Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
210,82 KB
Nội dung
Những sự kiện nóng trong phê bình văn học Trung Quốc 2006 Từ số 2 năm 2005, Văn nghệ tranh minh bắt đầu liên tiếp triển khai cuộc thảo luận liên quan tới văn học “thế kỷ mới”, thu hút các học giả Trương Quýnh, Trần Hiểu Minh, Trương Di Vũ, Trình Quang Vĩ, Mạnh Phồn Hoa, Hạ Thiệu Tuấn tham gia viết bài. Năm 2006, “văn học thế kỷ mới” trong sự xây dựng và tranh luận, tiếp tục được đẩy tới, trước sau có đến hơn mười nhà nghiên cứu triển khai thảo luận văn học thế kỷ mới từ nhiều khía cạnh. Bài Văn học thế kỷ mới: khái niệm sinh ra, tính liên quan và đặc trưng thẩm mỹcủa Lôi Đạt và Nhậm Đông Hoa là một bài viết có ý đồ xây dựng tính hợp pháp cho khái niệm “văn học thế kỷ mới” sau bài Bước đầu bàn về văn học thế kỷ mới - hướng đi của văn học thế kỷ mới năm 2005. Bài viết liệt kê đủ mọi cố gắng để trù hoạch văn học trong buổi giao thời giữa hai thế kỷ của giới lý luận văn học kể từ những năm 90 tới nay, thừa nhận thực tiễn “văn học thế kỷ mới” chưa được hoàn thành cần phải trình bày từ nhiều bình diện nữa để bổ sung cho khái niệm. Những bài thảo luận Về văn học thế kỷ mới của nhóm Trương Di Vũ đã chỉnh lý nhiều sự khác nhau về khái niệm thời kỳ mới, hậu thời kỳ mới và văn học thế kỷ mới, định ra nhiều biểu trưng của văn học thế kỷ mới Một thời gian, “văn học thời kỳ mới” sau khi kết thúc nghi thức chính danh ngắn ngủi tạm bợ đã được khuếch trương trên các phương diện, từ việc qui hoạch mạch lạc của lịch sử phát triển đương đại của văn học tới sự qui nạp tình hình mới của lý luận văn học, từ phác thảo trạng thái chỉnh thể của văn học đến miêu tả tỉ mỉ tình hình loại biệt văn học, thế là “văn học thế kỷ mới” bắt đầu được xây dựng trên mọi phương diện lý luận rất sinh động. Theo chúng tôi, việc đặt tên “văn học thế kỷ mới” có mang theo ý vị tiên nghiệm rất rõ ràng. Thực tế sáng tác của văn học có lẽ không thấu triệt rõ rệt và lạc quan với hiệu quả cao như quan niệm tiên nghiệm của các nhà lý luận phê bình. Có lẽ đây cũng là duyên cớ khiến việc đặt tên “văn học thế kỷ mới” bị một bộ phận học giả phê bình. Tống Nhất Vĩ đề nghị, khi chúng ta dùng “văn học mới” để nhận định hoặc đặt tên cho văn học, thì nên suy ngẫm lại với tinh thần phê phán tính tiền đề đối với khái niệm thời gian lịch sử là “thế kỷ mới”, chẳng nên hiểu giản đơn “tân thế kỷ mới” là một khái niệm thời gian vật lý khách quan. Bản thân việc đặt tên có tính thời gian này tỏ rõ chúng ta vẫn ngừng trệ ở vô vàn ảo tượng thần thoại của tính hiện đại, nó dễ khiến chúng ta bị che lấp hoặc quên lãng ý thức nguy cơ về tính hiện đại trong văn học thế kỷ XX. Trần Tư Quảng cho rằng, tuy về mặt thời gian mà nói, “thế kỷ mới” quả thực đã bắt đầu và không ngừng hoà vào lịch sử, nhưng văn học lại chưa cùng bước vào “thế kỷ mới”. “Văn học thế kỷ mới” chỉ là tâm nguyện và ý tưởng tốt đẹp khi người ta xây dựng mạch phát triển văn học đầu thế kỷ chứ chưa phải là sự trình diện khách quan của chính bản thân sự phát triển văn học. Nếu so với năm 90, văn học đầu thế kỷ thực chẳng có bước tiến đột xuất nào về chất. Những phân tích toàn diện hơn đến từ bài Văn học thế kỷ mới trong lời thoại phê bình của thế kỷ mới - lấy việc xây dựng văn học thế kỷ mới trên Văn nghệ tranh minh làm ví dụ của Lưu Vệ Đông. Sau khi so sánh với Tân văn học đại hệ do Triệu Gia Bích tổ chức biên soạn đầu thế kỷ XX, bài viết chỉ ra “văn học thế kỷ mới thiếu những thành quả tương tự như văn học mới, những người tham dự cũng thiếu tự tin đối với những thành quả ấy, hơn nữa phần lớn học giả khi luận chứng tính hợp pháp của “văn học thế kỷ mới” cũng thiếu xem xét tính hợp pháp của ngôn luận “tự thân”. Trong tương lai có thể dự kiến, “văn học thế kỷ mới” vẫn là một điểm nóng để thảo luận, nhưng, nếu “văn học thế kỷ mới” không cách gì hình thành sự cắt đứt với văn học thời kỳ mới, nhất là với văn học những năm 90, không cách gì tìm thấy sự thiết lập nội tại từ tự thân thì sự nông cạn và tản mạn về khái niệm e rằng khó tránh khỏi. 5. Tranh luận về lập trường viết về tầng đáy xã hội(*) Cuộc thảo luận về tầng đáy xã hội trực tiếp bắt đầu từ một cuộc tranh luận và đường mạch của cuộc tranh luận ấy năm 2005, kéo dài cho tới năm 2006. Nam Phàm trong bài Đột vây quanh co – trình bày kinh nghiệm về tầng đáy xã hội cho rằng: kinh nghiệm về tầng đáy xã hội thuần tuý chỉ là một ảo giác của chủ nghĩa bản chất, những biểu đạt thành công kinh nghiệm về tầng lớp mới thường đến từ cuộc đối thoại của các trí thức với tầng đáy xã hội. Không tính trước mà lại trùng hợp là Vương Hiểu Hoa trong bài Văn học đương đại làm thế nào để mô tả tầng đáy xã hội - từ cuộc tranh luận về lập trường viết về tầng đáy xã hội mà nói đã nêu ra tính hư ảo của việc “văn học hướng về tầng đáy xã hội”, “văn học vì tầng đáy xã hội”. Nam Phàm cho rằng, đối thoại là một hình thức giúp ích cho việc ức chế chủ nghĩa chuyên chế và ý thức áp bức, tái hiện mối quan hệ đối thoại giữa trí thức với tầng đáy xã hội, hơn nữa trong cuộc đối thoại trên mạng có thể phân biệt, đúc rút và đọc hiểu yêu cầu muốn bày tỏ của tầng đáy xã hội, tưởng tượng ra số phận chân thực của nhân vật ở tầng đáy xã hội. Còn theo Vương Hiểu Hoa tư thái này vẫn không thoát khỏi khuôn mẫu của việc nói thay cho tầng đáy xã hội. Sự khác biệt giữa “vì nói thay cho tầng đáy xã hội” với “tầng đáy xã hội tự nói” ở chỗ lý giải khác nhau về danh từ quần thể là “tầng đáy xã hội” với cụm khái niệm liên quan như nhân dân, công dân, v.v Cũng theo Vương Hiểu Hoa, cá thể tuyệt đối không phải là đối tượng của sự thương cảm, sự đồng tình và quan tâm, mà chính là chủ thể quyền lợi – công nhân. Với tư cách công dân, họ bình đẳng như trời vốn sinh ra với nhà văn học, nhà văn học không hề có quyền trời cho nào để nói thay cho công dân khác. 6. Tranh luận giữa Hàn Hàn và Bạch Việp Hiện trạng và tương lai của lớp sau 8X vốn là bài viết của Bạch Việp đăng trên tạp chí Trường thành số 6 năm 2005. Bài viết cho rằng: “Từ góc độ của văn học mà nói, sáng tác của lứa sau 8X về chỉnh thể không đáng gọi là sáng tác văn học, nhiều nhất chỉ có thể gọi là sáng tác văn học nghiệp dư. Trước đây tôi đã nói lứa tác giả “sau 8X” và tác phẩm của họ bước vào được thị trường nhưng chưa vào nổi văn đàn; Đó là do cảm xúc về việc rất ít “tác giả ngôi sao” trong số họ có mặt trên những tạp chí văn học. Văn đàn chỉ biết tên mà không biết con người và văn chương của họ. Còn họ hình như đã thoả mãn với thành công của mình nhưng chưa có ý hướng ra khỏi thị trường để đến với văn đàn”. Ngày 24/2/2006, Bạch Việp đưa bài này lên blog của mình. Ngày 2/3/2006, Hàn Hàn cũng đáp lại trên blog của mình dẫn tới một trận chiến nước bọt giữa nhà văn lứa sau 8X và nhà phê bình. Cuộc tranh luận giữa Hàn Hàn và Bạch Việp khiến tôi nghĩ đến một chuyện tiếu lâm kinh điển về cuộc xung đột giữa Palestin và Israel: “Một con bọ cạp nhờ một con chẫu chàng cõng qua sông. Chẫu chàng không đồng ý, nói nhỡ đến giữa sông anh cắn một phát thì tôi chết mất. Bò cạp nói điều đó không thể có, nếu tôi cắn thì anh rõ ràng trúng độc mà chết nhưng tôi lại không biết bơi, cho nên cũng chết đuối theo. Chẫu chàng nghe có lý bèn đồng ý. Đến giữa sông, chẫu chàng quả nhiên bị bọ cạp cắn. Trước lúc chết, chẫu chàng đau đớn hỏi bọ cạp sao làm vậy. Bọ cạp đáp: Vì đây là đất Palestin”. Nếu bối cảnh của câu chuyện này đổi lại là văn đàn Trung Quốc thì cũng giống ý như vậy. Bạch Việp có thể cũng có nỗi nghi hoặc như vậy: Hàn Hàn sao lại cạn tàu ráo máng đến thế? Câu trả lời của Hàn Hàn sẽ giống như của bọ cạp: vì đây là website liên kết. Mà tôn chỉ chủ nghĩa liên kết là lật ngược và phản bác. Đương nhiên quan hệ tượng trưng của câu chuyện này cũng có thể đảo lại: quần thể văn học lứa sau 8X là con chẫu chàng, mà Bạch Việp nói tuỳ hứng “lứa sau 8X không tiến được vào văn đàn” là con bọ cạp. Lý do Bạch Việp quay ngược giáo đâm vào lứa sau 8X đang thời thịnh đạt trên thị trường, cho họ chỉ là nghiệp dư cũng rất đơn giản: vì đây là văn đàn. Qui tắc của văn đàn cũng “quỉ quyệt” như sóng như mây, biến hoá khó lường. Có người nói đây là sự đứt đoạn rạn nứt tư duy giữa hai thế hệ, ngược lại chúng tôi cảm thấy logic hành vi đó là thống nhất. Có những nhà văn lứa sau 8X ảo tưởng chen chân được vào văn đàn do nhà văn quyền uy khống chế, thì cũng có nhà văn quyền uy ảo tưởng có thể thực hiện sự khống chế này. Sau khi một ảo tưởng bị tan vỡ ắt gây nên phản ứng dây chuyền thì cũng chẳng lấy gì làm lạ. Hai năm trước, Ngô Tuấn cho rằng: “Chí ít cho đến nay, phê bình văn học đối với lứa “sau 8X” trên cơ bản còn thiếu tính hiệu quả thực sự. Đối tượng và tiêu chuẩn của phê bình văn học thiếu sự hiểu biết lẫn nhau có hiệu quả, chẳng khác gì “hai xe chạy trên hai đường”, xe nào tự có niềm vui của xe ấy”. Cho tới hôm nay, chúng ta đã thấy, độ vênh đến từ giới phê bình và nhà văn lứa sau 8X đã tạo thành vết rạn vỡ khó hàn gắn lại được. Cuộc tranh luận của Bạch Việp và Hàn Hàn không có người thắng. Sự lý giải và hiểu biết lẫn nhau giữa nhà phê bình và tác giả văn học đã bị phá hoại đến cùng cực. Cuộc chiến ấy cũng khiến chúng ta suy ngẫm lại: bất kể nhà phê bình nắm giữ văn đàn hay nhà văn lứa sau 8X chiếm lĩnh thị trường, nếu nguồn nguyên liệu của cả hai bên sa vào sự bất đối đẳng tuyệt đối thì kẻ bị động trừ việc đập nồi dìm thuyền quyết tâm làm tới số sẽ chẳng còn cách nào khác. Nhà phê bình bị thị trường văn học của lứa sau 8X bài bác là như thế mà nhà văn lứa sau 8X bị giới phê bình khống chế cũng là như thế. 7. Tranh luận về tiểu thuyết kỳ ảo Trong bài Phải chăng văn học Trung Quốc đã bước vào thời đại cố tình làm ra vẻ hư ảo? (đăng lần đầu trên báo Trung Hoa độc thư báo) Đào Đông Phong đã phê bình gay gắt tiểu thuyết kỳ ảo trên mạng rất thịnh hành ngày nay. Ông cho rằng văn học kỳ ảo giống như võ hiệp (có người gọi là “tiểu thuyết võ hiệp mới”) mà tiêu biểu là truyện Giết tiên có đặc điểm lớn nhất không giống với tiểu thuyết võ hiệp truyền thống là tự ý cố tình làm ra vẻ hư ảo. Cái gọi là “thế giới kỳ ảo” đó được xây dựng trên những trò yêu thuật hay tà đạo được bịa đặt bừa bãi, nhân vật trong truyện bất kể chính diện hay phản diện không ai là không mê trò ma thuật, còn tác giả lấy đó để che đậy, ngoài việc giả thần giả quỷ ra, thì tài nghệ là vô cùng nghèo nàn. Nguyên nhân của hiện tượng này và việc dạng tác phẩm này được tiếp nhận rộng rãi là vì thời kỳ mà tuyệt đại đa số độc giả là lứa sau 8X chỉ thực sự biết các sự kiện thuộc những năm 90, (sự phân biệt lớn nhất của giai đoạn này với những năm 80 là sự lạnh nhạt chính trị của toàn dân, mọi người đã quen và cho là chuyện bình thường đối với sự băng hoại đạo đức xã hội, những điên đảo và trống rỗng về giá trị thế giới, không còn phẫn nộ đối với sự giao dịch giữa quyền lực và tiền bạc, thói tham ô hủ bại và việc tư hữu hoá tài sản công). Lứa sau 8X không chỉ sống trong thế giới trò chơi điện tử, mà còn sống trong một thế giới trống rỗng về giá trị và điên đảo về đạo đức. Một thế hệ lớn lên trong hoàn cảnh như thế, tất nhiên cũng là thế hệ hỗn loạn giá trị đạo đức, lạnh nhạt với nhiệt tình chính trị, thiếu mối quan tâm chung. Họ một mặt không có lòng tin và ham muốn tham dự vào hiện thực và thay đổi hiện thực, họ hoàn toàn thừa nhận logic “kẻ hư hỏng là chúa”, vơ vét lợi ích hiện thực bằng mọi thủ đoạn; mặt khác, thông qua thủ đoạn trò chơi trực tuyến để xua tan sự nhàm chán của mình, phát tiết tinh lực dư thừa của bản thân. Lời phê bình của Đào Đông Phong đã rất nhanh dẫn tới sự phản phê bình của tác giả truyện kì ảo và độc giả, trong đó ý kiến của Trương Ninh, người thuộc giới phê bình văn học được đặc biệt chú ý. Trương Ninh viết trên blog của mình cho rằng: mũi nhọn của phê bình văn học đương đại nên hướng vào những bí mật vận hành tư bản đằng sau việc sản xuất thương phẩm; bất kể là “văn học của lứa sau 8X”, “tiểu thuyết tuổi trẻ”, hay “kì ảo”, “hư ảo”, võ hiệp, đều không hẳn là những vấn đề văn học đơn thuần, mà là sự việc trong lĩnh vực sản xuất thương phẩm văn học. Những loại sách lưu hành trong giới trẻ ngày nay trước hết nên coi là vấn đề sản xuất, tiêu thụ, lưu thông trên thị trường thương phẩm, chẳng nên coi chúng là chỉnh thể mỹ học rồi phong bế mà phân tích để từ đó cân nhắc phát hiện vấn đề về giá trị như độ sâu của tư tưởng hay tinh thần nhân văn. Ngay sau đó cuộc tranh luận về tiểu thuyết kì ảo nhanh chóng lắng xuống. Điều đó thể hiện sự ngạo mạn và vô lễ, của giới lý luận với tư cách là người trên đối với mạng dân gian. Nhiều vấn đề có liên quan, thậm chí cả cơ hội được triển lãm đều bị treo lên. Ví như sự đối ứng đương đại với nguyên mẫu thần ma, sự cấu tạo phả hệ thần ma, mối quan hệ giữa tự sự về thần ma và lịch sử, cho đến sự sản xuất, tiêu thụ của tiểu thuyết thần ma (gồm cả sản phẩm truyện tranh), thậm chí ngay cả sự phân chia loại hình thần thoại với tiểu thuyết thần ma và tiểu thuyết huyền ảo về ý nghĩa từ nguyên đều ngại đưa ra thảo luận. 8. Luận chiến giữa giới tư tưởng và giới văn học Sự việc bắt nguồn từ hội thảo về Hồ Phát Vân vào tháng 3/2006 ở Vũ Hán. Ở hội thảo, do bản thân tác phẩm miêu tả lịch sử cá nhân một nhà tư tưởng dân gian khiến một số người của giới nghiên cứu lịch sử tư tưởng, giới nghiên cứu triết học đã có những lời phê bình và chất vấn đối với hiện trạng văn học. Giới văn học thiếu cái gì, tác gia đương đại thiếu cái gì đã trở thành những luận đề chủ yếu của hội thảo ấy. Phó Quốc Dũng cho rằng: “Điều tôi quan tâm là trên mảnh đất này, trong số những tiểu thuyết gia ăn ngũ cốc tạp lương mà lớn lên, còn có người nào muốn cùng chung số phận với mảnh đất này, còn có người nào muốn quan tâm tới hiện nay và gánh vác phần mà một nhà văn nên gánh vác”. Học giả Đinh Đông Tắc nói: “Cái đáng sợ nhất không chỉ là văn học thiếu tư tưởng, mà là văn học thiếu lương tri”. Còn nhà triết học Đặng Hiểu Manh thì cho rằng, một tác phẩm văn học “bên trong nên có linh hồn và máu thịt của một dân tộc, cái mà bên trong văn học Trung Quốc còn thiếu chính là tinh thần đó”. Có người tổng kết những tiếng nói phê bình từ hội thảo này thực ra chỉ có hai. Một là, văn học Trung Quốc không có tư tưởng, đó là nhằm vào thái độ của văn học Trung Quốc đối với hiện thực xã hội mà phát ra; văn học Trung Quốc thiếu tinh thần phê phán đối với hiện thực xã hội, không thực hiện lí tưởng “văn dĩ tải đạo” – vì chính bản thân nhà văn cũng thiếu tinh thần phê phán và tư tưởng phê phán. Hai là nhà văn Trung Quốc không có linh hồn, đó là nhằm vào sự miêu tả cá thể linh hồn của văn học đương đại mà lên tiếng. Vấn đề phía sau là nhà văn Trung Quốc thiếu nắm vững tinh thần thời đại, thiếu năng lực mô tả sự giày vò linh hồn của con người trong thời đại biến đổi nhanh chóng – vì bản thân nhà văn không cảm nhận được đầy đủ sự giày vò đó. Ngày 26/5, Tuần báo Nam Đô đăng bài Giới văn học phản kích giới tư tưởng: không hiểu chớ nói mò, cho biết lời đáp trả của một số nhà văn đối với lời phê bình của giới bình luận. Trong số đó, lời đáp trả của nhà văn Trần Hy Ngã là có tính tiêu biểu. Ông viết: “Xin hỏi, ông nói “với tư cách là nhà văn thì phải có cách nhìn nhận và phán đoán độc lập tối thiểu nhất đối với xã hội”, vậy bản thân ông đã có “cách nhìn nhận và phán đoán độc lập” ấy chưa? Tôi muốn hỏi, số nhà tư tưởng ấy thực sự có tư tưởng không? Trung Quốc thực sự có nhà tư tưởng chăng? Trung Quốc thực sự có giới tư tưởng chăng? Chỉ cần chúng ta nghĩ một chút rằng số nhà tư tưởng ấy lớn lên và trưởng thành trong thể chế giáo dục như thế nào thì sẽ hiểu tại sao họ khiến người ta buồn đến thế”. Tháng 6, Đinh Đông, Thôi Vệ Bình, Phó Quốc Dũng thuộc giới tư tưởng trước sau viết bài phản kích. Một cuộc tranh luận trên phạm vi rộng lớn được mở ra. Rất nhiều báo và tạp chí như Nhân dân nhật báo, Nam phương đô thị báo, Văn học báo, Nam phương tuần báo, Thiên Nhai tạp chí, rồi các mạng Tân lãng, Trung Hoa, Văn hoá kinh tế Trung Quốc cũng đưa tin, đăng bài tham gia thảo luận. Trong số đó, Vương Hiểu Ngư với bài Đối thoại của những kẻ điếc – Tôi xem cuộc thi đua tranh luận của giới văn học gia và tư tưởng, cho rằng: “Tư tưởng và văn học tuyệt chẳng phải là kẻ thù của nhau. Vấn đề trước mắt không phải ở chỗ hai bên phá rối lẫn nhau, mà là sự giao lưu giữa hai bên còn quá thiếu, còn rất nhiều tri thức thông thường cần được hưởng chung chưa được hai bên tiếp nhận, từ đó trở thành “cái nhìn khác”. Đúng như Tàn Tuyết (4) từng nói, giới tư tưởng cần bổ sung kiến thức văn học; cũng đúng như Viên Vĩ Thời nói, giới văn học cũng nên bổ sung những kiến thức về chính trị học hiện đại, pháp luật học hiện đại, lịch sử Trung Quốc và thế giới. Chỉ cần là công dân đã phải có được những kiến thức thông thường rồi, người làm công tác tư tưởng và công tác văn học đương nhiên không thể cự tuyệt. Tư thế đối thoại của người làm công tác tư tưởng và công tác văn học bất tất dừng ở mức bị chỉ trích thì chế giễu lại, mà nên là “tự vấn bản thân”. Nay nhìn lại cuộc luận chiến đầy kịch tính ấy, thấy đúng như Tạ Hữu Thuận trong bài Lương tri của một số nhà văn là tối tăm viết: “Lời phê [...].. .bình của giới tư tưởng đối với giới văn học có chỗ không đủ toàn diện, nhưng lời phê bình của một số học giả đối với văn học Trung Quốc hiện nay đã tránh né những mâu thuẫn xã hội gay gắt, thiếu lương tri và dũng khí, không dám chịu trách nhiệm” thì thực sự là vấn đề nghiêm trọng, là lời nhắc nhở tất yếu đối với rất nhiều nhà văn Nhìn lại lý luận văn học Trung Quốc năm 2006, từ tranh... của văn nghệ học, tranh luận về vấn đề chủ nghĩa tinh anh trong văn học, tranh luận vấn đề tầng đáy xã hội và tính nhân dân, tranh luận về vấn đề tiêu chuẩn của truyện dài, tranh luận về vấn đề đặt tên cho văn học thế kỷ mới, rồi vấn đề văn học đô thị đến cuộc tranh luận giữa Hàn Hàn và Bạch Việp, Cát Hồng Binh và Dịch Trung Thiên(5), tiểu thuyết kì ảo, lại còn sự đối lập giữa giới tư tưởng và giới văn. .. thuyết kì ảo, lại còn sự đối lập giữa giới tư tưởng và giới văn học bị phương tiện truyền thông moi ra nhưng lại không phải là gió qua kẽm trống Tất cả đều cho thấy một sự thực là những nhân tố dựa trên địa vị văn hoá, thước đo giá trị, quan hệ lợi ích, rồi tuổi tác, giới tính giữa những quần thể văn học khác nhau đang nảy sinh rạn nứt - sự vỡ mẻ dưới hình thức nào đó đang phát sinh./ . Những sự kiện nóng trong phê bình văn học Trung Quốc 2006 Từ số 2 năm 2005, Văn nghệ tranh minh bắt đầu liên tiếp triển khai cuộc thảo luận liên quan tới văn học “thế kỷ. có hai. Một là, văn học Trung Quốc không có tư tưởng, đó là nhằm vào thái độ của văn học Trung Quốc đối với hiện thực xã hội mà phát ra; văn học Trung Quốc thiếu tinh thần phê phán đối với. tác phẩm văn học “bên trong nên có linh hồn và máu thịt của một dân tộc, cái mà bên trong văn học Trung Quốc còn thiếu chính là tinh thần đó”. Có người tổng kết những tiếng nói phê bình từ hội