Xem xét lại các phán quyết của Cơ quan phúc thẩm về phương pháp Zeroing

Một phần của tài liệu Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Trang 27 - 28)

Tháng 4/2008, Cơ quan phúc thẩm (AB) công bố báo cáo "Các biện pháp chống bán phá giá cuối cùng của Mỹ đối với mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu từ Mehicô" (WT/DS344/AB/R).

AB xem xét các vấn đề chính sau:

· “Phá giá” và “Biên độ phá giá” là khái niệm liên quan tới nhà xuất khẩu hay nhà

nhập khẩu? – trong quá trình rà soát hành chính, Bộ Thương mại Mỹ đánh giá biên độ phá

giá trên cơ sở các nhà nhập khẩu đơn lẻ hơn là tổng giá trị hàng xuất khẩu từ các nhà xuất khẩu. AB khẳng định “Phá giá” và “Biên độ phá giá” là thuật ngữ gắn liền với người xuất khẩu và có nghĩa tương tự trong Hiệp định AD của WTO (ví dụ trong các cuộc điều tra ban đầu hoặc rà soát). AB bác bỏ quan điểm cho rằng ‘Biên độ phá giá” có nghĩa đặc biệt trong nội dung điều khoản 9.3 của ADA.

· Có “Phá giá” và “Biên độ phá giá” đối với một giao dịch đơn lẻ không? – như chú ý ở trên, AB kết luận rằng phá giá gia tăng từ việc quyết định giá của nhà xuất khẩu. Phá giá không thể có đối với 1 giao dịch đơn lẻ.

· Có được phép không tính tới lượng hàng mà giá xuất khẩu vượt quá giá trị thông

thường của hàng hóa (ví dụ Zeroing đơn giản) trong quá trình đánh giá thuế theo điều khoản 9.3 không? – AB khẳng định các cuộc rà soát và quá trình đánh giá thuế nhằm

mục đích đảm bảo mức thuế chống bán phá giá không vượt quá biên độ phá giá. Bởi vậy, biên độ phá giá áp dụng đối với nhà xuất khẩu có thể coi là một mức thuế AD trần áp đặt với hàng hóa mua từ nhà xuất khẩu. AB không coi cơ sở của các giao dịch vượt quá giá trị thông thường hàng hóa là phá giá nhằm mục đích xác định sự tồn tại và mức độ của phá giá trong điều tra ban đầu hay là ‘phi phá giá’ nhằm mục đích đánh giá trách nhiệm cuối cùng thanh toán thuế chống bán phá giá trong điều tra rà soát định kỳ. Nếu không 2 tình huống sẽ không khớp nhau.

· Rà soát định kỳ không loại trừ đánh giá thuế đối với người nhập khẩu – Tại Mỹ, các nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm, ít nhất là một phần, về hành vi phá giá Trong bản tường trình, Mỹ nói rằng nếu ‘biên độ phá giá của một nhà nhập khẩu phải bằng trung bình cộng để bù đắp cho các giao dịch của một nhà nhập khẩu khác được bán trên giá trị thông thường và do đó một nhà nhập khẩu có thể phải chịu trách nhiệm đối với các mặt hàng bị bán phá giá bởi nhà nhập khẩu khác mà không thể kiểm soát. Tuy nhiên, AB tuyên bố việc đánh giá nghĩa vụ thuế chống bán phá giá cuối cùng của một nhà nhập khẩu trên cơ sở giao dịch của chính họ không được loại trừ, tuy nhiên, bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý về biên độ phá giá chung cho nhà xuất khẩu.

· Ý nghĩa của hệ thống thu thuế giá trị thông thường ước tính – AB xem xét vấn đề xảy ra với hệ thống thuế giá trị thông thường ước tính (được cam kết WTO chấp thuận). Ví dụ, nếu giá tối thiểu, thuế chống bán phá giá có thể được tính theo các giao dịch đơn lẻ của người nhập khẩu. Trong trường hợp này, thuế không chỉ được trả khi giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường. Với các giao dịch giá xuất khẩu cao hơn giá trị thông thường thì không phải chịu thuế (Zeroing). AB tuyên bố rằng có sự khác nhau giữa thu thuế tại thời điểm nhập khẩu và xác định trách nhiệm thuế cuối cùng của nhà nhập khẩu cũng như biên

độ phá giá đối với nhà xuất khẩu. Trong hệ thống giá trị thông thường kỳ vọng, AB chỉ ra quan điểm có thể được châm ngòi nếu giá trị thông thường ước tính được xác định hợp lý và do đó mức trần theo điều khoản 9.3 sẽ bị vi phạm. Điều này có ý nghĩa trong việc sử dụng giá tối thiểu như một hình thức của biện pháp chống bán phá giá.

· Không có qui định nào liên quan tới các hình thức của Zeroing – AB tuyên bố rằng vấn đề ‘phá giá có mục tiêu’ không phải là vấn đề nếu ra trước Ban hội thẩm hoặc AB. Bởi vậy, không cần qui định về Zeroing có được cho phép theo câu 2 của điều khoản 2.4.2.

AB kết luận rằng phương pháp Zeroing đơn giản trong rà soát định kỳ không phù hợp với các nghĩa vụ theo WTO. Điều này trái với kết luận của Ban Hội thẩm.

Một phần của tài liệu Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w