- Ngoại hình: chắc là thời con gái, Từ cũng cĩ một ít nhan sắc? Nam Cao rất ít tả ngoại hình. Phần cuối truyện, chỉ cĩ một vài nét vẽ, tác giả tả Từ một người đàn bà “bạc mệnh”: Da mặt xanh nhợt, mơi nhợt nhạt, mi mắt hơi tim tím, mắt cĩ quầng, má hơi hĩp lại,… Cái bàn tay lủng củng rặt những xương. Cổ tay mỏng mảnh. Làm da mỏng, xanh trong, xanh lọc… Đĩ là hình ảnh một thiếu phụ, nhiều lo lắng, thiếu thốn về mặt vật chất. Vẻ đẹp thời con gái đã tàn phai.
- Lỡ làng vì bị tình phụ. Cảnh Từ ơm con sau ngày đẻ, nhịn đĩi, mẹ già bị mù, “cả mẹ lẫn con chỉ cĩ một cách là khĩc cho đến khi nào bao nhiêu thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả”.
- Từ là hội tụ bao đức tính tốt đẹp của người vợ yêu chồng, người mẹ thương con. Dịu dàng, chịu thương chịu khĩ, giàu đức hy sinh. Từ hiểu rằng Hộ khổ là vì Từ. Từ chén nước đến cử chỉ lời nĩi, chị đã dành cho Hộ bao tình thương yêu. Bị Hộ say rượu hắt hủi, đánh đuổi, nhưng Từ vẫn yêu chồng, khơng thể ơm con bỏ đi được, vì ngồi tình yêu, Hộ cịn là ân nhân của chị. “Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chĩ dối với người nuơi”.
- Phần cuối truyện, Từ ơm lấy cổ chồng nĩi: “… Khơng!... Anh chỉ là một người khổ sở… Chính vì em mà anh khổ…”. Nàng ru con qua dịng nước mắt… cho thấy Từ là một người bạc mệnh, nhưng bản tính rất dịu dàng, giàu đức
hy sinh.
- Nam Cao với trái tim nhân đạo đã miêu tả sâu sắc tâm hồn nhân hậu của Từ, cảm thơng với nỗi đau của Từ, của bao người phụ nữ “bạc mệnh” và đau khổ trong xã hội cũ. Tiếng ru con của Từ là tiếng thương, là nỗi đau buồn về cuộc đời bi kịch của người phụ nữ: sống trong tình yêu mà ít cĩ hạnh phúc!