Dưới đây tác giả đề cập đến một số năng lực và phẩm chất của HSG và một số cách rèn luyện để học giỏi môn Hoá học.. ● Học sinh giỏi HSG môn Hoá học, cần có: Khả năng tư duy toán học, khả
Trang 1MỘT SỐ CÁCH RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH HỌC SINH GIỎI MÔN
HOÁ HỌC Trương Thị Thuý Vân- phòng GDCN&TX Sở GD&ĐT
Nước ta đang chuyển mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người
giáo viên trong nhà trường có một vị trí và vai trò rất quan trọng Người giáo viên không những phải tổ chức các hoạt động dạy học một cách hiệu quả để học sinh (HS) không chỉ chủ động nắm vững kiến thức mà còn phải hình thành cho được ở họ một phương pháp học tập độc lập và sáng tạo.Vì vậy, trong quá trình dạy học ở trường phổ thông nhiệm vụ phát triển tư duy cho HS
là một nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi tiến hành đồng bộ ở các môn học Dưới đây tác giả đề cập đến một số năng lực và phẩm chất của HSG và một số cách rèn luyện để học giỏi môn Hoá học
● Học sinh giỏi (HSG) môn Hoá học, cần có: Khả năng tư duy toán học, khả năng quan sát, nhận thức và nhận xét các hiện tượng tự nhiên, lĩnh hội và vận dụng tốt các khái niệm, định luật hoá học
● Những HSG môn Hoá học được thể hiện qua một số năng lực và phẩm chất sau:
Một là, HS có khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng, luôn hào hứng trong các tiết học, nhất là bài học mới Có ý thức tự bổ sung, hoàn thiện những tri thức đã thu được ngay từ dạng sơ khởi
Hai là, biết phân tích các sự vật và hiện tượng qua các dấu hiệu đặc trưng của chúng.biết thay đổi góc nhìn khi xem xét một sự vật hiện tượng.Biết cách tìm con đường ngắn để sớm đi đến kết luận cần thiết, biết xét đủ các điều kiện cần thiết để đạt được kết luận mong muốn
Ba là, biết xây dựng các phần ví dụ để loại bỏ một số miền tìm kiếm vô ích Biết quay lại điểm vừa xuất phát để tìm đường đi mới, biết diễn đạt chính xác điều mình muốn
Bốn là, sử dụng thành thạo hệ thống kí hiệu, các qui ước để diễn tả vấn đề, biết phân biệt thành thạo các kĩ năng đọc, viết và nói Biết thu gọn và trật tự hoá các vấn đề để dùng khái niệm trước mô tả cho các khái niệm sau Biết tổ hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy hoạt động, nhằm đạt đến kết quả mong muốn
Năm là, biết suy xét sự đúng sai từ một loạt sự kiện, biết tạo ra các tương tự hay tương phản để khẳng định hoặc bác bỏ một đặc trưng nào đó trong sản phẩm do mình làm ra Biết chỉ
ra một cách chắc chắn các dữ liệu cần phải kiểm nghiệm sau khi thực hiện một số lần kiểm nghiệm Biết thực hiện dứt khoát một số động tác trong khi làm thí nghiệm Biết kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết qua thực nghiệm hoặc đi đến một số
vấn đề lý thuyết mới dựa vào thực nghiệm (theo các tài liệu Tâm lí học và phương pháp dạy học Hoá học).
● Một số các biện pháp rèn luyện và tự rèn luyện
Trang 2▪ Về phía GV, trước tiên GV cần phải tổng kết và đúc rút những nội dung chính mà các
bài thi HSG tỉnh Quảng Ninh và HSG Quốc gia môn Hóa học thường đề cập để giúp HS có định hướng một cách khái quát, ví dụ như:
KHỐI THCS
Phần hoá vô cơ gồm:
a) Cấu tạo nguyên tử
b) Phản ứng của các chất vô cơ
c) Nhận biết, điều chế, tách loại, tinh chế
các chất vô cơ
d) Sơ đồ các chuỗi biến hoá
e) Một số các dạng bài tính toán vô cơ - Bài
tập định tính: (giải thích hiện tượng, nhận
biết, điều chế, tách hỗn hợp )- Bài tập định
lượng: (có lượng dư, giải bằng trị số trung
bình, dựa theo định luật )
Phần hóa hữu cơ
a) Tính chất hoá học, vật lí, ứng dụng và điều chế các chất hữu cơ
b) Phản ứng của các chất hữu cơ
c) Nhận biết, tách loại, tinh chế các chất hữu cơ
d) Sơ đồ các chuỗi biến hoá e) Một số các dạng bài toán hữu cơ
KHỐI THPT
Phần hóa đại cương
a) Cấu tạo nguyên tử
b) Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học
c) Nhiệt động hóa học (đề cập tới cân bằng
hóa học).
d) Động hóa học ( chủ yếu cho vòng 2 HSG
tỉnh và HSG Quốc gia)
e) Dung dịch và dung dịch điện li
f) Phản ứng oxihóa – khử
g) Điện hóa (về pin điện, điện phân).
Phần hóa vô cơ
a) Phản ứng của các chất vô cơ
b) Nhận biết các chất vô cơ
c) Một số các bài tính toán vô cơ
Phần hóa hữu cơ
a) Hóa lập thể chất hữu cơ (Gluxit) , (Protein) , (Peptit và Gluxit).
b) Cấu trúc và tính chất vật lý.
c) Cấu trúc và tính chất axit – bazơ d) Nhận biết các chất hữu cơ e) Phản ứng hữu cơ và cơ chế phản ứng f) Xác định cấu tạo chất hữu cơ (từ tính chất) g) Tổng hợp hữu cơ (sơ đồ)
h) Một số các bài toán hữu cơ
Bên cạnh đó, GV yêu cầu HS đọc trước các phần lí thuyết cơ bản trong SGK, trong một số các tài liệu tham khảo, tập hợp lí thuyết cơ bản để hỗ trợ giải quyết các vấn đề theo các chủ điểm liên quan
GV xây dựng bài tập mẫu, những bài giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp gắn với các nội dung trọng tâm đã tổng kết
Trang 3GV yêu cầu HS tiếp tục xây dựng các câu hỏi và bài tập theo các nội dung lí thuyết đã đọc
▪Về phía HS, các em cần chủ động nắm kiến thức hoá học cơ bản một cách vững vàng, sâu sắc, hệ thống, nắm vững bản chất hoá học của các hiện tượng hoá học.Tập thói quen tư duy hoá học (biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá cao , có khả năng sử dụng phương pháp đoán mới : qui nạp, diễn dịch, loại suy ), khả năng quan sát, nhận thức, nhận xét các hiện tượng
tự nhiên Phải rèn luyện để biết cách vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo những kiến thức cơ bản và những nhận thức đó vào tình huống mới, không theo đường mòn (các cách rèn luyện thông qua các bài tập hoá học cụ thể sẽ đăng tải ở các số sau)
Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm nên không phải học sinh (HS) nào cũng có năng khiếu hoá học, để các em HS có thể học tốt môn Hoá học thì ngay từ những bài đầu tiên của ( Lớp 8- THCS), (lớp 10-THPT) GV cần rèn cho các em không chỉ có các năng lực học tập môn hoá học mà cần phải có khả năng về thực nghiệm, năng lực tiến hành các thực nghiệm Hoá học và khả năng tự học, tự đọc và tự giải quyết các vấn đề./