VAN HOA VAN HOA TRUNG DAI. ppt

16 295 0
VAN HOA VAN HOA TRUNG DAI. ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang: 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với tinh thần tương thân tương ái, cùng xây dựng và bảo vệ đất nước trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều mang trong mình một sắc thái văn hóa riêng tạo nên những nét văn hóa đặc trưng đầy bản lĩnh, sáng tạo cùng góp chung vào một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên là Rượu Cần- một giá trị văn hóa truyền thống đã tồn tại song hành cùng mảnh đất và con người Tây Nguyên Rượu Cần là nét văn hóa nội sinh độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên, ra đời và tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của vùng đất và con người trong điều kiện tự nhiên đầy thử thách. Cho đến ngày nay, uống Rượu Cần đã trở thành nét văn hóa đẹp, một phong cách sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân Tây Nguyên. Thưởng thức Rượu Cần là một nét sinh hoạt văn hóa phản ánh sinh động văn hóa vật chất và tinh thần xưa và nay. Nghiên cứu Rượu Cần là thực hiện việc tìm hiểu một giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống với những nét đặc trưng vốn có đồng thời xem xét Rượu Cần trong mối tương quan với đời sống con người, điều kiện tự nhiên, đời sống văn hóa, xã hội từ đó chúng ta có thể thấy được bản sắc riêng giữa các tộc người đang sinh sống giữ vai trò là chủ thể văn hóa sáng tạo nên những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo. Nghiên cứu đề tài “Rượu Cần - nét đẹp của văn hóa ẩm thực Tây Nguyên” nhằm góp một phần nhỏ bé tìm hiểu về một nét văn hóa sinh động mà độc đáo của con người và vùng đất Tây Nguyên thông qua cách chế biến, thưởng thức Rượu Cần thấy được giá trị văn hóa trong Rượu Cần mang vẻ đẹp thuần khiết đậm đà bản sắc dân tộc. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu “Rượu Cần - nét đẹp của văn hoá ẩm thực Tây Nguyên” là đề tài mang tính khái quát cao nên trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, đề tài tập trung chủ yếu vào cách thức chế biến và thưởng thức Rượu Cần trong đời sống văn hóa Tây Nguyên. Trong quá trình nghiên cứu để làm rõ những giá trị văn hóa đặc trưng của Rượu Cần Tây Trang: 2 Nguyên, đề tài tiến hành khảo sát và so sánh với cách chế biến và thưởng thức Rượu Cần ở vùng miền Tây Bắc, tiêu biểu là chủ thể người Mường ở Hòa Bình. Do giới hạn về khả năng chuyên môn và thời gian nên trong đề tài này tôi chỉ đi sâu tìm hiểu “Rượu Cần - nét đẹp của văn hoá ẩm thực Tây Nguyên” nhằm làm rõ những giá trị triết lý trong ẩm thực Việt trong sự kết hợp hài hoà từ khâu chế biến đến thưởng thức. Ẩm thực không chỉ là một nhu cầu thiết yếu mà còn là nét đẹp văn hoá còn ghi dấu tâm hồn và phong cách ứng xử thông minh, linh hoạt của người Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu “Rượu Cần - nét đẹp của văn hoá ẩm thực Tây Nguyên” là đề tài nghiên cứu có tính thực tế cao và cần phải có sự hệ thống, tổng hợp thông tin một cách chính xác nên trong quá trình nghiên cứu đòi hỏi nhiều phương pháp và kĩ năng xử lý thông tin. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp như: phương pháp thu thập thông tin qua các tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu là rất cần thiết. Sau quá trình tìm hiểu, quan sát và ghi chép nguồn tư liệu cần sử dụng phương pháp liệt kê, so sánh, phân tích, tổng hợp các tài liệu có được đồng thời không thể quên 2 phương pháp cơ bản: lịch sử và logic. Cuối cùng, sau khi có đầy đủ thông tin tư liệu cần thiết phục vụ đề tài tiến hành việc phân tích, tổng hợp đánh giá trên cơ sở đó đối chiếu so sánh nhằm thấy rõ nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên so với các vùng văn hoá trong nước có cùng cách thức chế tạo Rượu Cần. 4. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu về các dân tộc Tây Nguyên nói chung và về Rượu Cần nói riêng có các tác phẩm đáng chú ý như : Tác phẩm: “ Những mảng màu văn hoá Tây Nguyên”, của GS.TS. Ngô Đức Thịnh, tác phẩm được chia thành 3 phần chính tập trung vào luật tục và sử thi Tây Nguyên. Bên cạnh đó, có một số bài về Tây Nguyên trên các khía cạnh như vùng văn hóa, trí thức bản địa, kiến trúc dân gian, ẩm thực…, đặc biệt có 6 bài được dịch sang tiếng Anh. Trang: 3 Phần thứ nhất phác hoạ văn hóa Tây Nguyên. Độc giả sẽ thấy hình ảnh của vùng văn hóa Tây Nguyên, thế giới quan bản địa, cồng chiêng, trang phục các tộc người, ký họa dân tộc Êđê, đặc trưng của folklore Êđê, nếp nhà cổ truyền và văn hóa dân gian MNông. Phần thứ hai luật tục và quản lý cộng đồng bao gồm các nội dung: các vấn đề về Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam; Luật tục với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên; Buôn làng, luật tục và vấn đề quản lý cộng đồng của các tộc người Tây Nguyên hiện nay; Các giá trị luật tục ở Tây Nguyên; Luật tục Êđê; Luật tục MNông; Xã hội Xtiêng qua luật tục; Quy ước của buôn Tring. Phần thứ ba bàn về sử thi Tây Nguyên gồm các bài Sử thi Tây Nguyên, phát hiện và các vấn đề; Vùng sử thi truyền khẩu Tây Nguyên; Xuất bản ba tác phẩm đầu tiên của bộ sách kho tàng sử thi Tây Nguyên. Về tác phẩm Lênh nghịch đá thần của Yang; Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các tộc người ở Tây Nguyên. Đi sâu vào việc nghiên cứu và phân tích lễ hội Tây Nguyên, tác phẩm sách ảnh “ Lễ hội Tây Nguyên” của tác giả Trần Phong, sách xuất bản năm 2008 với 104 trang, ấn phẩm đã có sự miêu thuật lễ hội Tây Nguyên một cách khái quát: “Tây Nguyên vào mùa hội - Mùa "uống tháng ăn năm" của người Tây Nguyên kéo dài suốt ba tháng mùa khô: tháng chạp, tháng giêng, tháng hai. Đây là lúc đời sống văn hóa tinh thần của người Tây Nguyên biểu hiện tập trung nhất, sâu thẳm nhất và cũng rực rỡ nhất… nhà nhà có hội, làng làng đều có hội. Khắp nơi khắp chốn những cây nêu cao vút sặc sỡ được dựng lên khắp buôn làng gần xa, tiếng cồng chiêng vang lên thôi thúc dục giã…”. Tác phẩm đã đề cập đến Rượu Cần trong lễ hội là “chất men” làm nên sức sống của lễ hội, với sức nóng đủ để làm tan chảy bầu nhiệt huyết trong mỗi con người Tây Nguyên. Bên cạnh đó còn có những tác phẩm viết về các dân tộc Tây Nguyên với các lễ tục văn hoá đặc trưng trong phong cách ẩm thực, đời sống văn hoá tín ngưỡng, lễ hội như : tác phẩm “Miền thượng Tây Nguyên” cuả Cửu Long Giang và Toan Ánh. Tác phẩm là quá trình nghiên cứu văn hoá mang tính tập trung, chi tiết. Tác phẩm “Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng” Mạc Đường chủ biên, sách “Văn hóa và xã hội con người Tây Nguyên” do Nguyễn Tấn Đắc đươc viện KHXH & NV và viên KHXH vùng Nam bộ xuất bản năm 2005. Tác phẩm “ Đại cương về các dân tộc Ê-đê, M-nông ở Đak Lak” do nhóm tác giả Trang: 4 Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng, Vũ Đình Lợi chủ biên, sách được phân chia bố cục rất rõ ràng và khoa học: Phần thứ nhất của cuốn sách giới thiệu những đặc điểm địa lý - tự nhiên, sự phân bố dân cư và thành phần dân tộc tỉnh Đắc Lắc. Phần thứ hai chia thành 2 chương: một chương viết về các hoạt động sản xuất, kinh tế; một chương về các quan hệ xã hội (buôn làng, dòng họ, gia đình…). Phần thứ ba tập trung vào lĩnh vực văn hoá, với 3 chương: một chương về văn hoá vật chất; một chương về văn học nghệ thuật dân gian; một chương về những nghi lễ phong tục trong chu kỳ đời người. Không giống như cách viết theo hình thức chuyên đề ở 3 phần khác, riêng ở phần này, trong mỗi chương đều trình bày riêng rẽ từng dân tộc. Phần thứ tư giới thiệu khái quát về lịch sử đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ ở Đắc . Ngoài ra, những năm gần đây còn có một số khóa luận, đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Lịch sử, Việt Nam học ở các trương Đại học trong cả nước nghiên cứu lịch sử văn hóa đặc biệt là Rượu Cần. Nhìn chung, những bài viết chỉ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên nhưng chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu nghiên cứu Rượu Cần. Nguồn tư liệu chủ yếu thông qua việc tìm hiểu những giá trị văn hoá trong cộng đồng các dân tộc sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có phần nội dung bao gồm CHƯƠNG I: Tổng quan sơ lược về mảnh đất và con người Tây Nguyên CHƯƠNG II: Những nét đặc trưng trong văn hóa Rượu cần của Tây Nguyên Trang: 5 NỘI DUNG CHƯƠNG I: Tổng quan sơ lược về mảnh đất và con người Tây Nguyên 1.1.Điều kiện địa lý Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao. 1.2. Đặc điểm xã hội và dân cư 1.2.1.Tình hình kinh tế - xã hội So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp. Tuy nhiên, Tây Nguyên có lợi điểm về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực phát triển kinh tế trong tương lai. 1.2.2. Đời sống văn hóa và dân cư Tây Nguyên là một không gian văn hóa mở mang bề dày lịch sử ẩn chứa nhiều giá trị trước những thách thức của thời gian. Nơi đây hội tụ những nét đẹp văn hóa từ sự chung sống hòa bình, thân ái giữa các dân tộc có nguồn gốc lâu đời. Với kho tàng sử thi đồ sộ mang tầm vóc lich sử xã hội, văn hoá nghệ thuật, sử thi được biết đến đầu tiên là Đam San được sưu tập và xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris (Le Chanson de DamSan). Vào ngày 15 tháng 11 năm 2005, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Dân cư: Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng Chính quyền Việt Nam cộng hòa gọi Trang: 6 chung những dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc "người Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung. Mỗi dân tộc đều mang trong mình những truyền thống văn hoá gắn liền với lối sống và phong cách ứng xử. CHƯƠNG II: Những nét đặc trưng trong văn hóa Rượu cần của Tây Nguyên 2.1. Nguồn gốc ra đời của Rượu Cần Tên gọi Rượu Cần là xuất phát từ cách uống vô cùng độc đáo của nó. Đây là loại rượu duy nhất không uống bằng ly, bằng chén mà uống bằng “cần”. Tuy nhiên sự ra đời của Rượu cần cũng gắn với nhiều câu chuyện. Nguồn gốc xuất xứ của Rượu Cần có từ rất lâu đời, do tổ tiên truyền lại, và họ cũng được nghe những câu chuyện về Rượu Cần từ tổ tiên của mình rằng : “thuở xa xưa có người đến nhà thần Nhím chơi và được cho uống thứ nước trắng đục, cảm giác say lâng lâng nên thấy hay mà nhờ thần Nhím bày cách làm, bày cho cách uống”.(lời của ông K’Tỏi già làng buôn Con Ó xã Mỹ Đức).Vì vậy, đồng bào dân tộc có thói quen trước khi uống phải mời Yàng, mời thần Nhím uống trước, sau đó mới tới khách, chủ. Không phải ai đến nhà chơi cũng được thết đãi cả, khách quý mới được mời uống và phải uống thực lòng, chân tình, nếu sợ thì đừng uống, do đó Rượu Cần như một thức uống “tâm linh vừa có thần thánh lại vừa có con người hiện hữu trong cuộc vui bên ché rượu”.Như vậy, Rượu Cần là thứ đồ uống đặc biệt đã có từ rất lâu, gắn liền với lịch sử, văn hóa của tộc người Tây Nguyên. Và nó không chỉ là một trong những nét đặc trưng nghệ thuật ẩm thực (uống) rất riêng và độc đáo của đồng bào Tây Nguyên, mà Rượu Cần là một thứ đồ uống quý dùng trong các lễ tế thần linh, những ngày hội làng và những dịp tiếp khách. 2.2. Tinh hoa trong nghệ thuât chế biến 2.2.1. Nguyên liệu Nguyên liệu làm Rượu Cần của người chủ yếu là những loại ngũ cốc thông dụng như gạo nếp, gạo tẻ, ngô (bắp), sắn ( mỳ), hương liệu của Rượu Cần lấy từ cây Atiso… Tùy theo điều kiện kinh tế từng gia đình và thói quen của từng vùng miền, từng dân tộc. Trang: 7 Mỗi loại cho một hương vị ngọt ngào riêng.Đối với người Tây Nguyên thì nguyên liệu được ưa chuộng và phổ biến nhất là gạo tẻ. Họ cho rằng làm rượu với sắn hoặc ngô thì rượu bị đắng, rất khó uống và khi uống vào dễ gây đau đầu ảnh hưởng đến sức khỏe. Lựa chọn nguyên liệu, người Mường ở Hoà Bình chọn gạo nếp và rượu ngon được chế biến từ nếp cẩm.Nguyên liệu chính có thể tương đối giống nhau giữa các tộc người, song bí quyết chính là ở chất gây men. Chất gây men chủ yếu là rễ cây, vỏ cây và lá rừng, nhưng mỗi vùng miền, mỗi tộc người lại sử dụng loại cây không giống nhau. Nếu như nguyên liệu làm men của người Cơho, Gia Rai gồm có gạo, cùng với vỏ cây “hiam” lấy ở trong rừng cùng bột ớt, gừng, riềng…; người Êđê dùng gạo với hoa, lá, rễ cây dong rửa sạch cùng riềng gừng. Các loại lá rừng thường dùng là lá cây Gàng, lá cây Zung, lá cây Vlân, lá mít…Tuy nhiên loại lá phổ biến nhất là lá Gàng. Người ta cũng có thể dùng vỏ hoặc lá cây “Ktờram” nhưng loại vỏ cây này rất đắng nên khi dùng phải ủ lâu hơn và thường dùng cho các loại ché lớn vào các dịp lễ hội quan trọng của buôn làng. So với nguyên liệu dùng làm men rượu thì “chất men” của Rượu Cần Tây Nguyên có phần cầu kì, phức tạp hơn so với Rượu Cần Tây Bắc với chất men chủ yếu là vỏ cây mun giã nhỏ, củ riềng, củ gừng, một ít ớt và lá ổi vắt lấy nước. Trong khi đó góp phần làm nên hương vị Rượu Cần Tây Nguyên là những loại cây lá rừng do đồng bào Tây Nguyên tìm kiếm là lưu truyền tạo nên bí kíp trong mỗi một gia đình. 2.2.2. Cách chế biến ● Chế tạo men Cách chế tạo men được xem là phần hết sức quan trọng trong khâu chế biến để tạo nên hương vị riêng. Các dân tộc miền núi phía Bắc chế tạo men rượu bằng cách: Đem vỏ cây mun giã nhỏ, củ riềng, củ gừng, một ít ớt và lá ổi vắt lấy nước trộn vào bột gạo nếp nặn thành bánh nhỏ, ủ vào rơm để lên gác bếp khoảng 3 đêm cho lên men trắng. Sau đó gỡ men ra hong lên gác bếp khoảng 10 ngày, men khô bắt đầu dùng được. Rượu mạnh hay nhẹ là do gia giảm chất liệu từ khâu làm men. Các chất liệu như: vỏ cây mun, gừng, riềng để tạo nồng độ, còn lá ổi để tạo mùi thơm và góp phần chống đau bụng. So với cách thức chế tạo men của các dân tộc vùng Tây Bắc, người Tây Nguyên tiến hành chế tạo men rất tỉ mỉ và kĩ càng. Sau khi chuẩn Trang: 8 bị xong nguyên liệu: gạo + lá cây hoặc vỏ cây, người Tây Nguyên bắt đầu công việc làm men: Gạo được ngâm vào nước lạnh từ 3 - 4 tiếng đồng hồ cho nó mềm sau đó vớt ra, để ráo nước. Lấy lá cây hoặc vỏ cây rửa sạch phơi khô bỏ vào cối giã chung với gạo thành một thứ bột mịn, trộn với nước nặn thành từng bánh. Có thể dùng chén làm khuôn, cho hỗn hợp bột men vào chén, nặn chặn sau đó lật úp chén đổ men ra, dùng que tạo thành một đường lỗ ở giữa rồi đem những những miếng bánh này ra phơi nắng . Khi các miếng bánh men này khô cứng lại, lấy dây xâu lỗ và treo trên giá bếp để sấy khô. Men có thể dùng liền và cũng có thể để giành từ từ nhưng thời gian để không được quá lâu (3 - 5 tháng), nếu thời gian quá dài men sẽ bị chua không làm rượu được nữa. Nhiều người cũng đã thưởng thức rượu cần Tây Nguyên, nhưng ít ai biết đến thứ "nguyên liệu chính hiệu" để làm nên nó: Men rừng! Thứ "men" mà từ lâu như sợi chỉ dệt nên những tấm ui (phụ nữ thường làm xà rông) - tự nó lưu truyền đời này qua đời khác, gắn chặt với đời sống cộng đồng bà con bản địa và làm nên một loại "Thức uống tâm linh" của bản làng - rượu cần. Chính bởi men rượu là bí quyết để làm nên hương vị, phẩm chất của rượu, là xương cốt, hồn phách của rượu. Qua men rượu người ta có thể phân biệt được rượu của các tộc người khác nhau. Do đó công đoạn làm men có thể coi là công đoạn quan trọng nhất, những ché rượu bị hỏng (chua, đắng…) phần lớn là do men gây nên. ● Cách ủ và bảo quản Rượu Cần Sau khi đã có men người ta tiến hành làm rượu. Quy trình và cách thức làm rượu giữa các dân tộc Tây Nguyên tương đối giống nhau và cũng có những nét gần gũi với cách làm rượu của người Kinh. Gạo (sắn, ngô) nấu chín, rải ra nong (nia) cho nguội; men giã nhỏ rắc lên cơm, cộng thêm ít trấu trộn đều. Sau đó cho hỗn hợp vào ché đã được khử trùng, ở đây ché có lót một lớp trấu có tác dụng ngăn bã rượu chảy vào cần khi uống, có thể hút dễ dàng. Vừa giữ nhiệt vừa là bộ lọc khi uống. Quá trình ủ rượu được đánh dấu từ khi dồn hỗn hợp: men + gạo + trấu vào trong ché. Hỗn hợp không được dồn quá chặt, nhưng cũng không quá lỏng. Hỗn hợp chiếm 2/3 dung tích ché, bỏ một lớp trấu mỏng trên hỗn hợp. Sau đó Trang: 9 tráng một lớp hỗn hợp tro bếp trên miệng ché rồi đặt vào nhà chỗ dâm mát hoặc chôn xuống đất. Ngày nay đồng bào dùng lá rừng hoặc ni lông đậy kín miệng ché lại. Ché (chum, hũ, bình chóe, ghè): Được làm bằng đất, tráng men sành sứ với nhiều hình ảnh, họa tiết mang dáng vẻ của từng dân tộc. Là vật để đựng toàn bộ nghiên liệu đã ủ men, ché càng cổ thì rượu càng ngon vì ruột những chiếc choé cổ không tráng men dễ dàng để cho men rượu bám và lên men. Rượu Cần như là thứ tài sản quý của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ché quý là loại ché dược chế tạo có pha đồng đen trong đất làm ché. Tuy nhiên, đồng bào Tây Nguyên không tự chế tạo ra ché đựơc mà ngày xưa họ phải gùi lúa gạo đến Phan Thiết nơi vùng có người Chăm sinh sống để đổi lấy ché và muối; hoặc làm công lao động cho họ để đổi lấy ché. Điều đó cho thấy bao hàm trong nghệ thuật ẩm thực là một bức tranh năn hoá lịch sử sống động của đất nước Việt Nam. Thời gian ủ rượu có thể kéo dài, thời gian ủ càng lâu, càng ngấm thì rượu càng ngon. Khi trên miệng ché xuất hiện những con tu lú( bọ nhỏ có cánh bay), sờ vào ché thấy ấm, trên lớp đậy miệng ché có hơi nước, mở ra dậy mùi thơm là dấu hiệu chứng tỏ rượu đã có thể dùng được. Rượu gạo thì để càng lâu càng ngon; còn rượu bắp, rượu này để lâu dễ bị chua, nếu uống sớm quá rượu chưa ngấm sẽ có vị đắng, ít ngon. Do đó phải tính thời gian cho phù hợp, rượu vừa đủ ngấm là đem ra sử dụng, như thế rượu mới ngon. Những ché rượu làm bằng vỏ cây đắng( cây Ktơnam) có thể phải ủ đến sáu tháng mới dùng được. Đặc tính: Rượu Cần không chỉ khác với các loại rượu khác ở “công đoạn hút” mà nó còn có những đặc tính riêng dễ nhận biết. Đây là thứ thức uống có độ cồn nhưng không phải chưng cất bằng nhiệt như rượu đế của người Kinh, là sản phẩm lên men rượu nhưng không có hơi ga. Nước cốt có màu vàng sánh (vàng đặc) như mật, mùi thơm dịu đặc trưng. Vị ngọt không cay không đắng và đặc biệt là nồng độ cồn không cao. Trong quá trình làm rượu, người Tây Nguyên rất quan trọng những phép tắc, tuân thủ đúng theo những luật kiêng kị thể hiện triết lý văn hoá coi trọng phần hồn của tinh hoa ẩm thực. Điều này được người dân Tây Nguyen đánh giá rất cao trong quá trình lưu truyền phương thức chế biến.Theo quan niệm của người dân bản địa Tây Nguyên, rượu cần là nước uống của thần linh, nên ngoài giá trị vật chất đơn thuần, còn Trang: 10 mang giá trị tinh thần tâm linh của con người. Chính vì thế mà quá trình sản xuất cũng như đưa ra sử dụng rượu cần, người ta tuân thủ rất ngiêm ngặt nhưng điều kiêng kỵ như: + Trong thời gian làm men và ủ rượu phải giữ cho thân thể sạch sẽ vợ chồng không được ngủ chung. + Không làm men rượu vào độ xoài trổ bông, lúa làm đồng. + Khi giã men tất cả các thành viên trong gia đình không được lên rừng, đi đâu xa hoặc đi qua buôn khác. + Một người bất kỳ khi đến nhà nào đó thì phải vào giã cùng tuyệt đối không gây vỡ ché, gẫy cần trong khi làm và uống rượu. Nhà có người chết do bệnh tật( chết tốt) kiêng một tuần không được làm rượu cần. Nhà có người chết do tai nạn: chết đuối tự tử…(chết xấu) kiêng ba năm không được làm Rượu Cần. Người mang thai, người chưa mãn tang khi đến nhà mà nhà đó đang giã men thì lần làm men này bỏ đi, không làm nữa. Người ta quan niệm chưa mãn tang là chưa trong sạch, còn mang trong mình nhiều gánh nặng (chưa cúng Yàng. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, những điều kiêng kị có phần được giản lược nhầm phù hợp với lối sống hiện đại. 2.3. Văn hoá Rượu Cần trong nghệ thuật thưởng thức 2.3.1. Nét văn hoá giao tiếp- ứng xử Cũng như uống rượu đế ở miền xuôi, nếu theo cung cách chính thống, nguyên tắc uống Rượu Cần cũng không kém phần độc độc đáo, mang nét văn hóa giao tiếp đặc sắc, đặc biệt là khi tiếp khách và trong lễ kết bạn. Ở Tây Nguyên, dù nhà Rông của làng hay là nhà sàn của từng gia đình, luôn luôn có một cây cọc uống rượu. Cọc uống rượu của gia đình thường chỉ nhô lên mặt sàn chừng 1 mét, nhưng ở nhà Rông thì cao vút đến tận nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng 1 giờ đồng hồ cho rượu ngấm. Nước múc ở những con suối trong veo, đựng trong những trái bầu khô, vỏ lên nước đen bóng, như gỗ mun. Cần uống rượu là những đoạn trúc được khơi thông ruột và uốn cong dài chừng 1m. Uống Rượu Cần tuân theo những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe rượu và đọc lời cầu [...]... cứ loại rượu bia nào Chất men thơm nồng làm cho người uống lâng lâng ngây ngất Và kỳ lạ là dẫu say nhưng vẫn cứ uống được mãi Bởỉ tiếng cồng chiêng ngân vang giữa đại ngàn, cái gió bao la của Tây nguyên đại ngàn, hay ánh lửa bập bùng trong bóng đêm hoang sơ của núi rừng sẽ khiến cho du khách không làm sao say khướt Người ta thường hay nói đùa với nhau rằng: lên Tây Nguyên chưa say Rượu Cần coi như chưa... cho khách và chủ Trong nhiều cuộc vui, người tiếp rượu là các cô gái thôn nữ trong bộ trang phục truyền thống của mình, điều này làm cho du khách thêm phần hứng khởi và cuộc vui như kéo dài hơn, dư âm vang hơn Phụ nữ cũng uống nhưng chỉ để khích lệ, động viên châm nuớc và quán xuyến những gì xảy ra trong cuộc cuộc vui buồn…Rượu Cần ở Tây Nguyên thường được uống từng đôi một nên người này uống người... bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần, sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống Chủ nhà sẽ thân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ mặc váy thổ cẩm thêu hoa văn xinh đẹp, cầm ca tiếp nước vào chóe Khi uống chủ nhà thường nhìn thẳng vào mặt khách để xem thử khách có thật tình không và cũng nhằm bày tỏ sự tôn trọng, mối thiện cảm Cho nên dù không quen uống... nói riêng và văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung Trang: 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bế Văn Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng, Vũ Đình Lơi (1982), Đại cương về các dân tộc Ê-đê, M-nông ở Đak Lak, NXB Khoa học xã hội, Trang 96 -173 2 Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa và xã hội con người Tây Nguyên”, NXB KHXH & NV và viên KHXH, Nam Bộ 3 Cửu Long Giang và Toan Ánh, “Miền thượng Tây Nguyên” , NXB Văn hoá 4 . nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Lịch sử, Việt Nam học ở các trương Đại học trong cả nước nghiên cứu lịch sử văn hóa đặc biệt là Rượu Cần. Nhìn chung, những bài viết chỉ tập trung chủ. trung nhất, sâu thẳm nhất và cũng rực rỡ nhất… nhà nhà có hội, làng làng đều có hội. Khắp nơi khắp chốn những cây nêu cao vút sặc sỡ được dựng lên khắp buôn làng gần xa, tiếng cồng chiêng vang. lên mặt sàn chừng 1 mét, nhưng ở nhà Rông thì cao vút đến tận nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy

Ngày đăng: 18/06/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan