ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BẮC KẠN

8 5.1K 73
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BẮC KẠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường trung học phổ thông chuyên Bắc Kạn Địa lý địa phương TÌM HIỂU ĐỊA LÝ TỈNH BẮC KẠN Nội dung tìm hiểu: Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bắc Kạn Họ và tên : Nguyễn Thị Hoàng Lan Lớp 12 Văn Trường: THPT chuyên Bắc Kạn Bản đồ tỉnh Bắc Kạn 1 I/ Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ - Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía bắc • Điểm cực bắc ở vĩ độ: 22º44'B tại xã Bằng Thành huyện Pác Nặm • Điểm cực nam ở vĩ độ: 21º48'B tại xã Quảng Chu huyện Chợ Mới • Điểm cực tây ở kinh độ: 106°15'Đ tại xã Yên Thịnh huyện Chợ Đồn • Điểm cực đông ở kinh độ: 105°26'Đ tại xã Cường Lợi huyện Na Rì -Diện tích trung bình: 4859.4 km 2 , chiếm 1.48% tổng diện tích tự nhiên cả nước • Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng • Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang • Phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên • Phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn ⇒ Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với phát triển kinh tế xã hội: - Thuận lợi: Là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao bằng - trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triền kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 đã chia lãnh thổ thành hai phần bằng nhau theo hướng bắc – nam, là vị trí thuận lời để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh ở Trung Quốc ở phía bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội và cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam - Khó khăn: Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại nằm sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn cho việc trao đổi hàng hóa với các trung tâm kinh tế lớn cũng như cảng biển. Mạng lưới giao thông trong tỉnh chủ yếu là đường bộ nhưng chất lượng còn kém gây trở ngại lớn cho việc đi lại, giao thương hàng hóa. ∗ Các đơn vị hành chính Ngày 6-11-1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ mười đã phê chuẩn việc chia tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Nhưng sau để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu của cách mạng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái lập. Các huyện Ngân Sơn, Ba Bể (Chợ Rã) tái nhập lại vào tỉnh Bắc Kạn. Tháng 8-1998, thành lập thêm huyện Chợ Mới trên cơ sở tách từ phần đất phía Nam huyện Bạch Thông. Ngày 28-5-2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Pắc Nặm trên cơ sở tách huyện Ba Bể. Như vậy, trải qua không ít những thay đổi về địa dư hành chính, hiện nay, tỉnh Bắc Kạn được chia làm 8 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện 2 (Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì, Pắc Nặm) và thị xã Bắc Kạn với 122 xã phường và thị trấn • Thị xã Bắc Kạn có 4 phường và 4 xã • Huyện Ba Bể, có thị trấn Chợ Rã và 15 xã • Huyện Bạch Thông, có thị trấn Phủ Thông và 16 xã • Huyện Chợ Đồn, có thị trấn Bằng Lũng và 21 xã • Huyện Chợ Mới, có thị trấn Chợ Mới và 15 xã • Huyện Na Rì, có thị trấn Yến Lạc và 21 xã • Huyện Ngân Sơn, có thị trấn Ngân Sơn, thị trấn Nà Phặc và 10 xã • Huyện Pác Nặm, có 10 xã II/ Địa hình - Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao, gần như nằm kẹp giữa hai cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam. Có thể chia Bắc Kạn thành 03 khu vực địa hình: • Khu vực phía Tây: là khối núi cao chót vót trên lãnh thổ Bắc Kạn, bao gồm các mạch núi chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc – Đông Nam. Cấu tạo chủ yếu của núi là đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vôi có lớp dày nằm trên đá kết tinh cổ. Dãy núi cao nhất là Phia Biooc ( cao 1578 m). ⇒ Khu vực này thuận lợi cho phát triển du lịch • Khu vực phía Đông: sừng sững các dãy núi kéo dài tít tắp của cánh cung Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đông Bắc. Hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Bắc – Nam mở rộng thung lũng về hướng Đông - Bắc. Đây là dãy núi cao có cấu tạo tương đối thuần nhất. Các dãy núi trên cánh cung Ngân Sơn có những đỉnh cao trên 1.000m như Khau Xiểm (1.147m), Phja Khao (l. 061m), Pha Ngoém (l.263m). ⇒ Khu vực này chủ yếu thuận lợi phát triển lâm nghiệp • Khu vực trung tâm: nằm kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông, với một bên là cánh cung Sông Gâm, có địa hình thấp, nằm dọc thung lũng sông Cầu. Đây là một nếp lõm được cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi có tuổi rất cổ, nhưng đá vôi không nhiều. 3 ⇒ Khu vực này thích hợp phát triển nông nghiệp, giao thông. Như vậy toàn tỉnh có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao nhất có đỉnh 1.640 m thuộc dãy Nam Khiếu Thượng. Độ cao bình quân toàn tỉnh từ 500 - 600 m, nơi thấp nhất 40 m thuộc khu vực xã Quảng Chu (Chợ Mới). - Thuận lợi: • Vùng núi đá vôi lớn của tỉnh ở huyện Ba Bể và huyện Na Rì còn tiềm ẩn nhiều nguồn gen động vật quý hiếm và nhiều hang động để phát triển du lịch. • Nhiều vùng có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng - Khó khăn: • Địa hình phức tạp, khó khăn cho việc đi lại của người dân, gây trở ngại lớn tơi việc trao đổi hàng hóa giữa các vùng trong tỉnh • Hệ thống núi phía Đông là phần cuối của cánh cung Ngân Sơn địa hình hiểm trở, thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất, dân cư thưa thớt, không có những thung lũng phù sa rộng, phát triển nông nghiệp khó khăn. III/ Đất đai - Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là hai loại đất chính: • Đất feralit màu vàng nhạt trên núi trung bình (FH) chiếm 13,38% diện tích, phân bố trên tất cả các đỉnh núi cao trên 700 m, trên nền đá mắcma axit kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất. Tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có tầng thảm mục khá dày. • Đất feralit điển hình vùng đồi núi và núi thấp (Ff – Fk): chiếm 71,62% diện tích, phân bố tập trung ở Ba Bể, bắc Chợ Đồn và Na Rì (Khu vực Kim Hỷ) … Khu vực núi đá vôi thường rất ít đất trong các hang hốc, tầng đất mỏng màu đen, đất rất tốt. ∗ Về cơ cấu sử dụng đất: - Diện tích được khai thác hiệm chiếm hơn 60%, trong đó: • Đất nông nghiệp có 30.509 ha, chiếm 6,28% diện tích tự nhiên • Đất lâm nghiệp có rừng 301.722 ha, chiếm 62,1% diện tích tự nhiên - Hiện diện tích chưa sử dụng còn khá lớn. ⇒ Đánh giá: Nguồn tài nguyên đất của tỉnh hiện nay còn khá tốt, là cơ sở quan trọng để phát triển nông – lâm nghiệp. Nhiều nơi tầng đất dầy, đất đồi núi có lượng mùn cao thuận tiện cho sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng. Đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từ đá vôi, cũng thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả IV/ Khí hậu 4 - Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh. Địa hình nằm kẹp giữa hai cánh cung Ngân Sơn và cánh cung Sông Gâm nên vào mùa đông phải chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc từ Trung Quốc thổi tới - Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-22°C, trung bình cao nhất từ 25-28°C, trung bình thấp nhất từ 10-11°C. - Nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,1 0 C ở thị xã Bắc Kạn và -0,6 0 C ở Ba Bể, -2 0 C ở Ngân Sơn, gây băng giá ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi. - Một năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt: • Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; • Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 – 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12. - Độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh là 84%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam. - Lượng mưa trung bình năm khoảng 1400 – 1600 mm • Mùa hạ mưa nhiều • Mùa đông lạnh, mưa ít - Do Bắc Kạn nằm sâu trong nội địa lại có núi sâu che chắn nên ít bị ảnh hưởng của bão. Bão đến Bắc Kạn thường ít gây tác hại, chỉ có nước lớn và lũ trên các sông suối… - Thuận lợi: Với đặc điểm khí hậu như vậy, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu đất đai khác nhau, làm đa dạng hóa các loại cây trồng, vật của vùng nhiệt đới , cận nhiệt và cả ôn đới - Khó khăn: • Mùa đông lạnh, nhiệt độ khá thấp, gây khó khăn cho sinh hoat, sản xuất của con người. Các loại vật nuôi cây trồng khó chống chịu được gây thiệt hại lớn. • Mùa khô kéo dài, thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt V/ Sông ngòi, hồ 5 - Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phân bố khá dày đặc nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, lưu vực nhỏ và độ dốc dòng chảy lớn, lòng hẹp thuỷ chế thất thường, có nhiều thác ghềnh. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là: • Sông Lô, Sông Gâm chảy sang Tuyên Quang. • Sông Bằng Kỳ cùng chảy qua huyện Na Rì sang tỉnh Lạng Sơn rồi đổ sang Trung Quốc. • Sông Bằng Giang chảy về Cao Bằng. • Sông Cầu là hệ thống sông lớn nhất trên địa bàn tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi Hoa Nam, chảy qua Bạch Thông sang Thái Nguyên rồi đổ về Bắc Sông Cầu Ninh. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Sông Cầu dài khoảng 60 km, rộng 120- 150 m. ⇒ Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Trong một chừng mực nhất định, sông ngòi là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp và ngư nghiệp. Do yếu tố địa hình nên một số sông thuận lợi cho việc phát triển thủy điện cũng như thu hút khách du lịch bằng những cảnh quan đẹp, hùng vĩ. - Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ khoảng 500ha, độ cao 140m so với mặt nước biển, là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam Cương và Cho Leng. Hồ có ba nhánh thông nhau nên gọi là Ba Bể. Đây là một địa điểm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch của tỉnh hiện nay đang được Nhà nước và Bộ Văn hoá – Thông tin cho phép xây dựng hồ sơ để trình UNESCO công nhận là danh thắng thế giới. Hồ Ba Bể - một thắng cảnh đẹp của Bắc Kạn VI/ Tài nguyên rừng 6 - Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc chiếm 95,3% diện tích chủ yếu là rừng tự nhiên (224,1 ha). Độ che phủ cao (49% - Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc Diệntích rừng của Bắc Kạn còn khá nhiều - Về động vật, hiện nay tập trung ở khu vực đá Kim Hỷ thuộc huyện Na Rì, Cao Sơn thuộc huyện Bạch Thông, Bản Thi thuộc huyện Chợ Đồn và hồ Ba Bể. Hệ động vật của tỉnh Bắc Kạn có giá trị tự bảo tồn nguồn gen cao với nhiều loại đặc hữu và quý hiếm. - Về thực vật, qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 280 loài thực vật, trong đó có 300 loài gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đã đưa vào sách đỏ Việt Nam. VII/ Khoáng sản - Lãnh thổ Bắc Kạn nằm trong hai kiểu kiến trúc địa chất có chế độ địa động khác nhau và do đó tạo nên bức tranh khoáng sản rất đặc trưng. Ở phía Tây sông Cầu là các thành trầm tích cổ hơn tạo nên một kiến trúc dương rõ nét được gọi là phức nếp lồi Lô Gâm, ở đó tập trung hầu hết các mỏ chì, kẽm. Ở phía Đông sông Cầu là các thành trầm tích trẻ hơn tạo nên kiến trúc âm được gọi là võng nguồn Rift nội lục sông Hiến, ở đó tập trung hầu hết các mỏ vàng. Chì, kẽm và vàng là những loại khoáng sản có tiềm năng nhất của Bắc Kạn. - Tài nguyên khoáng sản Bắc Kạn tương đối phong phú, đa dạng Trong lòng đất khá giàu kim loại màu và kim loại đen • Vàng ở các mỏ Ma Nu, Hương Nê, Pác Lạng ở Ngân Sơn và Khau Âu ở Chợ Mới. • Chì kẽm ở Chợ Đồn • Sắt và sắt - mangan có nguồn gốc phong Khai thác vàng ở Ngân Sơn hoá, hàm lượng không đồng đều giữa các mỏ, quặng sắt có nguồn gốc nguyên sinh phân bố ở Bản Phẳng, Nà Noi huyện Ngân Sơn . ⇒ Đây là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội nói chung và công nghiệp khai thác nói riêng. 7 - Hệ thống núi thấp và trung bình thuộc cánh cung sông Gâm có các loại đá xâm nhập granít, rhyonít, granít haimica và các loại phiến biến chất, thạch anh quắczít, đá sừng… - Cánh cung Ngân Sơn có các loại granít, rhyonít, phiến sét, thạch anh, đá vôi… Khối núi đá vôi Kim Hỷ có tuổi cácbon – pecmi màu xám trắng có cấu tạo kiểu khối, hiểm trở và những biến chất khu vực. - Vùng núi thấp phía nam tỉnh là nơi quy tụ nhiều dãy núi cánh cung nên có nhiều loại đá trầm tích có kết cấu hạt mịn, hạt thô và đá mắcma ⇒ Có giá trị để phát triển công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng Như vậy các đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn đa dạng và phong phú, là điều kiên thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch, khai thác, chế biến khoáng sản… 8 . chuyên Bắc Kạn Địa lý địa phương TÌM HIỂU ĐỊA LÝ TỈNH BẮC KẠN Nội dung tìm hiểu: Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bắc Kạn Họ và tên : Nguyễn Thị Hoàng Lan Lớp 12 Văn Trường: THPT chuyên Bắc Kạn Bản đồ tỉnh Bắc. Kạn Bản đồ tỉnh Bắc Kạn 1 I/ Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ - Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía bắc • Điểm cực bắc ở vĩ độ: 22º44'B. theo hướng bắc – nam, là vị trí thuận lời để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh ở Trung Quốc ở phía bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội và cũng như các tỉnh của vùng

Ngày đăng: 30/06/2015, 12:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan