Cay Cong nghiep doc

80 451 0
Cay Cong nghiep doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vài nét khái quát về môn học cây công nghiệp 1. Khái niệm Cây công nghiệp là những cây trồng nông nghiệp mà sản phẩm của nó thông qua quá trình chế biến mới phát huy giá trị sử dụng của nó. Cũng có thể nói cây công nghiệp là loại cây trồng cho sản phẩm chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. 2. Phân loại - Dựa vào giá trị sử dụng chia cây công nghiệp thành các nhóm cây sau: + Nhóm cây lấy dầu và làm thực phẩm: Cây lạc, đậu tương, vừng… + Nhóm cây lấy đường: Cây mía,… + Nhóm cây lấy sợi: Cây bông, cây cói, cây đay… + Nhóm cây có chất kích thích: Cây chè, cà phê, thuốc lá… + Nhóm cây lấy nhựa: Cây cao su, cây sơn,… - Dựa vào thời gian sinh trưởng chia cây công nghiệp thành 2 nhóm: + Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Lạc, đậu tương, mía, bông, đay,… + Nhóm cây công nghiệp dài ngày: Cà phê, chè, cao su,… 3. Vị trí, ý nghĩa, mục tiêu môn học - Cây công nghiệp là một trong những môn học chuyên ngành quan trọng không thể thiếu đối với ngành Nông học và các ngành học khác có liên quan, được học sau các môn học cơ bản và cơ sở như toán học, lý học, hóa học, sinh học, sinh lý thực vật, canh tác học, đất và phân bón, sinh thái học, giống cây trồng… - Đây là môn học cung cấp kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành cây công nghiệp. Là môn học có ý nghĩa đối với khoa học Nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng. - Mục tiêu của môn học này là giúp cho sinh viên ngành Nông học và các ngành có liên quan nắm được các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loại cây trồng, các biện pháp kỹ thuật trồng trọt để đạt năng suất, chất lượng cao. 4. Nhiệm vụ của sản xuất cây công nghiệp - Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước: + Một số sản phẩm được sử dụng làm thực phẩm: Lạc, vừng, đậu tương , + Một số sử dụng làm thức uống: Chè, cà phê, sữa đậu tương… + Một số dùng làm thức hút: Thuốc lá. + Một số giải quyết vấn đề ăn mặc: Bông, đay… - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến: + Mía cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đường. + Chè cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến chè CÂY LẠC 1 (Arachis hypogaea L.) Chương 1. Giới thiệu chung 1.1. Giá trị chung Cây lạc là một cây gắn bó truyền thống với nông dân, là cây công nghiệp thực phẩm trồng phổ biến khắp nước ta, toàn bộ cây lạc đều có giá trị sử dụng. Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao: * Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao: Bộ phận sử dụng chủ yếu là hạt. Trong hạt có chứa: 45-50% Lipid, 26-34% protein thô và nhiều loại vitamin cũng như các hợp chất hidrocacbon thơm khác - Lipid (dầu thực vật) Về mặt lý tính: Dầu lạc là chất lỏng có màu vàng nhạt, mùi thơm như mùi hạt dẻ, có thể dùng thay mỡ. Về mặt hóa tính: Là hỗn hợp glyxêrin và các axit béo. Trong số các axit béo có 80% axit béo không no (điển hình là a. olêic và a. linolêic), còn lại 20% là axit béo no (a. panmetic và a. stearic). Do tỉ lệ axit béo không no cao nên dầu lạc rất dễ bị oxi hóa.Vì thế hạt lạc rất dễ mất sức nảy mầm trong quá trình bảo quản. + Protein: Protein của lạc chứa đầy đủ các axit amin không thay thế: triptopan, phenin, alamin, metionin, valin, lơxin, izlơxin, lizin. + Vitamin: B1, B2, B3, PP, E, F. + Ngoài ra trong hạt lạc còn chứa nhiều cacbua hiđro thơm (C 15 H 30 và C 19 H 38 ) tạo cho hạt lạc có hương thơm và mùi vị độc đáo. Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên năng lượng cung cấp rất lớn: Trong 100g hạt cung cấp 590 Calo trong khi trị số này ở hạt cây đậu tương là 411 Calo, gạo tẻ là 356 Calo, trứng vịt là 189 Calo. Do giá trị dinh dưỡng của lạc từ lâu con người đã sử dụng hạt lạc như một nguồn thực phẩm, có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau: lạc rang, lạc luộc, bơ lạc, kẹo lạc, sữa lạc, fomat lạc, dầu ăn Với những nước mà lượng lipit, protein động vật còn thiếu thì lạc và các sản phẩm chế biến từ lạc là nguồn dinh dưỡng bổ sung vào lượng lipit và protein còn thiếu hụt đó. Hiện nay trên thế giới nhiều người có xu hướng thích sử dụng dầu thực vật vì mỡ động vật là nguyên nhân gây ra các bệnh béo phì, các bệnh tim mạch. Trong số đó dầu lạc đóng vai trò quan trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. * Cây lạc là cây có giá trị trong chăn nuôi: + Thân lá non: Làm thức ăn tươi cho gia súc. Ngoài ra dùng thân lá lạc ủ làm thức ăn cho lợn đã giảm chi phí so với rau xanh. + Quả lạc non: Tận dụng cho trâu bò làm tăng tỉ lệ sữa. + Khô dầu lạc: Là phụ phẩm quan trọng nhất của cây lạc chứa50% protein, sử dụng làm thức ăn cho gia súc rất tốt. Tuy nhiên về mặt chất lượng thua kém khô dầu đậu tương. Khô dầu lạc hiện nay đứng thứ 3 trong các loại khô dầu dùng trong chăn nuôi sau khô dầu đậu tương và khô dầu bông. Khi sử dụng làm thức ăn phải trộn thêm bột ngô, bột đậu tương để làm tăng thêm khẩu phần ăn. + Cám lạc: Được nghiền nát từ vỏ quả lạc dùng làm thức ăn cho chăn nuôi. * Là cây có tác dụng cải tạo đất: 2 Lạc là cây trồng lý tưởng trong các hệ thống luân canh. + Do bộ rễ có khả năng sống cộng sinh với một loại vi khuẩn cố định đạm của khí quyển tạo thành đạm cho cây trồng. + Thân lá lạc là nguồn phân hữu cơ để cải tạo thành phần cơ giới của đất có thể cho 5-10 tấn lá/ha. Sau một vụ trồng lạc có thể để lại cho đất từ 40-70 Kg N/ha. Cho nên lạc là một trong những loại cây trồng rất lý tưởng trong công tác cải tạo bồi dưỡng đất. Có vị trí quan trọng trong chế độ luân canh với nhiều loại cây trồng khác. + Đối với đất đồi lạc là cây che phủ chống xói mòn. * Lạc còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị. Đối với nước ta lạc cũng là cây đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng. Hiện nay chúng ta đã có một số nhà máy chế biến dầu lạc tinh luyện với công nghệ và thiết bị hiện đại, có khả năng chế biến được nhiều loại dầu có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 1.2. Tình hình sản xuất 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới Cây lạc là cây có lịch sử trồng trọt cách đây 3000 năm, nguồn gốc xa xưa là Nam Mỹ. Nhưng mãi đến thế kỷ 18 cây lạc mới được phát triển. Bằng nhiều con đường đã đưa cây lạc đi khắp thế giới. Hiện nay, lạc đứng thứ hai trong số các cây lấy dầu thực vật (về diện tích và sản lượng) sau đậu tương. Diện tích lạc năm 2001 trên toàn thế giới là 21,35 triệu ha với năng suất14,3 tạ/ha tập trung chủ yếu ở châu á, Phi và châu Mỹ. Nước có sản lượng lạc lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc:14 triệu tấn/năm; đứng thứ 2 là ấn Độ: 6 triệu tấn/năm; đứng thứ 3 là Mỹ: 1,9 triệu tấn/năm; đứng thứ 4 là Indonesia; đứng thứ 5 là Nigieria: > 1 triệu tấn/năm. Năng suất lạc không đồng đều giữa các nước: một số nước có diện tích trồng lạc lớn nhưng năng suất thấp: Ví dụ: ấn Độ: năng suất chỉ đạt 8 tạ/ha (do khô hạn, đất xấu) Trung Quốc: Là nước có năng suất lạc rất cao: 31 tạ/ha. Thành công của Trung Quốc do: giống mới, che phủ nilông, bón phân, tưới nước. Có được kết quả này là do Trung Quốc có chính sách cải cách nông nghiệp do đó việc đầu tư thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là rất quan trọng. Mỹ: Năng suất rất cao 34 tạ/ha Ixraen: Năng suất đạt 68 tạ/ha 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Ở Việt Nam lạc có lịch sử trồng trọt cách đây hàng nghìn năm. Lạc vào Việt Nam từ khi nào và theo hướng nào chưa được khẳng định chắc chắn. Đa số cho rằng lạc đựợc đưa từ Trung Quốc xuống căn cứ vào tên gọi “Lạc hoa sinh”. Sản xuất lạc trứơc năm 1945 tập trung ở một số tỉnh miền núi phía Bắc với diện tích, năng suất thấp chủ yếu mang tính tự cung tự cấp. Sau năm 1975 sản xuất lạc của ta mới có bứơc phát triển đáng kể, diện tích và năng suất có xu hướng tăng dần. Đặc biệt từ những năm 1990 trở lại đây diện tích và năng suất lạc tăng lên khá nhanh. Năm 2001 diện tích lạc của cả nước là 25 vạn ha với năng suất là 15 tạ/ha. Phân bố sản xuất lạc ở Việt Nam như sau: + Vùng Trung Du Bắc Bộ: Là vùng trồng lạc lớn thứ 2 của miền Bắc. Cây lạc có lịch sử trồng trọt ở đây từ rất lâu đời, diện tích có thể chiếm 10-15% tổng diện tích cả nước. Do đất 3 xấu, tầng canh tác mỏng thành phần cát mịn khá cao nên năng suất lạc thấp hơn so với năng suất trung bình của cả nước. + Vùng khu 4 cũ: Là vùng trồng lạc lớn nhất miền Bắc nước ta chiếm 15-20% tổng diện tích cả nước. Đây là vùng sản xuất lạc tập trung, năng suất thường cao hơn năng suất trung bình cả nứơc. + Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Là vùng trồng lạc lớn nhất của đất nước tập trung ở các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Đắc Lắc chiếm 30-40% tổng diện tích cả nước. Lạc chủ yếu được trồng trên đất đỏ bazan, đất phù sa không được bồi tụ, lạc trồng trong mùa mưa đất tốt nên năng suất lạc cao đạt 1,2-1,5 tấn/ha. + Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ: Hà Nội, Hải Dương: Diện tích không nhiều. + Vùng Duyên Hải miền Trung: Quảng Nam, Đà Nẵng diện tích ít. Những tiến bộ về sản xuất lạc ở nước ta trong thời gian qua: + Có nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã nâng năng suất lạc lên: Các giống nhập nội từ Trung Quốc và các giống lai tạo ra như: L02, L14, L15, V79, 75/23 là những giống tốt. + Che phủ nilông cho lạc + Gần đây có vụ lạc thu đông: do chúng ta chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên đã tạo ra nhũng giống chịu hạn, chịu rét tốt hơn. + Có biện pháp kỹ thuật hợp lý: mật độ, bón phân có những thay đổi mới. Triển vọng phát triển cây lạc ở nứơc ta: + Cây lạc với giá trị dinh dưỡng cao nên là thực phẩm quan trọng của nhân dân ta. Đây là nguồn prôtêin và lipit quan trọng đối với người dân. Lạc dễ trồng phù hợp với khí hậu nhiệt đới sẽ là một nguồn thực phẩm giàu protein chủ yếu của nứơc ta. + Đất đai nông nghiệp bị rửa trôi và phong hóa nhanh vì thế là cây trồng cải tạo đất trong hệ thống canh tác đa canh ở nước ta. Vì thế để nâng cao hiệu quả kinh tế cần tạo vùng sản xuất tập trung để nâng cao tỉ lệ lạc thương phẩm và phấn đấu năng suất cao. Ngoài việc hợp tác quốc tế chúng ta cần lai, chọn tạo những giống mới có năng suất, phẩm chất cao phù hợp với các vùng trồng lạc. Ngoài ra cần tổ chức hệ thống biện pháp kỹ thuật hợp lý, phải có sự hỗ trợ giúp đỡ của nhiều ngành, nhiều cấp mới mong tạo ra những bước tiến trong thâm canh sản xuất lạc để sản xuất lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chương 2. Cơ sở sinh vật học của cây lạc 2.1. Phân loại Cây lạc thuộc họ đậu - Fabacae. Trong họ này gồm nhiều chi khác nhau, lạc thuộc chi arachis. Chi arachis có tia quả, quả phát triển dưới đất, hoa hầu hết ra ở đoạn gốc của thân và cành. Chi arachis gồm nhiều thứ khác nhau, lạc trồng thuộc thứ hypogaea. Phân loại dưới loài của lạc trồng khá phức tạp, có nhiều cách phân loại lạc trồng. * Dựa vào dáng cây: Theo cách này chia cây lạc thành: lạc đứng, lạc bò, lạc nghiêng ngả, lạc bụi, lạc nửa bò. Cách phân loại này dễ bị thay đổi bởi điều kiện ngoại cảnh, không có cơ sở khoa học chắc chắn. * Dựa vào số hạt trong quả để phân loại: Theo cách này lạc được chia làm 2 loại hình: + Loại hình peru: một quả lạc có từ 3 đến 4 hạt + Lọại hình Braxin: phổ biến hơn, trong một quả thường có từ 1 đến 2 hạt 4 * Dựa vào đặc tính thực vật, thời gian sinh trưởng, kích thước quả và hạt. Cách phân loại này do các tác giả Trung Quốc đặt ra và được thừa nhận. * Dựa vào đặc điểm phân cành và đặc tính nở hoa chia cây lạc thành 2 nhóm: Nhóm phân cành liên tục Nhóm phân cành xen kẽ Ít có cành cấp cao, chủ yếu là phân cành cấp 1, cấp 2, ít có cành cấp 3, cấp 4 Phân cành cấp cao, có thể phân tới các cành cấp 3, cấp 4 Thân chính có hoa và quả Thân chính không bao giờ có hoa và quả. Sự ra hoa: trên cặp cành đầu tiên hoa ra liên tục, các cành trên không theo quy luật này thường có từ 6 - 8 đốt mang hoa. Sự ra hoa: trên cặp cành ngang đầu tiên hoa ra xen kẽ, cụ thể: 2 đốt đầu ra cành sinh dưỡng, đốt 3, 4 ra hoa, 2 đốt tiếp ra cành. Sự kết quả: tập trung ở gần gốc Sự kết quả: rất rải rác, không tập trung ở phần gốc TGST ngắn ≤ 120 ngày (ở vùng nhiệt đới) TGST dài >120 ngày Hạt không có thời gian ngủ nghỉ Hạt có thời gian ngủ nghỉ do đó cần có thời gian bảo quản (3 - 4 tháng) Bệnh đốm lá: rất mẫn cảm với bệnh Bệnh đốm lá: rất ít mẫn cảm với bệnh. 2.2. Đặc điểm thực vật học 2.2.1. Rễ lạc Là rễ cọc, gồm một rễ chính ăn sâu và các rễ bên phân nhánh nhiều cấp. Rễ cái (rễ cọc) được phát sinh từ phôi của hạt có thể ăn sâu từ 1,2-1,3m. Các rễ bên phân nhánh nhiều cấp tạo thành mạng lưới rễ dày đặc, phân bố chủ yếu ở độ sâu từ 0-40cm, các rễ bên có thể ăn sâu rộng từ 0-40cm. Trên rễ lạc có nhiều nốt sần. So với một số cây họ đậu khác thì nốt sần trên cây lạc hình thành muộn hơn. Nốt sần bắt đầu xuất hiện khi cây lạc có 3-4 lá thật. Những nốt sần này tăng nhanh về số lượng và kích thước từ khi cây lạc có 6-7 lá thật cho đến khi hoa nở. Nốt sần này được hình thành do vi khuẩn có khả năng cố định đạm Rhizobium Vigna sống cộng sinh trên cây lạc. Chính nhờ vi khuẩn này mà rễ lạc có khả năng cố định đạm không khí thành NH 3 cho cây dưới tác dụng của men nitrrogenaza và ATP. N 2 + 8 H + + 8 e - enitrogenas ATP 2 NH 3 + H 2 Bình thường vi khuẩn này sống ở trong đất nhờ sự phân giải của xác thực vật( vi khuẩn hảo khí). Chỉ khi rễ lạc tiết ra chất hấp dẫn như đường saccaroza, axit uronic… làm cho vi khuẩn đến xâm nhập qua màng lông hút của rễ vào bên trong biểu bì, tới nội bì và sinh sản ở đó. Các tế bào ở gần gốc rễ bị vi khuẩn xâm nhập đã phân chia nhanh để khu trú vi khuẩn tại một khu vực, nơi đó rễ bị phìng to tạo thành nốt sần. Nốt sần hữu hiệu có màu hồng, đó là màu của nitrogenaza – hợp chất cơ kim có tác dụng khử N 2 (leghemoglobin). Đặc điểm của vi khuẩn: háo khí, pH từ 5,5-6,5, chuyên tính khá cao. Để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển cần: + Chọn đất, làm đất tơi xốp. + Đất chua, bón vôi để nâng pH đất. 5 + Vùng chưa trồng lạc bao giờ bón thêm phân vi khuẩn (xử lý nitragin). + Bố trí thời vụ hợp lý để cung cấp tốt các điều kiện ánh sáng nhiệt độ. 2.2.2. Thân Thân thảo, chủ yếu có màu xanh đôi khi có màu tím đỏ. Thân được chia làm nhiều đốt 25-30 đốt, trên thân có nhiều lông trắng. Thân có 2 dạng: dạng đứng và dạng bò. 2.2.3. Cành Có thể phân 3-4 cấp cành nhưng chủ yếu phân cành cấp 1, cấp 2. Cành cấp một bao giờ cũng mọc đối và mọc từ nách lá mầm. Trên cây có nhiều nhất 10 cặp cành cả cành cấp 1 và cấp 2. Trên cây có 2-4 cành cấp 1, 2-3 cành cấp 2. 2.2.4. Lá Có 3 loại lá: + Lá mầm + Lá thật: Lá kép có 4 lá chét, có thể biến thái thành 3, 5, 7, hình dạng lá chét khác nhau tùy thuộc giống: tròn, bầu dục dài… Đây là chỉ tiêu để phân biệt giống. + Lá kèm là phần còn lại trong quá trình biến thái của lá, thường xuất hiện ở gốc cuống lá. Lá lạc có sáp trên bề mặt, khí khổng ở 2 mặt lá. 2.2.5. Hoa Hoa lưỡng tính, tự thụ phấn, có màu vàng, mọc thành chùm, nở vào buổi sáng. Cấu tạo: 5 cánh, 5 đài, 10 nhị đực trong đó 2 nhị đực bị thoái hóa, trong 8 nhị đực có 4 nhị đực dài và 4 nhị đực ngắn có bao phấn tròn phần cuối của nhị đực kết dính lại tạo thành ống đài, 1 nhị cái. Có 2 loại hoa: + Hoa bình thường ở trên cao + Hoa ngậm 2.2.6. Tia lạc Sau khi lạc thụ tinh các tế bào mô phân sinh ở gần cuống hoa phân chia nhanh phát triển mạnh tạo thành tia lạc. Tia đẩy bầu hoa chui xuống đất và hình thành quả trong đất. Sau khi lạc ra hoa được 4 ngày thì xuất hiện tia. Sau khi ra hoa 8-10 ngày tia lạc đâm xuống đất. 2.2.7. Quả Có 2 dạng: + Dạng kén tằm : 2 hạt/quả. + Dạng ngón tay: 3-4 hạt/quả. Trên quả có gân, có 16-20 gân dọc, nhiều gân ngang, làm cho vỉ quả xù xì. Trên quả có eo Quả còn có mỏ có thể tù, nhọn… Đây cũng là chỉ tiêu để phân biệt giống. 2.2.8. Hạt Có 3 màu: trắng hồng, hồng, đỏ Bắc Giang. Cấu tạo hạt: ngoài cùng là vỏ lụa, trong có 2 lá mầm, đỉnh mầm, thân mầm, rễ mầm. Khối lượng 100 hạt 50-70g. 2.3. Các thời kì sinh trưởng phát triển của lạc 2.3.1. Thời kì mọc mầm 6 Là thời kì đầu tiên trong chu kì phát triển của lạc được tính từ khi gieo đến khi mọc được 50%, kéo dài 5-7 ngày trong điều kiện bình thường. Trong điều kiện bất thuận kéo dài 15-20 ngày (rét , khô hạn). Biểu hiện bên ngoài của quá trình nảy mầm: trục phôi hạ diệp dài ra nhanh, đưa rễ mầm lộ khỏi hạt và phát triển thành rễ chính đầu tiên cắm sâu vào đất, đồng thời phôi hạ diệp dài ra, đưa lá mầm lộ khỏi mặt đất. Trục phôi thượng diệp cũng lớn nhanh khiến 2 lá mầm tách ra và lá thật thứ nhất xuất hiện. Trong quá trình nảy mầm, trong hạt có quá trình biến đổi sinh lý, sinh hoá sâu sắc dưới tác động của điều kiện môi trường: Lipit → Glyxerin → Triozophotphat → Glucozo Lipit → Axit béo → Axetilacofecmen A Protein dự trữ → a. amin: để tổng hơp lại thành protein cấu tạo ở cây con Quá trình hút nước: + Hướng chủ động: để hoạt hoá các men (lượng nước cần hút ít nhất bằng 35040% trọng lượng hạt) + Hướng bị động: hạt chết (mất sức nảy mầm) hút nước vào hạt quá nhiều gây thối hạt nhanh chóng Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt + Điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt 25 - 30 0 C, dưới 12 0 C ngừng gieo hạt. Độ ẩm đất: 70 - 80%. 0 2 đủ (Nêú thiếu phản ứng Axetilacofecmen A chuyển hóa thành gluco xảy ra theo chiều nghịch), axit béo tích luỹ trong hạt nhiều làm giảm pH gây rối loạn hoạt động các men làm hạt bị thối. + Chất lượng hạt giống: hạt chứa lượng lipit và protein lớn, dễ bị biến chất trong quá trình bảo quản làm mất sức nảy mầm. Hạt giống thu hoạch về gặp mưa, phơi không kịp tỉ lệ mọc giảm hoặc không nảy mầm. Hạt giống có thời gian ngủ nghỉ bảo quản lâu cũng làm giảm tỷ lệ mọc. + Kỹ thuật: Làm đất, độ sâu gieo hạt 2.3.2. Thời kỳ cây con Được tính từ khi mọc đến khi bắt đầu ra hoa kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống và mùa vụ (vụ xuân 40 ngày, vụ thu 30 ngày). Thời kỳ này kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ bình quân ngày vì cây lạc mẫn cảm với nhiệt độ. Đặc điểm của thời kỳ này: + Cây sinh trưởng chậm đặc biệt là trước thời kỳ 3 lá vì chưa có nốt sần. Khả năng tích luỹ chất khô khoảng 10% tổng lượng chất khô. + Sự phân hoá đốt và mầm hoa xảy ra ở thời kỳ này, do vậy yếu tố ánh sáng rất quan trọng. Cần chú ý mối quan hệ giữa sinh trưởng thân chính, cành và mầm hoa. Nếu thân chính sinh trưởng quá mạnh sẽ ức chế sự phân hoá cành và mầm hoa. Vì vậy cần phải bón cân đối N, P, K. + Rễ phát triển mạnh, sâu, rộng, vào thời kỳ 3 lá nốt sần bắt đầu được hình thành sau đó tăng nhanh về mặt số lượng. +Thời kì cây con cây lạc dễ bị nhiều loại sâu bệnh phá hại. 7 Ở thời kỳ này cần có những biện pháp kỹ thuật: + Bón thúc N sớm vào thời kỳ 3 lá, tạo điều kiện bộ rễ phát triển trước. + Xới xáo sớm lúc cây đạt 3 lá và thường xuyên. + Phòng trừ sâu bệnh kịp thời. 2.3.3. Thời kỳ ra hoa, đâm tia: Do đặc điểm thời gian phân hoá mầm hoa kéo dài nên thời gian ra hoa lạc cũng kéo dài. Thời gian này kéo dài 25-40 ngày tuỳ theo giống và điều kiện môi trường. Hoa lạc là hoa lưỡng tính, mọc chùm ở nách lá, là loại hoa tự thụ phấn hầu như hoàn toàn. Hiện tượng thụ phấn khác hoa chỉ chiếm 0,1-0,2%. Nụ hoa thường hình thành vào buổi chiều hôm trước, đạt kích thước cực đại vào ban đêm và nở hoa vào buổi sáng hôm sau, héo ngay vào buổi chiều. Hoa lạc thường nở vào lúc 6-8h sáng. Trời âm u, hoa nở muộn hơn. Quá trình thụ phấn trước khi nở khoảng 4-6h (xảy ra vào lúc 1-3h sáng). Quá trình thụ tinh diễn ra khoảng 10h sau khi thụ phấn. Toàn bộ thời gian ra hoa của lạc có thể chia thành 3 giai đoạn: + Giai đoạn dầu (chớm hoa): kéo dài 1-3 ngày. Mỗi ngày ra rung bình 1-2 hoa/cây/ngày. + Giai đoạn hoa rộ: kéo dài 10-15 ngày, là thời kỳ ra hoa liên tục của lạc, có thể đạt 5-7 hoa/cây/ngày. Hoa nở ở giai đoạn đầu và giai đoạn hoa rộ là những hoa hữu hiệu. Do vậy trong kỹ thuật trồng trọt phải tạo điều kiện cho hoa ra tập trung , thời kì hoa rộ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng số hoa nhiều. + Giai đoạn hết hoa: Sau giai đoạn hoa rộ số hoa giảm hẳn, lác đác 1-2 hoa/cây. Đây là những hoa cuối thời kì sinh trưởng. Lạc thường ra hoa vào tháng 4, có nắng thuận lợi cho việc ra hoa, tạo quả . Thời kỳ ra hoa cây lạc rất mẫn cảm với yếu tố ngoại cảnh bất thuận: hạn, rét, sâu bệnh. Thời kỳ khủng hoảng nước của lạc là thời kỳ ra hoa → không được để hạn trong thời kỳ này. Thời kỳ này cần chú ý mối quan hệ giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ ra hoa cây lạc có đặc điểm sinh trưởng thân lá rất mạnh, tích luỹ được 40% trọng lượng chất khô, thuận lợi cho lạc ra nhiều hoa và nhiều quả. Trong một số trường hợp, sinh trưởng thân lá quá mạnh làm lạc bị lốp: + Do bón quá nhiều N, không cân đối với P, K. + Trong đất giầu N những nghèo P, Ca, sự phân bố các chất dinh dưỡng không hợp lý chỉ tập trung ở thân lá mà không chuyển về quả, hạt được. Sự hình thành tia: Sau khi thụ tinh, lớp tế bào ở đầu cuống hoa phân chia mạnh, tạo thành tia quả. Tia quả phát triển nhanh, đưa các tế bào noãn được thụ tinh nằm ở đầu tia, đâm xuống đất. Sau khi hoa nở 4 ngày thì xuất hiện tia, tia phát triển nhanh theo hướng địa dương. Điều kiện để cho quả lạc phát triển: + Ẩm độ, bóng tối + Cần có sự cọ xát cơ giới. Ngoài ra tia muốn phát triển thành quả cần phải có đủ 0 2 để hô hấp và đủ các chất dinh dưỡng (tia quả có khả năng hấp thụ trực tiếp một số nguyên tố dinh dưỡng, nhất là Ca). Biện pháp kỹ thuật cần tác động: 8 + Sau thời kỳ hoa rộ tiến hành xới và vun cao để tạo bóng tối và ẩm độ cho quả lạc phát triển . + Khắc phục lạc bị lốp bằng cách bón vôi bột: 300-500 kg/ha tung vào sáng sớm trên mặt lá. 2.3.4. Thời kỳ kết quả đến chín Sau thời kỳ hoa rộ, xuất hiện một số tia đâm xuống đất để phát triển hình thành quả và quá trình hình thành quả diễn ra như sau: Tia phải đâm xuống đất khoảng 5-6 ngày thì thay đổi hình dạng phía đầu tia. Đến ngày thứ 9 đầu tia phình to hình thành quả lạc non; đến ngày 18-20 quả lạc đạt kích thước tối đa nhưng chưa có hạt, đến ngày 30 có hạt, ngày 40 hạt to, mẩy sau khoảng 60 ngày quả chín. Chia quá trình phát triển của quả thành 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Sự hình thành vỏ quả, trong 20 ngày đầu khi tia đâm xuống đất là giai đoạn phát triển của vỏ quả. Giai đoạn này, các tế bào nhu mô của vỏ quả giữa chiếm hầu hết khoang quả, hạt lớn rất chậm. + Giai đoạn 2: Tích luỹ vật chất vào trong quả và hạt, làm hạt mẩy lên. Vào thời kỳ chín cùng với sự biến đổi hình thái bên ngoài, bên trong quả có sự biến đổi sinh lý, sinh hoá như sau: + Hàm lượng nước, đạm, glucoza giảm dần trong quá trình chín của quả. + Hàm lượng lipit, protein tăng dần và được tích luỹ, đạt tối đa khi thu hoạch. (Các chất dự trữ này được tổng hợp ở hạt từ các nguyên liệu là các gluxit có mạch cacbon ngắn C 5 , C 6 ). Các đường này được vận chuyển từ các cơ quan dinh dưỡng tới và một phần đáng kể là sản phẩm quang hợp được hình thành ở lá trong giai đoạn này. Các biện pháp kỹ thuật cần chú ý ở thời kỳ quả chín: + Tiếp tục phòng trừ sâu bệnh + Duy trì độ ẩm thích hợp (70-80%). Nếu để độ ẩm cao hạt lạc có thể nảy mầm ngoài đồng ruộng hoặc bị nấm bệnh làm thối quả. Nếu để khô hạn, qủa không phát triển được, bầu lạc bị teo. Chú ý: Mối quan hệ giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực: Khi lạc bắt đầu ra hoa là thời điểm cây chuyển từ thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Tuy nhiên tới thời điểm này cây mới chỉ tích luỹ được 20-25% trọng lượng chất khô. Như vậy 75-80% trọng lượng chất khô ở cơ quan dinh dưỡng được tích luỹ trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực (nở hoa - hình thành hạt). Thời kỳ ra hoa - làm quả diễn ra 2 hoạt động sinh lý mạnh: - Cây vừa hình thành vừa phát triển cơ quan sinh thực - Các bộ phận dinh dưỡng tăng nhanh về khối lượng Cả hai quá trình này đều đòi hỏi nhiều dinh dưỡng. Quan hệ sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng vừa tương hỗ vừa cạnh tranh: Cơ quan sinh trưởng dinh dưỡng nếu sinh trưởng mạnh, đạt trọng lượng khô cao, diện tích lá lớn tạo tiền đề cho số quả nhiều, quả chắc. Nhưng vào thời kỳ chín, các bộ phận dinh dưỡng phải giảm trọng lượng để tích luỹ chất khô vào hạt. Nếu sinh trưởng dinh dưỡng quá lớn, nhất là vào thời kỳ chín của hạt, sinh trưởng dinh dưỡng vẫn ở tốc độ tăng trưởng lớn, sản phẩm quang hợp và nguồn đạm hấp thu không được vận chuyển về quả hạt mà vẫn tập trung ở đầu cành, đầu thân làm cây bị lốp đổ, giảm năng suất. 9 Trong kỹ thuật trồng trọt cần chú ý mối quan hệ giữa sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng, trên cơ sở tạo cho sinh trưởng dinh dưỡng tốt ở giai đoạn đầu, là cơ sở tạo năng suất lạc. 2.4. Yêu cầu sinh thái của cây lạc 2.4.1. Nhiệt độ Là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu liên quan đến thời gian sinh trưởng của lạc. Lạc là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, là cây ưa ẩm. Lạc yêu cầu nhiệt độ tương đối cao để sinh trưởng phát triển. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống của lạc là 25-34 0 C với tổng tích ôn 2600-4000 0 C tùy theo giống và mùa vụ. Nhiệt độ là một trong hai yếu tố quyết định đến thời gian mọc mầm của cây lạc và là yếu tố quyết định trực tiếp đến thời gian sinh trưởng dinh dưỡng cây lạc. Nhiệt độ ảnh hưởng toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của lạc: + Nhiệt độ thấp: Làm lạc mọc mầm chậm, tỉ lệ mọc giảm, nhiệt dưới 12 0 C làm mầm có thể bị chết. Cây con sinh trưởng còi cọc, cản trở sự phân hóa mầm hoa, cây phân cành ít do đó năng suất giảm. Nhiệt độ thấp chỉ cần xuống 15-18 0 C làm ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn, thụ tinh. Vào thời kỳ chín nhiệt độ thấp dưới 20 0 C làm cản trở quá trình vận chuyển vật chất vào hạt, hạt không chín được mặc dù bộ lá vẫn xanh nhưng hạt không phát triển được hàm lượng nước trong hạt cao, vỏ quả không cứng, gân nổi không rõ. Diệp lục không hình thành được, lá bạc trắng. + Nhiệt độ cao có thể làm yếu cây con vì cường độ hô hấp của hạt quá lớn làm tiêu hao nhiều dinh dưỡng của hạt. + Cây lạc là cây rất mẫn cảm với nhiệt độ: nhiệt độ trung bình ngày càng cao cây ra hoa sớm, nhiệt độ thấp cây ra hoa muộn. Nhiệt độ thích hợp cho từng thời kì như sau: + Thời kỳ mọc mầm, nhiệt độ thích hợp: 25-30 0 C + Thời kỳ cây con, nhiệt độ thích hợp: 25-30 0 C + Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp: 24-33 0 C + Thời kỳ kết quả yêu cầu nhiệt độ cao nhất. Thời kỳ này chiếm 1/3 chu kỳ sinh trưởng nhưng đòi hỏi tích ôn bằng 2/3 tổng tích ôn đời sống cây lạc. + Thời kỳ chín nhiệt độ thích hợp 25-28 0 C 2.4.2. Ánh sáng Lạc là cây ngày ngắn nhưng phản ứng với quang chu kỳ rất yếu. Trong nhiều trường hợp thể hiện phản ứng như là cây trung tính. Thời gian chiếu sáng trong 1 ngày không ảnh hưởng đến sự ra hoa của lạc, có thể gieo nhiều vụ. Thời gian sinh trưởng của lạc hầu như chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí mà không phụ thuộc vào quang chu kỳ . Là cây C 3 , hiệu quả sử dụng quang năng không bằng cây C 4 (mía ) tuy nhiên lạc là cây ưa sáng. Thời kỳ nở hoa, những ngày có nắng, hoa nở tập trung, quá trình thụ phấn thụ tinh thuận lợi . Trong quá trình trồng trọt cần chú ý như thế nào? + Phải đảm bảo ánh sáng đầy đủ cho lạc phát triển . + Không được trồng xen trong trường hợp cây trồng chính khép tán. + Không nên trồng với mật độ quá dày làm cho lóng lạc vươn cao, phân hoá hoa ít. 2.4.3. Yêu cầu về nước 10 [...]... 60-70% tổng lượng rễ Rễ này có vai trò hút nước và dinh dưỡng chủ yếu cho cây Rễ mặt phát triển càng sớm tạo điều kiện cho mía đẻ nhánh sớm, tập trung + Rễ giữ (rễ thừng, rễ chống đổ), loại rễ này to và cong queo, có độ bền cao, mọc chếch so với thân chính một góc 45-600 thường ở dưới rễ mặt Rễ này có chức năng giữ cho cây không bị đổ, khả năng hút nước và dinh dưỡng cho cây kém so với rễ mặt + Rễ ăn... mía Còn gọi là “mấu” hay “mắt” là bộ phận nối liền giữa các lóng với nhau trên thân Gồm 4 bộ phận hợp thành: đai sinh trưởng, rễ, mầm và sẹo lá (vết lá) + Đai sinh trưởng có thể rộng hay hẹp, thẳng hay cong lên ở đỉnh mầm + Đai rễ có nhiều điểm rễ, các điểm rễ sắp xếp thành hàng hoặc lộn xộn, chúng phụ thuộc vào giống Trên biểu bì của lóng, đốt, thân cây có chứa nhiều chlorogin và xantofin Hai chất này... mức tối đa của giống là biểu hiện của điều kiện sinh trưởng tốt + Khoảng cách giữa các vai lá càng dài càng tốt, số lá xanh tồn tại càng nhiều càng tốt, chứng tỏ mía đang gặp điều kiện tối ưu + Lá uốn cong quá nhiều so với đặc trưng của giống tức biểu hiện thiếu N, thiếu P, K + Lá bị dựng đứng, chóp lá cuộn lại chứng tỏ lá đang bị hạn 2.2.7 Hoa và quả Hoa mía được bao bọc bởi chiếc lá cuối cùng của

Ngày đăng: 12/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan