Hình thức diễn đạt chính xác trong ngôn ngữ đích sẽ đảm bảo cho thành công của bản dịch, làm nó trở nên dễ tiếp cận và phổ biến, hay “bình dân” đối với những người sử dụng ngôn ngữ đích
Trang 1SỐ 6
NGHIÊN CỨU NGỮ VĂN
2009
CÁCH DỊCH BIỂU THỨC NGÔN NGỮ CỔ ĐỊNH
TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC KĨ THUẬT
TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT
1 Biểu thức ngôn ngữ cố định
(BTNNCPĐ) là thuật ngữ để chỉ các cụm
từ sẵn có được tạo thành từ hai từ trở
lên, ôn định về cấu trúc và ý nghĩa với
những mức độ khác nhau, thực hiện
các chức năng nhất định trong văn bản
Thi du as a result (két qua la), after
all (rét cudc, xét cho cùng, dù sao), in
sum (tém lai), in connection with (noi
vé), by means of (bang cách, nhờ), in
spite Oƒ (mặc dù), carry out (thực hiện,
tiễn hành), on the one hand (mét mat),
on the other hand (mặt khác), parallel
to (song song với) Các BTNNCĐ
dạng này được sử dụng rất nhiều trong
ngôn bản tiếng Anh và gây nhiều khó
khăn cho người Việt, đặc biệt khi xử
lí bản dịch Vậy giải pháp của việc
dịch các BTNNCP trong văn bản khoa
học kĩ thuật (KHKT) tiếng Anh sang
tiếng Việt nên như thế nào?
2 Trong dịch thuật, khái niệm
“tương đương dịch thuật°cần phải
được đề cập trước tiên Khi bàn về
dịch thuật, Wills đã khẳng định “Dịch
là một quá trình chuyển hoá nhằm mục
đích chuyển địch một ngôn bản viết ở
ngữ nguồn sang một ngôn bản tương
đương nhất ở ngữ đích” [39, 3] Như
ThS HOANG THỊ MINH PHÚC
vậy, bản chất của quá trình địch thuật
là đi tìm cách biểu đạt ý nghĩa tương
đương của ngôn bản trong một ngôn ngữ khác
Nhìn từ góc độ dịch thuật, nội dung hay ý nghĩa được xem là “đặc tính của
ngôn ngữ”, là “trụ cột của nghiên cứu dịch thuật” [25, 57] và là “công việc
trọng tâm của thông dịch viên” [19, 25]
Nó quan trọng đến nỗi “Nếu người sử dụng ngữ đích không hiểu được ngôn bản dịch nghĩa là gì thì thông dịch viên
hoàn toàn thất bại” [25, 57]
Trên quan điểm đó, khi địch BT
NNCD - những đơn vị ngôn ngữ đặc
trưng bởi sự bất đối xứng giữa hình
thức và nội dung, thì khái niệm “tương đương nội dung” có tầm quan trọng
đặc biệt “Tương đương hình thức” trong
đa số trường hợp ở đây không quan
trọng, thậm chí nếu cứ gò theo sự tương
đương về hình thức thì sẽ có thể dẫn
tới bóp méo nội dung, làm cho bản dịch trở nên xa lạ, khó hiểu, thậm chí không hiểu được trong ngôn ngữ đích Xét các thí dụ sau:
(1) The ceilings of the cave were
low and held up by the poles
Trang 2Vòm hang thấp và được đỡ bằng
coc
(2) Road works on the motorway
are holding up traffic
Các đoạn sửa chữa trên đường cao
tốc đã khiến cho xe có phải đừng lại
Trong 2 thi du trén, hold up cé
nghĩa khác nhau nên được dịch thành
các tương đương khác nhau trong tiếng
Việt Trong thí dụ (1) nghĩa của hold
up không khó đoán, bởi nó có thể được
suy luận từ nghĩa đen của hai từ thành
t6 la hold (cầm, nắm, giữ) và ø (trên),
nhưng trong thi du (2) hold up di mang
nghĩa chuyển, và căn cứ vào nội dung
được thể hiện trong ngữ cảnh, nó phải
được dịch thành ý nghĩa tương đương
trong tiếng Việt là ngăn chặn hoặc làm
gián đoạn tiễn triển của cái gì Như
vậy có thê thấy: tìm tương đương trong
ngôn ngữ đích không phải là một việc
làm đơn giản, và điều này đặc biệt phức
tạp đối với các đơn vị từ vựng mang
tính đặc ngữ như BTNNCĐ
Tương đương của BTNNCPĐ trong
ngôn ngữ nguồn chính là nội dung
tương ứng của nó được diễn đạt bằng
hình thức phù hợp ở ngôn ngữ đích
Nội dung trong ngôn ngữ nguồn được
chuyển tải đúng sang ngôn ngữ đích
sẽ đảm bảo cho tính chính xác của
thông điệp Hình thức diễn đạt chính
xác trong ngôn ngữ đích sẽ đảm bảo
cho thành công của bản dịch, làm nó
trở nên dễ tiếp cận và phổ biến, hay
“bình dân” đối với những người sử
dụng ngôn ngữ đích, bởi “khi một tỉ
lệ cao (người tiếp nhận) không hiểu
được một bản dịch, thì nó không thé
được coi là một bản dịch chuẩn” {[29, 2]
3 Đối với BTNNCP trong văn
bán khoa học kĩ thuật (KHKT) tiếng
Anh - một dạng đơn vị từ vựng làm
sẵn có nghĩa được hình thành thông
qua các biện pháp ngôn từ như an dụ,
hoán dụ và cải dung, thì việc xác định
đúng hướng tiếp cận để từ đó tìm ra giải pháp cho việc dịch chúng sang tiếng Việt là vô cùng quan trọng - 3.1 Thực tế cho thấy rất nhiều tác giả đã quan tâm đến phương pháp
dịch và họ đã phân chia dịch ra thành
những kiểu khác nhau
Trong khi Catford chủ chương
phân chia kiêu địch trên một bình diện
rộng, đầy đủ hay từng phản, tổng thé hay giới hạn, âm vị, chữ viết hay chuyển
tự thì Newmark lại phân chia ra kiểu dịch ngữ nghĩa (semantic translation), kiểu dịch giao tiép (communicative
translation) Ông khẳng định rằng tat
cả mọi bản địch chẳng những mang
đặc điểm của hai kiểu dịch này mà
còn mang đặc điểm xã hội và in đậm đặc điểm cá nhân
Khác với Catford và Newmark, Larson chia dịch ra làm hai kiểu chính,
đó là dịch nghĩa đen và dịch đặc ngữ
Theo tác giả, nếu một bản dịch dựa
trên hình thức ngôn ngữ (form-based
translations) thì đó là dịch theo nghĩa
den (literal translation), con ban dịch
cố gắng truyền đạt nghĩa của ngôn bản ngữ nguồn sang ngôn bản ngữ dich
bằng hình thức tự nhiên của ngôn bản
ngữ đích thì đó là dịch đặc ngữ (meaning-
based translations hay idiomatic translations)
Trang 3Dịch đặc ngữ sử dụng hình thức
ngôn ngữ tự nhiên của ngữ đích cả về
cầu trúc ngữ pháp lẫn lựa chọn từ vựng
Chính vì vậy, dịch đặc ngữ là mục đích
mà hầu như mọi dịch giả giỏi đều cố
vươn tới Tuy nhiên, các bản dịch luôn
luôn là sự pha trộn giữa việc chuyển
dịch theo nghĩa đen các đơn vị ngữ
pháp với dịch đặc ngữ ý nghĩa của ngôn
bản Theo Larson, liên tục dịch đặc ngữ là một việc làm không dễ dàng
nếu như không muốn nói là không thẻ;
và các kiểu dịch biến thiên nối tiếp như một “phổ” từ dịch nghĩa đen hoàn
toàn đến dịch nghĩa rất thoáng Larson
đã thê hiện chuỗi “phổ” liên tục các
kiểu địch của mình trên một trục như
sau:
nghĩa đen
có cải biên
nghĩa đen
nhất quán
cân
Mô hình các loại hình dịch của
Larson đã chỉ ra rằng dịch đặc ngữ là
trung tâm của tất cả các kiểu dịch, bởi
mỗi ngôn ngữ đều có những cách diễn
đạt ý nghĩa đặc ngữ riêng thông qua
các đơn vị từ vựng như từ ngữ Ngôn
ngữ nào cũng có sẵn tục ngữ, thành
ngữ, quán ngữ - những đơn vị từ mang
“ý nghĩa thứ sinh” (secondary meaning)
hay ý nghĩa ấn dụ và các nghĩa bóng
khác Cùng một ý nghĩa như nhau nhưng
lại được hiện thực hóa bằng các cách
thức khác nhau trong các ngôn ngữ
khác nhau là lí do giải thích tại sao dé
thể hiện ý “bằng cách diễn đạt khác”
người Anh dùng một giới ngữ in other
words (nghĩa đen trong tiếng Việt là
trong các tử khác), còn người Việt lại
dùng một động ngữ nói cách khác (nghĩa
đen trong tiếng Anh la speaking in
another way); con khi muốn thể hiện
những lập luận khác nhau người Anh
hay người Việt đều dùng biện pháp
hoán dụ nhờ từ chỉ một bộ phận trên
cơ thể con người, nhưng người Anh
đích của thông địch viên
sử dụng danh từ “hanđ” trong giới ngữ
on the one hand va on the other hand (nghĩa đen trong tiếng Việt là rên một
tay và trên tay kia), trong khi người Việt lại sử dụng danh từ mặt trong danh ngữ một mặt và mặt khác (nghĩa đen
trong tiếng Anh là one face va another đ#ace) Không khó tìm được những thí
dụ tương tự minh hoạ cho bức tranh
ngôn ngữ cùng với sự trì nhận thế giới
khác nhau của các dân tộc
Quan điểm dịch của Larson là một
quan điểm mở linh hoạt và thiết thực,
có thể áp dụng rộng rãi trong dịch thuật
Việc thay đổi thủ pháp dịch từ dịch
theo nghĩa đen hoàn toàn đến dịch rất thoáng phụ thuộc vào tính chất của đối
tượng dịch: các đơn vị từ vựng mang tính tự do hay cố định ở mức độ nào Theo mô hình trên, mục đích của người dịch là tái tạo lại trong ngôn ngữ đích
một ngôn bản truyền đi một thông điệp
như trong ngôn ngữ nguồn, nhưng sử
dụng cấu trúc ngữ pháp và từ ngữ tự
nhiên của ngôn ngữ đích
Trang 4Bức tranh ngữ nghĩa của các ngôn
ngữ đã chứng minh rằng tính võ đoán
của tín hiệu ngôn ngữ đã khiến cho
bình điện nghĩa phát triển theo chiều
hướng rất khó đoán định với các biểu
hiện cụ thể là đồng nghĩa, đồng âm, đa
nghĩa Do đó, khi bàn về tương đương
từ vựng, Larson đã chỉ ra rằng “dịch
giả phải chấp nhận rằng một từ ở ngữ
nguồn có thể được dịch bằng một hoặc
một số từ trong ngữ đích, và vài từ
trong ngữ nguôn đôi khi sẽ chỉ được
dịch bằng một từ” [21, 154, tức là
khi dịch, quan hệ tương đương 1/1 giữa
ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích đôi
khi là điều không thể Hơn thế nữa, “có
bao nhiêu ý tưởng và những ý tưởng
nào có thê được kết hợp với nhau thành
một từ là một đặc tính riêng của ngôn
ngữ mà chỉ đôi khi mới tương ứng giữa
các ngôn ngữ không có quan hệ họ
hang” [21, 154] Nói cách khác, bình
diện ngữ nghĩa trong ngôn ngữ càng
đa dạng thì việc sử dụng các biện pháp
ngôn từ để chuyển dịch văn bản từ ngôn
ngữ đó sang ngôn ngữ khác càng phức
tạp tỉnh vi và càng đòi hỏi ở người dịch
những kĩ năng chuyên nghiệp
Với tất cả những lí do trên, chúng
tôi thấy loại hình dịch của Larson tỏ
ra là thỏa đáng hơn cả Thực chất đó
là các kiểu hay các thủ pháp dịch được
áp dụng linh hoạt cho từng đối tượng
dịch khác nhau Trong dịch thuật không
nên quá phụ thuộc vào hình thức, đặc
trưng từ vựng, cau trúc của ngôn ngữ
nguôn; nêu không, ngôn bản dịch trong
ngôn ngữ đích sẽ trở nên rất “lạ tai”
đối với cộng đồng sử dụng ngôn ngữ
đích Tuy nhiên, trong khi tìm kiếm
một hình thức thể hiện phủ hợp trong
ngôn ngữ dích, nếu không cẩn thận
rất dễ làm cho nội dung của bản dịch
'bị biến dạng Việc phân chia kiểu dịch
theo cấp độ đặc ngữ tính và khẳng định một bản dịch là sự pha trộn giữa các
kiểu dịch với nhau của Larson là một cách tiếp cận hết sức hợp lí và thực
tiễn bởi nó giải quyết được hầu hết
mọi khó khăn và thắc mắc mà dịch thuật đặtra ˆ
3.2 Để dịch các BTNNCĐ trong các văn bản KHKT, trước hết phải có
những bước xử lí ban đầu trước khi
áp dụng các thủ pháp dịch thuật Khi bàn về việc dịch các ngôn bản
khoa học, Hoàng Văn Vân [36] đã đưa
ra năm đặc trưng của văn bản khoa học,
bao gồm:
~ Tính khoa học và kĩ thuật;
- Các cách diễn đạt đặc biệt;
- Mật độ từ vựng (được hiểu là
những từ mang nghĩa từ vựng) cao;
- C4u trúc phức tạp và tối nghĩa
cú pháp; và
- An dụ ngữ pháp
Tác: giả cũng lưu ý rằng đó không
phải là tất cả những đặc điểm có thể
gây khó khăn cho người dịch mà “chỉ
là những đầu đề có thể sử dụng làm khung lí thuyết để nghiên cứu vẫn dé” [36, 214]
BTNNCPĐ không phải chỉ là vấn
đề riêng của văn bản KHKT Chúng xuất hiện trong văn bản KHKT và trong các loại văn bản khác, cả trong giao tiếp hàng ngày Chỉ có điều, trong từng
loại văn bản, có những BTNNCĐ mang tính đặc trưng hơn, được sử dụng nhiều
hơn Thí dụ các BTNNCĐ thể hiện
lap luan nhu on the one hand (mét mdt),
on the other hand (mat khdc), in contrast
(nguoc lai), in sum (16m lai), in conclusion
(tóm lại) được sử dụng rất thường
xuyên trong ngôn bản viết nói chung
Trang 5và văn bản KHKT nói riêng, nhưng
những cách nói như öy /he way (tiện
thé), up to you (tity anh), me too (tôi
cũng vậy) lại rất đặc trưng cho ngôn
bản nói Vì vậy khi đặt vẫn đề dịch
BTNNCĐ tiếng Anh trong văn bản
KHKT thì phần nào nó cũng bao hàm
ý nghĩa dịch BTNNCĐ nói chung từ
văn bản tiếng Anh sang tiếng Việt
Chúng tôi thấy, vấn đề gây khó
khăn nhiều nhất khi dịch BTNNCĐ
chính là tính thành ngữ của chúng Tính
thành ngữ của một cụm từ khiến cho
cách dịch theo nghĩa của các từ đơn lẻ
rồi ghép lại không đem lại hiệu quả Do
đó, “tương đương nội dung” là khái
niệm quan trọng nhất cần chú trọng
đặc biệt khi dịch loại đơn vị từ vựng
đặc biệt này
Căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa
của BTNNCĐ, chúng tôi đề xuất các
bước xử lí để dịch BTNNCĐ trong
văn bản KHKT như sau:
(a) Phân tích ngữ cảnh: Việc nghiên
cứu kĩ lưỡng ngữ cảnh mà BTNNCĐ
được sử dụng trong ngữ nguồn giúp
cho việc nhận điện BTNNCĐ trong
văn bản, phân tách chúng ra khỏi câu
như một tín hiệu đặc biệt mang nghĩa
bên cạnh các tín hiệu thông thường
khác Bởi lẽ trong ngôn ngữ “Giá trị
của bất cứ yếu tố nào cũng đều do những
yếu tô xung quanh quy định” [35, 202]
nên “nghĩa không xuất hiện trong chân
không, nó chỉ có giá trị trong các ngôn
cảnh” [36, 103]
(b) Phân tích các đặc trưng về
ngữ nghĩa và ngữ pháp của BTNNCĐ
trong ngữ nguôn, đặc biệt chú ý tới an
du từ vựng và Ân dụ ngữ pháp (grammatical
metaphor) để tìm ra ý nghĩa thực sự
ma BTNNCD thể hiện trong ngữ nguồn
M.A.K Halliday di nhan dinh “Phuong
thức diễn dat an dụ là đặc điểm của
tất cả các ngôn bản của người trưởng
thành”, là “sự thay đổi cách diễn đạt
các ý nghĩa” [14, 541-542] Do đó, đây
là một bước quan trọng để tiến tới việc
tìm hiểu ý nghĩa của BTNNCPĐ trong
các văn bản KHKT
Để xác định một đơn vị từ vựng
(lexical uni) được dùng với nghĩa chuyên,
cần thực hiện các bước sau đây:
- Đọc cả đoạn văn để nắm được 'đại ý của đoạn văn;
- Xác định hay thiết lập ranh giới
giữa các đơn vị từ vựng;
- Xác định nghĩa của đơn vị từ
vựng trong ngữ cảnh; chú ý tới những
gì bao quanh nó (các từ đứng trước vâ
đứng sau); Đối với mỗi đơn vị từ vựng
cần xác định xem liệu nó có ý nghĩa
cơ bản nào trong các ngữ cảnh khác ngoài ý nghĩa nó thê hiện trong ngữ cảnh đó hay không
Nghĩa cơ bản thường có xu hướng: + cụ thể hơn
+ liên quan tới hoạt động của cơ
+ chính xác hơn + cũ hơn
Lưu ý là nghĩa cơ bản không nhất
thiết phải là nghĩa thường dùng nhất
của đơn vị từ vựng
- Nếu đơn vị từ vựng đó có nghĩa
cơ bản hơn trong các ngữ cảnh khác
thì cần xác định xem có phải nghĩa
trong ngữ cảnh đó khác với nghĩa cơ
bản nhưng lại hiểu được khi đem so
sánh nó với nghĩa cơ bản hay không
- Nếu đúng như vậy thì đơn vị từ
vựng đó có nghĩa chuyển qua con đường
ấn dụ, hoán dụ
Trang 6(C) Tìm tương đương từ vựng va
tương đương ngữ pháp của BTNNCĐ
trong ngữ đích để thê hiện được nội
dung cla BTNNCD trong ngit nguồn
Vì vẫn đề mấu chết khi dịch BTNNCP là
tương đương nội dung, nên khi cần
thiết có thể bỏ qua tương đương hình
thức cốt để thể hiện được nội dung mà
BTNNCD thé hiện trong ngữ nguồn
(đ) “Biểu diễn” J nghĩa của BT
NNCD trong ngữ nguồn băng hình thức
tự nhiên của ngữ đích
Thí dụ, xét đoạn văn sau:
(3) Heights or elevations are
determined by means of a surveyor’s
level, another kind of telescope with a
bubble-leveling device parallel to the
telescope A bubble level, which is
similar to a carpenter level, is a tube
containing a fluid that has an air bubble
in it When the bubble is centered in
the middle of the tube, the device is
level The surveyor sights a rule called
a level rod through the telescope The
rod is marked off to show units of
measure in Jarge, clear numbers The
spaces between the marks usually are
alternately black and white in order
to increase visibility The number that
the surveyor reads on the level rod less
the height of his or her instrument, is
the vertical elevation
Cao độ hay độ cao được xác định
bằng Ống thủy trắc địa - một dạng ống
kính khác có thiết thị cân bằng bằng
bọt khí nằm song song với ông kính
Ống thủy giống như là thiết bị thăng
bằng của người thợ mộc là một cái
ống có chứa chất lỏng có bọt khí trong
đó Khi bọt khí nằm giữa ống thủy thì
thiết bị cân bằng Nhân viên khảo sát
ngăm một cái thước được gọi là mỉa
đo độ cao qua ống kính Mia được đính
ddu dé thé hiện các đơn vị đo bằng
những con số to rõ ràng Khoảng cách
giữa các dấu thường đan xen hai màu
đen trắng để nhìn cho rõ Con số mà
nhân viên khảo sát đọc được trén mia
nhỏ hơn chiều cao của thiết bị chính
là cao độ đứng
Đoạn văn này được trích từ Giáo
trình tiếng Anh chuyên ngành công trình (The language of Civil Engineering in English), từ bài Khảo sát (Surveying) cua tac gid Eugene J Hall (1987) nha xudt ban Prentice Hall Regents/ESL Việc phân tích văn bản cho chúng tôi
các nhận xét sau đây:
“ - Đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học kĩ thuật với các thuật ngữ đặc trưng trong khảo sát công trình như surveyors level (máy thủy trắc địa), bubble-leveling device (thiết, bị cdn bang bang bot khi), bubble level
(ống thủy), rod (mia), elevation (cao
d6), vertical elevation (cao dé dimg)
- Doan van có những cách diễn
đạt đặc biét, thi du surveyor’s level (máy thủy bình), bubble level (ông bọt
khí) thực sự là vấn đẻ đối với những
người làm công tác dịch thuật mà lại
không có chút kiến thức nào về khảo sát công trình Tuy nhiên cách diễn
đạt thông qua những từ được coi là phô thông như /e/escope (ống kính), carpenter’s level (thước thăng bằng
của thợ mộc) hoặc một mệnh đề giải
thích đơn giản như a be containing
a fluid that has an air bubble in it (mét
cái ông chứa chất lỏng có bọt khí bên
trong) là sự trợ giúp lớn cho các dịch giả nếu họ xác định được mối liên hệ
giữa các thuật ngữ với nhau cũng như giữa các thuật ngữ với các từ, ngữ thông
dụng khác
- Đoạn văn có mật độ từ vựng cao, các từ được gạch chân là các đơn
vị từ vựng, cụ thể nó có mật độ từ vựng
là 63/125
Trang 7- Về cầu trúc ngữ pháp, đoạn văn
có cấu trúc bị động (are determined,
is marked ofÐ, có cầu trúc của câu
phức chỉ thời gian (when the bubble
is contered ), câu phức với mệnh đề
quan hé (which is similar to , that
the surveyor reads )
- Về từ ngữ, trong đoạn văn có
những cụm từ như by means of parallel
to, similar to, in the middle of, mark
off, in order to có ý nghĩa cô định vì
nghĩa của cả biểu thức không được tạo
thành một cách đơn giản từ nghĩa đen
của các từ thành tố cộng lại
Trong khi phân tích đoạn văn,
bên cạnh các đơn vị từ ngữ xuất hiện
với mật độ khá lớn với cách diễn đạt
và cầu trúc ngữ pháp đặc trưng người
dich sẽ hướng sự chú ý vào các BTNNCĐ
Thyc té fa cac tinh tir similar to, parallel
to khéng gây khó khăn cho người Việt
khi dịch Anh - Việt, vì /ø trong cả hai
biểu thức đều hướng tới đối tượng quy
chiếu để thê hiện tính chất mà chúng
ta đang nói đến được thể hiện trong
môi quan hệ với cái gì, trong tiếng
Việt ta nói đương tự với, song song
với (cái gì, nhưng khi dịch ngược vẫn
dé sé tro nên phức tạp vì người Việt
sẽ có xu thế sử dụng giới từ wi (với)
thay thế cho giới từ £o (tới) Các biểu
thức còn lại nhu by means of, mark
off, in the middle of, in order to thuc
sự là thử thách lớn nếu người dịch
không nắm được con đường hình thành
nghĩa của BTNNCP tiếng Anh với
các đặc trưng như tính thành ngữ và
chuyên nghĩa thông qua con đường
biểu trưng hóa, ân dụ, hoán dụ và cải
dung kết quả là không xử lí chúng
như các đặc ngữ Chính vì vậy, để có
được bản dịch thành công, trình tự xử
lí bản dịch như chúng tôi đề xuất bên
trên là những bước quan trọng mà một
dich giả không thể bó qua
Sau các bước làm việc như trình
bày bên trên, điều quan trọng cần làm tiếp theo là hra chọn tương đương cho
BTNNCD khi dịch Bên trên, chúng
tôi đã đề cập tới mô hình dịch của
Milfred Larson và khang dinh tính linh
hoạt của mô hình này trong dịch thuật
nói chung, cũng như khả năng ứng
dụng của nó trong việc dịch các đơn
vị ngôn ngữ làm sẵn Mô hình dịch của
Larson đã cho thấy tương đương trong
ngữ đích có thể dao động trên trục ngữ nghĩa theo các mức độ thành ngữ tính từ nghĩa đen hoàn toàn đến nghĩa đen có
cải biên và pha trộn đến dịch cận đặc
ngữ, dịch đặc ngữ và dịch rất thoáng Như vậy, hầu như bất cứ đối tượng dịch
nào cũng có thé tìm được tương đương trong ngữ đích cho dù có thể có những
trường hợp rất khó khăn
3.3 Về việc áp dụng các thủ pháp
dịch BTNNCĐ từ tiếng Anh sang
tiếng Việt, chúng tôi thấy mọi BTNNCP tiếng Anh đều có thể tìm
được tương đương trong tiếng Việt thông qua các kiểu dịch tùy thuộc vào cấp độ thành ngữ tính của chúng
Larson đã khẳng định “Mộ dich giả quan tâm đến việc chuyển dịch nghĩa sẽ
thấy là ngữ đích luôn có cách thể hiện
nghĩa cân thiết, kế cả khi nó rất khác so
với hình thức ngôn ngữ trong ngữ nguồn ” [21, 22]
Mọi biểu thức ngôn ngữ, xét cho
cùng, có thể quy về ba dang chính là (ï)
Biểu thức mang nghĩa đen của các từ thành tố; (ï) Biểu thức mang ý nghĩa
thành ngữ hay nghĩa chuyên hoàn toàn;
và (ii) Loại biểu thức trung gian giữa
hai loại trên: có thành tố có nghĩa biến chuyển và có thảnh tô vẫn giữ nguyên
nghĩa gốc Chính vì vậy, việc dịch BT
NNCD trong văn bản KHKT thường có thể áp dụng theo các cách sau đây:
Trang 83.3.1 Dịch theo nghĩa đen
Chúng ta đã nói nghĩa của
BTNNCP không do nghĩa đen của các
từ thành tô hợp lại, vậy có hợp lí không
nêu chúng ta nói đến cách dịch theo
nghĩa đen ở đây? ,
Trong khi xem xét ý nghĩa của PV
(động từ thành ngữ tính) - một dạng
BTNNCĐ, nhiều tác giả trong đó có
Quirk et al và M.A.K Halliday đã
phân chia nghĩa của chúng thành ba cấp độ, trong đó nhiều PV có nghĩa được tạo thành bằng cách kết hợp nghĩa
đen của động từ và tiểu từ Thực tế
đây là phép thử đơn giản nhất và nên
áp dụng trước tiên để tìm nghĩa của'
BTNNCĐ, nếu sự kết hợp đó không đem lại kết quả (bất lôgíc) thì cần tìm đến cách thức khác Xét nghĩa của
các PV sau đây:
ĐTTN tiếng Anh Tương đương trong tiếng Việt
Go up Đi + lên
Climb up Tréo + lên
Jump over Nhảy + qua
Thực tế cho thấy, nghĩa của nhiều PV được tạo thành từ V + PREP/ADV
có thể suy luận theo cách này Tuy nhiên, đại đa số BTNNCP tiếng Anh mang nghĩa chuyển, do đó kiểu dịch theo nghĩa đen không phù hợp và cần đến một
kiểu dịch khác là dịch theo nghĩa đen có cải biên và pha trộn
3.3.2 Dịch theo nghĩa đen có cải biên hoặc pha trộn
Trên thực tế, nghĩa của đa số BTNNCPĐ được hình thành theo một cách thức
nào đó nhờ các biện pháp tu từ hoặc sự quy ước võ đoán rất khó năm bắt Bên cạnh các BTNNCĐ có nội dung và hình thức hoản toàn không thuần nhất, khi
mà hình thức không thể hiện được chút nội dung thực sự nào của biểu thức như
spill the beans (dé 16 bi mat), The grass is (always) greener on the other side of the fence (Ding nui này trông mii no) , hau hét cac BTNNCD trong tiếng Anh còn giữ lại phần nảo đó nghĩa đen, đồng thời cải biên và pha trộn phần nào đó nghĩa của các từ thành viên Xét kết hợp của động từ give với các tiểu từ trong
các thí dụ sau:
(4) We have 200 tickets to give away free to our viewers
Chúng tôi có 200 vé phát miễn phí cho khán giả
Trang 9Dong tir give có tương đương trong tiếng Việt là cho, away là một phó từ
có nghĩa là ở cách, cách xa Vậy cho xa có nghĩa trong tiếng Việt không? Trong tinh huéng nay, động tir give giữ nguyên được phần nào nghĩa gốc, nhưng away trong: kết hợp với give da phat triển một nét nghĩa mới, để trong các ngữ cảnh
cụ thể khi kết hợp với các từ nhất định phía trước và sau nd, give away sé mang nghĩa là cho di/ phat không cái gì đó mà không ldy tien (give away: sth); hoac trao cô dâu cho chú rể (give away sb):
(5) He gave away most of his money to charity
Ong ta đã hiễn phần lớn tiên của mình cho công cuộc từ thiện
(6) The bride was given away by her father
Cô đâu được cha cô trao cho chú rễ
Các tác giả M.A.K Halliday và Quirk et al déu khẳng, định trong nhiều
PV trong tiếng Anh các động từ giữ nguyên nghĩa, còn các tiêu từ đóng vai trò
tăng cường (intensifiers) hoặc đem đến một biển đổi nào đó về nghĩa Chúng có hiệu lực và đóng vai trò như một nhân tố điều biến nghĩa của động từ, để rồi cùng
nhau tạo nên nghĩa của cả biểu thức Thí du find out (tim thấy, tìm ra), dry out (khô kiét), divide into (chia thành), wash away (cuốn trôi), use up (ding hét) ,
Da số các tính từ tiếng Anh trong khi đòi hỏi một giới từ cụ thể nào đó đứng
phía sau thường cũng bảo toàn ý nghĩa của chính nó, và giới từ đứng sau nó cũng thêm vào kết hợp từ một nét nghĩa nhất định như Jamous for (ndi tiéng vi), responsible
for (chiu trach nhiém vé), important to (quan trong đối với) Nghĩa của các giới từ trong các biểu thức này rõ ràng đã ít nhiều bị cải biên so với nghĩa đen ban đầu của chúng
Việc hình thành nghĩa của các BTNNCĐ dạng khác như ín relation to, as for, with/in reference to, with respect to cũng không ngoài quy luật đó Chính
vì vậy dịch theo nghĩa đen có cải biên và pha trộn là một cách tiếp cận rất hiệu quả đối với các đối tượng dạng nảy Thí dụ:
BTNNCĐ Nghĩa đen Tương đương trong
tiếng Việt
Lay down sth Đặt + xuống Đặt ra; làm hình thành Blow away Thổi + xa Thôi bay
Call up sb Gọi + lên Gọi điện thoại
Check over Kiểm tra + trên Kiểm tra cần thận
In addition to Trong + sự bổ sung + tới Thêm vào
In response to Trong + lời đáp + tới Để đáp lại
Mot thi dụ khac ma Milfred Larson f?z@t là cách xử lí thành ngữ (4s) blind
đã sử dụng và Hoàng Văn Vân (2005) 45.4 bat Nghia den cia tir blind (mi)
cũng đề cập tới trong Nghiên cứu dịch ở đây được giữ nguyên và người Anh
Trang 10muốn thể hiện sự so sánh trạng thái
hoàn toàn không xác định được phương
hướng thông qua thị giác bằng hình
anh as a bat (như con doi) Nhung
việc dịch thành ngữ này theo nghĩa
đen mù như đơi là một sự so sánh bất
thường trong nhiều ngôn ngữ, trong
đó có tiếng Việt, nên nếu không có
cách xử lí đúng, không có sự cải biên
và pha trộn thì bản dịch sẽ trở nên mơ
hỗ và vô cùng khó hiểu đối với những
người sử dụng ngôn ngữ đích Chính
vi vay, trong Từ điển Anh - Việt của
Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1995
tại thành phé Hé Chi Minh, (as) blind
as a bai đã được giải nghĩa là không
thấy rõ mặt được, không phán biệt được
rõ cái gì với cái gì, có lẽ cũng vì trong
tiềm thức của người Việt không có
sẵn hình ảnh so sánh mmừ như cái gì
3.3.3 Dịch đặc ngữ
Bên cạnh những BTNNCĐ có
thể xử lí được bằng cách dịch nghĩa
đen hoặc nghĩa đen có cải biên và pha
trộn, rất nhiều BTNNCĐ khác không
thể áp dụng thủ pháp đó, vì tính thành
ngữ của chúng đã cao đến mức làm
cho ý nghĩa của chúng dường như hoàn
toàn thoát khỏi lớp vỏ bao bọc chúng,
khó “đọc” ra được nội dung của loại
đơn vị từ vựng này từ cấu trúc hình
thức của chúng Đó chính là lí do chúng
ta phải sử dụng một thủ pháp khác để
địch thì mới đem lại hiệu quả trong
các tình huống này - dịch đặc ngữ Thực
tế cho thấy, khi tính thành ngữ của các
BTNNCPĐ càng cao thì các thủ pháp
dịch càng phải di chuyên về phía bên
phải trên mô hình dịch của Larson,
tức là càng tiến dần đến dịch đặc ngữ
Xét các thí dụ:
(7) In terms of project management,
it could hardly be called a success
[40, 105]
Từ phía/góc độ quản lí dự án, nó
khó mà có thê được gọi là sự thành công (8) In this process, the microorganisms
“start eating everything they can find and by virtue of the fact that there’s that much, the contaminant itself sometimes gets swept up” and consumed by the
process, Pastene explains [40, 178]
Trong qua trinh nay, cac vi sinh
vật “bắt đầu ăn mọi thứ chúng tìm
thấy và vì một thực tế là chất làm ô
nhiễm có quá nhiều, nên chính chúng
đôi khi bị đồn ứ lại” và bị quá trình
đó phân hủy, Pastene giải thích Trong hai câu trên, việc biết nghĩa
của các thực tử như frm (từ, thuật ngit), virtue (ditc hanh, wu diém), sweep
(quép), hầu như không giúp ích gì trong
việc dịch các BTNNCĐ có chứa chúng
Rõ ràng là dịch theo nghĩa đen không đem lại kết quả, việc dịch theo nghĩa đen có cái biên và pha trộn cũng bất lực bởi các BTNNCPĐ này có tính thành ngữ cao, và cầu trúc hình thức của chúng,
như chúng tôi đã nhận xét, dường như không cho phép đọc ra nội dung bên
trong của chúng nữa Phải bằng cách nghiên cứu kĩ lưỡng ngữ cảnh, thông qua các quy luật tạo nghĩa, và thủ pháp
dịch đặc ngữ mới có thể tìm được tương
đương nội dung thích hợp cho các BT
NNCĐ dạng này dé “chưng cất lại” và
“ép” chúng vào khuôn mẫu diễn đạt thích hợp của ngôn ngữ đích
Như vậy, các thủ pháp dịch theo nghĩa đen, dịch theo nghĩa đen có cải biên và pha trộn, dịch đặc ngữ là những
cách tiếp cận rất hợp lí đối với từng dạng BTNNCĐ tiếng Anh Tùy từng
trường hợp mà các thủ pháp khác nhau
có thể được áp dụng để đạt được kết quả cuối cùng là chuyển tải trung thực nội dung của ngữ nguồn sang hình thức
diễn đạt của ngữ đích.