Để giải đáp thắc mắc trên thì mình đã gom tất cả những kiến thức mà mình có được từ lúc ” cha sinh mẹ đẻ ” đến tận bây giờ và nói cho các bạn về cách phân tích một tác phẩm văn học.. Bài
Trang 1
TUYỂN TẬP ĐỀ THI TÀI LIỆU ÔN THI MÔN VĂN HỌC
Trang 2Cách phân tích một tác phẩm văn học ?
Để giải đáp thắc mắc trên thì mình đã gom tất cả những kiến thức mà mình có được từ lúc ” cha sinh mẹ đẻ ” đến tận bây giờ và nói cho các bạn về cách phân tích một tác phẩm văn học
1- Tác phẩm văn học là gì ? Người ta gọi tác phẩm văn học là công trình sáng tác đạt đến trình
độ nghệ thuật cao thuộc :thơ , truyện , kịch , ký v.v…Một bài thơ, tập thơ ,tiểu thuyết ,truyện ngắn , ký , kịch đều gọi là tác phẩm văn học Mỗi tác phâm văn học đều có đặc thù riêng của nó
2- Phân tích tác phẩm văn học là gì ? Phân tích tác phẩm văn học là tìm hiểu nhận xét đánh giá tác phẩm ấy về hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm cũng như hoàn cảnh ra đời của nó Khi phân tích nếu là tác phẩm văn tự sự thì phân tích nội dung riêng nghệ thuật riêng Nếu là tác phẩm trữ tình thì phân tích nghệ thuật để làm sáng tỏ nội dung Vì sao ? Vì tác phẩm tự sự thì tư tưởng tình cảm của tác giả được thể hiện thông qua hàng động ,tính cách ,lời nói ,tâm trạng của nhân vật Còn tác phẩm trữ tinh thì tư tưởng tình cảm của tác giả biểu hiện thông qua ngôn ngữ ( Cách ngắt nhịp ,sử dụng từ gợi tả ,biện pháp tu
từ ,sử dụng câu v.v…)
3-Các bước phân tích :Khi phân tích tác phẩm văn học cần theo trình tự ba bước sau (Khái quát – phân tích – tổng hợp )
a- Nhân xét khái quát bước đầu về tác phẩm.Nếu là thơ ( bài thơ khổ thơ , đoạn thơ )
.Phải nêu đại ý của nó trước khi phân tích
b- Phân tích từng phần ,từng mặt, từng ý trong tác phẩm về hai mặt nội dung và nghệ thuật c- Tổng hợp lại trên cơ sở đã phân tích
d- Chú ý :- nếu là tác phẩm tự sự thì chú ý nhiều về cốt truyện và nhân vật Nếu là
4-Tìm hiểu đề :có nghĩa là đọc kỹ đề xem người ra đề yêu cầu ta làm những vấn đề gì :
-Về thể loại : bài viết theo kiểu nào, đơn thuần hay tổng hợp
– xuất xứ : tác phẩm ra đời vào lúc nào ,hoàn cảnh xã hội lúc đó ra sao ,tác giả là ai có đặc điểm
gì ?
– Nội dung khái quát của đề là gì ? (miêu tả cảnh trí thiên nhiên gửi gắm tâm tình ,miêu tả người nêu lên tính cách nhân vật, cảnh lao động hay cảnh nhàn du ,tự sự về cái gì hay trào phúng …) – Tìm hiểu đề rất cần thiết ;đọc kỹ đề bài đọc nhiều lần có suy nghĩ liên tưởng sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc xây dựng dàn bài Giúp không nhầm lẫn hoặc thiếu sót Về xuất xứ ta có thể lấy
nó làm phần mở bài cho bài viết học sinh trung bình Học sinh khá có thể mở bài theo cách khác nhưng cũng không thể bỏ qua được phần xuất xứ Về nội dung khái quát , ta có thể dùng nó vào đoạn đầu của phần thân bài ,nhận xét khái quát tác phẩm
Để các bạn hiểu rõ hơn thì mình sẽ làm mẫu một bài văn cho các bạn có thể hiểu rõ bản chất của
nó hơn
Trang 3Đề bài: Em hãy phân tích ” Chuyện ngườI con gái Nam Xương ” của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm
Bài làm
Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kì mạn lục một tác phẩm văn
xuôi chữ Hán ở Việt Nam thế kỉ XVI.Tuyệnđược Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam, cốt truyện và nhân vật gắn liền với một không gian cụ thể, một chứng tích cụ thể để phản ánh một vấn đề bức thiết của xã hội đương thời, đó là thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến
Truyện kể về cuộc sống và số phận bi thảm của Vũ Nương, người con gái ở huyện Nam Xương, nết na, thùy mị Chồng nàng là Trương Sinh , con nhà giàu nhưng ít học , tính vốn đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức Khi chồng đi lính , nàng sinh ra con trai và hết lòng dạy con, chăm sóc mẹ chồng Khi Trương Sinh về nhà thì mẹ chồng đã qua đời, con trai đang học nói Đứa con nhất định không chịu nhận chàng là bố vì bố nó ” đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng
đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi” Nghe con nói, Trương Sinh ngờ vợ thất tiết, đánh đuổi nàng đi Uất
ức quá, nàng gieo mình xuống sông mà chết Được các nàng tiên cứu, nàng sống dưới thuỷ cung cùng vợ vua Nam Hải Một lần gặp người làng là Phan Lang cũng được tiên cứu, nàng nhờ Phan Lang về nói với chồng lập đàn giải oan cho nàng Trong lễ giải oan nàng hiện về và ngỏ lời từ biệt chàng vĩnh viễn
Câu chuyện chỉ là một vụ ghen tuông bình thường trong một gia đình cũng bình thường như trăm nghìn gia đình khác, nhưng có ý nghĩa tố cáo xã hội vô cùng sâu sắc Một người phụ nữ nết na lấy phải một anh chồng hay ghen lại độc đoán Và chỉ vì một chuyện bông đùa với con khi xa chồng, vì chồng nàng quá tin lời con trẻ, nghĩ oan cho nàng, tàn nhẫn đối với nàng khiên nàng phải tìm cái chết trên bến Hoàng Giang Nỗi oan tày đình của nàng đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội vùi dập thân phận con người, nhất là người phụ nữ Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy oan trái, bất công, quyền sống con người không được đảm bảo, người phụ nữ với số phận bèo dạt, mây trôi, có thể gặp bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu mình vào bất cứ lúc nào vì những nguyên cớ vu vơ không thể tưởng tượng được Rõ ràng xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền độc đoán, đã là nguyên nhân sâu xa của những đau khổ của người phụ nữ Vì vậy, khi sống ở thuỷ cung, nàng đã
có lúc định trở về quê cũ Nhưng tại lễ giải oan, mặc dù nặng lòng với quê hương, lỗi lầm xưa của chồng, nàng cũng đã tha thứ, nhưng nàng vẫn dứt áo ra đi, đánh phải sống ở cõi chết: “Đa tạ tình chàng, thiếp chàng thể trở về nhân gian được nữa”
Chi tiết mang tính chất truyền kì này đã nói lên thái độ phủ định của Vũ Nương, của người phụ
nữ đương thời đối với “nhân gian”, đối với xã hội phong kiến thối nát vì ở đó họ không tìm thấy niềm vui, không tìm thấy hạnh phúc
Bên cạnh giá trị tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, Chuyện người con gái Nam Xương còn đề cao phẩm chất giá trị của người phụ nữ Khi còn sống, Vũ Nương là người vợ đảm dâu hiếu Lúc sống bên chồng, nàng “giữ gìn khuôn phép”, không lúc nào để vợ chồng thất hoà Lúc chồng đi
Trang 4lính, một mình nàng quán xuyến mọi việc, nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng đau ốm và khi mẹ chồng mất, nàng lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình
Còn đối với chồng, nàng một dạ thuỷ chung Sa khi chết, được sống ở thuỷ cung nguy nga, lộng lẫy, khi Phan Lang gợi đến quê hương, nàng xúc động “ứa nước mắt khóc” Nàng giãi bày tâm
sự :”Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi để mang tiếng xấu xa Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam Cảm vì nỗi ấy, tui tất phải tìm về có ngày” Đọc đến đây, không ai không xúc động được trước tấm lòng nặng nghĩa nặng tình với quê hương bản quán của nàng Tuy vừa được cứu sống, tuy được sống trong nhung lụa, bên cạnh có những nàng tiên tốt bụng và là ân nhân của mình, nhưng lòng nàng lúc nào cũng nhớ đến quê cha đất cũ và tâm niệm
sẽ có ngày tìm về Vũ Nương dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ lúc sống ở trần thế với cuộc sống đời thường cũng như khi làm tiên ở thuỷ cung lộng lẫy đều là một người phụ nữ đẹp, đẹp cả về hình dáng, cả về phẩm giá, về tâm hồn Người phụ nữ đó lẽ ra phải sống cuộc đời hạnh phúc Nhưng tiếc thay xã hội phong kiến đã chà đạp lên cuộc đời nàng
Như phần trên đã nói, viết Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã lấy cốt truyện trong dân gian Nhưng rõ ràng với tấm lòng yêu thương con người sâu nặng, bằng bút pháp kể chuyện giá dặn, với tình tiết lúc thì chân thật đời thường, lúc thì kì ảo hoang đường, ông đã xây dựng được hình tượng nhân vật vô cùng sống động, mang ý nghĩa xã hội cao Do đó tác phẩm của ông đã giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, lòng quyết tâm sống chiến đấu
vì quyền sống và hạnh phúc con người
Trang 5www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
Trang 357Bình giảng bức tranh tứ bình bài Việt Bắc của Tố Hữu
Nhắc đến Việt Bắc là nhắc đến cội nguồn của cách mạng, nhắc đến mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng nghĩa nặng tình - nơi đã in sâu bao kỉ niệm của một thời kì cách mạng gian khổ nhưng hào hùng sôi nổi khiến khi chia xa, lòng ta sao khỏi xuyến xao bồi hồi Và cứ thế sợi nhớ, sợi thương cứ thế mà đan cài xoắn xuýt như tiếng gọi "Ta - mình" của đôi lứa yêu nhau Đúng như lời thơ Chế Lan
Viên từng viết " Khi ta ở đất chỉ là nơi ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn"
Vâng! Việt Bắc đã hóa tâm hồn dào dạt nghĩa yêu thương trong thơ Tố Hữu với những lời thơ như tiếng nhạc ngân nga, với cảnh với người ăm ắp những kỉ niệm
ân tình có bao giờ quên được
"Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve keo rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Trang 358Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông diễn tả những tình cảm cách mạng thật nhẹ nhàng mà cũng thật đậm sâu Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung Bài thơ được viết vào tháng 10/1954, khi Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác Hồ và cán bộ kháng
chiến từ giã "Thủ đô gió ngàn" về với "Thủ đô Hoa vàng nắng Ba Đình" Cả bài
thơ là một niềm hoài niệm nhớ thương tuôn chảy về những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc rất gian khổ nhưng vui tươi hào hùng Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong bài ca Việt Bắc có lẽ là đoạn thơ về bức tranh tứ bình với bốn mùa xuân - hạ - thu - đông
Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của đoạn thơ:
"Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người"
Câu thơ đầu tiên sử dụng câu hỏi tu từ "mình có nhớ ta", câu thơ thứ hai là tự trả lời, điệp từ "ta" lặp lại bốn lần cùng với âm "a" là âm mở khiến câu thơ mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nồng nàn Với Tố Hữu, người cán
bộ ra đi không chỉ nhớ đến những ngày tháng gian khổ "bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng", mà còn nhớ đến vẻ đẹp đáng yêu của Hoa cùng Người Ở đây,
hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc Còn con người là con người Việt Bắc với tấm áo chàm nghèo khổ nhưng đậm đà lòng son Hoa và Người quấn quýt với nhau trong vẻ đẹp hài hòa đằm thắm để tạo nên cái nét riêng biệt, độc đáo của vùng đất này.Chính điều ấy đã tạo nên cái cấu trúc đặc sắc cho đoạn thơ.Trong bốn cặp lục bát còn lại câu sáu dành cho nhớ hoa, nhớ cảnh, câu tám dành cho nhớ người.Cảnh và Người trong mỗi câu lại có những sắc thái đặc điểm riêng thật hấp dẫn
Trang 359Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ đến cái lạnh thấu xương da, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió bấc, cái buồn bã của khí trời u uất Nhưng đến với Việt Bắc trong thơ Tố Hữu thì thật lạ Mùa đông bỗng ấm áp
lạ thường:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Điểm xuyết trên cái nền màu xanh bát ngát bao la của cánh rừng, là màu
hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ lung linh dưới ánh nắng mặt trời Từ xa trông tới, bông hoa như những bó đuốc thắp sáng rực tạo nên một bức tranh với đường nét,
màu sắc vừa đối lập, vừa hài hòa,vừa cổ điển vừa hiện đại.Cái màu "đỏ tươi" -
gam màu nóng của bông chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát của núi rừng, làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức sống,
Trang 360xua đi cái hoang sơ lạnh giá hiu hắt vốn có của núi rừng Câu thơ làm ta liên tưởng đến màu đỏ của hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi:
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tịn mùi hương
Từ liên tưởng ấy ta thấy, mùa đông trong thơ Tố Hữu cũng lan tỏa hơi ấm của mùa hè chứ không lạnh lẽo hoang sơ bởi màu đỏ của hoa chuối cũng như đang phun trào từ giữa màu xanh của núi rừng
Cùng hiện lên với cái lung linh của hoa chuối ấy là con người của vùng chiến khu lên núi làm nương, phát rẫy sản xuất ra nhiều lúa khoai cung cấp cho
kháng chiến "Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng" Trước thiên nhiên bao la, con
người dường như càng trở nên kỳ vĩ, hùng tráng hơn.Ở đây nhà thơ không khắc họa gương mặt mà chớp lấy một nét thần tình rực sáng nhất Đó là ánh mặt trời chớp lóe trên lưỡi dao rừng ở ngang lưng Ở đây câu thơ vừa mang ngôn ngữ thơ nhưng lại vừa mang ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp ảnh Con người như một tụ điểm của ánh sáng Con người ấy cũng đã xuất hiện ở một vị trí, một tư thế đẹp nhất - " đèo cao" Con người đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh núi rừng, tự do
" Núi rừng đây là của chúng ta/ Trời xanh đây là của chúng ta" Đấy là cái tư
thế làm chủ đầy kiêu hãnh và vững chãi: Giữa núi và nắng, giữa trời cao bao la và rừng xanh mênh mang Con người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc
Đông qua, xuân lại tới Nhắc đến mùa xuân ta liên tưởng ngay đến sức sống mới của cỏ cây, hoa lá, của trăm loài đang cựa mình thức dậy sau mùa đông dài Mùa xuân Việt bắc cũng vậy:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Trang 361Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh
khiết của hoa mơ nở khắp rừng: "Ngày xuân mơ nở trắng rừng" "trắng rừng"
được viết theo phép đảo ngữ và từ "trắng" được dùng như động từ có tác dụng
nhấn mạnh vào màu sắc, màu trắng dường như lấn át tất cả mọi màu xanh của lá,
và làm bừng sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu mát của
hoa mơ Động từ "nở" làm sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống Đây
không phải là lần đầu tiên Tố Hữu viết về màu trắng ấy, năm 1941 Việt Bắc cũng
đón bác Hồ trong màu sắc hoa mơ:
Trang 362Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
Mùa xuân càng trở nên tươi tắn hơn nữa bởi sự xuất hiện của hình ảnh con người với hoạt động " chuốt từng sợi giang" Con người đẹp tự nhiên trong những công việc hằng ngày Từ "chuốt" và hình ảnh thơ đã nói lên được bàn tay của con người lao động: cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút đó cũng chính là phẩm chất tần tảo của con người Việt Bắc
Mùa hè đến trong âm thanh rộn rã của tiếng ve, bức tranh Việt Bắc lại sống động hơn bao giờ hết:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Thời điểm ve kêu cũng là thời điểm rừng phách đổ vàng Động từ "đổ" là động từ mạnh, diễn tả sự vàng lên đồng loạt của hoa phách đầu hè Màu của cây
phách đổ vàng cả suối ngàn dường như làm cho ánh nắng của mùa hè và cả tiếng
ve kêu râm ran kia nữa cũng trở nên óng vàng ra Đây là một bức tranh sơn mài được vẽ lên bằng hoài niệm, nên lung linh ánh sáng, màu sắc và rộn rã âm thanh.Tố Hữu không chỉ có biệt tài trong việc miêu tả vẻ đẹp riêng của từng mùa,
mà còn có tài trong việc miêu tả sự vận động đổi thay của thời gian và cảnh vật Chỉ trong một câu thơ trên mà ta thấy được cả thời gian luân chuyển sống động:
Trang 363tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè đến và cây Phách ngả sang màu vàng rực rỡ Đây chính là một biểu hiện đặc sắc của tính dân tộc
Hiện lên trong cái thiên nhiên óng vàng và rộn rã ấy, là hình ảnh cô gái áo
chàm cần mẫn đi hái búp măng rừng cung cấp cho bộ đội kháng chiến: "Nhớ cô
em gái hái măng một mình" Hái măng một mình mà không gợi lên ấn tượng về sự
cô đơn, hiu hắt như bóng dáng của người sơn nữ trong thơ xưa; trái lại rất trữ tình, thơ mộng, gần gũi thân thương tha thiết Hình ảnh thơ cũng gợi lên được vẻ đẹp chịu khó chịu thương của cô gái Đằng sau đó, ẩn chứa biết bao niềm cảm thông, trân trọng của tác giả
Thu sang, khung cảnh núi rừng chiến khu như được tắm trong ánh trăng
xanh huyền ảo lung lunh dịu mát:
"Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"