1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn Hóa Trung Quốc ppt

6 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 119,23 KB

Nội dung

Văn Hóa Trung Quốc Tại Trung Quốc, kể từ năm 1949 dưới sự điều hành của chính phủ Cộng Sản luôn muốn khuếch trương chủ nghĩa vô thần nên dân số của các tôn giáo không xác dịnh rõ ràng..

Trang 1

Văn Hóa Trung Quốc

Tại Trung Quốc, kể từ năm 1949 dưới sự điều hành của chính phủ Cộng Sản luôn muốn khuếch trương chủ nghĩa vô thần nên dân số của các tôn giáo không xác dịnh rõ ràng Nhưng trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa thì đại

đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trở thành "Tam giáo đồng nguyên" (hoặc "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa"

mà Phật Giáo Đại Thừa giữ vai trò chính), số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác:

 Lão giáo: xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với những tôn giáo

khác nên người ta không nắm rõ số người theo Theo

Trang 2

các tài liệu gần đây nhất thì có khoảng 400 triệu

người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo

 Phật giáo: khoảng 8% (quy y Tam Bảo), bắt đầu

du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên Số người theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiểu thừa thì không đáng kể Ngoài ra, còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có thể đạt trên 660 triệu đến

1 tỷ người (50% - 80%) Nhờ vậy mà Trung Quốc

đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất, theo sau là Nhật Bản và Việt Nam, chiếm

khoảng 2/3 trong tổng số 1,5 tỷ người theo Phật Giáo trên khắp Thế Giới Lưu ý là đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật Giáo cùng chung với các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác (như Đạo Giáo hay Khổng Giáo)

 Cơ Đốc giáo: khoảng 1 đến 4% tùy nguồn, một

số nhánh của đạo này được truyền rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 Ngoài

Trang 3

ra còn có những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ

 Nho giáo: không rõ số người theo, đây là tôn

giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều học giả thì bản

chất của nó không phải như vậy

 Hồi giáo: 1% đến 2%, có ở Tân Cương và các vùng có người dân tộc thiểu số theo Hồi Giáo sinh sống rải rác Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368)

 Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡng khác

Ngoài ra còn có Pháp Luân Công là một phương

pháp tập luyện tinh thần rất phổ biến tại Trung Quốc trong thập niên 90 tuy nhiên đã bị ĐCSTQ đàn áp vào

Trang 4

năm 1999 Theo thống kê của chính phủ có khoảng 70-100 triệu người

Nghệ thuật, học thuật, và văn học

Người Trung Quốc cũng chế ra nhiều nhạc cụ, như

cổ tranh ( ), sáo, và nhị hồ ( ), và được phổ biến khắp Đông và Đông Nam Á, đặc biệt những vùng

trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc Sanh là một thành phần cơ bản trong các loại nhạc cụ có

giăm kèm tự do (free-reed instrument) phương Tây

Chữ Trung Quốc có nhiều biến thể và cách viết trong suốt lịch sử Trung Quốc, và đến giữa thế kỷ 20 được

"giản thể hóa" tại đại lục Trung Quốc Thư pháp là loại hình nghệ thuật chính tại Trung Quốc, được

nhiều người xem là trên cả hội họa và âm nhạc Vì thường gắn với chủ nhân là những quan lại-học giả

ưu tú, nên những tác phẩm thư pháp sau đó đã được thương mại hóa, trong đó những tác phẩm của các nghệ sỹ nổi tiếng được đánh giá cao

Trung Quốc có nhiều phong cảnh đẹp và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm lớn của nghệ thuật

Trang 5

Trung Quốc Xem chi tiết trong bài Hội họa Trung

Quốc

Thư pháp, sushi và bonsai đều là những loại hình nghệ thuật có độ tuổi hàng nghìn năm đã được phổ biến sang Nhật Bản và Triều Tiên

Trong hàng thế kỷ, sự tiến bộ kinh tế và xã hội Trung Quốc có được là nhờ chất lượng cao của khoa cử phong kiến Điều này dẫn tới chế độ lựa chọn nhân tài, mặc dù trên thực tế chỉ có đàn ông và những

người có cuộc sống tương đối mới có thể tham dự các kỳ thi này, cũng như đòi hỏi một sự học hành

chuyên cần Đây là hệ thống khác hẳn so với hệ

thống quý tộc theo dòng máu ở phương Tây Các kỳ thi này đòi hỏi các thí sinh phải viết các bài luận cũng như chứng minh khả năng thông hiểu các sách vở kinh điển của Nho giáo Những người vượt qua được

kỳ thi cao nhất trở thành các quan lại-học giả ưu tú gọi các các tiến sĩ ( ) Học vị tiến sĩ có vị trí kinh tế-chính trị rất được coi trọng tại Trung Quốc và các

Trang 6

nước xung quanh Và tệ nạn sùng bái học vị của các nước vùng Đông Á vẫn còn cho đến ngày nay

Văn học Trung Quốc đã có một lịch sử phát triển lâu dài do kỹ thuật in ấn có từ thời nhà Tống Trước đó, các cổ thư và sách về tôn giáo và y học chủ yếu

được viết bằng bút lông (trước đó nữa thì viết trên giáp cốt hay trên giấy tre) rồi phát hành Hàng chục nghìn văn thư cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, từ các văn bản bằng chữ giáp cốt tới các chỉ dụ nhà

Thanh, được phát hiện mỗi ngày

Các triết gia, tác gia và thi sĩ Trung Quốc phần lớn rất được coi trọng và có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phổ biến văn hóa của Trung Quốc Một số học giả khác, cũng được ghi nhận vì dám xả thân cho

quyền lợi quần chúng cho dù có trái với ý của chính quyền (Xem Danh sách các tác gia Trung Quốc, và Danh sách các nhà thơ Trung Quốc)

Ngày đăng: 10/07/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w