1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuyển tập văn 11 - phần 1

100 343 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 723,5 KB

Nội dung

Từ ấy của Tố Hữu Từ ấy Tác giả: Tố Hữu Tố Hữu là nhà thơ có vị trí rất quan trọng trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Trong thơ Tố Hữu, cái Tôi trữ tình, trẻ trung, sôi nổi và đầy nhiệt huyết là cái Tôi gắn với cách mạng, cái Tôi mang trong mình lí tưởng cộng sản. Với tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đã bắc chiếc cầu nối giữa hình thức thơ mới với thơ ca yêu nước và cách mạng. Giữa lúc các nhà thơ mới còn băn khoăn, còn đắm mình trong nỗi buồn đau, cô đơn tuyệt vọng, thì Tố Hữu với Từ ấy đã cất lên khúc hát ngợi ca lí tưởng cách mạng và tự tin khẳng định sự đúng đắn của con đường mình đã chọn. Từ ấy thể hiện tâm trạng háo hức, tràn đầy niềm tin và hi vọng của người cộng sản trẻ tuổi. lí tưởng cộng sản.− 1939. Năm 1930, Đảng Cộng sản ra đời, lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tố Hữu thuộc lớp thanh niên sớm được giác ngộ cách mạng. Và người thanh niên với trái tim tuổi hai mươi đang căng đầy sự sống đã đến với cách mạng bằng niềm phấn khích của người vừa tìm thấy con đường lí tưởng của đời mình. Nhân vật trữ tình của bài thơ là người cộng sản trẻ tuổi với quan niệm cao đẹp về lí tưởng sống −Đặt bài thơ vào hoàn cảnh xã hội, chính trị, văn hoá thời điểm nó ra đời mới hiểu và lí giải được những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Bài thơ ra đời vào thời kì cách mạng Dân tộc dân chủ 1936 I/ Tìm hiểu chung 1. Tác giả Huế. Tốt nghiệp Thành chung (cũ).−Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại Hội An, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên của Tố Hữu được sáng tác từ những năm 1937 - 1938. Tháng 4 - 1939, ông bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3 - 1942, Tố Hữu vượt ngục ĐacLay, tiếp tục hoạt động cách mạng bí mật đến năm 1945. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Trung ương và Chính phủ. Tác phẩm đã xuất bản : Từ ấy (thơ, 1946), Việt Bắc (thơ, 1954), Gió lộng (thơ, 1961), Máu và hoa (thơ, 1971), Ra trận (thơ, 1972), Một tiếng đờn (thơ, 1992), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981). Giải thưởng văn học : giải Nhất Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1954 - 1955 (tập thơ Việt Bắc) ; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, 1996) ; Giải thưởng văn học ASEAN (1999). Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị. ở ông, con người chính trị và con người thi sĩ thống nhất làm một. Chặng đường thơ của ông gắn liền với những chặng đường cách mạng của cả dân tộc. Mỗi tập thơ của ông đánh dấu một giai đoạn lịch sử của đất nước. Cả sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình, ông dành trọn vẹn cho cảm hứng cách mạng vì thế thơ ông luôn sục sôi ý chí cách mạng. Chỉ đến tập thơ cuối đời, tập Một tiếng đờn, thơ ông mới lắng xuống với giọng điệu thâm trầm đầy trải nghiệm. 2. Tác phẩm Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu, tập hợp những sáng tác của ông từ 1937 đến 1946, thể hiện niềm say mê lí tưởng và niềm khát khao chiến đấu hi sinh cho cách mạng. Tập thơ gồm ba phần : Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Bài Từ ấy rút từ phần Máu lửa. II/ Đọc-hiểu văn bản 1. Niềm vui sướng say mê của nhân vật trữ tình khi gặp lý tưởng của Đảng Khổ thơ đầu tiên của bài thơ diễn tả tâm trạng vui sướng của nhân vật trữ tình tác giả khi bắt gặp lí tưởng cộng sản : Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim… nơi chân lí chói sáng. Bắt gặp ánh sáng ấy, tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi bừng dậy sức sống, nó được ví như một vườn cây đầy sức sống. Nhịp thơ dồn dập, câu thơ nối dòng đã thể hiện thành công tâm trạng vui mừng của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng lạc quan tin tưởng vào con đường cách mạng của người thanh niên trẻ chưa gặp thất bại và những gian khổ trên con đường hoạt động cách mạng.−Một vấn đề chính trị, vấn đề lí tưởng sống, nhưng đã được tác giả thể hiện bằng một hình thức “rất đỗi trữ tình”. Niềm vui được thể hiện một cách tự nhiên và thành thực. “Từ ấy” là từ khi được giác ngộ cách mạng, được dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Cùng thời với nhân vật trữ tình, những năm ba mươi ấy, khi mà cách mạng Việt Nam còn hoạt động bí mật, có rất nhiều thanh niên Việt Nam có tấm lòng yêu nước thương nòi, nhưng họ đã không thể hoặc không có cơ hội để đến với cách mạng. Lớp thanh niên ấy đã rơi vào tâm trạng bế tắc, chán chường, người thì tìm đến với thế giới cô đơn, người lại tìm đến với thế giới tưởng tượng để trốn tránh hiện thực hoặc tìm quên bằng những cách của riêng mình. Tâm trạng bế tắc của lớp thanh niên ấy được thể hiện rất rõ trong thơ mới. Nhân vật trữ tình của bài thơ may mắn hơn. Anh đã tìm ra con đường đi cho cuộc đời mình, đó là con đường chung của cả dân tộc. Để thể hiện niềm vui ấy, nhà thơ đã chọn dùng một loạt từ ngữ gợi hình và gợi cảm : bừng (nắng hạ), chói (qua tim), rất đậm (hương), rộn (tiếng chim). Đây đều là những từ ngữ có khả năng biểu hiện trạng thái mạnh của sự vật, sự việc. Nó vừa đột ngột, vừa mạnh mẽ, vừa sôi nổi và sâu sắc. Vì thế nó thể hiện được trạng thái cảm xúc hưng phấn của nhân vật trữ tình. Khổ thơ như tiếng reo vui đầy phấn chấn. ánh sáng của cách mạng chói sáng như “nắng hạ”, như “mặt trời” soi đường cho nhân vật trữ tình. Khi đất nước mất chủ quyền, nhân dân sống trong lầm than nô lệ, cả dân tộc như chìm trong đêm tối, mỗi người phải tự dò dẫm để tìm ra con đường sống cho mình. Cách mạng đã soi đường cho người chiến sĩ trẻ. Cách mạng không chỉ là ngọn đèn mà là “mặt trời” Sau giây phút đầy hào hứng và vui mừng, tâm trạng nhân vật trữ tình tạm lắng xuống, suy tư hơn. Hai khổ thơ tiếp theo thể hiện nhận thức của nhân vật trữ tình về con đường cách mạng mình đã chọn. Đó là sự thức tỉnh về mối quan hệ tình cảm cách mạng, tình cảm dân tộc. Cùng thời với Tố Hữu, nhưng khi chưa đến được với cách mạng, nhà thơ Chế Lan Viên viết : Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa Xuân Diệu thì cực đoan : Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta Còn Huy Cận thì cảm thấy bơ vơ, nhỏ nhoi trước cảnh “sông dài, trời rộng, bến cô liêu” với tâm trạng “lòng quê dợn dợn vời con nước”. Tiến bộ như người li khách ra đi vì chí nhớn nhưng vẫn đượm buồn và phảng phất nỗi lẻ loi đơn độc : Li khách ! Li khách con đường nhỏ Chí nhớn chưa về bàn tay không Đó là tâm trạng của những thanh niên chưa tìm được vị trí của mình trong lòng dân tộc, chưa có tình cảm cách mạng. Vẫn là một cái Tôi cá nhân Sau khi bừng ngộ, phục sinh là sự đổi đời: Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Khi được giác ngộ cách mạng, nhân vật Tôi coi như mình đã thuộc về dân tộc, về nhân dân. Cái Tôi ấy không còn tách rời mà hoà trong cái Ta chung của cả dân tộc để tạo nên khối đại đoàn kết, làm nên sức mạnh dân tộc. Đây là một nhận thức đúng đắn, thể hiện sự giác ngộ cách mạng sâu sắc của nhà thơ. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh và từ ngữ có khả năng biểu hiện rõ mối quan hệ tình cảm cách mạng : buộc, trang trải, gần gũi, khối đời. Những từ ngữ ấy đã cụ thể hoá tình cảm cách mạng vốn là những khái niệm rất trừu tượng. nhưng nhân vật trữ tình trong Từ ấy thì khác hẳn. Anh đã ý thức rất rõ mối quan hệ tình cảm của mình với nhân dân 2. Những nhận thức về lẽ sống Sau khi bừng ngộ, phục sinh là sự đổi đời: Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Khi được giác ngộ cách mạng, nhân vật Tôi coi như mình đã thuộc về dân tộc, về nhân dân. Cái Tôi ấy không còn tách rời mà hoà trong cái Ta chung của cả dân tộc để tạo nên khối đại đoàn kết, làm nên sức mạnh dân tộc. Đây là một nhận thức đúng đắn, thể hiện sự giác ngộ cách mạng sâu sắc của nhà thơ. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh và từ ngữ có khả năng biểu hiện rõ mối quan hệ tình cảm cách mạng : buộc, trang trải, gần gũi, khối đời. Những từ ngữ ấy đã cụ thể hoá tình cảm cách mạng vốn là những khái niệm rất trừu tượng. 3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu Quan niệm về lí tưởng cộng sản của nhà thơ được thể hiện rõ hơn ở khổ thơ cuối : Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ… Nhân vật trữ tình đã ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với dân tộc khi anh dấn thân vào con đường cách mạng. Làm người cách mạng thì bản thân mình không còn là của riêng mình nữa. Người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã đặt lên vai mình nhiệm vụ cách mạng cao cả. Và anh đã sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cách mạng. Là “con”, là “em”, là “anh” của những người cùng khổ, anh đã tự nguyện gắn mình vào mối quan hệ máu thịt với họ, những người đã và đang chịu cảnh nô lệ lầm than. Và chính những con người ấy là lực lượng nòng cốt của cách mạng. Người chiến sĩ trẻ hoàn toàn tin tưởng vào con đường mình đã chọn. Thái độ của anh đầy quyết tâm và dứt khoát. Nhà thơ đã dùng biện pháp lặp từ để biểu hiện thái độ dứt khoát của nhân vật trữ tình. Nhịp thơ mạnh cùng những từ được lặp lại để, là đã thể hiện ý chí cánh mạng của người chiến sĩ trẻ. Giọng điệu nổi bật của bài thơ là giọng vui tươi, dứt khoát, hào hứng và đầy quyết tâm. Đó là giọng điệu thể hiện niềm hạnh phúc của người thanh niên đã tìm ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình. Từ ấy thuộc phần Máu lửa, phần đầu của tập thơ Từ ấy. Bài thơ được sáng tác trong những ngày đầu tham gia cách mạng. Dù đã đi trên con đường cách mạng, đã nhận thức được nhiệm vụ, trách nhiệm của người cộng sản và phần nào hình dung được những gian khổ của cuộc đời cách mạng, nhưng lại chưa phải trải qua những giam cầm, đày ải và sự khắc nghiệt thực sự của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vì vậy giọng thơ là giọng điệu lạc quan, tin tưởng và tràn đầy niềm tin hi vọng. Nhưng cũng chính niềm lạc quan cách mạng ấy đã làm nên sức mạnh để người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi có đủ sức mạnh vượt qua những gian nan khổ cực của cuộc đời hoạt động cách mạng sau này. Với Từ ấy, nhà thơ Tố Hữu đã mang đến cho thơ ca Việt Nam một giọng thơ mới, giọng thơ trẻ trung, đầy niềm tin cách mạng. Bài thơ đã giúp cho thế hệ sau có cơ hội hiểu rõ hơn về một thời gian khổ nhưng đáng tự hào của dan tộc mình. Nó cũng góp phần lí giải vì sao dân tộc Việt Nam lại có đủ sức mạnh để chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn mình như vậy. III/ Tổng kết 1. Nội dung Từ ấy thể hiện niềm hạnh phúc vô bờ của một thnah niên trẻ tuổi bắt gặp lý tưởng cách mạng, tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình. Bài thơ là niềm say mê là khát vọng cống hiến trọn đời cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhà thơ đã đưa ra một quan niệm sống đúng đắn, đó là quan niệm sống đúng đắn, đó là quan niêm sống vì cộng đồng, vì dân tộc. Những hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm, đặc biệt là việc sử dụng nghệ thuật ẩn dụ mang sắc thai thẩm mỹ cao. 2. Nghệ thuật Cách xưng hô tôi của nhân vật trữ tình làm bật lên cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ, khẳng định một cái tôi nghệ sĩ trán đầy khát vọng, mơ ước, lý tưởng. Cách diễn đạt giản dị, tự nhiên, điệp từ để, là được sử dụng sáng tạo thể hiện nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở. Bài thơ có giọng điệu say sưa, náo nức, đầy sảng khoái. Lai tân của Hồ Chí Minh Lai tân Tác giả: Hồ Chí Minh “Nhật kí trong tù không phải là một lời thanh minh hay là lời cảm khái về thân phận long đong, cực khổ của một người tù. Và giá trị của Nhật kí trong tù cũng không phải ở chỗ đã xây dựng được “một biểu tượng lớn của Việt Nam và một phần nhân loại ở thế kỉ XX : hình tượng người tù, hình tượng người lưu đày”. Nhật kí trong tù đã tố cáo cái tính chất phi lí, bất công vốn là nét bản chất của chế độ xã hội thối nát Tưởng Giới Thạch”( ). Nội dung này được thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của Bác. Việc Bác bị bắt cũng chính là hậu quả của chế độ bất công, vô nhân đạo của chính quyền Tưởng. Cũng là đại biểu đi dự hội nghị các nước Đồng minh chống phát xít, trong khi các đoàn đại biểu Mĩ, Anh được đón tiếp nhiệt tình thì Bác, đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh lại bị bắt giam. Trong những ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mắt thấy tai nghe bao nhiêu điều ngang trái chốn nhà tù. Chế độ nhà tù thối nát, vô nhân đạo đã được tái hiện trong nhiều bài thơ của Bác. Trong đó, Lai Tân là một bài thơ tiêu biểu cho nghệ thuật châm biếm thâm thuý của Bác. I/ Giới thiệu chung Bài thơ thuộc tập Nhật kí trong tù, ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày Bác bị giam cầm trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Thành công của bài thơ là nghệ thuật châm biếm sắc sảo, độc đáo, với giọng điệu tự sự xen lẫn trữ tình với một kết cấu chặt chẽ. Bài thơ có giọng điệu rất bình thản và khách quan. Bốn câu thơ chia làm hai phần, ba câu đầu và câu cuối. Ba câu đầu là giọng điệu tự sự, câu cuối thể hiện thái độ của Bác. Câu thơ cuối tạo nên tính chất bất ngờ cho toàn bài. Nội dung tư tưởng và giá trị của bài thơ được tập trung bởi sự mâu thuẫn giữa hai phần của bài thơ. II/ Tìm hiểu văn bản 1. Cảnh tượng nhơ nhớp, bẩn thỉu ở chốn tù ngục(3 câu đầu) Ba câu đầu, tác giả lần lượt kể về “công việc” của các nhà chức trách. Mỗi người một việc và họ đều rất say mê với công việc của mình : Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn, huyện trưởng làm công việc Chuyện đánh bạc của đám quan lính cai ngục đã được Bác nói đến trong nhiều bài thơ thuộc tập Nhật kí trong tù. Đánh bạc là việc chính của bọn cai ngục. Một điều rất phi lí là chính quyền bắt những người đánh bạc ở ngoài cho vào tù. Còn những kẻ cai tù, đại diện cho cái chính quyền coi đánh bạc là phạm pháp ấy lại ngang nhiên đánh bạc và hành động ấy là “chuyên”. Còn bọn quan lính giải người thì ăn đút lót, hành hạ người tù để họ phải nộp tiền cho chúng. Câu 1, giọng điệu khách quan thản nhiên. Đến câu 2, thái độ của người kể đã bắt đầu bộc lộ, dù rất kín đáo, với việc sử dụng cụm từ kiếm ăn quanh. “Kiếm ăn” chỉ hành động kiếm tiền một cách bẩn thỉu của những kẻ được coi là đại diện cho luật pháp. Câu thứ ba, tác giả lại dùng lối nói châm biếm rất sâu cay, thâm thuý về việc làm của “huyện trưởng”. Có vẻ như huyện trưởng rất lo lắng cho việc công. Nhưng đặt câu thơ trong toàn bài, trong mối quan hệ với ba câu còn lại có thể hiểu ngay “làm công việc” của huyện trưởng là gì. Chắc chắn không phải là hết lòng với việc riêng. Nếu vị huyện trưởng say sưa với công việc như vậy thì không thể có chuyện “chuyên đánh bạc” và “kiếm ăn quanh” ở trên. Và tác giả cũng không thể dùng cụm từ vẫn thái bình ở câu bốn. Vậy, “chong đèn làm công việc” ở đây là say sưa bên bàn đèn thuốc phiện, bên chiếu bạc hay những công việc không mấy sạch sẽ trong đêm. 2. Trời đất Lai Tân vẫn thái bình Câu thơ cuối tạo nên kết cấu bất ngờ cho toàn bài thơ. Mâu thuẫn trào phúng, tính chất châm biếm của bài thơ được tạo nên bởi mâu thuẫn này. Trời đất Lai Tân vẫn thái bình. Đây là kiểu thái bình giả tạo. Bộ máy chính quyền thối nát đến như thế thì làm sao có được thái bình cho dân chúng. Những kẻ đại diện cho chính quyền, có trách nhiệm đảm bảo sự ổn định, thái bình cho xã hội lại là những kẻ nhũng nhiễu nhiều nhất. Hồ Chí Minh đã dùng văn thơ như một thứ vũ khí chiến đấu vô cùng sắc bén và có hiệu quả trong sự nghiệp cách mạng của mình. Và bút pháp trào phúng là bút pháp chủ lực tạo nên sức mạnh chiến đấu trong sáng tác của Người. Lai Tân là một trong những bài thơ sử dụng thành công bút pháp này. Bằng việc chọn phác hoạ hành động của mấy tên cầm quyền trong chính quyền Tưởng, Người đã khái quát hoá bộ mặt thối nát của xã hội Trung Quốc thời kì những năm bốn mươi của thế kỉ XX. Bằng những thủ pháp nghệ thuật châm biếm, tài tình, bài thơ hướng tới mục đích đả kích mạnh mẽ sự thối nát vô nhân đạo của chế độ nhà tù nói riêng và chế độ XH Trung Quốc nói chung- thời Tưởng Giới Thạch Bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, luận đề Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người cũng để lại một sự nghiệp văn học đa dạng, phong phú. Nhật ký trong tù là tập thơ viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh trong thời kỳ Người bị giam giữ ở nhà lao của bọn Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. Tập thơ chẳng những cung cấp cho ta những hiểu biết về chế độ lao tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch, mà quan trọng hơn còn giúp ta hiểu rõ vẻ đẹp tâm hồn của chính bản thân người đã sáng tạo ra nó, nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể thấy rõ điều đó qua hai bài Chiều tố (Mộ) và Giải đi sớm (Tảo giải) trong tập thơ. Cả hai bài thơ Bác đều viết trong gông cùm xiềng xích, trên đường chuyển lao đầy cực nhọc, khổ ải. Ý 2: Những biểu hiện cụ thể: Là nhật ký, tác phẩm còn là tập thơ trữ tình nên thiên về việc bộc lộ thế giới bên trong, thế giới tâm hồn của người sáng tạo. Đó là lòng nhân ái bao la, là tình yêu cuộc sống sâu nặng, là tâm hồn của con người có sự tự do tinh thần tuyệt đối, là cốt cách vững vàng a. Lòng nhân ái bao la, tình yêu cuộc sống sâu nặng - Yêu thiên nhiên, tạo vật. Qua hai bài thơ, hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm vị trí nổi bật. Bác nâng niu từng biểu hiện của sự sống: “cánh chim”, “đám mây” Có ai ngờ, thiên nhiên lại hiện lên đẹp và sáng đến thế trong bài thơ Bác bị giải đi vào lúc nửa đêm. - Quan tâm tới con người. Dù trong hoàn cảnh nào, Bác cũng không quên nghĩ tới con người. Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối với Bác là vẻ đẹp của cuộc sống bình dị. Ngọn lửa hồng reo vui trong bếp lửa gia đình, lòng Bác như cũng reo vui với nó (dẫn chứng). b. Một tâm hồn tự do, không tù ngục, xích xiềng nào giam giữ nổi. Gặp cảnh bình minh trên đường đi chuyển lao, lòng Bác tràn ngập niềm hân hoan (dẫn chứng). c. Một tâm hồn có tinh thần “thép” vượt qua những đọa đày về thể xác, mọi thử thách khốc liệt về tinh thần. - Qua hình ảnh “quyện điểu” và “cô vân”, ta bắt gặp thoáng buồn, thoáng cô đơn rất người của Bác. Nhưng trước ngọn lửa hồng Bác quên đi việc mình chưa được dừng chân trên con đường đày ải mà để lòng mình reo vui cùng ngọn lửa, để hình ảnh tỏa ấm trên trang thơ, xua tan cái lạnh lẽo, cô đơn của lòng người và cảnh vật. Ngọn lửa hồng trở thành vẻ đẹp tinh thần của nhà cách mạng. - Giá rét căm căm từng đợt, quất ngược sự giá buốt vào mặt nhưng Bác không để cái khắc nghiệt của thiên nhiên chế ngự mình. Câu thơ đọc lên nghe rắn rỏi lạ thường: “Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng - Nghênh diện thu phong trận trận hàn”. d. Một tâm hồn lạc quan, tin tưởng - Cả hai bài thơ kết thúc bằng hình ảnh ngọn lửa hồng và cảnh bình minh mang lại cảm giác phấn chấn, lạc quan. Lời thơ ám dụ vời vợi lòng tin. e. Một hồn thơ phong phú - Thi hứng đã đến với Người trong những giờ phút nặng nề, cực nhọc nhất của cuộc đời, ngay cả trong lúc đối với người bình thường, cảm xúc thơ dễ bị triệt tiêu nhất hoặc không cất lên nổi: “Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”. Cốt cách thi nhân ở Bác thể hiện ở niềm rung động trước cái đẹp, dù trong cảnh huống nào. - Niềm rung động ấy được thể hiện bằng những vần thơ vừa cổ kính, vừa hiện đại của một tâm hồn nghệ sĩ mang cốt cách phương Đông. Hồn thơ Hồ Chí Minh bắt rễ rất sâu vào truyền thống dân tộc, truyền thống phương Đông. Cảm nhận về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" Cảm nhận về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" Cảm nhận thơ trữ tình xét cho cùng là cảm nhận "cái tình" trong thơ và tâm trạng của nhân vật trữ tình trước thiên nhiên, vũ trụ, đất trời. Đến với thơ ca lãng mạn Việt Nam, giai đoạn 1932 -1945 "ta thoát lên trên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu" (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam). Đúng thế, bạn đọc đương thời và hôm nay yêu thơ của Hàn Mặc Từ bởi chất "điên cuồng" của nó. Chính "chất điên" ấy đã làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, mới mẻ của Hàn Mặc Tử. "Chất điên" trong thơ ông chính là sự thay đổi của tâm trạng khó lường trước được. Nét phong cách đặc sắc ấy đã hội tụ và phát sáng trong cả bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của nhà thơ rất tài hoa và cũng rất đỗi bất hạnh này. "Đây thôn Vĩ Dạ" trích từ tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử. Với lời trách cứ nhẹ nhàng dịu ngọt vừa như một lời mời, Hàn Mặc Tử trở về với thôn Vĩ Dạ trong mộng tưởng: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cây nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ - một làng kề sát thành phố Huế bên bờ Hương Giang với những vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ, tươi mát làm sao. Đó là một hàng cau thẳng tắp đang tắm mình dưới ánh “nắng mới lên” trong lành. Chưa hết, rất xa là hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” còn rất gần lại là “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. “Mướt quá” gợi cả cây nhung non tràn trề sức sống xanh tốt. Màu “mướt quá” làm cho lòng người như trẻ hơn và vui tươi hơn. Lời thơ khen cây cối xanh tốt nhưng lại nhu huyền ảo, lấp lánh mới thấy hết cẻ đẹp của “vườn ai”. Trong không gian ấy hiện lên khuôn “mặt chữ điền” phúc hậu, hiền lành vừa quen vừa lạ, vừa gần, vừa xa, vừa thực vừa ảo bởi “lá trúc che ngang”. Câu thơ đẹp vì sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. “Trúc xinh” và “ai xinh” bên nhau làm tôn lên vẻ đẹp của con người. Như vậy tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đoạn thơ này là niềm vui, vui đến say mê như lạc vào cõi tiên, cõi mộng khi được trở về với cảnh và người thôn Vĩ. Khổ thơ thứ hai đột ngột chuyển sắc thái của cảnh: "Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?" Cũng cùng không gian là thôn Vĩ Dạ nhưng thời gian có sự biến đổi từ “nắng mới lên” sang chiều tà. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng có sự biến đổi lớn. Trong mắt thi nhân, bầu trời hiện lên “Gió theo lối gió mây đường mây” trong cảnh chia li, uất hận. Biện pháp nhân hóa cho chúng ta thấy điều đó. “Gió theo lối gió” theo không gian riêng của mình và mây cũng thế. Câu thơ tách thành hai vế đối nhau; mở đầu vế thứ nhất là hình ảnh “gió”, khép lại cũng bằng gió; mở đầu vế thứ hai là “mây”, kết thúc cũng là “mây”. Từ đó cho ta thấy “mây” và “gió” như những kẻ xa lạ, quay lưng đối với nhau. Đây thực sự là một điều nghịch lí bởi lẽ có gió thổi thì mây mới bay theo, thế mà lại nói “gió theo lối gió, mây đường mây”. Thế nhưng trong văn chương chấp nhận cách nói phi lí ấy. Tại sao tâm trạng của nhân vật trữ tình vốn rất vui sướng khi về với thôn Vĩ Dạ trong buổi ban mai đột nhiên lại thay đổi đột biến và trở nên buồn như vậy?. Trong mộng tưởng, Hàn Mặc Tử đã trở về với thôn Vĩ nhưng lòng lại buồn chắc có lẽ bởi mối tình đơn phương và những kỉ niệm đẹp với cảnh và người con gái xứ Huế mộng mơ làm nên tâm trạng ấy. Quả thật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên cảnh vật xứ Huế vốn thơ mộng, trữ tình lại bị nhà thơ miêu tả vô tình, xa lạ đến như vậy. Bầu trời buồn, mặt đất cũng chẳng vui gì hơn khi “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Dòng Hương Giang vốn đẹp, thơ mộng đã bao đời đi vào thơ ca Việt nam thế mà bây giờ lại “buồn thiu” – một nỗi buồn sâm thẳm, không nói nên lời. Mặt nước buồn hay chính là con sóng lòng "buồn thiu” của thi nhân đang dâng lên không sao giấu nổi. Lòng sông buồn, bãi bờ của nó còn sầu hơn. “Hoa bắp lay” gợi tả những hoa bắp xám khô héo, úa tàn đang “lay” rất khẽ trong gió. Cảnh vật trong thơ buồn đến thế là cùng. Thế nhưng đêm xuống, trăng lên, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại thay đổi: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay” Sông Hương “buồn thiu” lúc chiều dưới ánh trăng đã trở thành “sông trăng” thơ mộng. Cắm xào đậu bên trên con sông đó là “thuyền ai đậu bến”, là bức tranh càng trữ tình, lãng mạn. Hình ảnh “thuyền” và “sông trăng” đẹp, hài hòa biết bao. Khách đến thôn Vĩ cất tiếng hỏi xa xăm “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Liệu “thuyền ai” đó có chở trăng về kịp nơi bến hẹn, bến đợi hay không? Câu hỏi tu từ vang lên như một nỗi lòng khắc khoải, chờ đợi, ngóng trông được gặp gương mặt sáng như “trăng’ của người thôn Vĩ trong lòng thi nhân. Như thế mới biết nỗi lòng của nhà thơ giành cho cô em gái xứ Huế tha thiết biết nhường nào. Tình cảm ấy quả thật là tình cảm của “Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy. Ngàn năm nào dễ mấy ai quên” (Thế Lữ). Đến đây ta hiểu thêm về lòng “buồn thiu” của nhân vật trữ tình trong buổi chiều. Như vậy diễn biến tâm lí của thi nhân hết sức phức tạp, khó lường trước được. Chất “điên” của một tâm trạng vui với cảnh, buồn với cảnh, trông ngoáng, chờ đợi vẫn được thể hiện ở khổ thơ kết thúc bài thơ này: “Mơ khách đường xa khách dường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” Vẫn là một tâm trạng vui sướng được đón “khách đường xa” - người thôn Vĩ đến với mình, tâm trạng nhân vật trữ tình lại khép lại trong một nỗi đau đớn, hoài nghi “Ai biết tình ai có đậm đà?”. “Ai” ở đây vừa chỉ người thôn Vĩ vừa chỉ chính tác giả. Chẳng biết người thôn Vĩ có còn nặng tình với mình không? Và chẳng biết chính mình còn mặn mà với “áo em trắng quá” hay không? Nỗi đau đớn trong tình yêu chính là sự hoài nghi, không tin tưởng về nhau. Nhân vật trữ tình rơi vào tình trạng ấy và đã bộc bạch lòng mình để mọi người hiểu [...]... kết hôn, Anne sinh được một người con gái, Susanna, được rửa tội vào ngày 26 tháng 5 năm 15 83 Cặp song sinh một trai Hamnet và một gái Judith được sinh ra hai năm sau đó và được rửa tội vào ngày 2 tháng 2 năm 15 85.Hamnet mất vì một nguyên nhân không rõ vào năm 11 tuổi và được chôn vào ngày 11 tháng 8 năm 15 96 Năm 15 85, ông rời quê lên London đang lúc kịch trường ở London trong thời kỳ sôi nổi Bước đầu... Nguyễn Khuyến NGUYỄN KHUYẾN (18 3 5 -1 909) I CUỘC ÐỜI, THỜI ÐẠI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 1 Cuộc đời Nguyễn Khuyến sinh năm 18 35, tại làng Hoàng Xá, huyện Ý yên Nam Ðịnh Lớn lên sống ở làng Yên Ðỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ông Mất ngày 24/2 /19 09 Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học Năm 18 64, Nguyễn Khuyến đi thi Hương và đỗ giải nguyên ở trường Nam Ðịnh Năm 18 71, Thi Hội lần hai, đỗ Hội... nhà văn trẻ có tài, viết thận trọng, ôm ấp một lý tưởng một hoài bão xây dựng nên một sự nghiệp văn chương Nhưng từ khi mở rộng đôi cánh tay, đón lấy Từ - một cô gái lỡ làng, bị tình nhân phụ - Hộ nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ, Hộ mới hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền, những bận rộn tẹp nhẹp ngốn phần lớn thì giờ của hắn Hộ phải cho in nhiều cuốn văn viết vội Hắn đỏ mặt xấu hổ khi đọc văn. .. in nhiều cuốn văn viết vội”, anh xấu hổ khi đọc lại văn mình, tự xỉ vả mình “là một thằng khốn nạn”, “là một kẻ bất lương!” Trước kia tin tưởng bao nhiêu thì nay đau đớn thất vọng bấy nhiêu! Hắn “rũ buồn”, lắc đầu tự bảo: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi!” - Văn chương đối với Hộ như là một cái nghiệp Nợ áo cơm ghì sát đất, nhưng anh vẫn mê văn Hộ nói, đọc được một câu văn hay mà hiểu... NGẮN "ĐỜI THỪA" CỦA NAM CAO Thời kỳ văn học 19 3 0 -1 945, không ai vượt được Nam Cao trong việc mô tả tấn bi kịch của người trí thức, nhất là người trí thức nghèo trong xã hội cũ Chỉ xét riêng một truyện ngắn Đời thừa (in lần đầu tiên vào cuối năm 19 43), ta cũng có thể nhận ra tấn bi kịch ấy với bao nghịch cảnh, bế tắc, xót xa Hộ, nhân vật chính của Đời thừa, là một nhà văn có tài và đầy tâm huyết Người... của văn chương nghệ thuật; viết để sáng tạo, để thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của mình về văn chương thế sự Đọc và viết, Hộ quên tất cả cuộc đời nhỏ nhen, quên tất cả những khó khăn, nghèo túng của một nhà văn nghèo Trong cách nhìn của Hộ, cả cái nghèo túng ấy cũng là một nét đẹp, cái đẹp của một nhà văn, một con người quên mình vì văn chương, nghệ thuật Hộ (và cả Nam Cao nữa) có là một nhà văn “nghệ... Bá tước Southampton được trả tự do và trọng dụng Shakespeare xuất hiện trở lại với đoàn kịch của mình và được triều đình hậu đãi Năm 16 12 Shakespeare rời London sau 1/ 4 thế kỷ hoạt động sân khấu và trở về Stratford để sống những năm cuối đời Ông mất ngày 23 tháng 4 năm 16 16 Tác phẩm Chữ ký của Shakespeare trong tờ di chúc Trong đời mình, Shakespeare viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được... Nguyễn Khuyến đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc, trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên Ông xứng đáng là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam Đời thừa - Nam Cao Xuất xứ, chủ đề 1 Truyện ngắn “Đời thừa” đăng trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy” số 490 ra ngày 4 /12 /19 43 2 Tác giả cảm thông và xót xa đối với tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo có tài năng, có tâm huyết,... kỳ này, Nam Cao cùng với những nhà văn trong nhóm Văn hoá cứu quốc hay nói tới tương lai với những tâm trạng náo nức và hi vọng, trong khi văn chương lãng mạn lúc bấy giờ thì âm hưởng chủ đạo là bi quan, tuyệt vọng với những “chiều mồ côi”, “chiều tận thế” Những yếu tố lạc quan chủ nghĩa của dòng văn học hiện thực phê phán như thổi một luồng sinh khí mới vào nền văn học dân tộc Đó là những yếu tố lạc... tay rụng rời! Ai chả biết chán đời là phải, Sao vội vàng đã mãi lên tiên? Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua, không phải không tiền, không mua (Khóc Dương Khuê) III.NGHỆ THUẬT THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN: 1 Ngôn ngữ 1. 1 Ðặc điểm chung: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không những trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả Nguyễn Khuyến còn có biệt tài khai thác khả năng diễn . đại ta (tiểu luận, 19 73), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 19 81) . Giải thưởng văn học : giải Nhất Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam 19 54 - 19 55 (tập thơ Việt Bắc). đã xuất bản : Từ ấy (thơ, 19 46), Việt Bắc (thơ, 19 54), Gió lộng (thơ, 19 61) , Máu và hoa (thơ, 19 71) , Ra trận (thơ, 19 72), Một tiếng đờn (thơ, 19 92), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với. 19 37 - 19 38. Tháng 4 - 19 39, ông bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3 - 19 42, Tố Hữu vượt ngục ĐacLay, tiếp tục hoạt động cách mạng bí mật đến năm 19 45.

Ngày đăng: 11/07/2014, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w