Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 185 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
185
Dung lượng
1,06 MB
Nội dung
Tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành Đề bài : Phân tích nhân vật Tnú. Bài gợi ý: Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng, với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm viết về mảng đề tài này, đặc biệt là hình ảnh của những con người kiên cường bất khuất nơi núi rung Tây Nguyên.Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là truyện ngắn “Rùng xà nu”, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ.Trong số những con người hiên ngang bất khuất của làng Xô Man nổi bật lên là hình ảnh Tnú.Câu chuyện về cuộc đời anh đã được tái hiện cụ thể qua lời kể của già làng bên bếp lửa nhà ưng. Nhìn lại chặng đường đời của Tnú, chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện lên hình ảnh một Tnú trước và sau khi đúng lên cầm vũ khí.Trước khi cầm vũ khí, ngày từ khi còn nhỏ Tnú đã là cậu bé gan góc, dũng cảm biểu lộ một tính cách táo bạo mạnh mẽ.Tnú thay người già làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ, nhanh nhẹn luồn rừng đưa thư, vượt qua suối lũ một cách dũng cảm.Cậu thất sáng dạ khi biết rằng bọn Mĩ nguỵ ít khi phục kích ở chỗ nứơc chảy xiết.Nguời đọc cảm thấy một cái gì thật đáng yêu ở sự quan tâm học chữ không chịu thua kém ai của Tnú.Cậu bé này dám lấy đá đập vào đầu mình khi học cái chữ không sáng tạo bằng Mai.Và đặc biệt sự gan dạ dũng cảm của Tnú khi bị giặc bắt, chú bé nhỏ tuổi này đã chỉ vào bụng mình và nói: “Cộng sản ở đây này”.Mặc cho những vết dao chém dọc ngang trên tấm lưng bé nhỏ Tnú vẫn không khai báo, vẫn gan dạ kiên cường.Trước những trận đòn roi tra tấn dã man của kẻ thù, Tnú thật may mắn khi được học cái chữ và được giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Khi thoát ngục Kon tum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, hiểu biết được tôi luyện qua nhiều thử thách.Giờ đây Tnú giống như một cây xà nu trưởng thành, vạm vỡ, căng đầy nhựa sống và ham ánh sáng.Theo lời dạy của anh Quyết ngày nào, Tnú thay anh làm cán bộ và một lần nữa anh đã đi 3 ngày đường lên núi Ngọc Linh nhưng không phải là lấy đá để làm phấn mà là để mài giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Không chỉ nhìn thấy rõ con đường để đi, Tnú còn có một cuộc sống hạnh phúc với tình yêu của Mai, với đứa con mới chào đời.Nhưng quãng thời gian hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi, giặc đã cầm súng kéo về, buôn làng còn chưa kịp cầm vũ khí. Tnú và thanh niên trong làng phải trốn vào rừng để rồi một mình Tnú lại xông ra mong che chở cho mẹ con Mai trước đòn roi của kẻ thù, nhưng cả 2 đều ko sống được.Cảnh tượng về cái chết đau thương trong đêm ấy cứ trở đi trở lại trong lời kể của già làng và dòng hồi ức đau đớn của anh.Không những không cứu được vợ con, Tnú còn bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay “Mỗi ngón chỉ còn hai đốt….không mọc lại được”.Nỗi đau thương này là minh chứng hùng hồn cho câu nói vừa giản dị vừa sâu sắc của cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Đặc biệt là hình ảnh của Tnú sau khi cầm vũ khí chiến đấu thật đẹp và lớn lao biết bao.Hình ảnh Tnú hiện lên như những anh hùnh thời nào trong các khan, trong các trường ca Tây Nguyên.Khi đốt cháy 2 bàn tay của Tnú kẻ thù muốn dập tắt ý chí phản kháng, muốn tiêu diệt khát vọng chiến đấu của người dân Xô Man.Chúng muốn người dân nơi đây mãi mãi xuôi tay trong kiếp nô lệ thấp hèn dướ lưỡi gươm và nòng súng tàn bạo của chúng.Nhưng Tnú và người dân làng Xô Man khoong cam chịu khuất phục, mà ngược lại họ đã phản kháng quyết liệt.Họ đã biết vượt lên đau thương để vùng lên cầm vũ khí tự giải phóng mình .Lửa đã thiêu cháy mười đầu ngón tay Tnú, lửa bùng cháy trên mười đầu ngón tay tẩm nhựa xà nu.Nhưng Tnú không thấy đau đớn, anh chỉ thấy lửa cháy ở trong lòng- ngọn lửa chiến đấu sẽ thiêu cháy kẻ thù.Và một tiếng hét căm hờn, phẫn uất đã vang vọng khắp núi rừng Xô man, tiếng het ấy như khơi dậy cao đọ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.Xác mười tên giặc đã chết nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đêm ấy lửa cháy suốt trong bếp lửa nhà ưng.Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cái đêm nổi dậy ấy thật hào hùng, sôi động : “Tiếng chiêng nổi lên, đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn suốt đêm nghe cả rừng Xôman âo ào rung động và lửa cháy khắp rừng.Cái đêm nổi dậy ấy đâu chỉ là của dân làng Xôman mà là sự lớn dậy phi thường của cả 1 cộng đồng, dân tộc.Dường như trong đêm ấy đang sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên”. Một điều không thể thiếu khi nhắc tới cuộc đời của Tnú đó chính là hình ảnh hai bàn tay của anh. Đôi bàn tay bị đót cháy của Tnú đã nhóm lên ngọn lửa căm thù giặc sâu sắ của dân làng Xôman, nó còn soi sáng cuộc đời anh.Anh đã thay mặt người dân làng Xôman lên đường theo kháng chiến đi tìm những thằng Dục khác.Bởi lẽ không phải ngẫu nhiên tác giả lại để cho Tnú kể với dân làng mình sự đối đầu của anh với kẻ thù sau này: “Tôi nói: này tao có súng đây, tao có cả dao găm đây nhưng tao không giết mày súng, tao không đâm mày bằng dao nghe chưa Dục.Tao giết mày bằng mười ngón tay cụt này thôi, tao bóp cổ mày thôi”.Nhà văn đã cố tình tô đậm hình ảnh đôi bàn tay Tnú- đôi bàn tay có cả một lịch sử, một số phận. Lúc còn nhỏ, đôi bàn tay ấy kiên trì học từng nét chữ của anh Quyết, cần cù làm nương phát rẫy. Đôi bàn tay dám lấy đá đập vào đầu mình vì học cái chứ không sáng dạ bằng Mai.Và đôi bàn tay ấy dám chỉ vào bụng mình mà nói với quân giặc “Cộng sản ở đây này” khẳng định lòng trung thành vớ cách mạng.Lớn lên đôi bàn tay xúc động nắm lấy bàn tay người con gái anh yêu thương và cũng đôi bàn tay ấy xé tấm đồ làm nịu cho đứa con thơ dại.Lửa đốt cháy mười đầu ngón tay để rồi mãi mãi chỉ còn hai đốt không bao giờ mọc lại được… cho nên Tnú muốn dung đôi bàn tay ấy để giết chết kẻ thù.Bao uất hận căm hờn đã dồn lên đôi bàn tay kia, nó đã trở thành biểu tượng cho ý chí bất khuất , cho sức sông mãnh liệt của Tnú và người dân làng Xôman.Kẻ thù tàn ác có thể đốt cháy đôi bàn tay nhưng không thể tiêu diệt được sức mạnh phi thường, tiềm ẩn trong con người họ. Đó là ý chí chiến đấu và khát vọng chiến thắng. Đó là một dân tộc kiên cường dũng cảm như những khu rừng xà nu hàng vạn cây không cso cây nào bị thương mà vẫn xanh tươi bát ngát trải xa tít tắp tận chân trời. Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đạm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên.Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng.Có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành, người đọc càng them hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên vớ biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý. Sưu tầm Phân tích tác Phẩm Rừng Xà Nu ( Nguyễn Trung Thành) Nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) có duyên với Tây Nguyên. Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Nguyên Ngọc đã sống và chiến đấu ở mảnh đất hùng vĩ này. Hai tác phẩm hay nhất của Nguyên Ngọc đều viết về Tây Nguyên là "Đất nước đứng lên" và "Rừng xà nu". Truyện "Rừng xà nu" viết về những anh hùng ở làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Cảm hứng của nhà văn về nhân vật anh hùng gắn liền với cảm hứng về đất nước hùng vĩ mà cụ thể là hình tượng cây xà nu của Tây Nguyên. Nhà văn đã chọn một loại cây họ thông, gỗ và nhựa đều rất quý, có sức sống mãnh liệt và dẻo dai rất gần gũi với đời sống người dân Tây Nguyên để tượng trưng cho phẩm chất và sức mạnh tinh thần bất khuất của dân làng Xô Man và các dân tộc Tây Nguyên. Truyện được mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu. Suốt trong quá trình kể chuyện, hình ảnh rừng xà nu được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, gần 20 lần nhà văn nói đến rừng xà nu, cây xà nu, nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa xà nu, dầu xà nu. Hình tượng cây xà nu mang ý nghĩa tượng trưng, nó nói lên sức sống bền vững, quật khởi của dân làng Xô Man, của Tây Nguyên bất khuất. Chất sử thi của thiên truyện sẽ không trở thành giọng điệu chính của tác phẩm nếu thiếu đi hình tượng cây xà nu được khai thác từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, nhất là các hình ảnh "đồi xà nu" (4 lần), "rừng xà nu" (5 lần), với "hàng vạn cây" "ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng". "Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa úa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn". Hình ảnh cây xà nu mở đầu truyện đã cho thấy cuộc đấu tranh quyết liệt của dân làng. Bằng nghệ thuật nhân hoá, tác giả nói lên được nỗi đau thương mất mát của dân làng Xô Man và tố cáo tội ác của kẻ thù. Mỗi cây xà nu ngã xuống, ta thấy thương tâm như một người dân làng Xô Man ngã xuống. Nhưng hình tượng cây xà nu cũng tượng trưng cho sức sống dẻo dai,mãnh liệt của dân làng Xô Man, của con người Tây Nguyên. "Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế." "Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê". Rừng xà nu mang ý nghĩa biểu tượng cho con người. "Đặt trong hệ thống chủ đề, trong mạch truyện, những cây xà nu này mang tính biểu tượng cho những Mai, Dít, Tnú, Heng, thế hệ trẻ của làng Xô Man bất khuất, gắn bó với cách mạng". Chỉ đơn giản một chi tiết này, thấy cây xà nu giống người biết mấy! "Nhưng cũng có những cây vượt lên đựơc đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng". Hình ảnh đó giống Tnú biết bao, Tnú bị bọn giặc chém nhiều nhát sau lưng, trên tấm lưng chưa rộng bằng bề ngang cái xà lét mẹ để lại đó ứa một vệt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quện, tím thẫm như "nhựa xà nu". Nhưng sau khi ở tù vượt ngục trở về, những vết thương đã lành lặn, Tnú khoẻ mạnh, cường tráng, rồi trở thành một chiến sĩ kiên cường. Cái chết của những cây xà nu giống cái chết của mẹ con Mai biết bao. "Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng; vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết". Và đây, Dít giống một cây xà nu non lao thẳng lên trời bất khuất. Dít nhỏ như lanh lẹ, cứ sẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra từng cho cụ Mết và thanh niên. Chúng bắt đựơc con bé. Chúng để con bé đứng ở giữa sân, lên đạn tôm-xông rồi từ từ bắn từng viên một. Không bắn trúng, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, váy nó rách tượt từng mảng. Nó khóc thét lên, nhưng rồi đến viên thứ mười, nó chùi nước mắt, từ đó nó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng. Hình ảnh những cây xà nu vững chắc, không chịu ngã trước giông bão, bom đạn của kẻ thù "ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho làng" gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh cụ Mết, con người tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô Man, người nuôi giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng. Chính cụ Mết cũng đã nói với Tnú: "Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta " Cụ còn nói với dân làng: "Nghe rõ chưa các con, rõ chưa Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại với con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!". Và khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nguyên nhân trực tiếp chính là do ngọn lửa xà nu cháy trên mười đầu ngón tay Tnú. Cả làng Xô Man bị kích động, những ngọn đuốc xà nu bùng cháy khắp rừng "Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn. Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng " Viết về Tây Nguyên, Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) muốn gắn chặt đất nước với con người. Viết về anh hùng Đinh Núp, tác giả gọi tên tiểu thuyết của mình là "Đất nước đứng lên". Viết về cuộc khởi nghĩa của dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lại lấy tên là "Rừng xà nu" Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Với bút pháp tượng trưng, tư tưởng chủ đề của truyện "Rừng xà nu" thêm sâu sắc. Chính nhờ hình tượng cây xà nu mà những nhân vật anh hùng thêm bất tử Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành I.Mở bài Rừng xà nu là truyện ngắn xuất xắc của Nguyễn Trung Thành (tức Nguyễn Ngọc) cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam chống Mỹ, cứu nước. Bên cạnh những anh hùng và tập thể anh hùng, ở Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành còn sáng tạo nên một hình tượng nghệ thuật mang tính biểu trưng cho sức mạnh của dân tộc và nhân dân ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại. Đó chính là hình tượng cây xà nu. II.Thân bài 2.1. Cây xà nu - biểu tượng về dân làng Xô Man, của người Tây Nguyên: - Đọc truyện ngắn Rừng xà nu, người ta thấy cây xà nu, rừng xà nu như chính dân làng Xô Man, như người dân Tây Nguyên trên núi rừng trùng điệp. Có lẽ vì thế, nàh văn Nguyễn Trung Thành đã đặt tên cho tác phẩm của mình là Rừng xà nu, đã mở đầu vầ kết thúc tác phẩm cũng chính bằng hình ảnh của cây xà nu: Làng ở trong tầm đại bác của giặc hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương Và: Ba người đứng ở đây nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những Rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. Hình ảnh cây xà nu còn xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi. Nó hoá thành ngọn lửa trong bếp mỗi gia đình, mỗi nhà, trong đống lửa nhà ưng khi dân làng tập trung lại. Nó làm ánh đèn cho Tnú và Mai học chữ. Nó rần rật cháy trên đường cụ Mết và dân làng vào rừng tìm vũ khí. Nó cháy bừng căm thù trên đôi bàn tan Tnú. Nó hừng hực trong đêm dân làng vùng lên giết giặc Đấy là một hình tượng nghệ thuật mang tính ẩn dụ. Nhà văn đã nhân cách hoá cây xà nu trở thành một biểu tượng về con người. 2.2.Cây xà nu - chứng nhân của tội ác quân thù Mở đầu tác phẩm là hình tượng hàng trăm, hàng ngàn cây xà nu bị những mảnh đạn của giặc giày xéo: Cả Rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bám lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn. Rừng xà nu bị tàn hại như vậy vì cũng như dân làng Xô Man của Tnú, nó đang ở trong tầm đại bác của giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở lại gà gáy. Nhà văn có thể không sừng lại miêu tả hết những tội ác của quân giặc đối với dân làng Xô Man, bởi hình ảnh rừng cây kia đã nói lên tất cả. Rừng xà nu cũng như dân làng đều cùng chung số phận! 2.3.Cây xà nu - biểu trưng về phẩm chất, khát vọng của người dân làng Xô Man. Vì mang tính biểu trưng nên trong suốt tác phẩm, mỗi khi miêu tả cây xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành luôn đối sánh nó với dân làng Xô Man. Cây xà nu có sức sống mãnh liệt Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây non mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời Ngay trong làn đạn hằng ngày, hằng đêm của quân thù, cây xà nu vẫn vương lên, không gì quật ngã đựơc: Có những cây vượt lên đựoc đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Cú thế, lớp này ngã xuống đã có năm bảy lớp cây khác lớn lên, trùng trùng điệp điệp đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. Rừng xà nu trở thành một dũng sĩ ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng. Đọc Rừng xà nu không ai không liên tưởng đến sự gắn bó, sóng đôi giữa cây xà nu và những tập thể anh hùng ở làng Xô Man và cả Tây Nguyên. Anh Quyết hy sinh, đã có Tnú cường tráng. Chị Mai ngã xuống lại có cô Dít đầy nhựa sống. Khi Tnú bị bắt, bị hành hạ, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây gậy sáng loáng đạp lên sàn nhà ưng ào ạt vượt lên trả thù. Khi Tnú vào quân giải phóng, cậu bé Heng, mới mấy năm, đã khôn lớn nhanh như thổi, thay thế anh làm người liên lạc Dân làng Xô Man như rừng cây xà nu, dưới làn mưa bom bão đạn của quân thù, như lợi cụ Mết, vẫn sống đấy, không có gì mạnh bằng, cây mẹ ngã, cây con mọc lên, đố nó giết hết rừng xà nu này! III.Kết luận Rừng xà nu trong truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành không thuần tuý là rừng cây đặc trưng của làng Xô Man trên dải Trường Sơn hùng vĩ. Đó còn là hình tượng ẩn dụ về chính con người ở nơi khác nghiệt của cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Bao con người trong những năm tháng gian lao ấy vẫn còn sống, ngoan cường, bền bỉ và kiêu hãnh. Cho dù cuộc chiến tranh khốc liệt kia đã đi qua, nhưng hình tượng nghệ thuật đó vẫn rất giàu sức sống, vẫn như một lời nhắc nhở về những phẩm giá tốt đựp của con người. Sưu tầm Hình tượng rừng xà nu 1. Mở bài Nhà văn Nguyễn Trung Thành có duyên với Tây Nguyên. Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã sống và chiến đấu ở mảnh đất hùng vĩ này. Hai tác phẩm hay nhất của nguyễn Trung Thành đều viết về Tây Nguyên là “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu” ( In trong tập truyện “ Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” ). Truyện “Rừng xà nu” viết về những anh hùng ở làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Cảm hứng của nhà văn về nhân vật anh hùng gắn liền với cảm hứng về đất nước hùng vĩ mà cụ thể là hình tượng cây xà nu của Tây Nguyên. 2. Thân bài a.Giới thiệu chung Nhà văn đã chọn một loại cây họ thông, gỗ và nhựa đều rất quý, có sức sống mãnh liệt và dẻo dai rất gần gũi với đời sống người dân Tây Nguyên để tượng trưng cho phẩm chất và sức mạnh tinh thần bất khuất của dân làng Xô Man và các dân tộc Tây Nguyên. Truyện được mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu. Suốt trong quá trình kể chuyện, hình ảnh rừng xà nu được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, gần hai mươi lần nhà văn nói đến rừng xà nu, cây xà nu, nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa xà nu, dầu xà nu. Hình tượng cây xà nu mang ý nghĩa tượng trưng, nó nói lên sức sống bền vững, quật khởi của dân làng Xô Man, của Tây Nguyên bất khuất. Chất sử thicủa thiên truyện sẽ không trở thành giọng điệu chính của tác phẩm nếu thiếu đi hình tượng cây xà nu được khai thác từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, nhất là các hình ảnh “đồi xà nu” (bốn lần), “rừng xà nu” (năm lần), với “hàng vạn cây” “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. b.Xà nu chịu đau thương “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc… Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa úa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”. Hình ảnh cây xà nu mở đầu truyện đã cho thấy cuộc đấu tranh quyết liệt của dân làng. Bằng nghệ thuật nhân hoá, tác giả nói lên được nỗi đau thương mất mát của dân làng Xô Man và tố cáo tội ác của kẻ thù. Mỗi cây xà nu ngã xuống, ta thấy thương tâm như một người dân làng Xô Man ngã xuống. b.Nhưng hình tượng cây xà nu cũng tượng trưng cho sức sống dẻo dai, mãnh liệt của dân làng Xô Man, của con người Tây Nguyên. “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Chúng phóng lên rất nhanh để đón lấy ánh sáng…” “Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê”. Rừng xà nu mang ý nghĩa biểu tượng cho con người. “Đặt trong hệ thống chủ đề, trong mạch truyện, những cây xà nu này mang tính biểu tượng cho những Tnú, Mai, Dít, bé Heng… thế hệ trẻ của làng Xô Man bất khuất, gắn bó với cách mạng”. Chỉ đơn giản một chi tiết này, thấy cây xà nu giống người biết mấy! “Nhưng cũng có những cây vượt lên đựơc đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Hình ảnh đó giống Tnú biết bao, Tnú bị bọn giặc chém nhiều nhát sau lưng, trên tấm lưng chưa rộng bằng bề ngang cái xà lét mẹ để lại đó ứa một vệt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quện, tím thẫm như “nhựa xà nu”. Nhưng sau khi ở tù vượt ngục trở về, những vết thương đã lành lặn, Tnú khoẻ mạnh, cường tráng, rồi trở thành một chiến sĩ kiên cường. Cái chết của những cây xà nu giống cái chết của mẹ con Mai . “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng; vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”. Và đây, Dít giống một cây xà nu non lao thẳng lên trời bất khuất. Dít nhỏ như lanh lẹ, cứ sẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra từng cho cụ Mết và thanh niên. Chúng bắt đựơc con bé. Chúng để con bé đứng ở giữa sân, lên đạn tôm-xông rồi từ từ bắn từng viên một. Không bắn trúng, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, váy nó rách tượt từng mảng. Nó khóc thét lên, nhưng rồi đến viên thứ mười, nó chùi nước mắt, từ đó nó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng. Hình ảnh những cây xà nu vững chắc, không chịu ngã trước giông bão, bom đạn của kẻ thù “ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho làng” gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh cụ Mết, con người tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô Man, người nuôi giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng. Chính cụ Mết cũng đã nói với Tnú: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta…” Cụ còn nói với dân làng: “Nghe rõ chưa các con, rõ chưa Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại với con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Và khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nguyên nhân trực tiếp chính là do ngọn lửa xà nu cháy trên mười đầu ngón tay Tnú. Cả làng Xô Man bị kích động, những ngọn đuốc xà nu bùng cháy khắp rừng “Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn. Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng…” 3.Kết bài Viết về Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành muốn gắn chặt đất nước với con người. Viết về anh hùng Đinh Núp, tác giả gọi tên tiểu thuyết của mình là “Đất nước đứng lên”. Viết về cuộc khởi nghĩa của dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lại lấy tên là “Rừng xà nu”… Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Với bút pháp tượng trưng, tư tưởng chủ đề của truyện “Rừng xà nu” thêm sâu sắc. Chính nhờ hình tượng cây xà nu mà những nhân vật anh hùng thêm bất tử. ( Sưu tầm) thay đổi nội dung bởi: backysinh, 02-21-2010 lúc 03:13 PM Tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) Tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) Để dẫn ra một tác phẩm tiêu biểu có thể minh hoạ cho sự tồn tại của "nền văn học sử thi" trong văn học Việt Nam 1945 - 1975, tưởng không có tác phẩm nào tiêu biểu hơn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Quả đây là một truyện ngắn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn (thực ra, với các tác phẩm thuộc loại này, chỉ nói đến tính sử thi là đủ, bởi cảm hứng lãng mạn đã trở thành một phần tất yếu của nó). Tính sử thi của Rừng xà nu được biểu lộ trước hết ở những sự kiện có tính chất toàn dân được nhắc tới. Những chuyện xảy ra với làng Xô man hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả miền Nam, cả nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tính thế bị o ép của làng Xô Man trước ngày đồng khởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thi hành luật 10-59, khủng bố dữ dội những người yêu nước, những người kháng chiến cũ. Khi làng Xô Man đứng dậy thì gương mặt của làng lúc này lại chính là gương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ - một gương mặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới. Biểu hiện thứ hai của tính sử thi trong Rừng xà nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể tới trong đó đều có tính đại diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng xà nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời chung. Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản : gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng. Chiến công của mỗi người tuy đa dạng mà thống nhất. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra. Bản trường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng. Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu, nhưng bên cạnh họ, đằng sau họ còn có bao người khác nữa cũng không chịu sống mờ nhạt, vô danh. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Dĩ nhiên, hình tượng văn học nào cũng là sự thống nhất giữa cái cá biệt và cái phổ quát, nhưng ở Rừng xà nu, cảm hứng hướng về cái chung đã mang tính chất chi phối. Biểu hiện thứ ba của tính sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu là nó đã miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh hùng từ một cái nhìn chiêm ngưỡng, khâm phục. Các chi tiết đời thường ít được nhắc tới. Nhà văn chỉ tâm đắc với những chi tiết nào có khả năng làm phát lộ được phẩm chất anh hùng của nhân vật. Tả cụ Mết, nhà văn chú ý tới giọng nói "ồ ồ dội vang trong lồng ngực" của cụ. Tưởng như trong tiếng cụ nói có âm vang của tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng của núi rừng, của lịch sử. Và quả thật, cụ là hình ảnh tượng trưng của truyền thống vững bền. Mỗi lời cụ thốt ra kết tinh trải nghiệm của cả một dân tộc. Nó cô đúc, sâu sắc, vang vọng như những chân lí. Chả thế mà cả làng Xô Man nghe như uống từng lời cụ nói và cả rừng xà nu cũng "ào ào rung động" như một sự hoà điệu, một sự tạo nền. Ngay cuộc đời của Tnú, một cuộc đời trải ra trong chính thời hiện tại cũng đã được lịch sử hoá và nhuốm màu huyền thoại. Đêm đêm bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết đã kể chuyện anh cho lũ làng, cho thế hệ con cháu nghe. Anh đã trở thành niềm tự hào của làng, là một biểu tượng sống động của người anh hùng được tất cả ngưỡng vọng, học tập. [...]... giã từ của Lor-ca c/ Chủ đề: - Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất - Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca II/ Đọc - hiểu văn bản: 1/ Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca: a/ Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN: - Áo choàng đỏ: + Gợi bản sắc văn hoá TBN + H/ả Lor-ca như một đấu... “Khối vuông Ru – bích” - Thể hiện tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực b/ Bố cục: Gồm 4 phần: * Câu 1 – 6: Lor-ca – con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, nghệ thuật TBN * Câu 7- 18 : Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật * Câu 1 9- 22: Niềm xót thương Lor-ca * Câu 2 3- 31: Suy tư về cuộc giải... người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca 3/Yếu tố âm nhạc trong bài thơ: - Chuỗi âm thanh “Li la- li la- li la” luyến láy ở đầu và cuối như khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc - Sự kính trọng và tri âm Lor-ca- nghệ sĩ thiên tài III/ Tổng kết: 1/ Nghệ thuật: - Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc - Sử dụng h/ả, biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung - Kết hợp hài hoà hai yếu... miền quê Gra-na-đa thuộc xứ An-đa-lu-xi-a, nơi ngày xưa từng được xem là "một trong những vương quốc đẹp nhất của châu Phi" do người ả-rập dựng nên ở đó có những chàng hiệp sĩ đấu bò tót khoác trên mình tấm áo choàng đỏ, có những cô gái Di-gan nước da nâu gợi tình tràn trề sức sống, có những vườn cam, những rặng ô-liu xanh một màu xanh huyền hoặc Đặc biệt, ở đó luôn vang vọng tiếng đàn ghi ta - âm thanh... sông” - Hình tượng dòng Hương qua cảm nhận độc đáo của nhà văn- Hình tượng nhân vật tôi nhạy cảm, giàu suy nghiệm - Phong cách tùy bút Hoàng Phủ Ngọc Tường KIẾN THỨC CƠ BẢN 1 Khái quát: a Tác giả: + Tiểu sử - Sinh ra, nhiều năm sống và hoạt động cách mạng, công tác tại Huế > gắn bó với đất và người nơi đây, am hiểu sâu sắc cội nguồn và linh hồn văn hóa xứ sở + Con người: - Trí thức yêu nước - Vốn... hoa b Tác phẩm + Xuất xứ: - Viết tại Huế, 19 81 - In trong tập sách cùng tên > lấy tác phẩm làm nhan đề cho một tập bút kí > vị trí văn học sử: tác phẩm bút kí tiêu biểu của nhà văn + Bố cục: - Đoạn 1 (từ đầu - dưới chân núi Kim Phụng): Sông Hương nhìn từ nguồn cội - Đoạn 2 (tiếp – quê hương xứ sở): Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế - Đoạn 3 (còn lại): Sông Hương trong mối quan hệ với lịch... Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên như một “cô gái Di-gan”: mãnh liệt, mê đắm nhưng không kém phần dịu dàng, tình tứ, ý nhị + Phân tích: - Vẻ đẹp của Sông Hương ở thượng nguồn - Vẻ đẹp của Sông Hương khi chảy qua kinh thành Huế - Vẻ đẹp Sông Hương qua những áng thơ văn- Vẻ đẹp hùng tráng trong lịch sử + Đánh giá: - Khám phá ra một Sông Hương độc đáo, đa sắc - Cơ sở: • Quan sát tinh tế, sự suy ngẫm > đặt... thù, nhất là không gian miền quê An-đa-lu-xi-a yêu dấu của Lor-ca đã được gợi lên Giữa không gian đó, nổi bật hình tượng người nghệ sĩ lãng du có tâm hồn phóng khoáng, tha thiết yêu người, yêu đời, nhưng nghịch lí thay, lại không ngừng đi theo một tiếng gọi huyền bí nào đó hướng về miền đơn độc : Những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với... tác: - Sở trường: bút kí, tùy bút - Phong cách nghệ thuật: • Sự kết hợp nhuần nhuyễn o Giữa chất trí tuệ và chất trữ tình o Nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều trên nền tảng hiểu biết sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử… • Hành văn: hướng nội (hướng vào bên trong, vào thế giới nội tâm nhiều trăn trở, thâm trầm, sâu lắng), súc tích, mê đắm, tài hoa b Tác phẩm + Xuất xứ: - Viết tại Huế, 19 81 - In... ta àLor-ca + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta vỡ ra thành màu sắc, hình khối, hành động… * Với việc sử dụng bpnt tài tình, tác giả đã khắc hoạ thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ Lor-ca 2/ Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor-ca: - Lời Lor-ca (đề từ): “Khi tôi chết …cây đàn.” + Niềm đam mê nghệ thuật + Hãy biết quên nghệ thuật của Lor-ca để tìm hướng đi mới - “Không . nghệ thuật TBN. * Câu 7- 18 : Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật. * Câu 1 9- 22: Niềm xót thương Lor-ca. * Câu 2 3- 31: Suy tư về cuộc giải. hiểu văn bản: 1/ Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca: a/ Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN: - Áo choàng đỏ: + Gợi bản sắc văn hoá TBN. + H/ả Lor-ca. thiên tài Lor-ca. 3/Yếu tố âm nhạc trong bài thơ: - Chuỗi âm thanh “Li la- li la- li la” luyến láy ở đầu và cuối như khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc. - Sự kính trọng và tri âm Lor-ca- nghệ sĩ