1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Ý NGHĨA CỦA BIỂU THỨC NGÔN NGỮ CỐ ĐỊNH DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA THUYẾT TÍN HIỆU docx

8 784 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 312,7 KB

Nội dung

Theo Saussure, những lớp vỏ âm thanh đó được hình thành “không có nguyên do, nghĩa là nó võ đoán đối với cái được biểu hiện, vì trong thực tế nó không có một mối liên quan tự nhiên n

Trang 1

Ý NGHĨA CỦA BIỂU THỨC NGÔN NGỮ CỐ ĐỊNH DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA THUYẾT TÍN HIỆU NGÔN NGỮ

CỦA FERDINAND DE SAUSSURE

ThS HOÀNG THỊ MINH PHÚC

Bộ môn Anh văn Khoa Khoa học cơ bản Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Biểu thức ngôn ngữ cố định (BTNNCĐ) trong tiếng Anh là một vấn đề ngôn

ngữ phức tạp nhưng rất đáng nghiên cứu Chúng ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về con đường hình thành ý nghĩa của các BTNNCĐ dựa trên các luận điểm cơ bản của F de Saussure về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

Summary: Foreign language has become a compulsory subject in the curriculums of

most of the universities in our country for many years How to teach and learn foreign languages effectively has been mentioned by many specialists In this report, only some necessary factors to learn foreign languages successfully in class time and some basic teaching methods are introduced

CNTT-CB

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Ferdinand de Saussure là một nhà ngôn ngữ học lớn, người đã có công dọn đường cho

ngôn ngữ học của thế kỷ XX Dẫu cho số

lượng tác phẩm ông để lại không nhiều,

nhưng ông đã đề cập đến những vấn đề cốt lõi

nhất của ngôn ngữ học, bởi vậy trong ngôn

ngữ học “không có một nhà nghiên cứu

nghiêm túc nào ngày nay lại có thể bỏ qua

không nói đến” những luận điểm cơ bản của

F de Saussure, đặc biệt là về bản chất tín hiệu

của ngôn ngữ

Khi nghiên cứu biểu thức ngôn ngữ cố định (BTNNCĐ) trong văn bản khoa học

tiếng Anh, mặt ý nghĩa của chúng được chúng

tôi đặc biệt lưu tâm Vậy mối liên quan giữa

hình thức và nội dung của các BTNNCĐ là gì, chúng chi phối nhau như thế nào? Ý nghĩa của các BTNNCĐ được hình thành ra sao nếu xem xét chúng dưới ánh sáng của lý luận về bản chất tín hiệu ngôn ngữ? Đó là các vấn để chúng tôi gắng làm sáng tỏ trong bài báo này

1 Các luận điểm cơ bản của Ferdinand de Saussure về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

+ Đặc trưng tín hiệu của ngôn ngữ:

Saussure quan niệm ngôn ngữ là một cái

gì đó hai mặt bao gồm khái niệm và hình ảnh

âm thanh (Concept /Image acoustique) Tín hiệu ngôn ngữ liên kết một khái niệm với một hình ảnh âm thanh chứ không phải một sự vật với một tên gọi Hai yếu tố này gắn bó khăng

Trang 2

khít với nhau và đã có cái này là có cái kia

Ông khẳng định “Ngôn ngữ có thể so sánh với

một tờ giấy, mặt phải là tư duy, mặt trái là âm

thanh; không thể cắt mặt phải mà không đồng

thời cắt luôn cả mặt trái; trong ngôn ngữ

cũng vậy, không thể nào tách biệt âm thanh ra

khỏi tư tưởng, và cũng không thể tách biệt tư

tưởng ra khỏi âm.” [1:197] Ông gọi tổ hợp

này là “tín hiệu” (sign), hình tượng âm thanh

được ông gọi là “cái biểu hiện” (signifier), và

khái niệm là “cái được biểu hiện” (signified)

Đây không đơn thuần chỉ là sự thay đổi tên

thuật ngữ mà là đưa thuật ngữ lên bậc phạm

trù trừu tượng và lôgich

CNTT_C

B

Khái ni m (Concept)

Hình nh âm thanh (Image

Khái niệm (Concept)

Hình ảnh âm thanh

(Image Acoustique)

+ Tính võ đoán của tín hiệu

Mối tương quan giữa cái biểu hiện và cái

được biểu hiện là võ đoán Cùng một ý niệm

được thể hiện bằng những lớp vỏ âm thanh

khác nhau trong các cộng đồng ngôn ngữ khác

nhau, ví dụ chị/em gái (tiếng Việt), sister

(tiếng Anh), sestra (tiếng Nga), và sœur (tiếng

Pháp) Theo Saussure, những lớp vỏ âm thanh

đó được hình thành “không có nguyên do,

nghĩa là nó võ đoán đối với cái được biểu

hiện, vì trong thực tế nó không có một mối

liên quan tự nhiên nào với cái đó” [1:124]

+ Tính hình tuyến của cái biểu hiện

Trong ngôn ngữ, “cái biểu hiện chỉ là

một loại âm thanh, bắt buộc phải xuất hiện

theo một trình tự, không thể xuất hiện đồng

thời, vì thế nó là một thời gian, một hình

tuyến, một ngữ đoạn” [6:154] Theo Saussure

đây là nguyên lý rất quan trọng chi phối toàn

bộ cơ chế của ngôn ngữ Khác với những loại tín hiệu nhìn thấy được khác vốn có thể kết hợp cùng một lúc trên nhiều chiều, những cái biểu hiện nghe được chỉ sử dụng tuyến thời gian, những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi

Một khi âm thanh được thay thế bằng văn tự, trật tự chữ cái sẽ thay thế cho trật tự thời gian,

và quan hệ tuyến tính được thể hiện rõ ràng hơn

+ Giá trị của tín hiệu ngôn ngữ:

Xuất phát từ quan điểm ngôn ngữ là một

hệ thống, mọi yếu tố trong đó đều gắn bó khăng khít với nhau, Sausure quan niệm giá trị của một từ chỉ thực sự được xác định với

sự giúp đỡ của những cái gì tồn tại bên ngoài

từ đó Vốn là thành phần của một hệ thống, nó không những mang một ý nghĩa mà còn mang

chủ yếu một giá trị Ví dụ từ rice trong tiếng Anh có thể có một ý nghĩa như từ gạo trong

tiếng Việt, nhưng lại không có cùng một giá trị do nhiều nguyên nhân khác nhau Để chỉ món đồ ăn đã được nấu chín từ gạo, người

Việt dùng từ cơm, để chỉ loại hạt thu được từ cây lúa người Việt dùng từ thóc, để chỉ những hạt gạo bị gẫy nhỏ người Việt dùng từ tấm…

Sausure đã chỉ ra rằng trong nội bộ một ngôn ngữ, tất cả các từ biểu hiện những khái niệm lân cận đều giới hạn lẫn nhau Các từ đồng nghĩa có giá trị riêng chỉ vì nó đối lập với nhau Ngược lại, nhiều từ trở nên phong phú thêm nhờ sự tiếp xúc với những từ khác

Do đó ông đi đến một luận điểm quan trọng

“Giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng đều do những yếu tố xung quanh quy định” [1:202]

và chỉ trong ngữ cảnh cụ thể mới có thể xác định được giá trị của chúng

Trang 3

Điều rất quan trọng trong luận điểm của Saussure làm cơ sở giải thích giá trị ngữ nghĩa

của ngôn ngữ là tính hai mặt và tính tầng bậc

của tín hiệu ngôn ngữ Tính võ đoán dẫn đến

khả năng biểu hiện vô hạn và không lường

trước được của ngôn ngữ Chính sự linh hoạt

giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện tạo ra

bức tranh đa dạng của ngôn ngữ với các hiện

tượng như đa nghĩa, mở rộng nghĩa hoặc thay

đổi nghĩa Giá trị của mỗi tín hiệu ngôn ngữ

được xác định dựa trên quan hệ đối lập giữa

hai trục liên tưởng và kết hợp, và sở dĩ một

yếu tố trong ngữ đoạn có được giá trị của nó

“chỉ vì nó đối lập với những cái đi trước hay

đi sau nó, hoặc với cả hai” [1:214]

Về mối quan hệ ngữ đoạn, Saussure cho rằng đây là khái niệm không phải chỉ ứng

dụng cho các từ, mà còn có thể ứng dụng cho

những nhóm từ, những đơn vị phức hợp như

từ ghép, từ phái sinh, thành phần của câu, câu

toàn vẹn Dù thuộc tính tiêu biểu của lời nói là

sự tự do trong cách kết hợp, nhưng không

phải tất cả các ngữ đoạn đều tự do như nhau

Ví dụ điển hình Saussure đưa ra ở đây là các

thành ngữ Các thành ngữ, tục ngữ, các

BTNNCĐ là những đơn vị ngôn ngữ có sẵn,

dùng đã quen nên không thể thay đổi gì hết,

dù xét ra có thể có những bộ phận có nghĩa

Điều đặc biệt về các đơn vị ngôn ngữ này là

tính chất thông dụng toát ra từ những nét đặc

biệt về ý nghĩa hay kết cấu ngữ pháp, duy trì

được chúng là nhờ có “sức mạnh của sự thông

dụng” [1 216]

Trong quan điểm của Saussure, mối quan

hệ giữa hai mặt tín hiệu, và rộng hơn, mạng

lưới quan hệ tín hiệu với tín hiệu (cấu trúc)

quyết định nghĩa của tín hiêu ngôn ngữ Ông

đã tuyên bố “ngôn ngữ là một hình thức chứ

không phải là một chất liệu” Quan niệm quá

nhấn mạnh quan hệ cấu trúc, đề cao hình thức của ông đã gây ra nhiều tranh luận cũng như dẫn đến những nhận thức không đúng về nghĩa

Vậy khi nghiên cứu bình diện ngữ nghĩa của các BTNNCĐ chúng tôi dựa trên cơ sở lý thuyết nào? Ngôn ngữ là một hệ thống chức năng, mỗi đơn vị thực hiện một chức năng nhất định Theo quan điểm của chúng tôi, nghĩa là một thực thể tinh thần, tức là một hình thức do con người và được con người tạo nên, do việc sử dụng ngôn ngữ như một loại phương tiện, công cụ nên quan điểm chức năng phải được xem là nòng cốt trung tâm của kiến giải nghĩa Nghĩa là một nội dung xác định nhờ chức năng, nhưng là loại chức năng thể hiện qua ngữ cảnh

Wittgenstin và Austin đều phân biệt cách giải thích bằng ngôn ngữ khác với cái gọi là cách giải thích bằng sự kiện bên ngoài Cách giải thích bằng ngôn ngữ là cái nghĩa có trong hình thức ngôn ngữ, còn giải thích bằng sự kiện bên ngoài là giải thích sự vật hiện tượng, tồn tại thuộc thế giới hiện thực, bằng các thuộc tính của tồn tại Từ quan niệm đó Wittgenstin đã đề xuất học thuyết xem nghĩa

như là sự sử dụng, và ông tuyên bố “Đừng tìm nghĩa của từ mà hãy tìm cách dùng nó” J Lyons quan niệm “sự kiểm nghiệm duy nhất của người nghiên cứu về nghĩa chính là cách dùng các phát ngôn trong những tình huống rất khác nhau trong đời sống hàng ngày”

Như vậy, xuất phát điểm của chúng tôi khi nghiên cứu bình diện ngữ nghĩa của các BTNNCĐ là nghĩa thể hiện trong cách dùng, trong hoạt động thường ngày, trong thực hiện chức năng ngôn ngữ đa dạng trong cuộc sống, trong các mối tương tác xã hội và sự sáng tạo ngôn từ của người nói, người viết

CNTT-CB

Trang 4

2 BTNNCĐ trong tiếng Anh và con

đường hình thành nghĩa của chúng

2.1 Vài nét khái quát về BTNNCĐ

BTNNCĐ là một đơn vị từ vựng gồm từ

hai từ trở lên, có cấu trúc ổn định dùng để thể

hiện ngữ nghĩa nhất định và thực hiện chức

năng nhất định trong văn bản Chúng là một

cách thức rất hữu hiệu có trong bất cứ ngôn

ngữ nào nhằm làm giàu vốn từ vựng sẵn có,

khắc phục một một phần nào tính hữu hạn của

các từ và tính không hàm súc, không cô đọng

của các phương tiện lời nói trong sự biểu vật

và biểu thái Vì dẫu sao cũng phải thừa nhận

rằng “dù số lượng và tính chất của các từ

trong từ vựng của một ngôn ngữ có phong phú

đến đâu, tinh tế đến mức nào thì cũng vẫn là ít

ỏi trước gánh nặng ngữ nghĩa mà sự giao tiếp

và nhận thức trong xã hội đặt ra cho ngôn

ngữ” [4:78]

Xét từ bình diện hình thức cấu trúc,

BTNNCĐ trong tiếng Anh không khác với

các cụm từ tự do, bởi đó là sự kết hợp của một

từ trung tâm (là động từ, danh từ, tính từ,

trạng từ) với một hoặc một vài từ khác (là

mạo từ, giới từ, phó từ) ở vị trí trước hoặc sau

nó Có thể gọi chúng là hậu trí từ

(post-positioned words) và tiền trí từ

(pre-positioned words) xét theo vị trí của chúng so

với từ trung tâm Phần lớn cấu trúc các

BTNNCĐ trong tiếng Anh có thể được thể

hiện qua các mô hình sau:

CNTT_C

B

Pre-Pos Part + CW

CW + Post-Pos

Pre-Pos Part + CW + Post-Pos Part

CW + Post-Pos Part1 + Post Pos Part2

Trong đó, CW là từ trung tâm, pre-pos

part là tiền trí từ, post-pos part là hậu trí từ

Trong các mô hình trên, các mạo từ (article) a/an hoặc the không thể hiện, nhưng chúng cũng có thể tham gia vào thành phần của một

số BTNNCĐ xác định trong tiếng Anh, ví dụ như as a whole, on the one hand…, on the other hand, at the end… Còn hậu trí từ và tiền trí từ thường là giới từ hoặc phó từ

Như vậy, BTNNCĐ trong tiếng Anh là một đơn vị từ vựng với những đặc trưng riêng

Sự cố định về mặt hình thức của BTNNCĐ bao gồm chất liệu tạo nên chúng (cái vỏ vật chất) và cả trật tự tạo nên chúng Chỉ cần thay đổi chất liệu hoặc trật tự đó thì tính chất cố định của BTNNCĐ sẽ bị phá vỡ Sự thay đổi

ở đây bao hàm cả sự thêm hay bớt hoặc thay thế các từ thành tố Ví dụ on the one hand sẽ chỉ có được nghĩa của nó như một BTNNCĐ (một mặt) khi giữ nguyên hình thái như vậy, còn bớt đi một từ thành tố như on hoặc the hoặc one, hoặc thậm chí thêm một tính từ vào trước từ hand hoặc thay thế từ hand bằng arm chẳng hạn thì nghĩa cố định của BTNN không còn nữa Tức là khi lớp vỏ âm thanh thay đổi, tính hình tuyến của các BTNNCĐ bị phá vỡ, thì giá trị của BTNNCĐ cũng không còn nữa

Như vậy, BTNNCĐ là một đơn vị từ vựng phức tạp Từ góc độ nguồn gốc, chúng

là một loại đơn vị từ vựng phái sinh Rõ ràng đây là một hướng phát triển của ngôn ngữ dựa trên những tiềm năng sẵn có, nhằm đáp ứng nhu cầu thể hiện tư duy của con người Theo quan điểm của Saussure, một khi xuất hiện một tín hiệu mới (một kết hợp mới, một biểu thức mới) trong ngôn ngữ thì nghĩa là nó đã

có lý do để tồn tại

2.2 Con đường hình thành nghĩa của các BTNNCĐ

Điều chúng tôi rất quan tâm khi nghiên cứu BTNNCĐ trong tiếng Anh là con đường

Trang 5

hình thành nghĩa của chúng Vì sao dưới một

cấu trúc bình thường như các cụm từ tự do,

sự kết hợp của các từ nhất định lại có một ý

nghĩa cố định? Tại sao khi phá vỡ cấu trúc

mặt thì ý nghĩa cố định của chúng không bảo

toàn được nữa? Các ý nghĩa mang tính chất

thành ngữ đó được hình thành theo cơ chế như

thế nào?

BTNNCĐ là một đơn vị từ vựng, chúng mang bản chất tín hiệu, do đó chúng tôi nhận

thấy chúng phải trải qua các quá trình chức

năng như sau:

- Quá trình tạo mã và lập mã của tín hiệu ngôn ngữ:

Các BTNNCĐ được tạo lập từ các từ thành tố Như vậy, nếu xét từ nguồn gốc sâu

xa, sự tạo mã và lập mã của các từ trung tâm

(thực từ) như danh từ, tính từ, động từ, trạng

từ và các từ thành tố sẽ diễn ra trước Quá

trình tạo mã và lập mã ngôn ngữ là một quá

trình lâu dài, đó là quá trình một vỏ âm thanh

xuất hiện gắn với một ý biểu hiện thành một

nội dung Chính sự chuyển hóa các nghĩa vào

các âm cho phép con người trao đổi tư tưởng,

và hơn thế “cũng như các hệ thống giao tiếp

khác, ngôn ngữ biến những tư tưởng thành vật

chất có khả năng chuyển từ hệ thống thần kinh

này sang hệ thống thần kinh khác” [10:24]

Khi cái vỏ âm thanh chuyển tải được một ý

tưởng thì tức là con người đã tạo lập mã cho

tín hiệu ngôn ngữ, và mã đó chuyển tải một

nội dung nhất định, nói cách khác, quá trình

tạo lập mã thực chất là quá trình gắn mã cho

một khái niệm Lý do tại sao nội dung này

được gắn mã này mà không phải là một mã

khác đã được Saussure khẳng định “chính vì

tín hiệu có tính chất võ đoán cho nên nó

không biết đến quy luật nào khác hơn là quy

luật của truyền thống, và chính vì nó dựa trên

cơ sở truyền thống cho nên nó mới có thể có tính võ đoán” [1:132]

Quá trình tạo mã và lập mã chính là quá trình từ vựng hóa Nó diễn ra không chỉ với những tín hiệu đơn giản bậc 1, mà cả các tổ hợp, các tín hiệu bậc 2 từ các từ phái sinh, từ phức, từ ghép và các tổ hợp thành ngữ quán ngữ Quá trình này được gọi là quá trình từ vựng hóa, thành ngữ hóa tạo nghĩa, mà biểu hiện cụ thể của nó là việc thực hiện chức năng định danh, chức năng biểu niệm, chức năng biểu trưng hóa Như vậy, để có được BTNNCĐ như as a result of, look forward to,

on the one hand…., on the other hand,… thì

mã của các từ thành tố phải được thiết lập trước, sau đó mới có sự ghép mã và cải biên

mã của các từ thành tố để tạo thành mã của BTNN Nghĩa của các BTNNCĐ phần lớn mang tính phái sinh Nhưng vấn đề cần quan tâm ở đây là một khi nghĩa của các từ thành tố ghép lại không tạo ra nghĩa của BTNNCĐ, thì nghĩa của BTNNCĐ đã được hình thành theo

cơ chế nào?

CNTT-CB

- Quá trình dùng, sử dụng và khẳng định giá trị ngữ nghĩa

Một khi mã ngôn ngữ đã được thiết lập, nhưng không trải qua quá trình khẳng định giá trị để có giá trị bền vững trong cộng đồng sử dụng ngôn ngữ thì nó vẫn chưa thể thực sự bắt đầu hành chức Như vậy, quá trình sử dụng là

vô cùng quan trọng Nếu việc sử dụng các tín hiệu chỉ được tiến hành trong một không gian hẹp trong một bối cảnh nhất định thì nó cũng khó được hiểu và chấp nhận trong cộng đồng

Do đó, một khi mã ngôn ngữ đã được hình thành, dù là trong một môi trường không rộng lớn, nó phải trải qua quá trình được sử dụng lại để khẳng định lại giá trị trong các không gian khác, tức là sự quy ước phải được phổ

Trang 6

biến rộng rãi và được chấp nhận Như vậy,

chẳng những việc lập mã tạo mã ngôn ngữ

mang tính chất quá trình và diễn ra lâu dài

phức tạp, mà cả quá trình khẳng định giá trị

của nó thông qua sử dụng cũng là cả một quá

trình vô cùng phức tạp Xuất phát điểm của

việc tạo lập mã ngôn ngữ thường xuất phát từ

cá nhân, nhưng việc khẳng định giá trị của tín

hiệu ngôn ngữ lại nhất thiết phải mang tính

cộng đồng, mang tính xã hội Theo quan điểm

ngày nay, từ không chỉ là tín hiệu ngôn ngữ,

mà còn là tín hiệu văn hóa Rõ ràng là khi

dùng từ ngữ, từ không chỉ là tín hiệu biểu đạt,

mà còn là nơi nội dung được sáng tạo, được

người dùng thổi vào những ý nghĩa xuất thần

Sự đa dạng trong cuộc sống con người tạo ra

sự đa dạng trong phong cách thể hiện, kết quả

là ngôn ngữ càng ngày càng hoàn thiện và

cùng với quá trình này là sự tích lũy, tích hợp

nội dung, hàm lượng nghĩa trong tín hiệu từ

Các đặc điểm của từ vựng như đa nghĩa, đồng

âm… chính là kết quả tất yếu trong sự phát

triển của ngôn ngữ

CNTT_C

B

Để chứng minh cho luận điểm của mình,

chúng tôi xin dẫn ví dụ sau: Theo từ điển

Phrasal Verbs của Rosemary Courtney

(Longman, 1998) từ bring back có các nghĩa

sau đây:

bring back V + ADV

1 bring sth/sb back, bring back sth/sb đem

về, mang về trả lại, đem trả: You must bring

these library books back next week: Anh phải

đem trả những cuốn sách thư viện này vào

tuần tới nhé

*2 ~ sth nhớ lại, hồi tưởng, làm sống lại

(những sự kiện trong quá khứ): The smell of

these flowers brings back memories: Hương

thơm của những bông hoa này làm sống lại bao

nhiêu kỷ niệm

*3 ~ sb to sth, bring sb back to sth khôi phục cái gì cho ai, giúp ai khôi phục cái gì:

We must bring him back to health: Chúng ta phải giúp anh ấy hồi phục lại sức khỏe

*4 ~ sth làm cho một ý tưởng hoặc một thưc tế trở lại hoặc tồn tại, dùng lại, duy trì phương pháp cũ: Few people these days are in favour of bringing back the old punishment

by death: Một số người ngày nay vẫn thích duy trì hình phạt tử hình ngày xưa

Trong 4 nghĩa trên, ngoài nghĩa 1, các nghĩa còn lại đều mang tính thành ngữ Vậy

cơ chế tạo thành các nghĩa của động từ này như thế nào? Xét nghĩa 1, bring back là nghĩa của bring và back ghép lại với nhau một cách

cơ học Như vậy, khi bring và back được tạo thành mã, chúng đã có được giá trị ngữ nghĩa của mình và mang hai đặc tính đã được Saussure chỉ ra; tính võ đoán và tính hình tuyến Tuy nhiên, khi tạo thành tổ hợp bring back, nghĩa 1 được tạo thành không phải không có nguyên do, vì nó là nghĩa đen do hai

từ thành tố ghép lại, còn các nghĩa 2, 3, 4 thì sao? Theo quan điểm của chúng tôi, các nghĩa

2, 3, 4 đã được phát triển ra từ nghĩa đen ban đầu, trên cơ sở có cải biến Rõ ràng từ nghĩa ban đầu “đem cái gì đó trở lại”, mà bring back

đã có được nghĩa “nhớ lại, làm sống lại, hồi tưởng lại” khi nói về hồi ức, kỷ niệm trong quá khứ (nghĩa 2), “khôi phục lại” khi nói về một thực trạng xấu nào đó (nghĩa 3), và “duy trì, dùng lại” khi nói về một cái gì đó tưởng như đã lỗi thời (nghĩa 4) Như vậy, nếu nói về

sự phát triển nghĩa của từ bring back, thì nghĩa của bring back như một đơn vị từ vựng (động từ cụm hay động từ thành ngữ), sẽ được hình thành sau khi giá trị ngữ nghĩa của bring

và back đã được khẳng định, và các nghĩa cố định 2 – 3 - 4 chỉ có được sau khi bring back

Trang 7

khẳng định được nghĩa 1 Chính trong quá

trình sử dụng ngôn ngữ, các giá trị ngữ nghĩa

của bring back được hình thành, phát triển và

trở thành các đơn vị từ vựng mang tính ổn

định như ngày nay Có thể khẳng định rằng từ

hai vỏ âm thanh bring và back với hai ý niệm

riêng rẽ ban đầu như các tín hiệu ngôn ngữ

hoàn toàn mang tính võ đoán, sự phát triển

ngữ nghĩa của bring back sau này là cả một

quá trình diễn ra trong tư duy logic của con

người Rất có thể trong tương lai, cùng với

nhu cầu thể hiện tư duy của con người, bring

back còn phát triển thêm các nghĩa khác nữa

Thử xem xét ví dụ on the one hand … on the other hand… Đây là BTNNCĐ có từ trung

tâm là hand với cấu trúc giới từ + mạo từ xác

định + tính từ + danh từ Từ hand là một danh

từ đa nghĩa, trong rất nhiều nghĩa của từ hand

như bàn tay, sự giúp đỡ, nhân công, sự khéo

tay, kiểu viết tay, hứa hôn… nếu thử ghép bất

cứ nghĩa nào của từ hand vào BTNN trên

cũng không được một cụm từ thực sự có

nghĩa Vậy nghĩa một mặt và mặt khác của

BTNNCĐ này được hình thành như thế nào?

Thiết nghĩ con đường thành ngữ hóa của

BTNNCĐ này cũng phải trải qua các bước đã

đề cập đến ở trên, đó là biểu trưng hóa (hai

bàn tay tượng trưng cho hai mặt khác nhau/

đối lập) và quá trình dùng trong cộng đồng đã

khẳng định sự cố định về mặt cấu trúc cũng

như ý nghĩa của BTNNCĐ này Như vậy, các

tín hiệu ngôn ngữ cấp 1 (các từ đơn lẻ) và các

tín hiệu ngôn ngữ cấp hai trong đó có

BTNNCĐ (coi như các tổ hợp từ) được hình

thành do quy ước trong cộng đồng và mang

tính võ đoán, nhưng trong nhiều trường hợp

sự hình thành BTNNCĐ không hẳn là không

có nguyên do Chính vì nhận ra sự vận động

giữa hai nguyên lý có lý do và không có lý do

trong ngôn ngữ, P Guiraud đã viết “…Bởi

vậy tính võ đoán của tín hiệu là một trong những điều kiện cho sự hành chức thuận lợi của ngôn ngữ… Nhưng tính có lý do là một động lực sáng tạo gắn liền với ngôn ngữ xã hội… Chỉ sau khi từ được tạo ra, mang tính có

lý do, những đòi hỏi của chức năng ngữ nghĩa mới dẫn tới sự làm mờ dần cái tính có lý do từ nguyên đó, tính có lý do từ nguyên này có thể

bị xóa hẳn đưa tới sự biến đổi ngữ nghĩa của

từ đó” [Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, 3: 92]

Tóm lại, ý nghĩa của các BTNNCĐ không được ghép lại từ ý nghĩa của các từ thành tố, nhưng chúng được hình thành theo một nguyên lý nhất định nào đó mang tính

“không hoàn toàn võ đoán” và “duy lý tương đối” Cùng với thời gian, ngoài tính bất biến, ngôn ngữ còn mang tính khả biến Điều Saussure đã khẳng định là “cái chiếm ưu thế trong mọi sự biến hóa là tính bền vững của chất liệu cũ, sự không trung thành đối với dĩ vãng chỉ là tương đối”, và mọi sự biến hóa bao giờ cũng dẫn đến “sự di chuyển của mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện” [1:134] Chính sự thay đổi mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là một trong các hệ quả của tính võ đoán của tín hiệu, và đó là một trong các nguyên nhân tạo

ra tính đa dạng của ngôn ngữ như phương tiện

của tư duy

CNTT-CB

II KẾT LUẬN

BTNNCĐ là một đơn vị từ vựng xuất hiện nhiều trong các ngôn ngữ Chúng rất phổ biến trong đời sống ngôn ngữ hàng ngày do tính sẵn có và tiện dụng Tuy nhiên, đây cũng

là một trong các đơn vị ngôn ngữ với những đặc trưng rất khó tiếp cận, xử lý và sử dụng Với quan niệm BTNNCĐ là một loại từ vựng đặc biệt, việc sử dụng quan điểm của F

Trang 8

de Saussure về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

là một luận cứ khoa học quan trọng giúp

chúng tôi nghiên cứu ý nghĩa của các

BTNNCĐ Các thuật ngữ liên quan đến tín

hiệu ngôn ngữ đã được F de Saussure đưa ra

như tính võ đoán, tính hình tuyến, quan hệ

ngữ đoạn, quan hệ liên tưởng, cái biểu hiện,

cái được biểu hiện, giá trị ngôn ngữ… được

chúng tôi vận dụng nhiều trong bài viết để

phát triển và chứng minh luận cứ của mình

Không phải nghi ngờ gì về giá trị ngữ

nghĩa của các BTNNCĐ vì vai trò thực tế của

chúng trong hoạt động ngôn ngữ trong đời

sống xã hội hàng ngày Ngoài việc nghiên cứu

nhận diện và phân loại BTNNCĐ về mặt hình

thức cấu trúc, ngữ nghĩa ngữ pháp và ngữ

dụng, con đường hình thành ngữ nghĩa của

các BTNNCĐ là một trong các vấn đề chúng

tôi đặc biệt quan tâm Và bước đầu, việc

nghiên cứu vấn đề này dưới ánh sáng của bản

chất tín hiệu ngôn ngữ của Saussure đã giúp

chúng tôi có những nhận định ban đầu khá

quan trọng làm cơ sở cho nghiên cứu trong

tương lai, đó là:

CNTT_C

B

- BTNNCĐ là một đơn vị từ vựng đặc

biệt mang bản chất tín hiệu

- BTNNCĐ là tổ hợp của các tín hiệu, rồi

đến lượt mình, nó lại tạo thành chức năng

tương đương với tín hiệu và hoạt động như

một tín hiệu mới biểu thị một nội dung, một

khái niệm, một chức năng Do đó, BTNNCĐ

cần được “đối xử” như các tín hiệu bình

thường khác trong ngôn ngữ

- Tín hiệu của BTNNCĐ là một loại tín

hiệu phái sinh từ các tín hiệu bậc 1 (tín hiệu

từ)

- BTNNCĐ là tín hiệu ngôn ngữ mang

tính hình tuyến và võ đoán, tuy nhiên tính võ

đoán giữa hai mặt tín hiệu của BTNNCĐ thuộc về các cấp độ khác nhau: võ đoán hoàn toàn và võ đoán tương đối

- Nghĩa cố định của BTNNCĐ được hình thành do quá trình tín hiệu hóa dần từ cú pháp đến từ vựng Con đường hình thành nghĩa của BTNNCĐ là con đường hình thành nghĩa của các tín hiệu bậc 1 và bậc 2, trải qua hai bước

cơ bản là (1) tạo mã và lập mã và (2) quá trình dùng, sử dụng và khẳng định giá trị

- BTNNCĐ như một đơn vị từ vựng đặc biệt là một trong những kết quả tất yếu của sự phát triển ngôn ngữ trên cơ sở phát triển, cải biến tiềm năng sẵn có trong nội tại một ngôn ngữ

Tài liệu tham khảo

[1] Ferdinand de Saussure, Giáo trình ngôn ngữ

học đại cương, NXB KHXH, Hà Nội, 1973

[2] Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng,

NXB Giáo dục, 1998

[3] Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán, Đại cương

ngôn ngữ học tập 1 NXB Giáo dục, 2001

[4] Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt,

NXB Giáo dục, 1999

[5] John Lyons, Ngữ nghĩa học dẫn luận, NXB

Giáo dục, 2006

[6] Lưu Nhuận Thanh, Các trường phái ngôn ngữ

học phương tây, NXB Lao động, 2004

[7] Mak Halliday, Dẫn luận ngữ pháp chức năng,

NXB ĐH QG Hà Nội, 2001

[8] Nguyễn Lai, Những bài giảng về ngôn ngữ học

đại cương, NXB ĐHQG, Hà Nội, 1999

[9] Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt,

NXB Giáo dục, 2002

[10] Wallace L Chafe, Ý nghĩa và cấu trúc của

ngôn ngữ, NXB Giáo dục, 1998♦

Ngày đăng: 10/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w