1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa lí địa phương tỉnh Cà Mau

5 9,4K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

TÀI LIỆU ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH CÀ MAU I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH 1. Vị trí và lãnh thổ: - Cà Mau là tỉnh cực Nam của tổ quốc - Diện tích 5.211 km 2 , bằng 1,58% diện tích cả nước, 13,1% diện tích đồng bằng Sông Cửu Long. - Có 2 mặt giáp biển với diện tích biển khoảng 100.000 km 2 và bờ biển dài 251 km là điều kiện tốt để phát triển kinh tế. - Tiếp giáp : + Bắc giáp : Kiên Giang + Tây giáp : Vịnh Thái Lan + Nam và Đông Nam giáp : Biển Đông + Đông giáp : Bạc Liêu. 2. Sự phân chia hành chính: - Tỉnh được tái lập ngày 1/1/1997 từ tỉnh Minh Hải cũ. - Tỉnh có 8 huyện và một thành phố: TP Cà Mau, Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Ngọc Hiển và Năm Căn. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: 1. Địa hình: - Địa hình chính là đồng bằng. - Một số đảo, hòn ở phía Đông Nam. - Địa hình giúp phát triển nông nghiệp: lúa nước, thuỷ hải sản, rừng… 2. Khí hậu: - Cà Mau mang tính chất khí hậu cận xích đạo gió mùa, có nền nhiệt cao và ổn định, có lượng mưa lớn và thất thường. - Là điều kiện tốt để thâm canh tăng vụ, nhưng mùa khô kéo dài nguy cơ cháy rừng ở mức cao. 3. Thuỷ văn: - Cà Mau có mạng lưới sông ngòi dày đặc - Sông thường ngắn và có chế độ nước điều hoà, chịu ảnh hưởng lớn của thuỷ triều và nước mưa ( chuyền triều ), thuận lợi cho sự phát triển của giao thông và thuỷ lợi. - Nước ngầm phong phú , nhiều phèn có vai trò quan trọng trong sản xuất. 4. Thổ nhưỡng: - Cà Mau có 4 loại đất chính: + Đất mặn: 150.278 ha chiếm 28,84% diện tích phát triển rừng ngập mặn ( nhiều nhất ở Ngọc Hiển) + Đất phèn : 334.925 ha chiếm 64,27% diện tích, phát triển rừng và nuôi tôm, cải tạo trồng lúa. + Đất than bùn: 10.564 ha chiếm 2,03% diện tích, phát triển lúa, cây công nghiệp, rau màu ( U Minh ). + Đất bãi bồi: 9.507 ha chiếm 1,82% diện tích, phát triển rừng ngập mặn, thuỷ hải sản. 5. Tài nguyên, sinh vật: - Rừng khá đa dạng về chủng loại nhưng có nguy cơ giảm về diện tích. - Thú, bò sát và nhiều loại chim cò… giúp phát triển mạnh về kinh tế . - Nhiều loại tôm cá có giá trị . - Vườn quốc gia U Minh Hạ – Quyết định thành lập năm 2006 với 8286 ha. ( Khánh Lâm và Khánh An – U Minh; Khánh Bình Tây Bắc và Trần Hợi – Trần Văn Thời). 6. Khoáng sản: - Khí đốt thềm lục địa. - Than bùn U Minh - Muối ven biển. Câu hỏi: - ĐKTN & TNTN Cà Mau có những giá trị gì? - Chúng ta còn gặp phải khó khăn gì trong quá trình phát triển? III. DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG: 1. Gia tăng dân số : - Dân số : 1.200.000 người (2005) - Gia tăng tự nhiên: 2,5% (1993); 1,8% (2000); 1,5% (2005). - Gia tăng cơ giới 0,8%. - Nguyên nhân biến động: + Ý thức thực hiện kế hoạch hoá gia đình. + Xuất cư lao động đi tỉnh khác, nước khác. + Nhập cư lao động ( nghề biển, cán bộ quản lý). Gia tăng ở mức vừa phải, kinh tế ổn định, có nguồn lao động dự trữ. 2. Kết cấu dân số: - Kết cấu giới tính: Nam / Nữ (1,02/1) - Kết cấu độ tuổi : + Dưới lao động : 30,7 %. + Trong lao động : 60 %. + Quá lao động : 9,3%. - Kết cấu lao động: + Qua đào tạo : 18%. + Lao động đơn giản : 82%. - Kết cấu dân tộc: Có 20 dân tộc – Kinh, Hoa, Khơ Me, Tày, Nùng, Chăm… - Dân tộc Kinh chiếm 97,16% dân số. Nguồn lao động dồi dào, nhưng khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm. 3. Phân bố dân cư: - Mật độ dân số: 230 người/km 2 (2005). - Phân bố dân cư: + Nông thôn : 81,3%. + Thành thị 18,7%. Đang có sự chuyển biến : Nông thôn giảm dần, thành thị tăng dần. 4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế: - Văn hoá dân gian : Đua thuyền, thả diều, lễ hội Nghênh Ông, cúng mùa, hò đối đáp… - Tình hình phát triển giáo dục: Số trường lớp và HS tăng dần qua các năm, nhưng từ 2005 đến nay, có xu hướng giảm dần về số lượng ( quy mô giáo dục ), nâng dần về chất lượng. - Tình hình phát triển y tế : Số bệnh viện, bệnh xá, cán bộ y tế được nâng dần về số lượng và chất lượng. - Tỉnh có nhiều hoạt động lớn về y tế : Tiêm vacxin cho người và gia súc, gia cầm, phòng các loại bệnh thường phát dịch : Cúm gia cầm, tai xanh, lỡ mồm long móng, sốt xuất huyết, sốt rét, tiêu chảy cấp … IV KINH TẾ: 1. Đặc điểm chung: - Đang thực hiện đổi mới cùng với cả nước. - Hướng vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. - Chủ yếu thuộc khu vực I ( Nông – lâm – ngư ) 56,4% - Khu vực II ( Công nghiệp – xây dựng) 23,7%. - Khu vực III ( Dịch vụ ) 19,9%. - Phát triển tương đối ổn định ( > 10%/năm). - Đang có sự chuyển đổi : Tăng dần khu vực II và III, giảm dần khu vực I. - Tiềm năng kinh tế còn rất lớn, chưa phát triển tương xứng do : cơ sở hạ tầng còn yếu, cán bộ quản lý và lao động lành nghề thiếu, nguồn vốn hạn hẹp. Câu hỏi: - Dân cư và lao động Cà Mau có đặc điểm gì? - Sự chuyển dịch về dân số có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển văn hoá và giáo dục của tỉnh nhà? 2. Các ngành kinh tế: a. Công nghiệp : ( Tiểu thủ công nghiệp). - Ngày càng giữ vai trò quan trọng. - Cơ cấu: + Cơ cấu sở hữu : Nhà nước. Tập thể, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài. + Cơ cấu ngành: Chế biến, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp gỗ giấy, cơ khí, xây dựng, dệt may, đóng tàu… - Phân bố : Chủ yếu ở các thị xã, thị trấn, còn phân tán. - Sản phẩm chủ yếu: Lương thực thực phẩm, khí đốt, điện, giấy, gỗ, hàng tiêu dùng, hàng may mặc… - Hướng phát triển : + Đầu tư vốn. + Đầu tư công nghệ. + Đào tạo nhân lực. + Mở rộng thị trường. + Phát triển nguồn nguyên, nhiên liệu phù hợp. b. Nông nghiệp ( Nông – lâm – ngư ). - Giữ vai trò quan trọng nhất ( lớn hơn 50%). - Cơ cấu ngành: + trồng trọt : Lúa, mía, dừa, rừng… có xu hướng giảm. + Chăn nuôi: Thuỷ hải sản, gia súc, gia cầm … có xu hướng tăng dần. - Phân bố: +Thuỷ hải sản : Đánh bắt ven biển, nuôi trồng ở tất cả các huyện thị. + Lâm nghiệp : Ngọc Hiển, U Minh, Trần Văn Thời, Đầm Dơi. - Hướng phát triển: + Gắn nuôi trồng với chế biến. + Quy hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện từng vùng. + Khai thác đi đôi với bảo vệ và tái tạo. + Giao đất, giao rừng, nông – lâm – ngư kết hợp. c. Dịch vụ: - Đang ngày một phát triển mạnh. - Giao thông vận tải: chủ yếu là đường sông ( cao tốc, tàu, đò, ghe, xà lang…), xe đò, xe khách, taxi ( quốc lộ 1A)… ngày càng được mở rộng về mạng lưới. - Bưu chính viễn thông: Bưu điện, bưu phẩm, phát thanh, truyền hình, internet, các mạng điện thoại phát triển với tốc độ cao. - Thương mại : Diễn ra sôi động. + Xuất : Thuỷ hải sản, lúa gạo, vật liệu xây dựng ( gỗ), lao động đơn giản. + Nhập : Máy móc thiết bị, cán bộ quản lý và lao động lành nghề. - Du lịch: Biển đảo ( Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Khai Long…), sinh thái ( 2 vườn quốc gia : U Minh Hạ và Đất Mũi), sông nước. - Đầu tư nước ngoài ngày một nhiều: Khí điện đạm, đóng tàu, chế biến thuỷ hải sản, lương thực, tạo giống và bảo vệ môi trường. 3. sự phân hoá kinh tế theo lãnh thổ: - TP Cà Mau: Công nghiệp, dịch vụ. - Các huyện ven biển: Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, đóng tàu và các dịch vụ biển. - Các huyện khác : nuôi trồng thuỷ hải sản, cây lương thực, rừng, hàng tiêu dùng… V. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG: 1. Thực trạng: - Rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp. - Thuỷ hải sản tự nhiên giảm sút. - nước kênh rạch, ao hồ bị ô nhiễm, không có khả năng sử dụng. - Không khí nhiều khói bụi. - Đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, thoái hoá. - Chim thú di cư đi nơi khác. 2. Biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường: - Trồng mới rừng ngập mặn gắn với bảo vệ. - Tái tạo lại nguồn thuỷ hải sản tự nhiên. - Vớt rác, xử lý nước ở kênh rạch, ao hồ. - Trồng nhiều cây xanh làm cho không khí trong lành. - Quy hoạch đất sản xuất cho phù hợp với điều kiện từng vùng miền. - Thành lập các khu bảo tồn “ vườn quốc gia”. VI. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ: - Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. - Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng. - Phát triển giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, Internet kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. - Đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài. - Mở rộng thị trường. Câu hỏi: - Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh có những nét gì nổi bật? - Trong quá trình phát triển cần chú ý những vấn đề gì? Thực hành: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN. VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CỦA CÀ MAU. 1. Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên: - Địa hình đồng bằng làm cho cả tỉnh có cùng một kiểu khí hậu nóng ẩm. - Ven biển nóng ẩm, mưa nhiều. - Sông ngòi khá điều hoà ( chuyền triều). - Nước sông chịu ảnh hưởng lớn của nước mưa và thuỷ triều. - Tỉnh có đất phù sa mới, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn là đa số. Hàng năm được bồi đắp thêm một diện tích khá lớn. - Các thảm thực vật chính : + Rừng ngập mặn ven biển. + Rừng ngập úng ở vùng đất phèn, trũng. + Lúa nước ở vùng đất phèn cao. +Vườn cây ăn trái ở các hộ gia đình. + Đồng năng, lau sậy được khai thác dần. - Động vật phân bố theo các hệ sinh thái thực vật. 2. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế : Qua bảng số liệu sau : CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH QUA CÁC NĂM (%) Năm Lĩnh vực 1995 1997 1999 2001 2003 Nông – lâm - ngư 75 72 65 60 57 Công nghiệp -xây dựng 15 17 18 19 20 Dịch vụ 10 11 17 21 23 Hãy chọn và vẽ dạng biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 1995 – 2003. Nhận xét. . TÀI LIỆU ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH CÀ MAU I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH 1. Vị trí và lãnh thổ: - Cà Mau là tỉnh cực Nam của tổ quốc - Diện. giáp : Bạc Liêu. 2. Sự phân chia hành chính: - Tỉnh được tái lập ngày 1/1/1997 từ tỉnh Minh Hải cũ. - Tỉnh có 8 huyện và một thành phố: TP Cà Mau, Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước,. THIÊN NHIÊN: 1. Địa hình: - Địa hình chính là đồng bằng. - Một số đảo, hòn ở phía Đông Nam. - Địa hình giúp phát triển nông nghiệp: lúa nước, thuỷ hải sản, rừng… 2. Khí hậu: - Cà Mau mang tính

Ngày đăng: 11/07/2014, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w