Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
704,26 KB
Nội dung
Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học s phạm hà nội Trần thị oanh Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng việt Chuyên ngành : ngôn ngữ việt nam Mã số : 62 .22. 01. 02 Tóm tắt Luận án tiến sĩ ngữ văn hà nội - 2015 B GIO DC V O TO TRNG I HC S PHM H NI Trần thị oanh Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng việt Chuyên ngành : ngôn ngữ việt nam Mã số : 62 .22. 01. 02 Tóm tắt Luận án tiến sĩ ngữ văn hà nội - 2015 LUN N C HON THNH TI: TRNG I HC S PHM H NI Ngi hng dn khoa hc: 1. GS. TS. Đỗ Việt Hùng 2. PGS. TS. Đặng Thị Hảo Tâm Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp Trng i hc KHXH& NV - HQG H Ni Phản biện 2: GS.TS. Lê Quang Thiêm Hội Ngôn ngữ học Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn Tình Vin T in v Bỏch khoa th Vit Nam Lun ỏn c bo v ti: Hi ng chm Lun ỏn cp Trng Hp ti: Trng i hc S phm H Ni Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm đọc luận án tại: - Th vin Quc gia - Th vin Trng i hc S phm H Ni 1 MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. So sánh là một phạm trù của tƣ duy và là hiện tƣợng phổ biến. Tuy nhiên, chúng ta thấy không tự nhiên ngƣời ta dùng so sánh chỉ để cho biết cái này giống/khác cái kia mà dùng so sánh còn để hƣớng tới một đích khác ngoài việc chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các đối tƣợng. Vì muốn tìm hiểu xem đằng sau việc chỉ ra cái này giống/khác với cái kia, ngƣời nói muốn hƣớng tới những đích gì nên chúng tôi chọn các biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt để nghiên cứu. 2. Với mỗi dân tộc, yếu tố văn hóa có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Văn hóa đƣợc tạo thành từ nhiều yếu tố, trong đó có ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vai trò lƣu trữ, bảo tồn, sáng tạo và phát triển văn hóa. Từ những lí do trên, đề tài nghiên cứu “Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt” đƣợc chọn dùng cho luận án này. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Đề tài mong muốn khảo cứu các biểu thức ngôn ngữ so sánh để tìm hiểu đích của chúng có thể hƣớng đến các hành động ngôn ngữ nào (theo cách phân loại của Searle). Đồng thời từ các biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt cũng thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa của dân tộc Việt. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích trên, luận án có ba nhiệm vụ chính: - Xác định các cơ sở lí thuyết cần thiết cho nghiên cứu biểu thức ngôn ngữ so sánh. - Tìm hiểu mục đích của các phát ngôn chứa biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt và các hành động ngôn ngữ cụ thể: tái hiện, biểu cảm, điều khiển, cam kết và tuyên bố. - Tìm hiểu đặc trƣng văn hóa Việt đƣợc thể hiện và lƣu giữ trong các biểu thức ngôn ngữ so sánh. III. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƢ LIỆU KHẢO SÁT 1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là: Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt. 2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu những biểu thức ngôn ngữ thể hiện thao tác so sánh có cấu trúc tƣờng minh của một biểu thức ngôn ngữ so sánh. 3. Phạm vi tƣ liệu khảo sát 2 Để khảo sát ngữ liệu, chúng tôi lựa chọn khảo sát các biểu thức ngôn ngữ so sánh trong văn học dân gian, văn học viết bằng chữ quốc ngữ và ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt. IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phƣơng pháp miêu tả Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để miêu tả đích của các biểu thức ngôn ngữ so sánh hƣớng đến hành động ngôn ngữ cụ thể và để miêu tả các đặc trƣng của văn hóa dân tộc Việt đƣợc lƣu giữ trong các biểu thức ngôn ngữ so sánh. 2. Phƣơng pháp phân tích thành tố ngôn ngữ Phƣơng pháp phân tích thành tố ngôn ngữ đƣợc sử dụng để phân tích các mô hình cấu trúc của biểu thức ngôn ngữ so sánh. Bên cạnh việc sử dụng hai phƣơng pháp chính trên, chúng tôi còn sử dụng thủ pháp thống kê ngôn ngữ học. V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 1. Về mặt lí luận Lần đầu tiên biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt đƣợc nghiên cứu theo hƣớng tìm đến các hành động ngôn ngữ cụ thể. Về mặt hình thức, chúng tôi đã xác lập đƣợc một hệ thống các khuôn hình chứa đựng các yếu tố hằng tính những nội dung mỗi lúc một khác. Điều không kém phần quan trọng là thông qua việc tìm hiểu nội dung của các biểu thức ngôn ngữ so sánh có thể nhận ra các dấu ấn văn hóa về thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời Việt. 2. Về mặt thực tiễn Những kết quả đã trình bày trong luận án có giá trị thực tiễn đối với việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy về so sánh đồng thời cũng rất hữu dụng đối với việc tạo lập và sử dụng biểu thức ngôn ngữ so sánh trong giao tiếp đời thƣờng cũng nhƣ trong sáng tác thơ ca. VI. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chƣơng 2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và mục đích phát ngôn Chƣơng 3. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và đặc trƣng văn hóa Việt. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU So sánh là đối tƣợng nghiên cứu của lĩnh vực ngôn từ trong thơ ca từ xa xƣa. Ngƣời đầu tiên nghiên cứu về so sánh là Aristotle (384 - 322) TCN. Ở Trung Hoa cổ đại, vấn đề so sánh cũng đƣợc đề cập từ rất sớm, cụ thể ở những lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong thơ ca dân gian. Ở Việt Nam, cho đến nay so sánh là đối tƣợng nghiên cứu thuộc nhiều phân ngành của ngôn ngữ học. Đào Thản, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Hoàng Trọng Phiến, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thế Lịch, Cù Đình Tú, Hữu Đạt đƣợc coi là những gƣơng mặt điển hình. Những tác giả này đã đề cập đến việc hình thành khái niệm so sánh, cấu trúc so sánh, các kiểu so sánh và hiệu quả sử dụng của so sánh. Những lí thuyết về so sánh trên là cơ sở quý báu để các nhà nghiên cứu sau tham khảo theo hƣớng đi sâu nghiên cứu biện pháp so sánh trong thơ ca. Những năm đầu của thế kỉ XXI, bên cạnh hƣớng tiếp cận so sánh theo lối truyền thống của phong cách học, đã manh nha một số hƣớng tiếp cận mới. Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Đức Tồn đã tiếp cận so sánh theo hƣớng ngôn ngữ học tâm lí và lí thuyết giao tiếp để nghiên cứu về Chiến lược liên tưởng - so sánh có định hướng [124, 533]. Những kết quả này đã mở ra hƣớng nghiên cứu so sánh theo cách tiếp cận mới: tiếp cận liên ngành giữa ngôn ngữ học và tâm lí học. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trƣớc, chúng tôi lựa chọn đề tài biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt để nghiên cứu. 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.2.1. Cơ sở tâm lí học Theo tâm lí học, thao tác so sánh là một trong những thao tác thuộc về tƣ duy và đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của con ngƣời nói chung, quá trình tƣ duy nói riêng. 1.2.2. Cơ sở ngôn ngữ học 1.2.2.1. Khái niệm biểu thức ngôn ngữ so sánh a. So sánh trong tu từ học Theo tu từ học, so sánh là lối nói hoặc biện pháp tu từ, có mục đích tìm ra sự giống nhau, khác nhau, hơn kém của các đối tƣợng đƣợc so sánh. b. So sánh trong từ điển học Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (chủ biên) cho rằng so sánh là: “nhìn cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống và khác nhau hoặc sự hơn kém.” [88, 830]. c. So sánh trong quan niệm của luận án Những quan niệm trình bày trên là tiền đề cơ sở để chúng tôi đi đến quan niệm về so sánh. Theo chúng tôi so sánh là thao tác của tƣ duy. Kết quả của thao 4 tác so sánh sẽ đƣợc thể hiện cụ thể bằng biểu thức ngôn ngữ. Biểu thức ngôn ngữ thể hiện kết quả của thao tác so sánh trong tư duy gọi là biểu thức ngôn ngữ so sánh (BTNNSS). Nhƣ vậy, với quan niệm về biểu thức ngôn ngữ so sánh nhƣ trên, chúng tôi không phân biệt so sánh logic và so sánh tu từ nhƣ các nhà phong cách học trƣớc đây đã nghiên cứu. 1.2.2.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ở lời a. Biểu thức ngôn ngữ so sánh (i) Mô hình cấu trúc của biểu thức ngôn ngữ so sánh Một cách khái quát, BTNNSS có cấu trúc chung gồm 4 yếu tố cụ thể nhƣ sau: Thực thể đƣợc so sánh, viết tắt là TTĐSS, kí hiệu là A; phƣơng diện đƣợc so sánh (phƣơng diện của thực thể đƣợc so sánh), viết tắt là PDĐSS, kí hiệu là x; từ ngữ chỉ kết quả so sánh của thao tác so sánh diễn ra trong tƣ duy, đƣợc viết tắt là TNCKQSS, kí hiệu là T; thực thể so sánh (thực thể làm chuẩn để so sánh), viết tắt là TTSS, kí hiệu là B. Cụ thể nhƣ mô hình sau: Mô hình 1: TTĐSS PDĐSS TNCKQSS TTSS A x T B chàng gầy nhƣ một chiếc tăm Nhƣ vậy, BTNNSS ở dạng đầy đủ nhất gồm có 4 yếu tố: thực thể đƣợc so sánh, phƣơng diện đƣợc so sánh, từ ngữ chỉ kết quả so sánh và thực thể so sánh. Bên cạnh mô hình cấu trúc dạng đầy đủ nhƣ trên, BTNNSS còn có dạng khuyết thiếu. Có thể khuyết thiếu 1 hoặc 2 yếu tố cấu thành nhƣng khuyết thiếu 3 yếu tố không còn là BTNNSS. (ii) Mục đích của biểu thức ngôn ngữ so sánh - Tìm ra sự giống nhau giữa các đối tƣợng so sánh Ví dụ (7): Cái đầu tôi đã to thô lố, lại méo mó gồ ghề như một quả mít. [152, 158] - Tìm ra sự khác nhau giữa các đối tƣợng so sánh Ví dụ (8): Tây họ có con mắt nhận sự đẹp khác xa ta. [151, 636] - Tìm ra sự hơn hoặc kém nhau giữa các đối tƣợng so sánh So sánh tìm ra sự hơn của đối tƣợng đƣợc so sánh. Ví dụ (9): Trời mưa gió rét kìn kìn, Đắp đôi giải yếm hơn nghìn chăn bông. [150, 367] So sánh tìm ra sự kém của đối tƣợng đƣợc so sánh. Ví dụ (10): Thủy Hử cũng hay nhưng kém Tam quốc và Đông Chu liệt quốc. [153, 44] b. Hành động ở lời Hành động ngôn ngữ gồm có ba loại lớn: Hành động tạo lời, hành động mƣợn lời và hành động ở lời. Hành động ở lời (HĐOL) là những hành động 5 ngƣời nói thực hiện ngay trong lời nói của mình. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc về ngôn ngữ vì chúng nằm ngay trong lời nói đƣợc phát ra. * Phân loại hành động ở lời Theo Searle, căn cứ vào 12 tiêu chí, trong đó có 4 tiêu chí quan trọng là: đích ở lời, hƣớng khớp ghép lời - hiện thực, trạng thái tâm lí, nội dung mệnh đề để phân loại HĐOL thành 5 nhóm. Đó là: Hành động tái hiện, hành động điều khiển, hành động cam kết, hành động biểu cảm và hành động tuyên bố. * Điều kiện thực hiện các hành động ngôn ngữ Theo Searle, để thực hiện một HĐOL nào đó, cần phải thỏa mãn các điều kiện sau: Điều kiện nội dung mệnh đề; điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành và điều kiện căn bản. Những cơ sở lí thuyết trên cũng là căn cứ để luận án nghiên cứu các BTNNSS theo hƣớng tiếp cận của ngữ dụng học. 1.2.3. Cơ sở văn hóa học 1.2.3.1. Quan niệm về văn hóa “VĂN HÓA là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.” [114, 10]. 1.2.3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa vừa là hiện tƣợng đồng nhất vừa là hiện tƣợng khác biệt. Đúng nhƣ nhà ngôn ngữ học nổi tiếng ngƣời Đức Humboldt đã cho rằng: “Ngôn ngữ hẳn là sự biểu hiện bên ngoài của linh hồn nhân dân; ngôn ngữ của nhân dân là linh hồn của họ và linh hồn của nhân dân là ngôn ngữ của họ.” [Dẫn theo 108, 418]. 1.2.4. Sơ đồ tƣ duy so sánh và biểu thức ngôn ngữ so sánh 1.2.4.1. Sơ đồ tư duy so sánh theo nguyên tắc lựa chọn (i) Sơ đồ tƣ duy so sánh theo nguyên tắc lựa chọn có phƣơng diện đƣợc so sánh (x): phƣơng diện đƣợc so sánh thuộc vùng tri nhận nào thì thực thể so sánh sẽ thuộc vùng tri nhận đó. (ii) Sơ đồ tƣ duy so sánh theo nguyên tắc lựa chọn không có phƣơng diện đƣợc so sánh (vắng x): Thực thể so sánh chỉ cần thuộc một trong số những vùng tri nhận của thực thể đƣợc so sánh. 1.2.4.2. Sơ đồ tư duy so sánh theo nguyên tắc góc nhìn (i) Góc nhìn phù hợp với logic của hiện thực khách quan (Biển rộng hơn sông). (ii) Góc nhìn không phù hợp với logic của hiện thực khách quan (Em ơi mắt sắc hơn dao/Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời [150, 497 ]). 1.2.4.3. Sơ đồ tư duy so sánh theo nguyên tắc nổi trội Thực hiện thao tác so sánh trong tƣ duy theo nguyên tắc nổi trội khi thay đổi hình và bối cảnh dẫn tới sự thay đổi hoàn toàn về ngữ nghĩa. (Một anh lễ phép bao giờ cũng đáng sợ hơn một kẻ thô tục. Thay đổi: Một kẻ thô tục bao giờ cũng đáng sợ hơn một anh lễ phép.) 6 1.2.4.4. Sơ đồ tư duy so sánh theo nguyên tắc mức độ chi tiết SP1 có thể quan sát cùng một cảnh huống với những mức độ chi tiết khác nhau, từ đó tạo nên những hình thức biểu đạt của BTNNSS khác nhau về mức độ chi tiết. Tiểu kết chƣơng 1 Chƣơng 1 dành cho việc tổng quan tình hình nghiên cứu và tập trung giới thiệu những vấn đề lí luận liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Đó là quan điểm của tâm lí học về tƣ duy và thao tác so sánh trong tƣ duy. Những thành tựu nghiên cứu của ngành Tâm lí học cũng là cơ sở để chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài của luận án. Bên cạnh cơ sở tâm lí học, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới cơ sở ngôn ngữ học. Từ việc tìm hiểu các quan niệm về biện pháp tu từ so sánh trong phong cách học đến tìm hiểu việc giải nghĩa từ so sánh theo quan điểm của các nhà từ điển học, chúng tôi đã đi đến quan niệm về BTNNSS. Vẫn tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc tu từ học, chúng tôi tìm hiểu mô hình cấu trúc của BTNNSS. Ở dạng đầy đủ, BTNNSS gồm bốn yếu tố: thực thể đƣợc so sánh, phƣơng diện đƣợc so sánh, từ chỉ kết quả so sánh và thực thể so sánh. Ở dạng khuyết thiếu, BTNNSS có thể khuyết thiếu từ một đến hai yếu tố cấu thành. Riêng những BTNNSS khuyết thiếu ba yếu tố cấu thành không thuộc đối tƣợng nghiên cứu của luận án. Lí thuyết của ngành Ngữ dụng học, đặc biệt là lí thuyết các hành động ở lời cũng là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu BTNNSS trong chƣơng 2 của luận án. Tiếp theo, chúng tôi dựa vào cơ sở lí luận về văn hóa học đƣợc trình bày trong mục 1.2.3 để nghiên cứu chƣơng 3 của luận án. Cuối cùng, sơ đồ tƣ duy so sánh cũng góp phần định hƣớng cho SP1 lựa chọn thực thể so sánh khi tạo lập BTNNSS. Từ những định hƣớng trên, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu BTNNSS trong tiếng Việt ở các chƣơng tiếp theo của luận án. 7 Chƣơng 2. BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH VÀ MỤC ĐÍCH PHÁT NGÔN 2.1. DẪN NHẬP Trong hoạt động giao tiếp, chúng ta có thể bắt gặp những phát ngôn nhƣ sau: SP1: Vợ của bạn Hải như thế nào? SP2: Với hành động hỏi của SP1, SP2 có nhiều cách hồi đáp, một trong những cách đó là sử dụng biểu thức ngôn ngữ so sánh để tái hiện lại đối tƣợng đƣợc nói đến, có thể là: - Cô ấy gầy gò như que tăm. - Cô ấy giống như chị Mai phòng hành chính. - Trông xinh như hoa hậu. - Trông xấu như ma. … Các BTNNSS trên đƣợc dùng để miểu tả, xác nhận, khen, chê,… đối tƣợng đƣợc nói đến. Nhƣ vậy, khi sử dụng so sánh, ngƣời ta không dừng lại ở việc chỉ ra sự giống/khác nhau, hơn/kém nhau mà có thể hƣớng ngƣời nghe tới đích nào đó ngoài sự giống/khác, hơn/kém đó. Nghĩa là khi sử dụng BTNNSS có thể để tả, kể, khẳng định, khen, chê, đề nghị, yêu cầu, trong các HĐNN cụ thể. Giống nhƣ Đỗ Hữu Châu nói về miêu tả: “Chúng ta miêu tả một cái gì đấy là để hướng người nghe tới một cái gì đấy nằm ngoài sự vật, hiện tượng, sự kiện được miêu tả.” [13, 154]. Trong chƣơng này, chúng tôi lần lƣợt tìm hiểu các nội dung cụ thể nhƣ sau: - BTNNSS và hành động tái hiện - BTNNSS và hành động biểu cảm - BTNNSS và hành động điều khiển - BTNNSS và hành động cam kết - BTNNSS và hành động tuyên bố Sở dĩ chúng tôi tìm hiểu lần lƣợt nhƣ trên là căn cứ vào số lƣợng BTNNSS hƣớng đến từng loại hành động ngôn ngữ khác nhau. Cụ thể nhƣ sau: Bảng 2.1: Thống kê số lượng các BTNNSS hướng đến các loại HĐNN Số thứ tự BTNNSS hƣớng đến các loại HĐNN Số lƣợng biểu thức ngôn ngữ so sánh Tỷ lệ % 1 Hành động tái hiện 3568 66.3% 2 Hành động biểu cảm 837 15.5% 3 Hành động điều khiển 586 10.9% 4 Hành động cam kết 369 6.9% 5 Hành động tuyên bố 21 0.4% Tổng 5381 100% 8 Bảng thống kê trên đã cho thấy BTNNSS hƣớng đến năm hành động ngôn ngữ với tỷ lệ không đồng đều: chiếm tỷ lệ cao nhất là hành động tái hiện, sau đó đến hành động biểu cảm, hành động điều khiển, hành động cam kết và thấp nhất là hành động tuyên bố. Luận án sẽ lần lƣợt tìm hiểu các BTNNSS hƣớng đến từng loại hành động ngôn ngữ theo thứ tự từ cao đến thấp. 2.2. BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH VÀ HÀNH ĐỘNG TÁI HIỆN 2.2.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ngôn ngữ tả BTNNSS để tả có dạng chung nhất nhƣ sau: A - thực thể cần tả; x - phƣơng diện cần tả của A, đƣợc đem ra so sánh (có thể khuyết thiếu); T - từ ngữ chỉ kết quả so sánh; B - thực thể làm chuẩn để tả. Trong BTNNSS để tả B càng gần gũi quen thuộc với ngƣời nghe, ngƣời nghe càng dễ dàng và nhanh chóng hình dung ra đƣợc thực thể cần tả. 2.2.1.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh để tả người Theo ngữ liệu thống kê của luận án, khi ngƣời nói sử dụng BTNNSS để tả ngƣời với các chi tiết, bộ phận cụ thể thƣờng đƣợc lựa chọn nhƣ sau: hình dáng, mặt, mắt, tay chân, môi, miệng, răng, tóc, da, đầu, ngực, tai, râu ria, mũi, lông mày, bụng, Kết quả thống kê cho thấy khi miêu tả ngƣời, ngƣời Việt thƣờng sử dụng các BTNNSS để tả về hình dáng. Loại biểu thức này chiếm tỷ lệ lớn nhất (25.2%) trên tổng số các BTNNSS để tả ngƣời. Đứng ở vị trí tiếp sau là các BTNNSS để tả bộ phận mặt (chiếm 14.6%), mắt (chiếm 11%) và tóc (7.5%). Những số liệu đó chứng tỏ ngƣời Việt khi sử dụng BTNNSS để miêu tả ngƣời thƣờng chú ý nhiều nhất tới hình dáng, sau đó là các bộ phận nhƣ mặt, mắt và tóc. Thành ngữ tiếng Việt không hiếm những câu phản ánh tƣ duy so sánh đó: Nhất dáng nhì da; cái răng cái tóc là góc con người, Ngoài ra, SP1 cũng có thể lựa chọn những yếu tố khác để tạo lập các BTNNSS để tả. Miễn là những yếu tố đó phải thuộc vùng tri nhận về con ngƣời, con ngƣời có hiểu biết, có kinh nghiệm về chúng. 2.2.1.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh để tả cảnh vật, cây cối, con vật, đồ vật Theo thống kê ngữ liệu, các BTNNSS để tả cảnh vật, cây cối, con vật, đồ vật thƣờng tập trung tả về đặc điểm, tính chất hay hoạt động, trạng thái của chúng. Thực thể đƣợc lựa chọn làm chuẩn để tả thƣờng cùng phạm trù với chúng hoặc con ngƣời. Từ những nghiên cứu trên, cho thấy: tả là hành động thuộc nhóm tái hiện nên BTNNSS dùng để tả cũng phải thỏa mãn những điều kiện sau: - Phát ngôn chứa BTNNSS hoặc BTNNSS có nội dung để tả. - SP1 phải biết về thực thể cần tả. Khi lựa chọn thực thể làm chuẩn để miêu tả phải là những đối tƣợng nằm trong sự hiểu biết của cả SP1 và SP2. 2.2.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ngôn ngữ kể BTNNSS để kể có dạng chung nhất nhƣ sau: A - thực thể cần kể; x - phƣơng diện cần kể của A, đƣợc đem ra so sánh (có thể khuyết thiếu); T: từ ngữ chỉ kết quả so sánh; B: thực thể làm chuẩn để kể. [...]... chọn làm thực thể so sánh để tạo lập biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt 3.2.2 Biểu thức ngôn ngữ so sánh và nguyên lí “dĩ nhân vi trung” 3.2.2.1 Biểu thức ngôn ngữ so sánh có thực thể so sánh là con người nói chung Quan niệm này đƣợc thể hiện rõ rệt trong việc tạo lập các BTNNSS để tả cụ thể nhƣ để đo lƣờng Ngƣời Việt lấy con ngƣời làm chuẩn để đo lƣờng các sự vật, hiện tƣợng trong tự nhiên bằng... của ngƣời Việt Nam nói riêng Triết lí âm dƣơng trong nhận thức đã chi phối tới quá trình lựa chọn thực thể so sánh để tạo lập BTNNSS 19 trong tiếng Việt Hay nói cách khác triết lí âm - dƣơng trong nhận thức của ngƣời Việt đƣợc thể hiện rất rõ thông qua các thực thể so sánh của BTNNSS 3.2.5 Biểu thức ngôn ngữ so sánh và một số hiện tƣợng xã hội đặc biệt Biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt cũng... 2.4 BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH VÀ HÀNH ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN BTNNSS hƣớng đến hành động điều khiển có mô hình chung nhƣ sau: A - thực thể cần điều khiển; x - phƣơng diện cần điều khiển của A, đƣợc đem ra so sánh (có thể khuyết thiếu); T - từ ngữ chỉ kết quả so sánh; B - thực thể làm chuẩn để điều khiển 2.4.1 Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ngôn ngữ đề nghị, yêu cầu 2.4.1.1 Biểu thức ngôn ngữ so sánh. .. nhƣng so sánh cũng là một cách nói vòng đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp 3.3 BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH VÀ NHÂN SINH QUAN CỦA NGƢỜI VIỆT 3.3.1 Biểu thức ngôn ngữ so sánh và việc đề cao con ngƣời Khi đề cao con ngƣời, ngƣời Việt đã đặt con ngƣời làm thực thể đƣợc so sánh để so sánh với một số thực thể so sánh khác nhau (Người ta là hoa đất, Một mặt người là mười mặt của,…) Chính vì vậy, ngƣời Việt. .. phƣơng tiện và khi đã thực hiện xong thao tác so sánh trong tƣ duy cũng cần ngôn ngữ để biểu hiện Chúng tôi gọi những biểu thức ngôn ngữ để thể hiện thao tác so sánh trong tƣ duy là các biểu thức ngôn ngữ so sánh BTNNSS ở dạng đầy đủ gồm bốn yếu tố: thực thể đƣợc so sánh, phƣơng diện đƣợc so sánh, từ chỉ kết quả so sánh và thực thể so sánh Mỗi BTNNSS có thể hƣớng đến các đích khác nhau, ứng với mỗi cấu trúc... thể cần xác nhận; x - phƣơng diện cần xác nhận của A, đƣợc đem ra so sánh (có thể khuyết thiếu); T - từ ngữ chỉ kết quả so sánh (từ ngữ chỉ kết quả so sánh ở mô hình này là dấu hiệu để nhận biết xác nhận ở dạng nào.); B - thực thể làm chuẩn để xác nhận 2.2.3.1 Biểu thức ngôn ngữ so sánh để xác nhận sự đồng nhất a Biểu thức ngôn ngữ so sánh để xác nhận sự giống nhau Thứ nhất, BTNNSS để xác nhận sự giống... trong cuộc sống Ngoài ra, ngƣời Việt còn thể hiện rõ quan niệm đề cao tính cộng đồng, tính trọng danh dự và một số quan niệm về ăn, mặc, ở của họ trong các BTNNSS Nhƣ vậy, một số đặc điểm về văn hóa Việt đã đƣợc thể hiện rõ qua các biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt 23 KẾT LUẬN Để tìm hiểu về BTNNSS trong tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành sƣu tầm 5381 ngữ liệu là phát ngôn có chứa biểu thức. .. BTNNSS thƣờng nằm trong vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép nhân - quả của phát ngôn để tuyên bố 17 Chƣơng 3 BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH VÀ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA VIỆT 3.1 DẪN NHẬP Trong chƣơng này, chúng tôi lần lƣợt tìm hiểu những nội dung cụ thể nhƣ sau: - BTNNSS và thế giới quan của ngƣời Việt - BTNNSS và nhân sinh quan của ngƣời Việt 3.2 BIỂU THỨC NGÔN NGỮ SO SÁNH VÀ THẾ GIỚI QUAN CỦA NGƢỜI VIỆT Khi nghiên... bò, vịt, tằm,… Trong đó, con trâu (chiếm 32%) các BTNNSS có thực thể so sánh là con vật Tóm lại, thực thể so sánh liên quan đến hệ động vật của nền văn hóa nông nghiệp thƣờng là những con vật nuôi trong nhà của cƣ dân nông nghiệp Việt Nam 3.2.1.3 Biểu thức ngôn ngữ so sánh có thực thể so sánh liên quan đến đồ vật, dụng cụ trong nghề nông nghiệp trồng lúa nước Trong quá trình nghiên cứu ngữ liệu, chúng... thể chỉ nằm trong thành phần mở rộng của phát ngôn ngữ vi của hành động yêu cầu BTNNSS có đích để đề nghị, yêu cầu cần thỏa mãn những điều kiện sau: 14 - BTNNSS nằm trong biểu thức ngữ vi hoặc phát ngôn ngữ vi có chứa có nội dung là một hành động trong tƣơng lai A của SP2 - SP1 mong muốn SP2 thực hiện A - Nhằm dẫn SP2 đến việc thực hiện A 2.4.2 Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động ngôn ngữ khuyên . thể so sánh để tạo lập biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt. 3.2.2. Biểu thức ngôn ngữ so sánh và nguyên lí “dĩ nhân vi trung” 3.2.2.1. Biểu thức ngôn ngữ so sánh có thực thể so sánh. của thao 4 tác so sánh sẽ đƣợc thể hiện cụ thể bằng biểu thức ngôn ngữ. Biểu thức ngôn ngữ thể hiện kết quả của thao tác so sánh trong tư duy gọi là biểu thức ngôn ngữ so sánh (BTNNSS). Nhƣ. biểu thức ngôn ngữ so sánh để tìm hiểu đích của chúng có thể hƣớng đến các hành động ngôn ngữ nào (theo cách phân loại của Searle). Đồng thời từ các biểu thức ngôn ngữ so sánh trong tiếng Việt