Australia xem xét điều khoản “tình hình thị trường cụ thể”

Một phần của tài liệu Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Trang 25 - 26)

Tháng 12/2008, Australia công bố một tham luận về điều khoản “tình hình thị trường cụ thể” trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO (điều khoản 2.2). Tham luận đưa ra hướng dẫn về việc chuẩn bị và thí điểm áp dụng thuế chống bán phá giá trên cơ sở khiếu nại rằng việc chính phủ can thiệp vào giá bán trong nước khiến giá bán không phù hợp trong tính toán giá trị thông thường.

Trong một trường hợp đặc biệt, giá bán nội địa có thể bị điều tiết bởi chính phủ. Tham luận nhấn mạnh rằng ở bất kì nền kinh tế nào cũng có khả năng nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nhưng Trung Quốc là đối tượng bị kiện về vấn đề này trong thời gian gần đây.

Không giống như Mỹ và EU (như đã đề cập ở trên), Australia hiện tại áp dụng đãi ngộ với Trung Quốc như một nền kinh tế thị trường trong các cuộc điều tra chống bán phá giá. Tham luận cho hay, như đối với các nền kinh tế thị trường khác, Úc không tự động giả định rằng giá bán nội địa tại Trung Quốc không phù hợp trong sử dụng để xác định giá trị thông thường của hàng hoá. Tuy nhiên, trong các nền kinh tế thị trường mới thành lập gần đây, điều khoản liên quan tới “tình hình thị trường cụ thể” có thể được sử dụng trong các tình huống mà chính phủ vẫn can thiệp vào nền kinh tế.

Tham luận đưa ra các ý tưởng về việc nguyên đơn muốn kiện giá bán trong nước không phù hợp để tính giá trị thông thường có thể chứng minh tại sao giá không hợp lý và không hợp lý như thế nào.

Các vấn đề trọng yếu được thảo luận bao gồm:

· Ảnh hưởng từ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và giá bán nội địa cần phải được ước lượng bằng thiệt hại vật chất để chứng minh giá nội địa không phù hợp với việc sử dụng trong tính toán giá trị thông thường. Nếu chính phủ chỉ can thiệp một phần nhỏ thì nói chung không đủ để khẳng định giá nội địa không phù hợp với tính toán giá trị thông thường.

· Đối với khiếu nại về trợ cấp trong nước chỉ có thể bị xem xét trong điều tra tự vệ, tham luận nhấn mạnh rằng trợ cấp nội địa có thể ảnh hưởng tới sự hợp lý của giá bán nội địa và do đó có thể thích hợp trong bối cảnh này.

· Đối với các doanh nghiệp nhà nước, lời buộc tội chính phủ can thiệp làm cho giá nội địa không hợp lý là không đủ. Bằng chứng cần phải cho thấy rõ ràng sự ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước và tầm ảnh hưởng của chúng đủ lớn để làm cho giá không hợp lý bằng cách xem xét trên khía cạnh mức độ thường xuyên của kiểm soát nhà nước về giá, liệu có doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên thị trường cũng như liệu các doanh nghiệp nhà nước có đang hoạt động phi lợi nhuận hay không,….

· Luận điểm khác liên quan tới cơ chế vận hành VAT, sự can thiệp của chính phủ vào giá đầu vào, chi phí điện và chi phí vận chuyển gây ảnh hưởng vật chất rõ rệt trên thị trường.

Một phần của tài liệu Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w