trình bày bài học,
- Giúp tạo hứng thú cho người học một cách tự nhiên, giúp tiếp thu bài học nhiều hơn, tích cực hơn trong lớp
- Làm cho bài học cũng như việc trình bày bài học ngẫu hứng, sáng tạo, lý thú hơn
- Việc bổ sung các kiến thức mới vào bài giảng trở nên nhanh chóng hơn, nhờ việc mở rộng các nhánh có sẵn
- Giúp người học dễ đạt điểm cao trong các kỳ thi
- Giúp hiểu sâu hơn các chủ đề bài học nhờ thấy rõ ràng mối liên hệ giữa các sự kiện liên quan
Trang 12- Giảm số lượng ghi chú
- Giúp các học viên mắc chứng khó đọc diễn đạt trọn vẹn, nhanh chóng, tự nhiên hơn
Hình 10 Một sơ đồ tư duy về bài học môn sinh học 8 "Tế bào"
- Giúp mang lại phong cách quản lý tốt hơn và tổ chức tốt hơn
- Cải thiện tình trạng giao tiếp giữa các nhân viên (thông qua việc xác định mục tiêu, mục đích của từng người trong dự án)
Trang 13Hình 11 Một sơ đồ tư duy về phân chia công việc của các bộ phận trong một kế hoạch kinh doanh
III L i ích s d ng s đ t duy d ợi ích ứng dụng của sơ đồ tư duy: ử dụng sơ đồ tư duy dưới góc nhìn SCAMPER: ụng của sơ đồ tư duy: ơng pháp SCAMPER: ồ tư duy – Mind Map ư ưới thiệu về phương pháp SCAMPER: i góc nhìn SCAMPER:
3.1 Thay th (Subtitude) ế (Subtitude)
Sơ đồ tư duy thay thế lối ghi chú bị động bằng lối ghi chú chủ động trong việc tiếp nhận tri thức
Ghi chú thụ động là việc tóm tắt các ý tưởng của người khác trong một cuốn sách, bài báo, bài giảng
Trang 14Hình 12 Một ghi chú theo kiểu thụ động
Còn ghi chú chủ động là việc tổ chức lại các ý tưởng của riêng mình về ý tưởng, thường có những sáng tạo hoặc đổi mới
Trang 15 Phân tích và liệt kê
Hình 14 Các công cụ của vỏ não
3.3 Thích ng (Adapt) ứng dụng của sơ đồ tư duy:
Phương pháp sơ đồ tư duy giúp ta sử dụng cả 2 bán cầu não vào quá trình học Mỗi báncầu não có lợi thế riêng:
Bán cầu não phải trội hơn trong các hoạt động tư duy thiên về: nhịp điệu, nhận thức về không gian, tính toàn thể, tưởng tượng, màu sắc, kích thước
Trang 16 Bán cầu não trái trội hơn về kỹ năng tư duy bao gồm: từ, suy luận, số, xâu chuỗi,quan hệ, tuần tự, phân tích và liệt kê.
Mặt dù mỗi bán cầu não có sự trội hơn về những hoạt động tư duy riêng biệt, nhưng về
cơ bản cả 2 đều thuần thục trong mọi lĩnh vực và các kỹ năng tư duy
Hình 15 Sử dụng cả 2 bán cầu não thay vì dùng từng bán cầu riêng biệt 3.4 Điều chỉnh (Modify)
Bằngviệc sử dụng sơ đồ tư duy qui mô, hiệu quả của việc lưu trữ thông tin sẽ tăng lên gấp bội
Trang 17Hình 16 Tri thức được biểu diễn trên 1 bản đồ, tăng lượng thông tin lưu trữ nhờ kết hợp với hình ảnh, màu sắc
3.5 Thêm vào (Put)
Màu sắc, hình ảnh, ký hiệu, kích thước được thêm vào cách ghi chú truyền thống để làm phong phú, nổi bật, tăng thêm sức hút, tính hấp dẫn, độc đáo Nhờ đó, sức sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đặc biệt là khả năng nhớ lại thông tin được nâng cao
Trang 18Hình 17 Hình ảnh, màu sắc, được thêm vào sơ đồ tư duy
3.6 Lo i b (Eliminate) ạy: ỏ (Eliminate)
Sơ đồ tư duy loại bỏ sự nhàm chán cho mắt (bằng cách thêm màu sắc, hình ảnh, ) khiến não tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn Bên cạnh đó nó cũng loại bỏ các ghi chú không cần thiết, tránh việc đọc đi đọc lại các ghi chú không cần thiết này Và quan trọng hơn, sơ đồ tư duy giúp loại bỏ các yếu tố gây cản trở não trong việc tạo ra các liên kết, khiến não không có khả năng sáng tạo và nhớ lại
Trang 19Hình 19 Sơ đồ tư duy giúp loại bỏ các hạn chế đó
3.7 Đ o ng ảng dạy: ượi ích ứng dụng của sơ đồ tư duy: c (Reverse)
Giảm thiểu, hạn chế việc tìm kiếm thông tin một cách tuần tự Ví dụ: thay vì đọc sách từng chương từ đầu đến cuối Việc sử dụng sơ đồ tư duy cho phép ta làm việc này ngược lại vì tấc cả nội dung đề được thể hiện trên một bản đồ duy nhất Bên cạnh đó, thứ tự các phần được bố trí theo thứ tự mà người lập sơ đồ cho là phù hợp với mình
Trang 20Hình 20 Với việc tổ chức tri thức thành sơ đồ tư duy các mục quan tâm được tìm kiếm dễ dàng hơn thay vì làm
tuần tự như trước đây
IV K t lu n: ế (Subtitude) ận:
Việc hiểu được lợi ích của sơ đồ tư duy rất quan trọng trong việc áp dụng phương phápnày vào học tập, làm việc Việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp chúng ta:
- Tận dụng mọi kỹ năng để tư duy sáng tạo
- Giúp năng lực tư duy không ngừng phát triển khi người ứng dụng nó hướng đến mục tiêu của chính mình
- Cho phép xem xét cùng lúc nhiều yếu tố, nhờ đó nâng cao khả năng liên tưởng và tích hợp – những khả năng mang tính sáng tạo
Trang 21Tài liệu tham khảo
[1] Tony & Barry Buzan The Mind Map Book Tác giả: Tony & Barry Buzan, dịch giả: Lê Huy Lâm Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM, năm 2009
[2] Phương pháp sáng tạo SCAMPER Tác giả : GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm Viện sáng tạo tiên tiến AISTD.
[3] Creative Problem Solving with SCAMPER Link:
http://litemind.com/scamper/
[4] Hình ảnh từ công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google