1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự công nhận thuế môi trường: Lợi ích, những mối quan tâm đến môi trường và sự phân bổ

27 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 688,07 KB

Nội dung

Sự công nhận thuế môi trường: Lợi ích, những mối quan tâm đến môi trường và sự phân bổ Trong khi được kiến nghị mạnh mẽ bởi các nhà kinh tế, thường rất khó về mặt chính trị để đánh thuế vào các yếu tố ngoại lai. Ở đây có một tài liệu quan trọng về thái độ của công chúng đối với các loại thuế về môi trường. Tuy nhiên, vài nỗ lực mang tính toàn diện để hiểu thái độ của công chúng đối với thuế môi trường, và vài nỗ lực để tách biệt các tác động của sở thích tư lợi cá nhân và xã hội.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI DỊCH Sự công nhận thuế môi trường: Lợi ích, những mối quan tâm đến môi trường và sự phân bổ Giảng viên hướng dẫn : TS. Diệp Gia Luật Lớp : Đêm 11 – Khóa 23 Nhóm thực hiện : Nhóm 7 và 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Q4/2013 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7 VÀ 8 BỘ MÔN : LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI : ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Sắp xếp thứ tự AZ) STT MSHV Thành viên Mức độ hoàn thành công việc 1 7701230353 Phan Ngọc Diễm Chi 100 % 2 7701230345 Nguyễn Đức Cường 100 % 3 7701230392 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 100 % 4 7701230397 Nguyễn Thị Ánh Dương 100 % 5 7701230404 Nguyễn Thị Anh Đào 100 % 6 7701231278 Đoàn Thị Thu Hà 100 % 7 7701231314 Trần Ngọc Hùng 100 % 8 7701230730 Lê Thị Phương Nguyên 100 % 9 7701230701 Huỳnh Thị Uyên Ny 100 % 10 7701231414 Lê Quốc Phong 100 % 11 7701230788 Lê Quang Phú 100 % 12 7701231019 Tạ Thị Thanh Thủy 100 % 13 7701231049 Nguyễn Thị Hoài Thương 100 % 14 7701231536 Lê Hà Cẩm Trang 100 % 15 7701210080 Nguyễn Thị Mỹ Châu 100 % 1 CICERO Bài luận 2010:01 Sự công nhận thuế môi trường: Lợi ích, những mối quan tâm đến môi trường và sự phân bổ Steffen Kallbekken Håkon Sælen Tháng 7, 2010 2 Chủ đề: Sự công nhận thuế môi trường: lợi ích, những mối quan tâm đến môi trường và sự phân bổ. Tác giả: Steffen Kallbekken and Håkon Sælen CICERO bài luận 2010:01 21 trang Đơn vị tài trợ: NFR (Norklima) Dự án: Phác thảo những chính sách về khí hậu có tính khả thi và chấp nhận được Giám đốc dự án: Steffen Kallbekken Giám đốc chất lượng: Hege Westskog Từ khóa: Thuế môi trường, thuế nhiên liệu, hưởng ứng cộng đồng, cuộc điều tra. Tóm tắt: Trong khi được kiến nghị mạnh mẽ bởi các nhà kinh tế, thường rất khó về mặt chính trị để đánh thuế vào các yếu tố ngoại lai. Ở đây có một tài liệu quan trọng về thái độ của công chúng đối với các loại thuế về môi trường. Tuy nhiên, vài nỗ lực mang tính toàn diện để hiểu thái độ của công chúng đối với thuế môi trường, và vài nỗ lực để tách biệt các tác động của sở thích tư lợi cá nhân và xã hội. Câu hỏi nghiên cứu chính của bài viết này là yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hưởng ứng thuế nhiên liệu. Chúng ta đề xuất một mô hình với những thái độ đối với thuế nhiên liệu, và thử nghiệm này mô hình cũng như các giả thuyết cụ thể hơn, sử dụng dữ liệu từ một khảo sát đại diện của cộng đồng dân cư ở độ tuổi trưởng thành tại Na Uy. Kết quả của chúng ta cho thấy việc hưởng ứng thuế nhiên liệu được dự đoán tốt nhất bởi niềm tin về hậu quả đối với môi trường, tiếp theo là niềm tin về hậu quả của những vấn đề khác. Những niềm tin về hậu quả của việc tư lợi là yếu tố cái giải thích sự thay đổi ít nhất trong việc ủng hộ cho thuế nhiên liệu. Kết quả thú vị chỉ ra rằng việc hưởng ứng không thể được giải thích mà không nắm bắt được một loạt các yếu tố thúc đẩy là những chính sách liên quan. Nó ngụ ý rằng không có công thức ma thuật nào cho việc tăng sự hưởng ứng của công chúng đối với các loại thuế môi trường. Tuy nhiên, ở đây có một số vấn đề có thể được giải quyết: đó là việc tin tưởng vào việc chính phủ chi tiêu ngân sách nhà nước hiệu quả như thế nào, và việc nhận thức rằng việc thu thuế rất ít thay đổi hành vi và do đó làm giảm các vấn đề môi trường. 3 Nội dung 1. Giới thiệu 4 2. Việc hưởng ứng đối với các thuế Pigouvian 4 3. Mô hình hưởng ứng đối với thuế môi trường 8 4. Kết quả và thảo luận 13 4.1 Kết quả mô tả 13 4.2 Đánh giá mô hình 14 5. Nhận xét kết luận 20 6. Tài liệu tham khảo 22 7. Phụ lục: Bảng câu hỏi 24 Lời cảm ơn Cảm ơn Erik Griffin và Niklas Rohr tại Synovate đã giúp đỡ chúng ta trong việc thiết kế và chỉ đạo khảo sát. Cảm ơn Johannes Emmerling, Torgeir Ericson, Torben Mideksa, Silje Tørnblad và Hege Westskog đã đưa ra những ý kiến có giá trị. Dự án được tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu của Na Uy. 4 1. Giới thiệu Hai điều trong cuộc sống được cho là chắc chắn đó là: cái chết và thuế suất. Có thể chắc chắn rằng đó sẽ có thuế, nhưng xa hơn việc chắc chắn đó là những gì sẽ bị đánh thuế - và là bao nhiêu. Trong khi được kiến nghị mạnh mẽ bởi các nhà kinh tế, nó đã chứng minh là rất khó về mặt chính trị để áp đặt thuế Pigouvian hiệu quả (ví dụ: thuế ngoại ứng) vì sự phản đối từ cả ngành công nghiệp và công chúng. Có rất nhiều ví dụ về sự thất bại của những sáng kiến thuế Pigouvian, chẳng hạn như thuế carbon Pháp trong năm 2010, định giá đường bộ ở Edinburgh trong năm 2005, thuế nhiên liệu hóa thạch ở Thụy Sĩ vào năm 2000, khoản điều chỉnh thuế nhiên liệu ở Anh vào năm 1999, hoặc thuế về năng lượng ở Mỹ vào năm 1993. Sự phản đối thuế Pigouvian đến từ cả các doanh nghiệp và công chúng. Động lực chính cho nghiên cứu này là để hiểu rõ hơn yếu tố ảnh hưởng việc hưởng ứng của cộng đồng đối với thuế Pigouvian, và những gì có thể được thực hiện để làm Pigouvian thuế có tính khả thi hơn. Trong bài luận này chúng ta trình bày một mô hình về việc hưởng ứng của công đồng cho các loại thuế Pigouvian, cung cấp các giả thuyết có thể kiểm chứng, và sử dụng số liệu điều tra để đánh giá những giả thuyết này. Chúng ta tiến hành xem xét các tài liệu trong phần 1. Chúng ta giới thiệu các mô hình và giả thuyết của chúng ta trong phần 2. Chúng ta mô tả các cuộc khảo sát và phân tích kết quả trong phần 3. Cuối cùng, chúng ta cung cấp những nhận xét kết luận của chúng ta trong phần 4. 2. Việc hưởng ứng thuế Pigouvian Thật không đơn giản để xác định thế nào là một thuế "khả thi". Nó đơn giản chỉ là những trường hợp tương đối hiếm gặp khi trưng cầu dân ý bắt buộc được tổ chức vào để giới thiệu các loại thuế mới, điều này là trường hợp của cuộc trưng cầu dân Thụy Sĩ về thuế nhiên liệu hóa thạch vào năm 2000 (Thalmann, 2004). Trong nền dân chủ đại diện, một loại thuế có tính khả thi về mặt chính trị là một loại thuế mà được tạo ra khi có đủ số phiếu trong Quốc hội, Đại hội hoặc Thượng viện. Trong thực tế nó thường rất khó để mô tả chính xác những gì là cần thiết cho đề xuất thuế có tính khả thi về mặt chính trị. Các doanh nghiệp và các nhóm lợi ích đặc biệt rõ ràng có ảnh hưởng mạnh mẽ. Có rất nhiều lý thuyết có thể giải thích sự chống đối chính trị với các loại thuế đánh vào các ngành công nghiệp, trong số chúng có lý thuyết lựa chọn công cộng về tìm kiếm đặc lợi và các nhóm lợi ích đặc biệt. Các lý thuyết đó cho rằng các nhóm lợi ích nhỏ với nhiều đe dọa sẽ có hiệu quả nhất trong việc ảnh hưởng chính sách của chính phủ (Olson, 1965). Trong khi một đề nghị thuế với nhóm hộ gia đình thường được tổ chức và được tài trợ kém hơn so với các nhóm các ngành công nghiệp, hộ gia đình nắm giữ quyền lực chính trị quan trọng bởi vì họ là người bỏ phiếu. Gaunt và đồng sự (2007) lập luận về việc tính phí của những người sử dụng đường bộ "những nhà 5 bình luận bây giờ thừa nhận trở ngại lớn nhất cho việc thực hiện là công khai chấp nhận". Điều này hỗ trợ cho lập luận rằng ít nhất những loại thuế được thu trực tiếp từ những cá nhân, việc hưởng ứng của công chúng là điều cần thiết để thực hiện một loại thuế có tính khả thi. King (2007) không hoàn toàn đồng ý, và tranh luận rằng "có một ý tưởng cho rằng một chính sách không thể được chấp nhận trong trường hợp không có sự ủng hộ của công chúng là mâu thuẫn với các chính sách đang thực sự tiên tiến." Mặc dù "bài toán chính trị" của thuế môi trường có thể không phải là một ngành khoa học chính xác, rõ ràng rằng đó là rủi ro chính trị để đề xuất các chính sách không được lòng dân. List và Sturm (2006) thấy rằng " trong khi những đóng góp hành lang [từ ngành công nghiệp] phải chắc chắn là một yếu tố quan trọng đằng sau sự lựa chọn chính sách trong nhiều lĩnh vực , có được xem như là rất khó để phủ nhận rằng các chính trị gia thực hiện chính sách [ ] cũng để thu hút thêm nhiều cử tri bỏ phiếu cho bài diễn thuyết của họ" Những mô hình hưởng ứng thuế môi trường Trong số những nguyên cứu về sự hưởng ứng thuế Pigouvian, có rất ít dựa vào mô hình lý thuyết. Hầu hết chúng đều là những cuộc thăm dò ý kiến – ví dụ như tập trung nguyên cứu nhằm tìm ra những yếu tố quan trọng, những thí nghiệm được thiết kế để kiểm tra những ảnh hưởng của một hoặc một vài yếu tố trong sự tách biệt, hoặc (những nhóm lớn hơn) những bản phân tích khảo sát dựa vào nhiều hoặc ít hơn những giả định bột phát. Ba trường hợp ngoại lệ quan trọng là những bài viết của Stern và đồng sự (1993), Rienstra và đồng sự (1999) và Schade và Schlag (2003): Stern và đồng sự (1993) cung cấp một nền tảng lý thuyết sâu rộng cho việc giải thích cách hành động bảo vệ môi trường. Họ phát triển một mô hình tâm lý xã hội nơi mà hành động trong việc hưởng ứng về chất lượng môi trường có thể được thúc đây bới sự ích kỷ, chủ nghĩa vị tha và những định hướng giá trị sinh quyển. Họ tiến hành kiểm tra mô hình bởi việc sử dụng dữ liệu khảo sát. Trong khi họ phát hiện ra những ủng hộ khái quát của mô hình, họ cũng chỉ ra rằng khi nào nó đạt được sự thỏa mãn để trả các loại thuế. chỉ có những động cơ tư lợi cá nhân là chắc chắn dự đoán được. Rienstra và đồng sự (1999) sáng tạo ra một khuôn khổ dựa vào các khái niệm để đánh giá mức độ khả thi của các chính sách về việc chuyên chở. Khuôn khổ này có ba tác nhân cho việc giải thích việc hưởng ứng đối với những tiêu chuẩn đánh giá chính sách: đặc điểm cá nhân và mô hình luân chuyển thông dụng, sự nhận thức về tính hiệu lực của những tiêu chuẩn đánh giá chính sách, và sự nhận thức của tính linh động như những vấn đề cá nhân/xã hội. Schade và Schlag (2003) sử dụng một “mô hình khám phá có thể chấp nhận được” để nhận thấy và phân tích những yếu tố quyết định của việc chấp nhận thuế đường bộ. Mô hình này bao gồm 9 nhân tố khác nhau: sự nhận thức vấn đề, mục tiêu để đạt được (ví dụ tài chính, hệ sinh thái), sự biến đổi liên quan 1Các điều khoản "hỗ trợ" và " chấp nhận " được có thể thay thế nhau trong bài luận này . 6 đến quy tắc xã hội (những người quan trọng xung quanh của bạn nghỉ rằng bạn nên chấp nhận chiến lược đó), kiến thức về những phương án lựa chọn, nhận thức về tính hiệu lực và hiệu quả của tiêu chuẩn đánh giá, những trường hợp ngoại lệ về tác động cá nhân, sự quy kết trách nhiệm (đối với bản thân hay những người khác), và những nhân tố xã hội kinh tế. Họ chỉ ra rằng những tác nhân quy tắc xã hội, những trường hợp ngoại lệ về tác động cá nhân và nhận thức về tính hiệu lực và hiệu quả của tiêu chuẩn đánh giá là tác động tích cực tới khả năng chấp nhận, và những tác nhân đó giải thích sự chấn nhận tốt hơn là những nhân tố xã hội kinh tế. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc ủng hộ thuế môi trường Trong số những bài báo tập trung vào việc tìm kiếm những tác nhân ảnh hưởng đến việc ủng hộ thuế suất (hơn là phát triển và kiểm tra mô hình lý thuyết), những kết quả thì tương đối phù hợp. Một lý do quan trọng đối với sự chống đối của công chúng đối với thuế môi trường là do công chúng chưa thật sự hiểu về nó - hoặc sự thật là đó là nhân tố căn bản chủ yếu của thuế Pigouvian. Dresner (2006a) thấy rằng cả công chúng và các doanh nghiệp " Một cái nhìn chỉ về thuế được coi như là một phương tiện nâng cao doanh thu, chứ không phải là về mặt tác dụng khuyến khích của họ" . Có vẻ như rất nhiều người không hiểu làm thế nào một loại thuế có thể làm tăng phúc lợi của họ (xem thêm Kallbekken, 2008), và hơn nữa, họ không tin rằng thuế có tác động tích cực đến việc thay đổi hành vi. Một phần mâu thuẫn với điều này, Kallbekken và Aasen (trên báo chí), thấy rằng hầu hết người tham gia trong một nghiên cứu nhóm tập trung ở Na Uy cho rằng " Mục đích chính của thuế môi trường đã gây ảnh hưởng đến hành vi (cung cấp những khuyến khích nhằm làm thay thế từ các hoạt động gây ô nhiễm), chứ không phải là để tăng ngân sách cho chính phủ" . Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu, phù hợp với những gì Dresner và các đồng tác giả đã tìm thấy. Gaunt (2007), phân tích sự từ chối phí sử dụng đường Edinburgh, thấy rằng "phần lớn công chúng không bị thuyết phục khi rằng kế hoạch này sẽ đạt được mục tiêu kép đối với việc giảm ùn tắc và cải thiện giao thông công cộng ". Việc đưa nó trở nên đơn giản hơn: mọi người thường không tin rằng tính đàn hồi của giá (hoặc thuế) của một loại hàng hóa bị đánh thuế là rất cao . Kết quả này có thể được liên kết với kết quả có tính thuyết phục cao và nhất quán rằng việc chi tiêu cho mục đích riêng từ doanh thu của thuế môi trường đối với mục đích môi trường sẽ làm tăng sự phổ biến của chúng: nếu bạn không tin rằng thuế môi trường sẽ cải thiện môi trường bằng cách thay đổi hành vi, sau đó các việc chi tiêu cho mục đích riêng từ doanh thu cho các mục đích môi trường có thể là gian lận. Một lý do quan trọng khác cho sự hỗ trợ tích cực của việc chi tiêu cho mục đích riêng từ có thể là sự mất lòng tin công chúng vào chính phủ. Rivlin (1989) đã đưa ra một đề nghị chung rằng việc chi tiêu cho mục đích riêng đó là phổ biến bởi vì không có người nộp thuế dùng cho mục 7 đích riêng không có ý tưởng rõ ràng về những gì tiền được chi tiêu, và họ có thể tin rằng nó được dùng một cách "lãng phí hoặc thậm chí gian lận , hoặc một phần đáng kể của nó dùng cho một dịch vụ mà họ không chấp nhận". Kết quả là việc chi tiêu cho mục đích riêng từ doanh thu sẽ tăng đáng kể sự ủng hộ một cách mạnh mẽ và được chứng minh bởi Dresner và đồng sự (2006b) , Hsu và đồng sự (2008), Schade và Schlag (2003), Schuitema và Steg (2008), Steg và đồng sự (2006) và Thalmann ( 2004). Một nhược điểm đối với các nghiên cứu đó là trong khi họ có thể nói nhiều sự ủng hộ cho một kế hoạch cụ thể về thuế suất sẽ tăng lên nếu các khoản thu này được dành cho mục đích riêng; họ không thể tạo ra kết quả tổng quát hơn hoặc nói nhiều về những yếu tố ảnh hưởng đến bao nhiêu mục dành cho mục đích riêng làm tăng sự ủng hộ. Việc lựa chọn một thiết kế thí nghiệm của Sælen và Kallbekken (2010) ước tính đạt được trong sự ủng hộ được sản xuất bởi chi tiêu cho mục đích riêng từ doanh thu cho các biện pháp môi trường. Nếu không có các khoản dành cho mục đích riêng thì phần lớn của người dân muốn giảm tỷ lệ thuế hiện hành khoảng 20%, trong khi Sælen và Kallbekken thấy rằng với các khoản dành cho mục đích riêng thì phần lớn muốn tăng tỷ lệ thuế khoảng 20%. Một số nghiên cứu nhóm tập trung thấy rằng mọi người thường muốn có thêm thông tin về thuế môi trường (ví dụ Dresner và đồng sự, 2006a). Trong khi các nghiên cứu làm giảm bớt đi sự cung cấp thông tin để tăng cường sự ủng hộ, Winslott-Hiselius và đồng sự (2009) đưa ra một vài điểm kết luận khác nhau dựa trên những kinh nghiệm từ phí tắc nghẽn Stockholm. Họ cho rằng "những cuộc thử nghiệm, nói chung, có thể là một công cụ hữu ích hơn thông tin trong quá trình thực hiện chính sách 'khó khăn' các biện pháp chính sách, chẳng hạn như phí tắc nghẽn" (Winslott-Hiselius & ctg, 2009). Hai vấn đề liên quan đến sự công bằng đã được xác định là có ảnh hưởng đến sự ủng hộ cho những công cụ thực hiện chính sách: sự nhận thức tính công bằng trong phân phối của thuế (xem Dresner và đồng sự, 2006a ; Eriksson và đồng sự. 2006; . Fujii và đồng sự, 2004) , và tính bắt buộc của các công cụ (xem Baron và Jurney, năm 1993, và đồng sự, 2000). Thuế đối với một số yếu tố bên ngoài, ví dụ lượng khí thải liên quan đến hàng hóa tiêu thụ năng lượng đặc biệt, có thể thoái lui (ví dụ Shammin và Bullard , 2009). Một lần nữa vấn đề trọng tâm ở đây là nguồn thu được sử dụng như thế nào: Eliasson và Mattsson (2006) thấy rằng những ảnh hưởng của nguồn vốn đối với phí tắc nghẽn Stockholm, hai yếu tố quan trọng nhất là các mô hình luân chuyển ban đầu và nguồn thu được sử dụng như thế nào. Ngoài mối quan tâm về việc phân bổ, đã có sự chú ý đáng kể dành riêng với khả năng chống các chính sách cưỡng chế. Baron và Jurney (1993) thấy rằng mọi người sẽ bỏ phiếu chống cải cách chính sách mà họ dự kiến sẽ mang lại lợi ích thực nếu họ nhận thức các chính sách là bị cưỡng chế. Họ cho rằng một lý do tại sao có những chuẩn mực 8 xã hội chống lại việc bỏ phiếu cho các chính sách cưỡng chế là chính sách như vậy lấy đi sự lựa chọn của người dân. Điều này được xác nhận bởi ví dụ Jakobsson và đồng sự (2000), người thấy rằng khả năng chấp nhận phí sử dụng đường bộ là "ảnh hưởng tiêu cực bởi nhận thức hành vi xâm phạm quyền tự do". Một kết quả có liên quan trong Kallbekken và Aasen là một số nhóm tham gia tập trung "nghĩ rằng nó sẽ là không công bằng để đánh thuế nếu không có sự lựa chọn thay thế thân thiện với môi trường, và những người khác không nhìn thấy điểm mạnh của thuế môi trường nếu họ không có ảnh hưởng đến hành vi (nghĩa là nếu độ co giãn thuế là thấp)." Ngoài các yếu tố thảo luận ở phần trước, điều cũng có thể liên quan đến thái độ đối với thuế môi trường đến biến số kinh tế - xã hội và chính trị rộng lớn hơn. Thu nhập, lứa tuổi, giới tính và thái độ đối với môi trường trước đây là một trong những yếu tố quan trọng xác định bởi Eriksson và đồng sự (2006), Fujii và đồng sự (2004), Jakobsson và đồng sự (2000) 2 và Loukopoulos và đồng sự (2005). Rienstra và đồng sự (1999) thấy rằng sự ủng hộ là cao hơn đối với những người lớn tuổi, những người có học thức cao hơn, những người không sở hữu một chiếc xe hơi, và các nhóm người có thu nhập cao 3 . Việc phân tích các kết quả khảo sát thu nhập từ một cuộc trưng cầu Thụy Sĩ về thuế nhiên liệu hóa thạch, Thalmann (2004 ) thấy rằng yếu tố chính quyết định của cuộc bầu cử là định hướng chính trị của người dân, những người có học thức bình chọn nhiều hơn cho các đề xuất về thuế, trong khi hộ gia đình có thu nhập không được xác định rõ ràng, và giới tính không có tác dụng. Hơn nữa, người dân sống trong những thành phố lớn nhất là ủng hộ hơn đối với các đề xuất về thuế, như là những người có lòng tin trong quy định của chính phủ hơn là trong sự tự điều chỉnh của thị trường. Những người sở hữu một chiếc xe hơi là tỏ thái độ không ủng hộ rõ rệt đối với các đề xuất này. 3. Mô hình hưởng ứng các loại thuế môi trường Các tài liệu hiện có cung cấp một nền tảng phong phú để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc hưởng ứng của cộng đồng về thuế nhiên liệu (thuế môi trường nói chung). Lý do cho việc thực hiện cuộc khảo sát khác là do các cuộc nghiên cứu hiện tại vẫn tồn tại những điểm yếu quan trọng. Điểm yếu quan trọng nhất là hầu hết các nghiên cứu đều tiếp cận vấn đề một cách bột phát, thường tập trung vào việc làm thế nào để một hoặc một vài yếu tố ảnh hưởng đến việc hưởng ứng thuế môi trường. Stern (2000) lập luận rằng để hiểu được những thái độ ứng xử đáng kể với môi trường tốt hơn, chúng ta cần lý thuyết hay mô hình kết hợp các biến từ hơn một trong những hạng khác nhau của mô hình. Chúng ta đồng ý với nhận định này và đề xuất một mô hình toàn diện giải thích cho sự ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố về việc hưởng ứng thuế nhiên liệu. Dựa trên mô hình này chúng ta đưa ra các giả thiết rõ ràng và có thể kiểm chứng được. Hơn nữa, chúng ta giải quyết lỗ hổng tài liệu được xác định bởi Jaensirisak (2005) - rằng đã có một vài nỗ lực để cô lập các tác động của tính 2 Kallbekken và Aasen thấy rằng hiệu ứng phân phối không mong muốn một cách tiềm năng của thuế không có vẻ là quan trọng đối với người tham gia trong một nhóm nghiên cứu tập trung tại Na Uy , vì nó dường như đã có trong các nghiên cứu khác. 3 Có sự hỗ trợ ít nhất trong nhóm thu nhập thấp nhất, nhưng không có khác biệt đáng kể giữa các nhóm khác. [...]... có ý nghĩa Mô hình hồi quy cũng ko thành công trong việc chỉ ra những ảnh hưởng quan trọng đối với một vài các hạng mục có liên quan đến hậu quả hoặc là sự diễn tiến của vấn đề môi trường Thực sự chỉ có một vài mối quan tâm đến sự thay đổi của môi trường mà nó có những hiệu ứng tương đối rõ Đây là một phần bởi vì sự tương quan giữa những mối quan hệ này đối với những hiệu ứng khác nhau thì khó mà tách... thế Sự tin tưởng vào những tác động Lo ngại về tác động môi trường của xe môi trường cộ, ảnh hưởng của nhận thức về thuế đối với khí thải từ xe hơi Sự tin tưởng vào những tác động Mối quan tâm về các hiệu ứng thoái lui đối với người khác của thuế, nhận thức về độ co giãn thu nhập của cầu Các biến chính trị - xã hội Sự tin tưởng vào việc Chính phủ sử dụng các khoản thu, giới tính4, nền giáo dục Bảng: Mối. .. thích hẹp của những gì tạo tự quan tâm Có thể tự - quan tâm tạo ra các động lực cho chăm sóc về hậu quả cho môi trường và cho những cái khác) Quan điểm niềm tin về hậu quả môi trường, theo sau bởi Niềm tin về hậu quả cho những cái khác là cách giải thích tốt nhất Thêm vào đó kết quả nghiên cứu của chúng ta cho thấy mối quan tâm của người dân gắn kết chặt chẽ với việc thúc đẩy môi trường và vị tha hơn... được đề xuất (ví dụ Rienstra và đồng sự, 1999) rằng do sự bất hòa nhận thức, những người không muốn đánh thuế, có thể trả lời rằng họ không tin rằng thuế sẽ rất hiệu quả trong việc ảnh hưởng hành vi Sự phản đối mạnh mẽ thuế nhiên liệu có thể làm cho con người giảm mối quan tâm của họ đối với những tác động môi trường của việc lái xe, một lần nữa để làm giảm sự bất hòa nhận thức Nói cách khác, nó không... với nhau.Nếu như những biến này đo lường những mối quan tâm liên quan đến hậu quả của khí hậu bị loại bỏ, thì một số những biến giả chỉ ra những hiệu ứng ô nhiễm địa phương sẽ trở nên rất đáng quan ngại Tuy nhiên, kết quả này trái ngược với sự thúc đẩy của bộ trưởng tài chính đối với vấn đề thuế nhiên liệu (giả định là những hiệu ứng bên ngoài) Thuế CO2 chỉ chiếm 14 - 16% trong tổng thuế đánh trên nhiên... đây Theo cảm quan thì rõ ràng để nhận thấy là những biến dương thì có thể diễn đạt thành những hiệu ứng biên cùng chiều đối với những xác suất lựa chọn ra một trong những thay thế cao hơn Như là một điều tham khảo mà chúng ta thiết lập ở đây mức độ cao hơn của việc liên quan đến môi trường, có nghĩa là 13 % gia tăng trong xác suất của sự hỗ trợ của việc tăng mức thuế thì có liên quan đến những nhóm tham... thông công cộng Quan tâm đến những tác động của lái xe a) Vào khí hậu b) Chất lượng không khí địa phương c) Về tiếng ồn d) Về tắc nghẽn e) Về tai nạn thương tích Hiệu quả nhận thức của các loại thuế trong việc giảm sử dụng xe hơi và khí thải Quan tâm đến ảnh hưởng của thuế nhiên liệu đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp Quan niệm của việc lái xe là cần thiết hay sang trọng Liên tục (-) Xấu (-) đến. .. dự đoán về hậu quả môi trường, theo sau là hậu quả cho các đối tượng khác Nếu mục tiêu là tăng lượng người đánh giá về việc đánh gi thuế nhiên liệu, nó rất quan trọng để đảm bảo rằng người dân hiểu và tin rằng thuế nhiên liệu sẽ có hệ quả tích cực đến môi trường Cụ thể hơn, điều này có nghĩa là (1) để sự kết nối mối quan hệ giữa lái xe và thay đổi khí hậu và (2) để kết nối hiệu quả thuế tác động tới... chung) và đề xuất một mô hình cụ thể được thiết kế để giải thích cho quan điểm đối với cả hai vấn đề môi trường và việc hướng tới thuế như một công cụ chính sách Chúng ta đề xuất rằng mức độ hưởng ứng của một cá nhân đối với các loại thuế môi trường bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính Đầu tiên là nhận thức của cá nhân về tác động của thuế đối với chính họ Yếu tố thứ hai là nhận thức của cá nhân về những. .. (+) (1-5) H2 H3 Không có (-) đến cao (+) (1-4) H4 Không có (-) đến cao (+) (1-5) Thấp (-) đến cao (+) (1-4) Cần thiết (-) đến sang trọng (+) (1-5) Thấp (-) đến cao (+) Nam (-), nữ (+) Năm nhất (-) đến năm 4 đại học (+) H5 Mối quan tâm đến môi trường Hiệu quả Thoái lui Độ co giãn của thu nhập Niềm tin Giới tính Giáo dục Tin tưởng vào Chính phủ trong việc sử dụng các nguồn thu thuế Nam hay nữ Mức độ hoàn . Uy. 4 1. Giới thiệu Hai điều trong cuộc sống được cho là chắc chắn đó là: cái chết và thuế su t. Có thể chắc chắn rằng đó sẽ có thuế, nhưng xa hơn việc chắc chắn đó là những gì sẽ bị đánh. Trong số những bài báo tập trung vào việc tìm kiếm những tác nhân ảnh hưởng đến việc ủng hộ thuế su t (hơn là phát triển và kiểm tra mô hình lý thuyết), những kết quả thì tương đối phù hợp. Một. sẽ tăng đáng kể sự ủng hộ một cách mạnh mẽ và được chứng minh bởi Dresner và đồng sự (2006b) , Hsu và đồng sự (2008), Schade và Schlag (2003), Schuitema và Steg (2008), Steg và đồng sự (2006)

Ngày đăng: 04/11/2014, 00:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w