1. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện cái tôi cá nhân ngông nghênh, kiêu bạc, hào hoa và cái tôi cô đơn, bế tắc trước thời cuộc.
- Có thể thấy nhà thơ đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định mình.
2. Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm, không cách điệu, ước lệ. - Tác giả vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật chính.
- Cảm xúc bộc lộ thoaỉ mái, tự nhiên, phóng túng. - Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do…
( ST )
Tìm hiểu bài " Xuất dương lưu biệt"
XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT
- Phan Bội Châu -
I.Kiến thức cơ bản 1. Vài nét về tác giả:
-Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San (1867-1940), hiệu Sào Nam. Quê: Nam Đàn, Nghệ An.
-Cuộc đời chia ba giai đoạn:
+ Trước 1905, Hoạt động ở trong nước.
+ Từ 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài, lập hội Duy Tân, Phong trào Đông Du, Việt Nam quang phục hội.
+ Từ 1925-1940: Bị Thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất. -Vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là một nhà văn lớn. Thơ văn Phan Bội Châu là những lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước (Hải ngoại huyết thư), là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén (Ngục trung thư, Trùng quan tâm sử…).
Năm 1905, sau khi vận động thành lập hội Duy Tân và để mở đầu phong trào Đông Du, Phan Bội Châu từ biệt các đồng chí ra nước ngoài. Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” được sáng tác trong buổi chia tay này.