Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại
Trang 1CÁC NHÓM NỘI DUNG ĐƯỢC NÊU TRONG
CÁC QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng); hoặc
Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/tác động đến đặc tính của sản phẩm; hoặc
Các thuật ngữ, ký hiệu; hoặcCác yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm
CÁC NHÓM NỘI DUNG ĐƯỢC NÊU TRONG
CÁC QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng); hoặc
Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/tác động đến đặc tính của sản phẩm; hoặc
Các thuật ngữ, ký hiệu; hoặcCác yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm
I CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?
Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng
đối với hàng hoá nhập khẩu hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩuđối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹthuật - biện pháp TBT)
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợiích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Vì vậy, mỗi nước thànhviên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hànghoá của mình và hàng hoá nhập khẩu
Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối vớithương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trongnước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nướcnhập khẩu Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”
hoá với các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)
1 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ:
Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng,thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩmcuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định,chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu
và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, … được
áp dụng Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh,bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường, …
Các tiêu chuẩn thường dược áp dụng trong thương mại là HACCP đối với thuỷ sản vàthịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học, …
Trang 22 Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường:
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được sửdụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến môitrường hay không Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mục đíchnhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo
Việc áp dụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm tăng giá thành
và do đó tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm
3 Các yêu cầu về nhãn mác:
Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó cácsản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sảnxuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số mã vạch,hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản … Quá trình xin cấp nhãn mác cũng như đăng kýthương hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn kém, nhất là ở Mỹ Đây là một rào cản thươngmại được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển
4 Các yêu cầu về đóng gói bao bì:
Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy định
về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng, … Những tiêuchuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên vật liệudùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh tranhcủa sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nước, cũng như chi phísản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ở mỗi nước làkhác nhau
5 Phí môi trường:
Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí phải
sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạtđộng có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường.Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:
- Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá chất độc hạihoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sửdụng
- Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước và đất,hoặc gây tiếng ồn
- Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụcủa chính phủ để bảo vệ môi trường
Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả nhà sảnxuất và người tiêu dùng
6 Nhãn sinh thái:
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết
là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinhthái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sảnxuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnhhưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳsống của nó
Trang 3Sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thường được gọi là “sản phẩm xanh”, có khả năngcạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhưng không dán nhãn sinh thái dongười tiêu dùng thường thích và an tâm khi sử dụng các “sản phẩm xanh” hơn Ví dụ, trênthị trường Mỹ, các loại thuỷ sản có dán nhãn sinh thái thường có giá bán cao hơn, ít nhất20%, có khi gấp 2-3 lần thuỷ sản thông thường cùng loại
III TÌNH HÌNH ÁP ĐĂT RÀO CẢN KỸ THUẬT Ở CÁC NƯỚC NHẬP KHẨU VỚI HÀNG :
A NÔNG SẢN:
1 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và an toàn vệ sinh:
Đây sẽ là một trong những rào cản được phát huy tác dụng nhiều nhất trong giai đoạnsắp tới, đặc biệt là đối với hàng thuỷ sản từ các nước đang phát triển Đáp ứng những đòihỏi khắt khe, đôi khi quá đáng của các nước phát triển mà trình độ khoa học – kỹ thuật –công nghệ đã đi trước hàng thập kỷ đối với các nước đang phát triển là cả một vấn đề hếtsức nan giải, đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài Theo PGS TS Võ Thanh Thu, 90% thương vụgặp khó khăn khi đưa thuỷ sản vào các nước nhập khẩu có liên quan đến tiêu chuẩn kỹthuật
a Quy định của Mỹ:
Theo Bộ Luật Liên bang Mỹ 21 CFR, chỉ có cácdoanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện chươngtrình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷsản vào thị trường Mỹ Đây là một hệ thống quản lýchất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo antoàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông quaviệc phân tích những mối nguy và thực hiện các biệnpháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn.HACCP
nhấn mạnh tính nhất thiết phải kiểm soát dây
chuyền công nghệ sản xuất để đảm bảo an
toàn, vệ sinh cho sản phẩm thay vì kiểm soát
sản phẩm cuối cùng
Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ,
doanh nghiệp phải gửi kế hoạch, chương trình
HACCP cho Cục Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ (FDA) FDA xem xét kế hoạch,
chương trình HACCP, khi cần thì kiểm tra
Nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì cấp phép
cho doanh nghiệp đó
FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu Nếu
phát hiện có lô hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác,
lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí
do doanh nghiệp chịu, đồng thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ
“Cảnh báo nhanh” (Detention) 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ
ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bảo antoàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp đó ra khỏidanh sách “Cảnh báo nhanh”
Trang 4Nếu nước xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đã ký đượcBản ghi nhớ (MOU) với FDA, cơ quan có thẩm quyềncao nhất về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm củanước xuất khẩu tự chỉ định các doanh nghiệp được đưathuỷ sản vào Mỹ mà không cần trình kế hoạch, chươngtrình HACCP Tuy nhiên, FDA chỉ mới ký MOU chomặt hàng nhuyễn thể 2 mảnh với Canada, Hàn Quốc vàvài nước Nam Mỹ.
b Quy định của Nhật Bản:
Hiện nay ở Nhật việc kiểm tra hàng thuỷ sản nhậpkhẩu được thực hiện theo Luật Vệ sinh thực phẩm.Ngoại trừ cá hồi có xuất xứ từ Trung Quốc, CHDCNDTriều Tiên và Đài Loan, hàng xuất khẩu không cần có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, nhưng họ phải và chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩncủa Luật Vệ sinh thực phẩm
Hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản phải thông báo cho Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội.Khi nhận được thông báo, các thanh tra viên
của Bộ sẽ có mặt tại cảng để kiểm tra sản
phẩm Việc quyết định xem có cần thiết kiểm
tra chuyến hàng nhập khẩu hay không phụ
thuộc vào sự đánh giá các yếu tố sau: đã từng
vi phạm trước đó hay chưa, lịch sử nhập khẩu
của một mặt hàng cụ thể, liệu đã có sự vi
phạm được cơ quan hải quan báo cáo, thông
tin về lĩnh vực vệ sinh của hàng hoá hay thông
tin do nước xuất khẩu cấp có đầy đủ không
Các nội dung sẽ được kiểm tra gồm có:
- Nhãn hàng
- Kiểm tra cảm quan: màu sắc, độ tươi sáng, mùi, vị, …
- Kiểm tra tạp chất
- Kiểm tra nấm mốc
- Kiểm tra container, bao bì, …
Nếu như trong quá trình kiểm tra, lô hàng được xem là đạt yêu cầu, giấy chứng nhận sẽđược chuyển đến cơ quan quản lý nhập khẩu và sau đó được thông quan Nếu như lô hàng
bị kết luận là không đạt yêu cầu thì sẽ bị giữ lại để gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ
c Quy định của EU:
Theo các chuyên gia thuỷ sản, EU có hệthống tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinhthực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thếgiới Hàng thuỷ sản của các nước đang pháttriển đưa vào EU phải tuân thủ theo các quyđịnh sau đây:
- Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưahàng thuỷ sản vào EU phải nằm trong danhsách các nước được xuất khẩu vào EU Từng
Trang 5lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năngcủa nước xuất khẩu cấp.
- Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độsạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉthị), dự lượng hoá chất (kim loại nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinhhọc biển và ký sinh trùng
- Quy định về giám sát: Quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có hàng thuỷ sảnxuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và chế biến của mình phù hợpvới HACCP Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện
quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ
sản vào EU
Nếu hàng nhập khẩu thuỷ sản bị một nước
thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất
lượng lập tức sẽ bị đưa lên Hệ thống cảnh báo
nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các
nước thành viên biết Việc cấm và hạn chế
nhập khẩu thuỷ sản vào EU đã được thực hiện
không ít lần như trường hợp cấm nhập khẩu cá
của Ấn Độ, Bangladesh và Madagascar năm
1997, bắt buộc kiểm tra toàn bộ hàng thuỷ sản
Trung Quốc năm 2001, …
d Quy định của một số thị trường khác:
Nhìn chung, ở các thị trường khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan,
… hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh không nghiêm ngặt như ở Nhật, EU
và Mỹ, nhưng các nước này vẫn đòi hỏi giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan
có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu Tuy nhiên, không sớm thì muộncác thị trường này cũng sẽ nâng cao yêu cầu về kỹ thuật, an toàn vệ sinh theo xu hướngcủa thế giới
2 Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường:
Mỹ là nước áp dụng các rào cản này rất triệt để So với các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn
vệ sinh, các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường không phổ biếnbằng nhưng hiệu suất cản trở cao hơn, khả năng đáp ứng của các nước đang phát triển làrất hạn chế Andy Urso, chuyên gia
kinh tế Anh đã nhận định “những đòi
hỏi về môi trường của Mỹ khiến các
nước đã phát triển còn trở tay không
kịp, nói chi đến các nước mới phát
triển” Mỹ đơn phương áp dụng các tiêu
chuẩn của mình để hạn chế nhập khẩu
cá hồi và tôm bằng cách cấm nhập khẩu
cá hồi từ những nước mà Mỹ cho rằng
phương pháp đánh bắt của họ làm ảnh
hưởng xấu đến cá heo và cấm nhập
khẩu tôm từ những nước sử dụng lưới
quét có hại cho rùa biển
3 Các yêu cầu về nhãn mác:
Trang 6Các nước nhập khẩu đều quy định sản phẩm thực phẩm nói chung và thuỷ sản nói riêngkhi nhập khẩu phải được ghi nhãn đầy đủ theo danh mục do cơ quan chức năng đưa ra
- Phải có nhãn dán phía bên ngoài, nơi dễ nhìn thấy nhất trên các thùng chứa hoặc baobì
- Nội dung trên nhãn bao gồm: tên sản phẩm, xuất xứ, nơi sản xuất, tên và địa chỉ nhàsản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, sản phẩm sử dụng có thể ăn sống hay không, phươngpháp bảo quản, khối lượng, mã số mã vạch
- FDA còn đưa ra yêu cầu phải ghi rõ thành phần, giá trị dinh dưỡng
- Một hình thức rào cản mới trong biện pháp này là đưa ra các cấm đoán về ghi tên sảnphẩm Canada, Chile và Peru từng kiện EU ra WTO vì EU chỉ cho phép sử dụng tên gọi sòSaint Jacque cho một loại sò của Pháp Tháng 5/2002, Tổng thống Mỹ đã ký ban hành Đạoluật An ninh trang trại và Đầu tư nông thôn, gọi tắt là Đạo luật H.R 2646, trong đó có điềukhoản 10806 quy định chỉ có giống cá da trơn có tên khoa học là Ictaluridae nuôi trồng ởnước Mỹ mới được dùng chữ catfish để ghi nhãn mác, còn các loại cá da trơn khác khôngđược ghi chữ catfish trên nhãn mác, bao bì Các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn vào thịtrường Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại đáng kể do sản phẩm sẽ phải thay đổi thương hiệu và bao
bì Các doanh nghiệp phải in lại toàn bộ bao bì, phải tổ chức quảng cáo, tiếp thị lại, … rấttốn kém
4 Các yêu cầu về đóng gói bao bì:
Hiện nay, thị trường các nước phát triển quy định tương đối chặt và tương đồng vớinhau về bao bì sản phẩm Có thể khái quát một số điểm đáng lưu ý như sau:
- Chất liệu bao bì đóng gói giới hạn trong một số chất cho phép, có thể tái sinh và tái
sử dụng Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không đáp ứng được thì doanh nghiệp nhập khẩuphải đóng gói lại, hao phí đóng gói lại khiến doanh nghiệp nhập khẩu không muốn muahàng từ người xuất khẩu cũ nữa
Bao bì nhựa phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, việc tiếp xúcgiữa sản phẩm và chất nhựa của bao bì không gây ra bất cứ phản ứng và nguy hại nào EU
đã ban hành một danh sách các loại bao bì nhựa được phép sử dụng, trong đó hơn một nửaloại vật liệu làm bao bì các nước đang phát triển không sản xuất được
- Các sản phẩm đóng hộp phải đáp ứng các yêu cầu về kim loại
- Khay bìa phải đảm bảo khi bị nung nóng không bị cong, ngả màu
5 Nhãn sinh thái:
Gần đây Mỹ, EU và Nhật Bản đã cho thanh tra lại việc cho dán nhãn sinh thái đối vớicác sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu và đưa thêm một số tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh,bảo vệ môi trường, … vào những yêu cầu để sản phẩm có thể dán nhãn sinh thái Sắp tới,việc sử dụng công cụ nhãn sinh thái kết hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường sẽrất phổ biến, nhất là trong các nước phát triển do xu hướng yêu thích sản phẩm có dánnhãn sinh thái tăng lên rất nhanh
Trang 7
do đó quyết định áp dụng các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt ở cả 2 chỉ tiêu là dư lượngkháng sinh chloramphenicol và hoá chất nitrofuran đối với 100% các lô hàng xuất khẩu từViệt Nam Tính đến cuối tháng 7/2002 đã có 66 lô hàng thuỷ sản các loại của Việt Nam bịphát hiện nhiễm các kháng sinh và hoá chất trên
Quy định mới của EU rõ ràng đang gâynhững khó khăn lớn cho xuất khẩu thuỷ sảncủa Việt Nam Trước đây, EU đã công nhậnphương pháp và thiết bị kiểm tra dư lượngchloramphenicol của Việt Nam cũng như chấpnhận hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Namvào EU phải có hàm lượng chloramphenicoldưới 1,5 ppb Các phòng kiểm nghiệm tại cácchi nhánh của Trung tâm kiểm tra chất lượng
và vệ sinh thuỷ sản (Nafiqacen) hiện tại chỉmới phân tích được chất chloramphenicol ởmức thấp nhất là 1,5 ppb, còn về nitrofuran thìchưa có phòng thí nghiệm nào ở Việt Nam cókhả năng phân tích được Hiện nay, công tácquản lý việc sử dụng các chất kháng sinh, hoáchất ở nước ta còn rất yếu kém, hầu hết nông dân nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản cũngnhư các đại lý thu gom nguyên liệu chưa được hướng dẫn về sử dụng kháng sinh và hoá
Trang 8chất, các doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thựcphẩm của ngành Điều đó khiến cho khi gặp các tiêu chuẩn khắt khe, thuỷ sản Việt Namkhó đáp ứng được.
Khi có lô hàng bị phát hiện có dư lượng kháng sinh và hoá chất cao hơn mức quy định,thiệt hại đầu tiên đối với doanh nghiệp xuất khẩu là mất trắng tiền hàng do lô hàng đókhông bán được nữa Nghiêm trọng hơn, EU đã thông báo sẽ tịch thu và tiêu huỷ những lôhàng đó thay vì trả về cho chủ hàng như trước đây, chủ hàng phải trả chi phí lưu kho vàtiêu huỷ (khoảng 7.100 USD/container)
Thiệt hại sâu xa hơn, đó là sự sút giảm uy tín đối với khách hàng, do tên doanh nghiệp
bị đưa lên mạng cảnh báo nhanh cho toàn châu Âu Nhiều doanh nghiệp sau khi hàng xuấtkhẩu bị phát hiện có dư lượng kháng sinh cao hơn quy định đã bị đối tác ở châu Âu ngưngđặt hàng
Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp trong nước tỏ ra e ngại khi xuất khẩu thuỷsản sang EU, do đó tỷ trọng thuỷ sản xuất khẩu vào EU tiếp tục giảm Lãnh đạo của mộtcông ty xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh đã lý giải việc công ty của anh ngừng xuất khẩu tômvào thị trường châu Âu như sau: “Lợi nhuận khi xuất hàng vào EU chỉ khoảng 1-2%,nhưng rủi ro có khi lên đến 100%” Phản ứng trên rõ ràng không phải đúng cách vì khôngchỉ EU, các nước khác như Mỹ, Nhật, Canada, … cũng đang đẩy mạnh kiểm tra các tiêuchuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ Ngay cả Trung Quốc và Hồng Kông, thị trườngthường được nhìn nhận là dễ dãi nhất trong nhóm thị trường chủ lực của thuỷ sản ViệtNam cũng đang nâng cao những tiêu chuẩn đối với hàng thực phẩm
2 Mỹ
Việc Mỹ cấm sản phẩm cá tra và cá basa của Việt Nam ghi nhãn catfish theo điềukhoản 10806 của Đạo luật H.R 2646 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta Với vị trí là
nước xuất khẩu cá da trơn lớn nhất vào
Mỹ, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởngnặng nề nhất từ biện pháp này Xét về mặtngư học, catfish Việt Nam và catfish Mỹđều là catfish Tháng 10/2001, theo đề nghịcủa FDA với Thương vụ Việt Nam tại Mỹ,
Bộ Thuỷ sản Việt Nam đã tổ chức lấy mẫu
và gửi mẫu cá cho Phòng thí nghiệm củaFDA tại Washington Trên cơ sở mẫu cáđược cung cấp, FDA đã công nhận tên cátra và cá basa vẫn có đuôi catfish Cụ thể,
cá basa được mang 1 trong 5 tên thươngmại là basa, bocourti, bocourtifish, basacatfish, bocourti catfish và tên khoa học làPangasius bocourti, cá tra được mang 1trong 3 tên thương mại là swai, stripedcatfish, sutchi catfish và tên khoa học là Pagasius hypophthalmus
Ảnh hưởng của biện pháp này thật sự không nhỏ Các doanh nghiệp xuất khẩu của nước
ta phải đăng ký lại nhãn hiệu (chi phí khoảng 450 USD) cũng như thay đổi toàn bộ bao bì,nhãn mác, … rất tốn kém Việc tổ chức tiếp thị, giới thiệu lại sản phẩm cũng góp phần làmtăng giá thành sản phẩm Hơn nữa, theo các chuyên gia của VASEP, việc phải thay đổi têngọi của sản phẩm ở thị trường Mỹ sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng hoá được tiêu thụ vìngười tiêu dùng chưa quen với tên sản phẩm mới
Trang 9C HÀNG DỆT MAY
đáng kể giải quyết việc làm
hàng dệt may:
- Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khoẻ của con người
- Các biện pháp bảo vệ sự sống và sức khoẻ của động vật và thực vật
- Các biện pháp bảo vệ môi trường
- Các quy định bảo vệ người tiêu dùng và cách ghi nhãn
- Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng
2 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại EU:
- Luật EU đối với hàng dệt may về môi trường, an toàn và sức khoẻ con người, quy định cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm dệt may có chứa các chất bị cấm (RS)
- REACH: Qui chuẩn và đăng ký, thông báo, đánh giá và cấp phép hoá chất (đây là luật
về quản lý hoá chất nghiêm ngặt và phức tạp nhất trên thế giới);
- Các quy định an toàn về tính cháy của vật liệu dệt may
- Các quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may
- Luật EU áp dụng trực tiếp với nhà nhập khẩu và phân phối tại EU Tới lượt mình nhà nhập khẩu yêu cầu và bắt buộc các nhà sản xuất và xuất khẩu thông qua các điều khoản trong hợp đồng
2.1 Luật EU với hàng dệt may về môi trường, an toàn và sức khỏe của con người:
- Thông tư 2002/61/EC và đã được 27 quốc gia đưa vào luật quốc gia Cấm bán sảnphẩm dệt may có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư
- Thông tư 2003/3/EC về hạn chế bán và sử dụng thuốc nhuộm màu xanh nước biển
- Thông tư 91/338/EC về hạn chế sử dụng Cadimi trong pigment, chất ổn định cho chấtdẻo, chất mạ điện
- Thông tư 83/264/EC về hạn chế sử dụng
chất chống cháy trong sản phẩm dệt may
- Thông tư 2003/11/EC về hạn chế sử dụng
các chất chống cháy trong sản phẩm dệt
may :penta BDE, octa BDE
- Thông tư 2003 /53/EC về cấm bán và sử
dụng Nonylphenol và nonylphenol etoxylat
- Thông tư 94/27/EC về giới hạn Niken trong
các vật trang sức và phụ kiện may mặc
- Quy chuẩn EC 850/2004 cấm sử dụng các
chất hữu cơ gây ô nhiễm (POP)
Trang 10- Luật REACH 1907/2006/EC Qui định đăng ký, đánh giá, cấp phép hoá chất
- Thông tư 2006/12/EC về hạn chế bán và sử dụng Perflooctan Sulfonat
- Sắc luật về bao bì và phế liệu bao bì
- Luật về an toàn quần áo
2.2 Quy định EU về ghi nhãn sản phẩm dệt may:
- Thông tư 96/74/EC qui định cách thức ghi nhãn cho các sản phẩm dệt may bán tạiEU
- Nhãn cần phải nêu đúng các thông tin về thành phần xơ, sợi của sản phẩm
- Nhãn bắt buộc phải được xem là một phần của chất lượng
- Phạm vi áp dụng:
Các sản phẩm chỉ gồm toàn xơ dệt
Các sản phẩm dệt có chứa ít nhất 80 % xơ dệt theo khối lượng
Vải bọc đồ gỗ, ô, vật liệu che nắng, vật liệu trải sàn, thảm, lớp lót cho giày dép,găng tay, bao tay
3 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại
- Luật nhận biết sản phẩm dệt (Luật 15 U.S.C.70)
- Luật ghi nhãn sản phẩm từ len ( 15 U.S.C 68) và
- Qui định về "Chứng chỉ tuân thủ tổng quát "của
CPSIA (ngày có hiệu lực 10.02.2010)
16 CFR 1610 - tiêu chuẩn tính cháy của quần áo
16 CFR 1615/1616 Tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em
16 CFR 1303 Tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ
PL 110-314, sec 101 - Tổng hàm lượng chì trong chất nền
PL 110-314, sec 108- Hàm lượng Phtalat trong các sản phẩm trẻ em
16 CFR 1500.48-49 - Các điểm nhọn và cạnh sắc với các sản phẩm cho trẻ em
16 CFR 1501,1500.50-53 Các phần nhỏ trong sản phẩm và đồ chơi trẻ em dưới 3 tuổiCác amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo)
Các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng
Các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thuỷ ngân, nikel )
Trang 11Các hợp chất hữu cơ thiếc ( thí dụ : MBT,TBT, TPhT )
Các hợp chất thơm có chứa clo (chất tảihữu cơ chứa clo như clobenzen,clotoluen)
Các chất làm chậm cháy (PBBs, BDE, octo BDE )
Peta-FocmaldehytPhthalat (thí dụ: DEHP, DINP )
4 Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại Nhật Bản
- Luật quy định ghi nhãn hàng hoá giadụng
- Luật kiểm soát các sản phẩm có chứa các chất nguy hiểm
- Luật Hải quan: Cấm nhập hàng hoá ghi nước xuất xứ giả hoặc vi phạm sở hữu trí tuệ
D NHIỀU RÀO CẢN VỚI DN XUẤT KHẢU GỖ
Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ 9 tháng đầu năm 2008 đạt khoảng 2 tỉ USD Dự kiến, cả năm nay kim ngạch chỉ khoảng 2,8 tỉ USD, không đạt được kế hoạch ban đầu đề ra là 3 tỉ USD.
Theo thống kê, 20% doanh nghiệp (DN) gỗ có khả năng phá sản, 50% trụ được và 30%gặp khó khăn Do ảnh hưởng của suy thoái, xây dựng ở Mỹ, EU, Nhật – ba thị trường nhậpkhẩu gỗ quan trọng của VN – sẽ giảm, kéo theo sức tiêu thụ mặt hàng gỗ giảm Ông VõTrường Thành, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trường Thành, cho biết từ đầu năm 2008 đếnnay, lợi nhuận của công ty giảm đều theo mỗi quý Quý IV/2007 công ty đạt lợi nhuận 26
tỉ đồng, quý I/2008 còn 13 tỉ đồng, đến quý III thì chỉ còn hơn 2 tỉ đồng Mỹ, EU, Nhậtđang chật vật chống chọi với suy thoái kinh tế nên khoảng 95% DN xuất khẩu VN gặp khókhăn do đối tác hủy hoặc cắt giảm hợp đồng Đa số khách chỉ đặt hàng bằng 30% – 60%
so với các hợp đồng cũ Có nhiều trường hợp, hàng đang sản xuất hoặc đã mở L/C rồinhưng phía đối tác vẫn thông báo giảm phân nửa, DN cũng phải chấp nhận Nhiều DNxuất khẩu gỗ cho hay do chi phí vốn quá cao, giá hàng gỗ xuất khẩu của VN cao hơn cácnước khác, khó cạnh tranh để giành đơn hàng Thậm chí, đến nay, giá một số mặt hàng đồ
gỗ xuất khẩu VN còn đắt hơn cả hàng gỗ sản xuất ngay tại Mỹ
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN, đầu năm 2008,ngân hàng siết cho vay ngoại tệ và áp dụng lãi suất cao, nhiều DN nhỏ và vừa không cótiền nhập gỗ nguyên liệu Các DN lớn nhập nguyên liệu số lượng lớn về bán lại cho DNnhỏ và vừa Nay xuất khẩu bị đình trệ, hợp đồng mua hàng giảm 30% – 40% nên cả DNlớn lẫn nhỏ đều bị chôn vốn Hiện còn khoảng 500.000 – 600.000 m3 gỗ nguyên liệu tồn ởcác cảng Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, chưa kể lượng gỗ tồn kho tại các DN…
Tuy nhiên, theo ông Quyền, khó khăn lớn nhất mà DN xuất khẩu gỗ phải đối mặt sắptới là đạo luật Lacey của Mỹ và Hiệp định Đối tác tự nguyện của EU (có hiệu lực từ năm2009), thắt chặt hơn việc quản lý nguồn gốc sản phẩm gỗ Ngoài ra, Mỹ và EU còn đòi hỏicác nhà xuất khẩu phải có chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụngđối với thực trạng trồng rừng tại VN Đây là những rào cản kỹ thuật mới do Mỹ và EUdựng lên, trong khi DN VN trước nay nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Myanmar, Lào,
Trang 12Campuchia… thường không có nguồn gốc rõ ràng, không đáp ứng các điều kiện của Mỹ,
EU đề ra “Nếu vượt qua được các rào cản kỹ thuật này, chất lượng sản phẩm tốt, giá cạnhtranh thì DN xuất khẩu gỗ mới hy vọng “sống tốt” – ông Quyền khẳng định
IV ỨNG PHÓ NHANH VỚI RÀO CẢN KỸ THUẬT:
Một loạt sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ gặp phải những rào cản kỹ thuậttại các thị trường xuất khẩu
Với mặt hàng dệt may, việc Đạo luật Bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ cóhiệu lực từ ngày 1/1/2010 là một thách thức lớn với các doanh nghiệp trong ngành Đạoluật này quy định, các lô hàng xuất khẩu vào Mỹ phải có giấy phép kiểm nghiệm của bênthứ ba xác nhận sản phẩm được sử dụng nguyên liệu đảm bảo an toàn cho sức khoẻ ngườitiêu dùng Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho ngườitiêu dùng
Quy định trên ràng buộc trách nhiệm rất lớn đối với nhà sản xuất và đòi hỏi quá trìnhkiểm nghiệm chất lượng sản phẩm dệt may, cũng như nguồn nguyên liệu rất khắt khe Yêucầu này đặt ra cho Việt Nam phải có phòng thí nghiệm hiện đại, đủ tiêu chuẩn để đượcphía Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận Ngành dệt may cũng phải nâng cấp các trungtâm giám định, kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ doanh nghiệptrong nước
Yêu cầu đã rõ và mục tiêu cũng được ngành dệt may đặt ra, nhưng với thời gian 3 tháng(ngày 1/1/2010, Đạo luật Bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ có hiệu lực) đanggây không ít khó khăn cho doanh nghiệp
Một lo ngại khác đặt ra với xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU là quy định1005/2008 của Uỷ ban châu Âu – EC (có hiệu lực từ ngày 1/1/2010) Đây được xem là ràocản lớn tác động tới xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam EC yêu cầu các
lô hàng xuất khẩu vào EU phải có cam kết về nguồn gốc thuỷ sản, hoặc chứng nhận khaithác của các nhà máy chế biến, trong khi đó, đến nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thốngkiểm soát để đáp ứng
Luật Lacey sửa đổi của Mỹ kể từ ngày 1/10/2009 sẽ thực hiện giai đoạn 3 Theo đó,khai báo nhập khẩu các sản phẩm gỗ sẽ được mở rộng, bổ sung các sản phẩm nằm trongchương 44 như bột giấy và ván ép, cùng một số sản phảm trong Chương 47 Việc mở rộngsản phẩm phải khai báo sẽ được tiếp tục vào tháng 4/2010
Theo Luật Lacey, việc khai báo của các nhà nhập khẩu về chi tiết các thông tin tên khoahọc của thực vật, giá trị nhập khẩu, khối lượng thực vật, tên của quốc gia mà thực vật đượcthu hoạch (có thể khác với nước xuất xứ thành phẩm)… là bắt buộc điều này đòi hỏi cácdoanh nghiệp Việt Nam phải hỗ trợ doanh nghiệp mua hàng những thông tin trên Nó cũngđồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu phải cập nhật các thông tin
có liên quan theo quy định của Luật Lacey để đáp ứng yêu cầu của đối tác
Bộ Công Thương cho biết, các rào cản này sẽ gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệpViệt Nam và Bộ sẽ cố gắng cập nhật thông tin để hỗ trợ doanh nghiệp Nhưng cũng dễnhận thấy, thời gian mà các quy định mới (được coi là rào cản kỹ thuật) có hiệu lực đangrất cập kề, đòi hỏi cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải “nhanh chân” hoàn tất nhữngkhâu chuẩn bị cuối cùng, để đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu mà thị trường xuấtkhẩu đặt ra
V LÀM THẾ NÀO ĐỂ DOANH NGHIỆP BIẾT MỘT PHÁP KỸ THUẬT “GÂY RA CẢN TRỞ KHÔNG CẦN THIẾTĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI” ?
Trang 13Theo Hiệp định TBT, các biện pháp kỹ thuật mà mỗi nước thành viên WTO áp dụngkhông được gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại.
Nguyên tắc này được hiểu theo cách thức khác nhau tuỳ thuộc vào loại biện pháp kỹthuật được áp dụng Cụ thể:
Đối với các quy chuẩn kỹ thuật (bắt buộc)
“Không gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại” được hiểu là:
Nhằm thực hiện một mục tiêu hợp pháp;
Không thắt chặt hoạt động thương mại ở trên mức cần thiết để đảm bảo thực hiện mụctiêu chính sách
Đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật (không bắt buộc)
Không có quy định rõ ràng để xác định vấn đề này Tuy nhiên, hiện đang có xu hướnghiểu các điều kiện này tương tự như cách hiểu đối với các quy chuẩn kỹ thuật
Đối với quy trình đánh giá sự phù hợp
“Không gây ra cản trở không cần thiết đối với thương mại” được hiểu là không chặt chẽ hơn mức cần thiết đủ để nước nhập khẩu có thể tin tưởng rằng sản phẩm liên quan phù
hợp với các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định
Việc xác định một biện pháp kỹ thuật có gây ra “cản trở không cần thiết đến thương mại” hay không là rất phức tạp và cần sự hỗ trợ của các chuyên gia Tuy nhiên, đây lại là điều có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp bởi nếu chứng minh được một yêu cầu kỹ thuật không đáp ứng được nguyên tắc này của WTO, doanh nghiệp có thể sẽ không phải tuân thủ các yêu cầu đó (nước áp dụng phải loại bỏ chúng theo các quy định của WTO)
Vì vậy nếu doanh nghiệp có được các thông tin liên quan, ví dụ biết rằng có biện phápkhác ít cản trở hơn mà vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát như biện pháp kỹ thuật đang ápdụng, doanh nghiệp có thể khiếu nại trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩuhoặc thông báo cho Chính phủ nước mình để có cách xử lý thích hợp, bảo vệ lợi ích củadoanh nghiệp
Phần II: BÁN PHÁ GIÁ
1 Bán phá giá là gì?
Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại
hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.
Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước
A sang nước B
Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà
sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu Và các “vụ
Trang 14kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một hình thức để hạn chế hành vi này.
Mặc dù thường được gọi là “vụ kiện”
(theo cách gọi ở Việt Nam), đây không
phải thủ tục tố tụng tại Toà án mà là một
thủ tục hành chính và do cơ quan hành
chính nước nhập khẩu thực hiện Thủ tục
này nhằm giải quyết một tranh chấp
thương mại giữa một bên là ngành sản
xuất nội địa và một bên là các nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngoài; nó không
liên quan đến quan hệ cấp chính phủ giữa
hai nước xuất khẩu và nhập khẩu
Vì trình tự, thủ tục và các vấn đề liên
quan được thực hiện gần giống như trình tự tố tụng xử lý một vụ kiện tại toà nên thủ tục
này còn được xem là “thủ tục bán tư pháp” Ngoài ra, khi kết thúc vụ kiện, nếu không
đồng ý với quyết định cuối cùng của cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Toà án(lúc này, vụ việc xử lý tại toà án thực sự là một thủ tục tố tụng tư pháp)
3 Thuế chống bán phá giá là gì?
Thuế chống bán phá giá là biệnpháp chống bán phá giá được sử dụngphổ biến nhất, được áp dụng đối vớisản phẩm bị điều tra và bị kết luận làbán phá giá vào nước nhập khẩu gâythiệt hại cho ngành sản xuất nước đó
Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước
ngoài nhập khẩu là đối tượng củaquyết định áp dụng biện pháp chốngbán phá giá
4 Vấn đề chống bán phá giá được quy định ở đâu?
Trong WTO, các nguyên tắc vềchống bán phá giá được quy định tại:
CÁC NHÓM NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
Nhóm các quy định về điều kiện áp thuế (cách thức xác định biên phá giá, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại, cách thức xác định mức thuế và phương thức áp thuế…)
Nhóm các quy định về thủ tục điều tra (điều kiện nộp đơn kiện, các bước điều tra, thời hạn điều tra, quyền tố tụng của các bên tham gia
vụ kiện, biện pháp tạm thời…)
CÁC NHÓM NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
Nhóm các quy định về điều kiện áp thuế (cách thức xác định biên phá giá, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại, cách thức xác định mức thuế và phương thức áp thuế…)
Nhóm các quy định về thủ tục điều tra (điều kiện nộp đơn kiện, các bước điều tra, thời hạn điều tra, quyền tố tụng của các bên tham gia
vụ kiện, biện pháp tạm thời…)
NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA
MỘT “VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ”
Đối tượng của vụ kiện là một loại hàng
hoá nhất định nhập khẩu từ một hoặc
một số nước xuất khẩu;
“Nguyên đơn” của vụ kiện là ngành sản
xuất nội địa nước nhập khẩu sản xuất
ra sản phẩm tương tự với sản phẩm bị
cho là bán phá giá gây thiệt hại;
“Bị đơn” của vụ kiện là tất cả các doanh
nghiệp nước ngoài sản xuất và xuất
khẩu loại hàng hoá, sản phẩm là đối
tượng của đơn kiện;
Cơ quan xử lý vụ kiện là một hoặc một
số cơ quan hành chính được nước
nhập khẩu trao quyền điều tra chống
bán phá giá và quyết định việc áp
dụng biện pháp chống bán phá giá
NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA
MỘT “VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ”
Đối tượng của vụ kiện là một loại hàng
hoá nhất định nhập khẩu từ một hoặc
một số nước xuất khẩu;
“Nguyên đơn” của vụ kiện là ngành sản
xuất nội địa nước nhập khẩu sản xuất
ra sản phẩm tương tự với sản phẩm bị
cho là bán phá giá gây thiệt hại;
“Bị đơn” của vụ kiện là tất cả các doanh
nghiệp nước ngoài sản xuất và xuất
khẩu loại hàng hoá, sản phẩm là đối
tượng của đơn kiện;
Cơ quan xử lý vụ kiện là một hoặc một
số cơ quan hành chính được nước
nhập khẩu trao quyền điều tra chống
bán phá giá và quyết định việc áp
dụng biện pháp chống bán phá giá