ĂN HOÁ TRUNG QUỐC 1.Phong tục tập quán TẾT THANH MINH Hàng năm bước vào mùa xuân ấm áp, hoa tươi đua nở, vạn vật thức tỉnh, người dân TQ lại đón chào một ngày tết dân gian đã được lưu truyền trong nhiều năm, đó là tết Thanh minh.Tiết Thanh minh là một trong 24 tiết tính theo âm lịch của TQ, tính theo dương lịch thường là vào đầu tháng tư. Có nơi gọi tiết Thanh Minh là “tết “âm phủ”, qua đó có thể thấy đây là ngày tết của người quá cố. Trước sau Thanh minh, nhà nào nhà nấy đi tảo mộ cho trọn đạo nghĩa, con cháu dón dép, cắt cỏ xung quanh mộ, đắp thêm đất mới, thắp hương, đốt tiền, lễ bái hoặc mặc niệm. Trong thời Tống < năm 960- năm 1279>có một bài thơ miêu tả tập tục đi tảo mộ trong tiết Thanh minh: “núi đồi nam bắc thêm ngôi mộ, Thanh minh lễ tế ai nấy bận. Tiền nhang bay bốc như bướm lượn, lệ huyết đã nhuộn thành đỗ quyên hồng.” Theo tuyền thuyết tiết Thanh minh được bắt nguồn từ đời nhà Hán < năm 205-220 trước Công nguyên>, cho đến đời nhà Minh và nhà Thanh < 1368-1911> cơn sốt đi tảo mộ lên đến đỉnh cao, có người không chỉ đến mộ tổ tiên đốt tiền bạc, mà còn làm mâm cỗ đầy để cúng trước mộ. Đi tảo mộ trong tiết Thanh minh đã trở thành một tập tục quan trọng trong dân gian và truyền cho đến ngày nay, chỉ có khác là hình thức đơn giản hơn trước. Trước đây tập tục đi tảo mộ là một gia đình, một dòng họ đi tảo mộ cho ông bà tổ tiên, mở rộng đến do tổ chức , đoàn thể tập thể đi tảo mộ cho các liệt sĩ. Mỗi khi đến ngày thanh minh, mọi người đến các nghĩa trang liệt sĩ, đặt trước mộ những bó hoa tươi, hay vòng hoa, một cành tùng, bách tỏ lòng tưởng nhớ các liệt sĩ. [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/ASUS1001/LOCALS %7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] View the full image ! [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/ASUS1001/LOCALS %7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image003.jpg[/IMG] Tiết Thanh minh đúng vào lúc vào xuân, tuy là bắt nguồn từ tế lễ tổ tiên, nhưng trong quá trình phát triển lâu dài cũng xen lẫn cả những nội dung chơi xuân. Hoạt động này được gọi là hoạt động đi chơi xuân. Có những nơi còn gọi tết Thanh minh là tết chơi xuân. Trong thời cổ còn có tập tục đi chơi xuân hái rau dại, tập tục này đến nay không còn nữa. Trong thời gian trước và sau Thanh minhlà các cô gái, phụ nữ đi chơi xuân, hái rau dại tươi và non về gói sủi cảo, gói bánh rất thơm ngon với mùi vị khác thường. Có một số phụ nữ còn thích gài bông hoa rau khúc màu trắng trên đầu. Hôm Thanh minh, còn có tập tục thả diều, kéo co, chơi đu. Vậy thì tại sao lại gọi tết Thanh minh ? chẳng là mỗi khi đến tiết này là thiên nhiên mở màn cho mùa xuân, khí hậu ấm áp, cỏ non xanh rờn, tràn đầy sắc xuân, đây có lẽ là hàm ý của “Thanh minh”. Đến tiết Thanh minh, đúng vào mùa cày cấy vụ xuân, trong ngạn ngữ nông nghiệp có nhiều câu nói về Thanh minh và công việc nhà nông, ví dụ như: “trước sau Thanh minh trồng dưa, trồng đậu”; “Trồng cây tốt nhất là tThanh minh, trônt một khúc gỗ cũng nẩy mầm”. Trong thời cổ còn có hoạt động trồng liễu, trồng cây, trong thơ cổ có câu: “Bên đường dương liễu xanh râm mát, toát lên không khí tiết Thanh Minh”. TẾT NGUYÊN TIÊU Ở Trung Quốc , Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên và Tết hoa đăng . Mọi người vui Tết Nguyên Tiêu đưa hoạt động mừng Tết xuân bắt đầu từ đêm giao thừa lên một cao trào mới . Đêm Nguyên Tiêu , đâu đâu cũng chăng đèn kết hoa . Thưởng ngoạn hoa đăng , giải câu đố và ăn bánh trôi đã trở thành những phong tục tập quán được truyền từ đời này sang đời khác ở Trung Quốc. Tết Nguyên Tiêu bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Hán Vũ Đế . Theo sử sách , sau khi Hán Huệ Đế Lưu Doanh chết , Lã Hậu và thế lực dòng tộc họ Lã nắm quyền nhà nước . Sau khi Lã Hậu chết , những đại thần như Chu Bột , Trần Bình v v tiêu diệt thế lực dòng họ Lã , ủng hộ Lưu Hoàn lên ngai vàng trở thành Hán Văn Đế . Vì hành động tiêu diệt thế lực dòng họ Lã đúng vào ngày rằm tháng giêng , cho nên về sau cứ đến đêm rằm tháng giêng hàng năm , Hán Văn Đế đều vi hành ra khỏi hoàng cung , chung vui với nhân dân để kỷ niệm sự kiện này , và xác định ngày rằm tháng giêng là Tết Nguyên Tiêu . Theo truyền thống trong dân gian Trung Quốc , vào đêm Nguyên Tiêu ánh trăng sáng ngần , mọi người thắp đèn lồng , ra ngoài cửa ngắm trăng , đốt pháo hoa , giải câu đố , ăn bánh trôi , gia đình đoàn tụ . [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/ASUS1001/LOCALS %7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image004.jpg[/IMG] [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/ASUS1001/LOCALS %7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image005.jpg[/IMG] bánh trôi nước Trong dịp Tết Nguyên Tiêu , phong tục thưởng ngoạn hoa đăng bắt đầu từ thời kỳ Minh Đế Đông Hán . Lúc đó , Minh Đế đề cao Phật giáo , nghe nói Phật giáo có tập quán sư sãi đi chiêm ngưỡng xá lị Phật và thắp đèn cúng Phật vào ngày rằm tháng giêng , bèn hạ lệnh Hoàng Cung và các chuà chiền phải thắp đèn cúng Phật vào đêm rằm tháng giêng , từ quan văn võ đại thần đến dân thường đều phải treo đèn lồng . Sau đó , ngày tết lễ Phật dần dần trở thành ngày tết lớn trong dân gian . Từ đó cho thấy , sự phát triển của Tết Nguyên Tiêu đã trải qua quá trình từ cung đình đến dân gian , từ Trung Nguyên đến cả nước . Còn một cách nói khác về phong tục thắp đèn vào dịp Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ "Tam Nguyên"của Đạo giáo , tức ngày rằm tháng giêng là Tết Thượng Nguyên ; Ngày rằm tháng 7 là Tết Trung Nguyên ; Ngày rằm tháng 10 là Tết Hạ Nguyên . Tam nguyên do Thiên quan , Địa quan và Nhân quan quản lý . Thiên quan thích náo nhiệt đông vui , cho nên Tết Thượng Nguyên phải thắp đèn . Phong tục thắp đèn vào dịp Tết Nguyên Tiêu phát triển trở thành chợ đèn hoa với quy mô lớn vào nhà Đường . Kinh đô Trường An lúc bấy giờ đã là đô thị lớn nhất thế giới với số dân hàng triệu dân . Do nhà vua đích thân đề xướng , lễ hội Nguyên Tiêu ngày càng long trọng . Sau thời kỳ Trung Đường , Tết Nguyên Tiêu trở thành lễ hội mang tính toàn dân . Chợ đèn hoa ở Trường An rất rộng lớn , thường thắp 50 ngàn chiếc đèn hoa muôn mầu muôn vẻ . Nhà vua còn sai thợ làm những đèn hoa khổng lồ , rộng khoảng 20 gian và cao 150 thước , tỏa sáng rực rỡ . Thời nhà Tống , lễ hội hoa đăng Tết Nguyên Tiêu không kém gì thời nhà Đường cả về quy mô lẫn công nghệ , hơn thế nữa , các hoạt động trong lễ hội càng được dân chúng ưa thích và mang đậm sắc thái dân gian . Lễ hội hoa đăng Tết Nguyên Tiêu trong các triều đại sau nhà Tống không ngừng phát triển , thời gian ngày càng kéo dài . Lễ hội hoa đăng của nhà Đường diễn ra một ngày trước và sau Tết Nguyên Tiêu , Nhà Tống lại tăng thêm hai ngày sau ngày 16 tháng giêng ; Lễ hội hoa đăng của nhà Minh diễn ra từ mùng 8 tết cho đến ngày 18 , kéo dài đúng 10 ngày . Đến thời nhà Thanh , dân tộc Mãn nắm quyền cai trị Trung Nguyên , nhà vua không tổ chức lễ hội hoa đăng nữa , nhưng lễ hội này trong dân gian vẫn rất náo nhiệt , thời gian kéo dài 5 ngày . Bánh trôi là món ăn chính trong dịp Tết Nguyên Tiêu , đã có từ lâu ở Trung Quốc . Ăn bánh trôi tượng trưng cho gia đình đoàn tụ như trăng tròn và chứa chan nguyện vọng tốt đẹp của nhân dân đối với cuộc sống hạnh phúc trong tương lai . Bánh trôi xuất hiện từ nhà Tống , lúc đó , trong dân gian lưu hành một món ăn mới lạ trong dịp Tết Nguyên Tiêu , được gọi là Phù Nguyê Tử , sau mới gọi là bánh trôi . Trước thời Bắc Tống , bánh trôi không có nhân , sau khi nấu chín phải ăn kèm với đường kính , táo , hoa quế , long nhãn . Thời Nam Tống , xuất hiện bánh trôi có nhân đường , đây có thể là bánh trôi có nhân sớm nhất . Sau đó , bánh trôi có loại nhân ngọt và nhân mặn , nhân ngọt thường gói bằng đường kính , đường đỏ , hoa quế , hoa quả , vừng . Nhân mặn thường là nhân thịt , có loại chỉ có thịt không , có loại thì trộn lẫn thị và rau . Bánh trôi thường đun sôi cho chín , nhưng cũng có thể rán . Hiện nay , có nhiều cách ăn bánh trôi , nhiều người thậm chí kết hợp với cách ăn của phương tây , ví dụ như sô-cô-la cũng có thể làm nhân bánh trôi . Trong dịp Tết Nguyên Tiêu , còn có một hoạt động được đông đảo người dân Trung Quốc ưa thích . Đó là giải câu đố . Giải câu đố xuất hiện từ thời nhà Tống . Thời Nam Tống , cứ đến Tết Nguyên Tiêu , thủ đô Lâm An có nhiều người say mê làm câu đố và giải câu đố . Lúc đầu , người ta viết câu đố trên mảnh giấy , dán trên đèn hoa lung linh rực rỡ để cho mọi người giải . Hoạt động giải câu đố vừa mở mang kiến lại rất thú vị , được các tầng lợp xã hội hoan nghênh . Câu đố là bảo vật trong kho tàng văn hoá Trung Hoa . Bối cảnh sâu rộng của nó là phần tinh hoa nhất trong truyền thống văn học Trung Quốc . Làm câu đố thường lấy đề tài từ các tác phẩm văn học nổi tiếng và những câu thơ mà mọi người quen thuộc . Trong lịch sử Trung Quốc , có nhiều văn nhân học giả nổi tiếng đều để lại những câu đố kinh điển , làm cho nhân dân cảm thụ trí tuệ của họ trong khi thưởng thức , hun đúc trong cao nhã khi vui chơi giải trí . Câu đố không chỉ hạn chế trong tầng lớp văn nhân , nó là của dân gian . Câu đố bao hàm trí tuệ dân gian hết sức phong phú , cho nên chúng tôi cho rằng câu đố là sự kết hợp giữa văn hoá cao nhã và văn hóa dân gian . Ngày rằm tháng giêng âm lịch của Trung Quốc là tết Nguyên Tiêu mộ trong những ngày tết truyền thống của Trung Quốc, cũng là ngày cuối trong cả dịp Tết Xuân. Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ còn gọi là tết Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Đêm hôm đó, trong dân gian TQ từ trước đến nay đều có tập trước treo hoa đăng, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn gọi là tết “Hoa Đăng”. Ngắm đèn ăn bánh trôi là hai nội dung chính trong ngày tết Nguyên Tiêu. Vậy tại sao Tết Nguyên Tiêu lại treo đèn ? nghe nói, năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn- nhà vua đời Tây Hán của TQ được lên ngôi đúng vào ngày rằng tháng giêng. Để chúc mừng, nhà vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm tháng giêng, nhà vừa đều ra khỏi cung để đi dạo cùng chung vui với người dân. Ngày hôm đó, nhà nào nhà nấy, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình nghìn vẻ để mọi người thưởng thức. Đến năm 104 trước công nguyên, tết Nguyên Tiêu đã chính thức trở thành ngày tết lớn của nhà nước. Quyết định này, khiến quy mô của ngày tết Nguyên Tiêu được mở rộng hơn nữa. Theo quy định, ở những nơi công cộng và nhà nào nhà nấy đều phải chăng đèn kết hoa, nhất là những khu phố đông đúc và trung tâm văn hóa phải tổ chức hội Hoa Đăng, triển lãm Hoa Đăng rất long trọng; Già trẻ gái trai đi xem hoa Đăng , đoán câu đối trên Hoa đăng, múa đèn Rồng thâu đêm v,v, về sau năm nào cũng vậy, dần dần thành thói quen và truyền từ đời này sang đời khác. Theo ghi chép, năm 713 trước Công nguyên, ở kinh thành Trường An trong đời nhà Đường <tức Tây An ngày nay>đã làm “núi đèn” rất lớn cao khoảng 7 mét, với hơn 50 nghìn các loại đèn màu. [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/ASUS1001/LOCALS %7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image006.jpg[/IMG] [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/ASUS1001/LOCALS %7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image007.jpg[/IMG] Những đèn màu trong ngày tết Nguyên Tiêu, thường làm bằng giấy màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật, Hoa cỏ, chim muông v,v, trong đó đèn ngực bay là có đặc sắc của TQ nhất. Đèn ngực bay là một trò chơi, nghe nói đã hơn một nghìn năm lịch sử. Trong đèn này có lắp một bánh xe, khi thắp chiếc nến trong trong đèn, thì nhiệt độ lên cao khiến cho bánh xe quay, qua đó đẩy con ngựa giấy trên bánh xe chạy. Bóng ngựa hiện lên chụp đèn, nhìn từ bên ngoài như thấy ngực đang phi nược đại, trông rất sống động. Tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi cũng là một tập tục lớn. Vào khoảng đời nhà Tống <năm 960 Công nguyên cho đến năm 1279 công nguyên>, khi ăn tết này, trong dân gian bắt đầu thịnh hành một loại thức ăn mới lạ. Nhân bằng các loại hoa quả, bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên tròn, rồi nấu chín, ăn thơm ngon, ngon miệng. . Về sau, phần lớn các khu vực ở miền Bắc TQ đều gọi loại thức ăn này là “Nguyên Tiêu” còn miền Năm thì gọi là “bánh trôi”. Bánh trôi phát triển đến ngày nay đã có đến gần 30 lọai, nhân bánh trôi gồm có sơn trà, thập cẩm, vừng, kem sữa cao cao, xô-cô-la v,v. Phong vị bánh trôi của mỗi địa phương cũng không giống nhau, bánh trôi của tỉnh Hồ Nam trắng, trong suốt, thơm, ngon và ngọt, ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang ở miền Đông nhiều nhân, vỏ mỏng, bánh trôi như trứng chim bồ câu của Thượng Hải trông xinh xắn, ăn mát, ngon, ngọt, bánh trôi nhân Sơn trà, nhân vừng, nhân kem sữa v,v của Bắc Kinh cũng có hương vị độc đáo Trong ngày tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm đèn, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Như đi cà kheo, múa ương ca, múa sư tử v,v,Đặc biệt là múa sư tử , ngoài ở TQ ra, các nơi trên thế giới cá người Hoa cư trú, mỗi khi vào dịp tết đều tổ chức múa sư tử. Múa sư tử của TQ được chia thành hai phái là “phái Nam” và Phái Bắc” . Múa sư tử của phái miền Nam thì chú trọng về thay đổ động tác và kỹ xảo, thường là với hình thức hai người múa là chính, điệu múa linh họat và biến đổi khôn lường; Múa sư tử phái Bắc coi trọng khí thế, thường là mười mấy người, thậm chí là mấy chục người cùng múa. Khi múa có đệm nhạc mang đậm đặc sắc dân gian TQ, bắt kể là người múa hay là người xem đều tích cực tham gia, thể hiện sự náo nhiệt của bầu không khí ngày rằm tháng giêng. Những cấm kị trong ngày tết, ngày lễ ở Trung Quốc Dân gian cho ngày lập xuân là ngày đầu của một năm canh nông, vì vậy mà có tập tục bói ngày này xem được mùa hay mất mùa. Tục cho rằng, ngày lập xuân thì nên nắng chứ không nên mưa. Trời nắng thì có điềm là được mùa, còn trời âm u thì báo điềm thiên tai. Ở vùng Sơn Đông, tục cho rằng, nếu ngày lập xuân mà trời âm u thì sâu mọt sẽ làm hại lúa đậu. Ở khu vực Thái Dương, người ta còn kỵ không được khấy nước và không được đào bới tro, vì cho rằng, khuấy nước thì sẽ khiến cho tinh thần trong năm đó sẽ không được phấn chấn, lúc nào cũng ngủ gà ngủ gật; không đào bới tro, vì như thế tức là đào bỏ đi tất cả sự may mắn trong cả một năm. Dân gian cho rằng, ngày kinh trập (tức là mùng năm hoặc mùng sáu tháng ba) là thời khắc bắt đầu có sấm. Nếu ngày kinh trập và những ngày sau ngày kinh trập mà nghe thấy tiếng sấm thì đó là điều bình thường, năm đó tốt, gió thuận mưa hòa, ngũ cốc đầy bồ. Tục ngữ nói: “Sấm đánh kinh trập thóc lúa rẻ”. Vì vậy, trước ngày kinh trập thì người ta kỵ nghe thấy tiếng sấm. Ở vùng Sơn Đông, vào tiết xuân phân thì kỵ trời nắng. Dân gian thường trồng cây vào ngày xuân phân, nếu ngày ấy trời sáng tỏ thì mọi việc không thành. Vào tiết xuân phân, người Dư cấm không được khều phân, cấm mang quần áo đến bên sông giặt giũ, và cũng cấm không được phơi đồ. Trong dân gian, người Hán có tập tục trồng liễu vào ngày thanh minh. Vào tiết thanh minh, người đi quét mộ cần phải cúng bái tổ tiên, và cũng phải phòng sự quấy nhiễu của quỷ sùng. Vì trong dân gian, người ta tin rằng cây liễu có pháp lực dùng để khu tà đuổi ma một cách có hiệu quả, vì vậy mà người ta mới cắm liễu trên đất hay mang liễu bên mình nhằm để đề phòng bất trắc. Do thanh minh là vào ngày tết hàn thực, nên trước đây, dân gian không động đến bếp lò, kỵ ăn đồ nóng. Nếu không, sẽ bị thần phạt tội. Ngạn ngữ có câu: “Thanh minh không ăn đồ nguội, mưa đá rơi đầy trên đất”. Người vùng Sơn Đông còn có tập tục những người phụ nữ trẻ tuổi đi tránh thanh minh, vì nghe rằng, vào ngày này thì hung thần sẽ hạ phàm và bắt các cô gái xinh đẹp. Vào ngày này, phụ nữ kỵ không được thêu thùa, may vá, tất cả đều phải đi ra ngoài đạp thanh, chơi đùa trong tiết xuân. Ngoài ra, trên mối quan hệ với việc canh nông, trong tiết thanh minh thì người ta còn kỵ trời âm u, mưa rơi hoặc mạnh. Tục cho rằng, nếu thanh minh mà trời không trong sáng thì đó là điềm triệu của một năm mất mùa. Nếu trong tiết thanh minh mà có gió lùa, thì đó là điềm trời hạn; nếu thanh minh mà trời đổ mưa, thì lúa mạch sẽ không được tốt. Vào ngày lập hạ thì kỵ không có mưa. Ở các vùng Hà Nam, Quý Châu, Vân Nam, người ta đều cho rằng, vào ngày lập hạ mà không có mưa thì đó là điềm hạn hán. Ngạn ngữ có câu: “Lập hạ không mưa, thật không có gạo”. Ngày lập hạ là ngày bắt đầu của mùa hạ, mà dân gian lại sợ cái nóng nực của mùa hạ nên mới có tập tục cân trọng lượng cơ thể. Nghe nói rằng, sau khi cân trọng lượng cơ thể vào ngày hôm ấy, thì sẽ không sợ cái nóng nực của mà hạ nữa, và cũng sẽ không gầy ốm nữa. Nếu không, họ sẽ rất sợ cái nóng ấy, khiến ăn cơm không ngon, và sẽ ốm o đến nỗi thành bệnh. Ở vùng Giang Tây, người ta còn có tập tục uống trà vào ngày lập hạ, nếu như không uống thì sẽ phải khổ cả mùa hè. Ở vùng Đông Đài Giang Tô, vào ngày lập hạ thì cấm không được để trẻ em ngồi ở ngạch cửa, vì người ta bảo rằng “ngày lập hạ ngồi trên ngạch cửa thì dễ ngủ gật”. Tiết hạ chí là tiết khí quan trọng nhất đối với việc canh nông. Người ta cho rằng, sự thay đổi xấu của ngày hạ chí sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với việc làm nông. Vì vậy mà vào ngày hạ chí, nhà nông có rất nhiều kiêng kỵ. Trong “Thanh Gia Linh” có viết: “Hạ chí là thời khắc chuyển giao,…” cư dân có rất nhiều kiêng kỵ như cấm nguyền rủa, kiêng hớt tóc…”, vào kỵ nhất là có mưa có sấm vào ngày hạ chí. Ngạn ngữ nói: “Hạ chí có sấm thì tháng sáu hạn, hạ chí có mưa thì ba tháng nóng”. Trước đây, nhà nông còn phân mười lăm ngày từ hạ chí đến tiểu thử ra thành ba thời đoạn là thời đầu (thượng thời), thời hai (trung thời) và thời cuối (hạ thời), gọi là tam thời, với cách chia là ba ngày vào thời đầu, năm ngày vào thời hai và bảy ngày vào thời cuối. Tục kỵ mưa vào thời hai và kỵ sấm vào thời cuối, vì sẽ ảnh hưởng đến lượng thu hoạch. Vì vậy, tốt nhất là không nên mưa và không nên sấm vào suốt khoảng thời gian từ của tiết hạ chí. Lập thu cũng là một tiết khí lớn đối với nhà nông, dân gian rất xem trọng nó. Thời xưa, người vùng Vân Nam cấm kỵ đi đứng giữa đồng vào ngày lập thu, nếu không, người ta cho rằng sẽ gây bất lợi cho vụ thu hoạch mùa thu. Những người có học thức thì thường dùng giấy đỏ viết lên câu cầu sự tốt lành “hôm nay lập thu, trăm bệnh đều khỏi” để dán lên trên vách. Phụ nữ cũng dùng vải đỏ để cắt thành hình quả hồ lô (bầu), đính lên phía sau quần của trẻ để khu trừ bệnh tật. Ở vùng Thái Dương tỉnh Sơn Đông, cấm kỵ tắm rửa vào ngày lập thu, nếu không, người ta cho rằng trên người sẽ mọc rôm sảy. Ở Hoàng Huyện, người ta cho rằng nếu tắm vào ngày lập thu thì sau khi qua ngày lập thu sẽ bị tiêu chảy. Ở vùng Hà Nam, Giang Tô, Hồ Bắc, vào ngày lập xuân còn kỵ sấm, mưa, gió. Tục có câu: “Trước thu gió bắc sau thu mưa, sau thu gió bắc khô tận đáy” . Tiết lập đông báo hiệu một mùa đông đã đến. Trong dân gian, người ta kỵ không được ăn đồ nguội lạnh, như củ cải, trái cây. Nếu không, sẽ gây tổn thường đến sức khỏe. Ngày lập đông cũng kỵ không có mưa, ngạn ngữ có câu: “Tiết Trùng Dương mà không mưa thì lập đông nắng, tiết lập đông không mưa thì nắng cả năm”. Mùng một tháng giêng, tục gọi là “mùng một của năm”, “đầu năm”, “nguyên đán” v.v, ở đây có nghĩa là ngày thứ nhất trong năm, vì vậy mà dân gian rất xem trọng ngày này. Những cấm kỵ phát sinh trong ngày này là rất nhiều. Ví dụ như tộc người Choang, vào mùng một tháng giêng thì phải thức dậy lúc trời vừa sớm, nam thì đọc sách ngâm thơ, nữ thì tưới nước thêu hoa, sau khi thức dậy rồi thì không được ngủ lại, cho rằng, nếu ngủ lại thì sẽ khiến cho căn cơ ruộng đất, tường nhà bị sụp đổ; vào mùng một không được sát sinh, cũng không được ăn thịt lợn. Vào ngày này, chủ yếu là ăn đồ ngọt, như bánh trôi, bánh tét, cháo gạo…, hoặc là vào buổi chiều thì có thể ăn một ít đồ mặn. Không được nói tục, vì cho rằng nếu ăn nói tục tĩu vào ngày này thì cả năm sẽ rất hay nói tục, và cũng không được đánh mắng người khác, người bị đánh mắng cho rằng mình sẽ bị suy, sau này sẽ thường bị người khác đánh mắng; khi đốt lửa, không được gạt lửa than đang cháy đỏ trên củi, mà để tự nó rơi xuống, nếu gạt than củi thì sẽ khiến cho lưỡi cày đất ruộng sẽ bị gãy, bừa đất thì cuốc bị gãy, phụ nữ cầm kim thì kim bị gãy; suốt ngày ấy không được quét nhà, vì cho rằng quét nhà thì cũng chính là quét tiền tài ra khỏi cửa; không được sử dụng trâu cày, mà còn phải cho nó ăn thức ăn tốt. Mọi người đều cho rằng, vào ngày này thì chỉ được nói những điều tốt lành, làm những chuyện chính đáng, nếu như ngày hôm đó mà thất bại thì cho rằng, suốt cả năm ấy cũng sẽ thường gặp thất bại; nếu ngày hôm ấy bị xui xẻo thì cho rằng suốt cả năm ấy đều bị xui xẻo. Ở vùng Hồ Nam thì người ta kỵ khi ăn tết mà không có cá. Vào tháng giêng, khi mời khách dùng cơm thì trong hai đĩa cá chỉ được ăn một đĩa, còn đĩa kia là đĩa chỉ để nhìn. Đó là do lấy ý nghĩa của câu “có dư (ngư) thì có lợi”. Khi ăn cá thì kỵ không bẻ gãy xương sống nối liền đầu với đuôi, nhằm để lấy cái ý nghĩa là “có dư (ngư) mà không thiếu”. Trong dân gian, “Tết Đoan ngọ” còn gọi là “tết Đoan dương”. Họ cho rằng, đó là một ngày bất cát bất lợi, nên có lưu hành tập tục “tránh ngọ”. Những đứa trẻ chưa đầy tuổi thì phải dẫn về nhà ngoại để tránh né. Ở một dãy đất miền Bắc, mọi nhà đều cắm nhánh cây ngải lên bên cửa, phía trên thì treo hồ lô giấy…, để nhờ đó mà tránh tà trừ tai nạn. Còn trẻ em thì đeo những hình con chó nhỏ, hình người nhỏ làm bằng bông vải, tránh làm mất, nếu không, trong năm ấy tất sẽ có tai nạn lớn. Sau khi tránh qua ngày Đoan ngọ, thì cần phải đem những thứ đã đeo trong người ấy vứt xuống nước để tiêu trừ tại họa. Người tộc Thủy thì cấm ăn đồ mặn trong ngày Đoan ngọ, mà chỉ được ăn chay. Ở vùng Sơn Đông, vào ngày Đoan ngọ thì kỵ mưa hoặc sương mù, gọi là “mưa chủ nạn sâu, mù chủ nạn lụt”. . kho tàng văn hoá Trung Hoa . Bối cảnh sâu rộng của nó là phần tinh hoa nhất trong truyền thống văn học Trung Quốc . Làm câu đố thường lấy đề tài từ các tác phẩm văn học. hóa dân gian . Ngày rằm tháng giêng âm lịch của Trung Quốc là tết Nguyên Tiêu mộ trong những ngày tết truyền thống của Trung Quốc, cũng là ngày cuối trong cả dịp Tết Xuân tầng lớp văn nhân , nó là của dân gian . Câu đố bao hàm trí tuệ dân gian hết sức phong phú , cho nên chúng tôi cho rằng câu đố là sự kết hợp giữa văn hoá cao nhã và văn hóa