1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuyển tập văn 11 - phần 5

143 586 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 839,5 KB

Nội dung

Đặc điểm của văn học trung đại Trong tập sách Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam (1 ), Lê Trí Viễn nêu ba đặc trưng: cao nhã, vô ngã và hữu ngã, quy phạm và bất quy phạm. Tác giả giải thích, đại ý: cao nhã là sự cao quý, thanh nhã ở quan niệm văn chương, quan niệm của người sáng tác, ở chức năng xã hội của văn chương, ở sự hạn hẹp của việc phổ biến (tr 139); vô ngã và hữu ngã là quá trình chuyển biến của văn học, đi từ vô ngã chuyển dần sang hữu ngã (tr 225); quy phạm và bất quy phạm cũng là quá trình chuyển đổi giữa cái quy tắc, nền nếp đến cái bất quy tắc, phá vỡ nề nếp có sẵn trong diễn đạt. Khi nêu đặc điểm cơ bản của văn học trung đại, hai bộ sách Ngữ văn 10, chương trình chuẩn và chương trình nâng cao hiện hành, đã có sự khác biệt. Sách Ngữ văn 10, chương trình chuẩn, tập 1, viết (lược ghi các đề mục): 1) Những đặc điểm về nội dung: a) Chủ nghĩa yêu nước; b) Chủ nghĩa nhân đạo; c) Cảm hứng thế sự; 2) Những đặc điểm về nghệ thuật: a) Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm; b) Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị; c) Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài (2 ). Sách Ngữ văn 10, chương trình nâng cao, tập 1, viết (lược ghi các đề mục): 1) Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người; 2) Luôn hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian; 3) Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh thần dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam; 4) Trong khuôn khổ thi pháp trung đại, văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hoá và dân chủ hoá (3 ). Có thể thấy các đặc điểm được nêu rất chung, e nhiều nền văn học (và văn học trung đại) của các dân tộc trên thế giới cũng không thể khác thế (đề mục 3 của sách Ngữ văn 10, chương trình nâng cao, có thể thay tên các nước liên quan). Mà mỗi khi có sự chung cùng kiểu ấy, thì để được gọi là đặc điểm (đặc điểm: nét riêng biệt) tất phải viện đến một vấn đề có tính chất bổ sung, chẳng hạn: mức độ đậm nhạt của các yếu tố liên quan; nhưng các sách được đề cập đã không làm như vậy. Giả sử những trình bày ở trên là tính chất của văn học trung đại nói chung, thì theo thiển ý của người viết, dưới đây là một số đặc điểm về hình thức của riêng các thể loại, kiểu tác phẩm thuộc tản văn và biền văn trong nền văn học trung đại Việt Nam. - Tính ngắn gọn: Hầu hết các văn bản văn học thuộc tản văn và biền văn đều có dung lượng ngắn gọn. Khi là một tập sách, thì đó thường là một tập hợp của những mẩu ngắn hợp thành. Lĩnh nam chích quái (Trần Thế Pháp (?)), Nam Ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), là những dẫn chứng. Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác) và Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) cũng ở mức vừa phải (4 ). - Chưa có sự phân định rõ ràng giữa các thể loại, kiểu tác phẩm: 1 Với các thể loại văn học, nhất là các thể kí, như kí sự, kí văn, tuỳ bút, tạp thuật, ngẫu lục, khó thể phân định sự khác biệt nhau giữa chúng. Với những kiểu tác phẩm thuộc các lĩnh vực hành chính, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cũng không có sự rạch ròi. Chẳng hạn, giữa chiếu và dụ, chế và sắc, biểu và tấu, sớ, được dùng lẫn lộn, giữa một bài luận với một bài văn sách viết lối tản văn cũng thường khó tách bạch. - Sự chi phối của thể biền văn, tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn, là điều kiện quan trọng để biến phần lớn các văn bản không thuộc các thể loại văn học trở thành tác phẩm văn học: Nếu ở trường hợp vận văn, hầu như hễ sử dụng đến là thuộc về văn học (không thuộc thể thơ này thì thuộc thể thơ khác, không ở loại bác học thì ở cùng dân gian), thì với biền văn, cũng gần như thế. Với tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn thì mức độ có giảm bớt. Còn với tản văn thì ngoài các thể loại văn học, ở các lĩnh vực khác, phải xét cái chất văn chương (để xác định có phải là tác phẩm văn học hay không) qua mỗi văn bản cụ thể. Điều này có nghĩa, thể văn, một yếu tố thuần tuý hình thức, có vai trò quyết định tính chất, phạm vi của văn bản. Ở đây, thể biền văn (và một phần tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn) đã có tác dụng biến đổi phần lớn các văn bản không thuộc các thể loại văn học trở thành tác phẩm văn học. Chẳng hạn, một tờ chiếu biền văn thì thường được coi là một tác phẩm văn học (tức tờ chiếu này bên cạnh chức năng là một lệnh, còn có chức năng là một tác phẩm nghệ thuật), trong lúc một tờ chiếu bằng tản văn thì để được công nhận là một tác phẩm văn học, cần phải "đong đếm" theo những tiêu chuẩn của nghệ thuật, xem nó có hội đủ không đã (giả sử không là tác phẩm văn học, thì nó chỉ có mỗi chức năng là một lệnh của vua ban). Trên đây, chỉ là những suy nghĩ bước đầu. Vấn đề cần được trao đổi, thảo luận để có thể có được những nhìn nhận khách quan, thấu đáo hơn. (Theo Triều Nguyên ) Bức tranh thơ " Chiều tối " CON MẮT THƠ LẤP LÁNH TRONG BỨC TRANH THƠ “CHIỀU TỐI” CỦA NHÀ THƠ HỒ CHÍ MINH Tháng 8 năm 1942, với tư cách là đại diện cho cách mạng Việt Nam, Bác Hồ sang Trung Quốc để tìm sự ủng hộ của lực lượng đồng minh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh dân tộc ta sớm giành thắng lợi. Vừa đến huyện Túc Vinh thuộc tỉnh Quảng Tây, Bác đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Đó là một hành vi sai trái. Để bưng bít dư luận, cắt đứt mọi liên lạc của Bác, bọn chúng liên tục chuyển Bác qua các nhà lao khác nhau, và 2 thường giải đi vào lúc đêm khuya cho đến tối vẫn còn lưu lạc trên đường. Những lần giải đi như thế, Bác được ngắm cảnh thiên nhiên thông khoáng và cuộc sống diễn ra năng động, khơi nguồn cảm hứng cho Bác viết nên những vần thơ phảng phất phong vị cổ điển mà vẫn nổi bật chất hiện đại, mang đậm dấu ấn phong cách của chủ thể trữ tình – nhà thơ, chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Bài thơ Chiều tối là một trong những tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh như thế và tác phẩm đã thể hiện thuần nhị những phẩm chất trên. Chiều tối là thời điểm mà theo quy luật, thì tạo vật cũng như con người chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi. Khi bóng tối buông xuống đậm dần, không gian rơi vào tĩnh lặng, thường đẩy con người vào tâm trạng hướng nội, đặc biệt là những kẻ tha phương lữ thứ, lòng thường dậy lên bao mối cảm hoài. Thôi Hiệu khi chứng kiến hoàng hôn vây phủ cảnh quan quanh lầu Hoàng Hạc hơn ngàn năm trước, đã bâng khuâng thốt lên vần thơ chất chứa nỗi hoài hương da diết: Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai Nữ sĩ Thanh Quan trên con đường vào kinh đô nhận chức Cung trung giáo tập, dừng chân trên đỉnh Đèo Ngang, nhìn cảnh trời, non, nước mênh mang, rồi ngẫm lại thân gái dặm trường mà lòng quặn đau, khi hình dung cảnh sum vầy của gia đình đầm ấm giờ chỉ còn lại quá khứ luyến nhớ mà thôi! Vần thơ của nữ sĩ nghe đến mức nao lòng: Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta Nếu so sánh với các thi sĩ trên, thì hoàn cảnh Bác đang chịu đựng khắc nghiệt hơn nhiều. Từ tinh mơ cho đến tối, Bác vẫn còn cất bước trên con đường lưu đày vất vả; nhưng Bác không hề băn khoăn về bản thân mà tâm hồn lại đang hướng ngoại, ghi nhận những hình ảnh tự nhiên cô lẻ, chia sẻ với nỗi vất vả của con người. Phải chăng tình cảm đó xuất phát từ bản chất “nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác. Hình ảnh tự nhiên hiện ra trong đôi mắt Người Thơ đa tình là một cánh chim tìm nơi tá túc qua đêm, một đám mây bơ vơ giữa bầu trời mênh mang vô tận. Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Hình ảnh thơ là thế giới tự nhiên muôn thuở đọng lại thành hình ảnh cô đơn lạc lỏng trong những trang thơ buồn của Đỗ Phủ, Thôi Hiệu từ ngàn xưa. Bài Đăng Cao của Đỗ Phủ gợi lên một không gian hoang vắng thê lương: 3 Phong cấp thiên cao viên khiếu ai Chữ thanh sa bạch điểu phi hồi Dịch thơ: Gió gấp trời cao vươn nỉ non Bến trong cát trắng lượn chim cồn Còn vần thơ Hoàng Hạc Lâu nghe như tiếng thở dài ảo não của Thôi Hiệu, khi lòng cảm thấy cô đơn thiếu vắng tình quê. Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản Bạch Vân thiên tải không du du Dịch thơ: Hạc vàng đi mất từ xưa Ngàn năm mây trắng bây giờ vẫn bay Hình ảnh Bác đang chứng kiến trên hành trình lưu đày nơi đất khách vào lúc chiều tối cũng có một cánh chim, một đám mây cô lẻ giữa không gian hoang vắng mênh mang. Tất cả đã được Bác định hình trong bức thi hoạ Chiều tối với gam màu hoàng hôn cổ điển. Thấp thoáng trong không gian thơ của Bác, bạn đọc thấy có bóng dáng của các thi gia thời Đường, Tống. Nhưng ở đây, Bác không nhằm tạo ra một gam màu mờ xám để hoà đồng với cái tâm trạng não nề bi thương của chủ thể trữ tình như Thôi Hiệu, Đỗ Phủ năm xưa. Bức tranh thiên nhiên quạnh vắng trong thơ Bác có giá trị như tấm phông nền độc lập, để làm nổi bật bức tranh cuộc sống lạc quan sinh động của con người đang diễn ra trong thời điểm đêm về giữa rừng núi hoang vu. Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng Dịch thơ: Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng Hình ảnh trong bức tranh thơ Chiều tối là sự đơn nhất, thống nhất, lại đối lập giữa cảnh thiên nhiên với cảnh miêu tả cuộc sống của con người. Đây cũng là nét độc đáo tài hoa có tính phong cách của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. Dù chủ thể trữ tình không xuất hiện trực tiếp trong thơ, nhưng chúng ta cũng hiểu được trong không gian thơ bao hàm một cánh chim tìm cây để ngủ, một đám mây lơ lững giữa bầu trời, một cô gái miền sơn cước đang xay ngô, một lò than rực hồng và một người tù cô độc. Đó là sự thống nhất về hệ hình ảnh, nhưng lại tạo ra sự đối lập giữa cái tỉnh, cái thụ động của tự nhiên, của mây, của chim, với cái chủ động có ý thức của con người, của cô miệt mài xay ngô để cả gia đình được quây quần quanh bữa cơm đầm ấm. Sự tập trung nỗ lực vào công việc ấy đã trở thành nguồn nhiệt lượng giúp cô gái khắc chế được cái lạnh xâm nhập vào cơ thể toát ra từ sương rừng đã núi. Đó là một hình tượng về người lao động đáng trân trọng, được nhà thơ khắc hoạ chân dung 4 nổi bật dưới ánh lửa hồng. Bài thơ Chiều tối ra đời có tính ngẫu hứng trong chuyến lưu đày, được Bác bén vào trong lượng ngôn từ ngắn gọn mà hàm súc. Lời kết của bài thơ hàm chứa nhiều ý tưởng thơ sâu sắc. Việc xay ngô là vất vả kiên trì nhưng quyết tâm thì cũng đến lúc hoàn thành, để thiếu nữ cất tiếng thở phào khoan khoái. Chân dung “sơn thôn thiếu nữ” nổi bật trước lò than đỏ gợi ra cảm giác vừa ấm áp vừa xua đi cái bóng tối âm trầm giữa núi rừng thâm nghiêm. Từ hồng ấm áp khép lại vần thơ “Chiều tối” có giá trị như một con mắt thơ lấp lánh. Nó đem lại cho không gian nghệ thuật thi ca ấm áp hồng tươi, xua tan cái bóng tối ám ảnh mênh mang của đất trời. Hình ảnh thơ “lô dĩ hồng” như một “đối trọng” đủ sức nặng để cân bằng tất cả những khó khăn, vất vả, tối tăm xuất hiện ở phần trước của bài thơ. Sắc màu, trạng thái của bức tranh thơ, hình ảnh thơ vận động từ tối sang sáng, từ nhọc nhằn vất vả đến hoàn thành thư thái. Từ đó, làm người đọc liên tưởng đến chủ thể trữ tình cũng đang trên đường chiến đấu gặp buổi gian nan, nhưng với lập trường vững vàng của một người cộng sản, Nhà thơ – Chiến sĩ Hồ Chí Minh luôn ấp ủ một màu hồng lạc quan cách mạng trong tâm hồn, màu hồng biểu tượng cho ngọn cờ tự do và độc lập, mà Bác đem cả một đời đấu tranh để cho nó sớm trở thành hiện thực tung bay trên mọi miền của Tổ quốc. Sự nghiệp cách mạng rõ là khó, nhưng vấn đề là ở niềm tin, và có quyết tâm thì rồi sẽ đến ngày thắng lợi huy hoàng, như cô gái xay ngô cũng đến lúc “Bao túc ma hoàn” đón “lô dĩ hồng”. Đó phải chăng là tư tưởng thơ sâu sắc mà Bác muốn trao gởi đến tất cả chúng ta qua bài thơ Chiều tối, bài thơ phảng phất màu cổ điển, mà vẫn ánh lên tinh thần lạc quan cách mạng của chủ thể trữ tình Hồ Chí Minh – Người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của thời hiện đại. ( Theo Tống Nguyễn ) Tìm hiểu bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Tìm hiểu bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc Bài liên quan : Hình ảnh người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Người nghĩa dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là ngôi sao sáng của nền văn nghệ đất nước ta trong nửa sau thế kỷ 18. Bị mù, vừa dạy học, làm thuốc và viết văn thơ. Sống vào thời kỳ đen tối của đất nước: giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay giặc. Tinh thần nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc Pháp xâm lược là những tư tưởng, tình cảm sâu sắc, mãnh liệt trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm: 5 - Truyện thơ: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. - Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế Nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh. - Thơ: Nhiều bài thơ Đường luật – cảm hứng yêu nước. 2.Xuất xứ, chủ đề - Cần Giuộc thuộc Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta, diễn ra đêm 14/12 âm lịch (1861). Hơn 20 nghĩa quân đã anh dũng hy sinh. Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã yêu cầu Đồ Chiểu viết bài văn tế này. Ngay sau đó, vua Tự Đức ra lệnh phổ biến bài văn tế trong các địa phương khác. - Bài văn tế ca ngợi những nghĩa sĩ – nông dân sống anh dũng, chết vẻ vang trong sự nghiệp đánh Pháp để cứu dân, cứu nước. 3. Phân tích a.Hình ảnh người nghĩa sĩ * Nguồn gốc: Nông dân nghèo khổ “cui cút làm ăn”, cần cù lao động “chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ”. Chất phác hiền lành: “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó: * Tâm hồn: Yêu, ghét dứt khoát, rõ ràng: “ghét thói mọi như nhà ông ghét cỏ” “đâu dung lũ treo dê bán chó”. Căm thù quyết không đội trời chung với giặc Pháp: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan, Ngày xem ống khói chạy đen sĩ, muốn ra cắt cổ” Yêu nước, yêu xóm làng quê hương, tự nguyện đứng lên đánh giặc: “Mến nghĩa làm quân chiêu mộ”, “phen này xin ra sức đoạn kình”, “chuyến này dốc ra tay bộ hổ” * Trang bị - Không phải là lính chính quy của Triều đình, “chẳng phải quân cơ, quân vệ”, chẳng có “bao tấu, bầu ngòi”. Họ chỉ là “dân ấp dân lân”, vì “bát cơm manh áo” mà đánh giặc. Trang bị thô sơ, áo mặt chỉ là “một manh áo vải”, vũ khí là 6 một ngọn tầm vông, một lưỡi gao phay, hoặc “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi” … Kẻ thù của họ là mã tà, ma ní, là thằng Tây “bắn đạn nhỏ đạn to”, có “tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”. * Chiến đấu dũng cảm và anh dũng hy sinh: - Dũng mãnh tiến công như vũ bão, “đạp rào lướt tới”, “kẻ đâm ngang, người chém ngược”, “bọn hè trước lũ ó sau”. - Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lẫm liệt hiên ngang: “nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, “trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”. - Chiến công oanh liệt: “đốt xong nhà dạy đạo kia”, cũng chém rớt đầu quan hai nọ”, “làm cho mã tà, ma ní hồng kinh” - Hy sinh đột ngột trên chiến địa: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”. Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu đã ngợi ca, khâm phục và biết ơn các nghĩa sĩ. Ông đã dựng lên một tượng đài bi tráng về người nông dân đánh giặc cứu nước trong buổi đầu giặc Pháp xâm lăng đất nước ta. b.Tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hàm chứa những tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. - Ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc và tinh thần tự nguyện đánh giặc để cứu nước của các nghĩa sĩ. Khẳng định vị trí và vai trò của người nông dân trong lịch sử chống xâm lăng vì độc lập, tự do của Tổ quốc. - Tiếc thương những nghĩa sĩ đã anh dũng hy sinh (câu 18, 25) - Khẳng định một quan niệm về sống và chết: chết vinh còn hơn sống nhục. Không thể “theo quân tà đạo”, “ở lính mã tà” đánh thuê, làm bia đỡ đạn, sống cuộc đời bán nước cầu vinh “chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Trái lại, phải sống anh dũng, chết vẻ vang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”. - Tự hào về các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc. Tên tuổi họ, tinh thần họ bất tử: “danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen…”, “tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”, “cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”… Tóm lại, lần đầu tiên trong nền văn học dân tộc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ và ca ngợi người nông 7 dân Nam Bộ và những anh hùng thời đại đã sống, chiến đấu và hy sinh vì đại nghĩa. c.Nghệ thuật - Ngôn ngữ bình dị như cách nói, cách nghĩ và cách cảm của nhân dân miền nam. Các kiểu câu tứ tự, song quang, cách cú, gối hạc, câu nào cũng đặc sắc, khô ứng, đối chọi cân xứng đẹp. - Chất chữ tình kết hợp với chất anh hùng ca tạo nên màu sắc bi tráng. - Hình tượng người chiến sĩ nghĩa quân được khắc họa tuyệt đẹp trong tư thế lẫm liệt hiên ngang. Có thể nói, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một bài ca yêu nước chống xâm lăng, là kiệt tác trong kho tàng văn tế cổ kim của dân tộc. Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Học văn tế để thấy người sống tốt Trong câu chuyện của những người bạn tôi, mỗi khi đối diện trước một vấn đề gì khó khăn, anh em thường buột miệng nói rằng: “phải xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có” chứ. Nhớ hồi còn đi học, có anh cán bộ Đoàn khởi xướng một thái độ trong tình yêu là “phải… liều mình như chẳng có”, làm bạn bè nhớ mãi. Thế hệ chúng tôi cảm được kiểu nói chuyện giữa bạn bè với nhau như vậy. Và không ai không biết cụm từ “liều mình như chẳng có” kia là của cụ Đồ Chiểu, trong bài Văn Tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc học thuở cấp ba. Nhắc chuyện vận dụng câu cú của cụ Đồ Chiểu trong ngôn ngữ bè bạn đời thường, là thấy được sự đồng cảm của cuộc sống hôm nay với ngôn ngữ văn cổ ngày xưa, thấy dường như quanh mình, chuyện “vận dụng lời của Đồ Chiểu” là hết sức bình thường. Ấy là sự sống tự nhiên của văn chương trong đời sống người dân, được thực chứng qua nhiều thế hệ vẫn còn tồn tại. Nhưng để có được điều đó, tức có được một sự đồng cảm, một mảnh đất sống của Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc trong ngôn ngữ đời thường thuộc lớp thế hệ sau cụ Đồ ngót một thế kỷ, nhìn theo góc độ hàn lâm, ắt có nhiều điều đặc biệt. Ngay cả những nhà phê bình già dặn, sự thận trọng vẫn đòi hỏi họ lấy môi trường cuộc sống và thời gian trên mỗi tác phẩm để nhìn nhận một phần giá trị không chối cãi được của tác phẩm đó. Nói thế để thấy cuộc sống làm nên văn chương. Cuộc sống ở đây được hiểu là môi trường sống cùng thời và đời sống nội tâm, tư duy của nhà văn trong hoạt động sáng tạo của mình. Vì thế, chất sống trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chính là sự thật 8 cuộc sống xảy ra vào thời của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Trang văn của cụ đã nói lên những gì cụ muốn gửi gắm lại thế hệ mai sau. Do đó, đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trước hết, là để cảm nhận văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, và sau đó thì nội dung cuộc sống trong văn chương của cụ có được cảm nhận hay không, cảm nhận như thế nào, tùy vào khả năng của những người thời nay đọc văn cụ. "Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng" và "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Hịch của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang PHẠM VĂN ĐỒNG Văn tế dùng cho những người đáng kính trọng. Người viết văn tế luôn tự coi mình thấp hơn nhân vật trong bài văn. Cách hiểu này đã xem sự ra đời bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là phá cách: Cụ đồ viết văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một loại nhân vật bấy lâu vẫn được xếp sau tầng lớp trí thức, sĩ phu trong thứ hạng tứ dân (sĩ – nông – công - thương). Quy định của bài văn tế là phải thể hiện được lý do đáng kính trọng của cái chết (có như thế mới được tế). Và nhân vật chính trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có một lý rất đặc biệt: sự bột phát của người nông dân nổi dậy chống Pháp, hy sinh bởi một trận đánh được cụ Đồ gọi là “trận nghĩa”: Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi tợ phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ. Cụ Đồ Chiểu so sánh mười năm vỡ ruộng với một trận đánh Tây hẳn là còn khập khiễng. Nhưng đó là điều mà tác giả muốn đặt ra để thấy sự khác biệt giữa cái nhóm nghĩa sĩ Cần Giuộc này với những nhà nông lúc ấy: Trong khi tất cả nông dân khác đang vỡ ruộng, thì đây là cái chết của một nhóm người dám đứng dậy đánh Tây. Đặt sự so sánh giữa vỡ ruộng và đánh Tây hợp với phép đối trong văn biền ngẫu cũng là nhằm đánh dấu sự chuyển biến về tư tưởng của người nông dân. Thực ra, hành động của người nghĩa quân Cần Giuộc bột phát bởi lý do bị dồn nén trong tâm trạng người dân mất nước. Sống cùng thời, cụ Đồ Chiểu cảm được cái tâm lý: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Cái nhìn của người bản xứ đối với ngoại xâm hết sức bình thường như thế đó, mà lại rất có quan điểm của con dân yêu nước: Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta; Bát cơm manh áo nợ đời, mắc mớ chi ông cha nó. Nhưng nếu vì tức giận ngoại xâm mà bột phát đứng lên chống giặc, hẳn 9 những nghĩa quân Cần Giuộc chưa đánh động mãnh liệt đến niềm cảm kích của Nguyễn Đình Chiểu. Điều quan trọng hơn là hành động của những nghĩa quân. Họ vốn là nông dân, là những người bình dị, nhưng nghĩa khí trong từng con người đã khiến cho cụ Đồ Chiểu phải đặt bút viết rằng: Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ, hay Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố… Trong khi có những người vì hèn nhát mà trốn lính, thì nghĩa quân Cần Giuộc đáng kính trọng chứ. Trong khi binh mã triều đình khiếp nhược trước ngoại xâm, những người “tay ngang” ở miệt Cần Giuộc dám đứng lên dùng dao phay, con cúi, hỏa mai để đánh Tây. Hành động ấy, nhân cách ấy đáng trọng lắm chứ. Bởi thế, cụ Đồ Chiểu mới làm văn tế. Bởi thế, bài văn tế mới được cụ dồn tâm lực trau chuốt công phu, để cho người đời sau đọc lên còn thấy hay, còn thuộc. Nhưng không ai khen kẻ bột phát làm càn, lịch sử và lòng người trân trọng những hành động quyết liệt mà hiệu quả: Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ. Ba cặp câu văn biền ngẫu trên, cụ Đồ Chiểu rất kiệm lời mà tái hiện được quang cảnh chiến trận của nghĩa quân, kết quả, sự hy sinh, tác động nhất định của trận khởi nghĩa bột phát này đối với lực lượng ngoại xâm hùng mạnh lúc đó. Đâu phải dễ dàng làm cho “mã tà, ma ní hồn kinh”. Cũng đâu phải chỉ với vũ khí thô sơ kia (vốn là công cụ nhà nông) mà chém quan hai, xem thường tàu thiếc tàu đồng. Khí phách của nghĩa quân, tinh thần chiến đấu của nghĩa quân phải quyết liệt lắm, dũng cảm lắm mới lập nên kỳ tích như vậy. Trong khi triều đình lánh mặt, trông tin quan như trời hạn trông mưa, thì nhân dân vùng lên bột phát, không có chỉ huy, không quen trận mạc nên chắc chắn sẽ thất bại, nhưng hành động ấy lẫm liệt, chiến công ấy đáng kể, và những người nông dân “không chịu vỡ ruộng” ấy đáng được viết văn tế, ghi lại công trạng và niềm tiếc thương kính phục cho muôn đời sau. Tôi cứ nghĩ chắc bởi tại thể loại văn tế buộc phải có một đoạn tả về những 10 [...]... _ (1) Phương Lựu, Lê Ngọc Trà…: Lí luận văn học Tập 2 Nxb Giáo dục, H, 1987 (2), (3), (11) W Shakespeare: Tuyển tập kịch (Nhiều người dịch) Nxb Sân khấu, H, 1994, tr .59 , 111 (4) Phùng Văn Tửu: Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài Nxb Giáo dục, H, 2003, tr.76 (5) , (6) Tất Thắng: Về thi pháp kịch Nxb Sân khấu, H, 2000, tr.264 (7), (13) W Shakespeare, Sđd, tr .54 , 20 (8), (9), (10), (12) Tất Thắng, Sđd,... Xôp cũ) từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX về áp dụng ở ta Còn nhớ: từ tháng 7-1 981, hai phó giáo sư của Khoa Báo chí trường đại học Lô-mô-nô-xốp ( Liên Xô trước đây) là Pơ-rô-nin E.I và Cơru-gơ E.V đã sang thăm và nói chuyện với các nhà báo Việt Nam về nghiệp vụ báo chí Trong bài nói chuyện, Pơ-rô-nin cho biết: báo chí Xô-viết có ba nhóm thể loại “phù hợp với ba chức năng đòi hỏi chủ yếu đối với báo... loại Tuy nhiên, về tên gọi của mỗi nhóm thì vẫn còn tồn tại những cách gọi tên khác biệt Có người gọi đó là các nhóm Tin tức - Nghị luận - Phản ánh; người khác gọi là Thông tin - Chính luận - Phản ánh;Nhà báo Quang Đạm định danh ba nhóm thể loại báo chí là: “Thông tin - Nghị luận - Diễn tả” Ở nước ta, trong những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều những ý kiến xung quanh vấn đề phân loại tác phẩm báo... đối tiêu biểu sau đây: - Năm 1992, trong cuốn sách Ký báo chí, chúng tôi đã nêu ý kiến đề xuất quan niệm chia ba gồm các loại thể: Thông tấn- Chính luận - Ký báo chí (trong những lần tái bản sau của sách này và một số cuốn sách khác, chúng tôi đã điều chỉnh lại các thuật ngữ là: Thông tấn báo chí, Chính luận báo chí, Ký báo chí)[3] - Năm 19 95, các tác giả cuốn Tác phẩm báo chí tập I của Khoa Báo chí,... tấn - Chính luận - Thông tấn nghệ thuật” [4] - Năm 1999, trong cuốn sách Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, PGS, TS Tạ Ngọc Tấn nêu quan niệm phân chia tác phẩm báo chí thành ba loại: “loại tác phẩm thông tin; loại tác phẩm chính luận; loại tác phẩm chính luận- nghệ 24 thuật” [5] Năm 2000, trong cuốn sách Các thể loại chính luận báo chí, tác giả Trần Quang đề xuất cách chia gồm: “Nhóm thông tấn - Nhóm... báo chí 2.1.Ngược dòng lịch sử, có thể thấy vấn đề nhận diện các thể loại báo chí đã được đặt ra ở nước ta từ 40 năm trước Ngày 15 -1 1- 19 65: trong Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ: Báo chí của ta có “ba thể tài chính là: thể tài nghị luận (bao gồm xã luận, luận văn tuyên truyền, bình luận v.v…); thể tài tin tức (bao gồm tin, thông tấn, tường thuật v.v…); thể tài phản ánh (bao gồm phóng... “Nhóm thông tấn - Nhóm chính luận - Nhóm chính luận - nghệ thuật”[6] Năm 2004: Trong bài viết “Luận bàn về thể loại báo chí” (Tạp chí Người làm báo tháng 2-2 004), TS Đinh Hường cũng nêu quan niệm phân chia thể loại báo chí thành ba nhóm: “Nhóm các thể loại báo chí thông tấn, Nhóm các thể loại báo chí chính luận, Nhóm các thể loại chính luận - nghệ thuật” [7] Năm 2004: Trong tập đề cương bài giảng “Lịch... nước mà không được, cái nghèo đói dữ dội luôn bám chặt lấy mình ông đi khắp nơi, từ Nam chi Bắc, vừa làm thơ văn, vừa làm kẻ giang hồ phiêu bạt ông gắn cuộc đời của mình vào số phận đất nước Trong khoảng 20 năm, từ 191 5- 1 9 35, ông đã trải qua nhiều công việc mệt nhọc, đầy khó khăn: làm thợ, làm văn, làm chủ bút nhiều tạp chí, dịch thuật, mở nhà xuất bản để tự nuôi mình ông cam chịu nghèo nàn, vất vả sống... (13) W Shakespeare, Sđd, tr .54 , 20 (8), (9), (10), (12) Tất Thắng, Sđd, tr.264 (14) Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân…: Văn học Phương Tây Nxb Giáo dục, H, 2002, tr.214 ( 15) John Peck and Martin Coyle: How to study a Shakespeare play, 20 Macmillan, 1993, tr.3 ( Theo Ths Nguyễn Thị Thắm - Khoa Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên ) Phong cách ngôn ngữ báo chí (tt) I Khái niệm về ngôn ngữ báo chí : Là ngôn ngữ dùng để thông... chúng nhằm thúc đẩy tiến bộ của xã hội II Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng ngôn ngữ báo chí a Các phương tiện diễn đạt : - Về từ vựng : Mỗi thể loại báo chí có một lớp từ vựng rất đặc trưng - Về ngữ pháp : Câu văn thường ngắn gọn, sáng sủa mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác - Về các biện pháp tu từ : Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ, từ vựng và cú pháp như : so sánh, ẩn dụ, hoán . luận văn học. Tập 2. Nxb. Giáo dục, H, 1987. (2), (3), (11) W. Shakespeare: Tuyển tập kịch (Nhiều người dịch). Nxb. Sân khấu, H, 1994, tr .59 , 111 . (4) Phùng Văn Tửu: Cảm thụ và giảng dạy văn. liệt trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm: 5 - Truyện thơ: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. - Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế Nghĩa sĩ. bạch. - Sự chi phối của thể biền văn, tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn, là điều kiện quan trọng để biến phần lớn các văn bản không thuộc các thể loại văn học trở thành tác phẩm văn học: Nếu

Ngày đăng: 30/06/2014, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w