Trong lúc chưa trở thành cán bộ quản lý, việc am tường các nhiệm vụ của hiệu trưởng cũnggiúp họ có khả năng giám sát hoặc hỗ trợ hiệu trưởng tốt hơn trong quá trình quản lý đang ngàycà
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
LỜI GIỚI THIỆU 6
Chương 1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM 7
1 Quá trình phát triển giáo dục: Những mốc lịch sử và sự kiện quan trọng 7
2 Cơ cấu quản lý giáo dục ở Việt Nam 17
3 Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay 17
4 Những thách thức đối với giáo dục Việt Nam 24
5 Cải cách giáo dục là yêu cầu tất yếu - Năm bài học từ thực tiễn cải cách và đổi mới giáo dục 35
6 Phụ lục 37
7 Tài liệu tham khảo 38
Chương 2 SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN và CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU Á 39
I GIÁO DỤC TRUNG QUỐC: 39
1 Sơ lược quá trình phát triển của nền giáo dục Trung Quốc 39
2 Cơ cấu quản lý giáo dục 40
3 Khái quát hệ thống giáo dục Trung Hoa 41
4 Những cải cách giáo dục trong thời kỳ hiện đại hóa ở Trung Quốc 43
5 Tài liệu tham khảo 50
II GIÁO DỤC SINGAPORE: 51
1 Tổng quan về phát triển giáo dục 51
2 Khái quát về hệ thống giáo dục Singapore: 52
3 Chương trình giáo dục phổ thông: Sự thay đổi về mục tiêu đào tạo 55
4 Những thay đổi tiêu biểu trong giáo dục từ năm 1997 57
5 Những thay đổi trong cơ cấu quản lý giáo dục 59
6 Các thay đổi trong chương trình giảng dạy của nhà trường và sắp xếp trong lớp học 61
7 Mở rộng các cơ hội nghề nghiệp cho giáo viên 64
8 Tài liệu tham khảo 67
III GIÁO DỤC MALAYSIA: 67
1 Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Malaysia từ những năm 1950 67
2 Khái quát về hệ thống giáo dục Malaysia 68
3 Sự cải cách giáo dục gần đây 74
Trang 2Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU
VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 76
I GIÁO DỤC ANH 76
1 Sơ lược quá trình phát triển giáo dục ở Anh 76
2 Cơ cấu quản lý giáo dục ở Anh 77
3 Khái quát hệ thống giáo dục Anh 78
4 Những cải cách quan trọng trong giáo dục 80
5 Tài liệu tham khảo 82
II GIÁO DỤC PHÁP: 83
1 Sơ lược quá trình phát triển của nền giáo dục Pháp 83
2 Quản lý giáo dục 84
3.Khái quát hệ thống giáo dục Pháp 85
4 Hệ thống đánh giá trong giáo dục của Pháp 90
5 Các chương trình hỗ trợ người học 90
6 Những cải cách chính gần đây 92
7 Phụ lục 94
8 Tài liệu tham khảo 100
III GIÁO DỤC PHẦN LAN: 101
1 Sơ lược quá trình phát triển giáo dục Phần Lan 101
2 Cơ cấu quản lý giáo dục Phần Lan 102
3 Khái quát hệ thống giáo dục Phần Lan 103
4 Những cải cách trong hệ thống giáo dục 105
5 Phụ lục: Những lý giải cho thành công của Phần Lan trong PISA 106
6 Tài liệu tham khảo 111
IV GIÁO DỤC HOA KỲ: 112
1 Sơ lược quá trình phát triển của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ 112
2 Quản lý giáo dục 112
3 Khái quát về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ 114
4 Hệ thống thi cử và đánh giá 117
5 Những khuynh hướng cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ từ những năm 1980 118
6 Phụ lục: Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về dân chủ trong giáo dục Hoa Kỳ 121
7 Tài liệu tham khảo 126
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Suport to the Renovation of EducationManagement - viết tắt là SREM) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ Mục tiêu lớn của Dự án là hỗtrợ Chính phủ thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dụccủa Việt Nam giai đoạn đến 2010
Dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việctăng cường khung pháp lý cho phân cấp quản lý và thực hiện Luật Giáo dục 2005 đồng thời xâydựng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thực hiện đổi mới phương thức quản lý trên phạm vitoàn ngành
Dự án được ký kết chính thức vào ngày 01/9/2005, triển khai thực hiện từ tháng 4/2006, kếtthúc vào năm 2010
Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm hỗ trợ Bộ đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý và cải cáchhành chính thông qua các hoạt động tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở các cấp QLGD;thực hiện và hỗ trợ thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông; tăng cườngnăng lực lập kế hoạch chiến lược và năng lực tổ chức thực hiện ở các địa phương thông qua việc
hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số tỉnh trong diện khó khăn để triển khai các nỗ lực đổi mới Hoạt động lớn và có tính phức tạp nhất là hỗ trợ Bộ thực hiện tin học hóa công tác quản lýnhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trường học thông qua việc nâng cấp và xây dựngmới các Hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục từ cấp cơ sở với các chức năng quản lýcán bộ, quản lý học sinh, quản lý tài chính, hành chính, thư viện, thiết bị, quản lý công tác thanhtra, đánh giá và thống kê giáo dục
Với mục tiêu hỗ trợ hiệu trưởng tăng cường nhận thức về tiến trình đổi mới và nâng caonăng lực quản lý trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học vàhọc suốt đời của cán bộ quản lý giáo dục, Dự án SREM biên soạn Bộ Tài liệu tăng cường nănglực quản lý trường học Bộ Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm, lý thuyết chung về những lĩnh vựckhác nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học, từ cơ bảnđến phức tạp Ngoài ra còn giới thiệu quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam và một số nướctrên thế giới Trên cơ sở các kiến thức này, mỗi hiệu trưởng sẽ tự rút ra bài học kinh nghiệm choriêng mình, vận dụng các kiến thức này trong hoàn cảnh thực tế và khả năng của từng trường Khi biên soạn, Dự án SREM cố gắng để Bộ Tài liệu đáp ứng được tình hình giáo dục ViệtNam hiện tại, cũng như phải có những bứt phá cần thiết để hòa nhập với các chuẩn giáo dụcquốc tế Dự án đã tham khảo các tài liệu quản lý giáo dục trong và ngoài nước và hệ thống hóalại các vấn đề cần thiết đối với hiệu trưởng, dựa trên cơ sở năng lực cần có của hiệu trưởng đểđáp ứng những yêu cầu quản lý mới Bộ Tài liệu còn là sự tổng hợp những kiến thức, kinhnghiệm và thực tiễn quản lý giáo dục mà Dự án thu thập được thông qua các hội thảo và thựctiễn nhằm giúp hiệu trưởng có cái nhìn rộng hơn về xu thế giáo dục hiện nay của nhiều nước trênthế giới
Bộ sổ tay gồm 5 cuốn:
1 Quản lý nhà nước về giáo dục;
2 Quản lý điều hành các hoạt động trong trường học;
3 Giám sát, đánh giá trong trường học;
4 Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới;
5 Quản trị hiệu quả trường học
Trang 4Bộ Tài liệu được biên soạn cho hiệu trưởng các trường phổ thông (kể cả các trường ngoàicông lập) và cũng sẽ rất bổ ích đối với các phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, những người giúphiệu trưởng thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường Một số độc giả khác, có thể là những giáoviên, với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trở thành hiệu trưởng cũng có thể tham khảo tài liệunày Trong lúc chưa trở thành cán bộ quản lý, việc am tường các nhiệm vụ của hiệu trưởng cũnggiúp họ có khả năng giám sát hoặc hỗ trợ hiệu trưởng tốt hơn trong quá trình quản lý đang ngàycàng được yêu cầu theo hướng công khai, minh bạch.
Dự án hy vọng các cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục, thậm chí cả các trường sư phạm cũngtìm thấy sự hữu dụng trong bộ tài liệu này khi thực hiện các khóa đào tạo sinh viên sư phạm
Dự án tin rằng những người công tác trong ngành giáo dục, từ các cán bộ trong Bộ GD-ĐT,cho tới các cán bộ công tác tại các Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và những ai tiến hành các hoạtđộng nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học cũng sẽ tìm thấy những nộidung bổ ích trong Bộ Tài liệu này
Bộ Tài liệu này sẽ hỗ trợ các hiệu trưởng nói riêng và các nhà quản lý giáo dục nói chungphát triển năng lực quản lý của mình Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, kinh tế và giáo dục tại cácvùng miền của nước ta rất khác nhau, tài liệu có thể chưa bao quát và đáp ứng đầy đủ nhu cầuthực tiễn quản lý cho từng địa phương Điều này đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi cán bộ quản lýtrong việc áp dụng linh hoạt kiến thức quản lý giáo dục nói chung vào thực tiễn địa phươngmình, phù hợp với đặc thù nhà trường và đặc thù giáo dục của vùng miền
Bộ tài liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích: tự học, trao đổi thảo luận trong cácnhóm chuyên môn hoặc trong các hội thảo và cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cáckhóa đào tạo cán bộ quản lý ở các trường, hay các khoa sư phạm, trường sư phạm
Phương pháp sử dụng tài liệu
Do mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau về trình độ và kinh nghiệm chuyên mônnên nhu cầu học tập của mỗi người là rất khác nhau Cách sử dụng phù hợp nhất là tự học theonhững định hướng phát triển của bản thân (còn gọi là học tập theo lối mở) Có nghĩa là, ngườiđọc tự chọn thời gian và nội dung muốn học theo thứ tự ưu tiên của chính mình Bằng cách này,
Dự án hy vọng rằng mỗi người học sẽ tìm được những điều mới mẻ và phù hợp với nhu cầu củariêng mình Nếu tự học, người đọc cần suy ngẫm về những điều vừa đọc được, so sánh, vận dụngvào thực tế đang diễn ra Có thể làm điều này bất cứ lúc nào, khi ở trường, ở nhà thậm chí trênđường đi công tác Theo cách này, người học sẽ không phải chịu áp lực từ bên ngoài mà lại cóthể tự tìm ra những gì phù hợp nhất để áp dụng cho bản thân và đơn vị của mình Tựu chung lại,người đọc có thể đọc từng cuốn trong Bộ Tài liệu theo bất cứ trình tự nào
Để có thể áp dụng vào thực tiến trường học của mình, mỗi hiệu trưởng phải tư duy và thựchành các công việc qua các chủ đề Các thực hành này có thể gồm những hoạt động như lập racác bảng danh mục hoạt động cần kiểm tra, trả lời các câu hỏi, tập hợp dữ liệu và thảo luận vớicác đồng nghiệp, có thể là giáo viên trong trường hoặc các Hiệu trưởng khác
Khi nghiên cứu, học tập Bộ Tài liệu này, bạn đọc nên tham khảo thêm các tài liệu khác, ví
dụ các quy chế, qui định được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu tậphuấn của các cơ sở đào tạo tại trung ương hoặc địa phương để có vận dụng sát với thực tiễn.Phần các văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới giáo dục được cập nhật tới thời điểm pháthành được cung cấp trong đĩa CD kèm theo Bộ Tài liệu này
Hiệu trưởng cũng nên trao đổi thảo luận giữa Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và các cán
bộ cốt cán trong trường để sưu tầm thêm các tài liệu về lịch sử và quá trình phát triển ngành giáodục ở địa phương mình hoặc các kinh nghiệm giáo dục để cụ thể hóa các nội dung và tình huốngquản lý ở trường minhg, tiếp thêm sức sống cho Bộ Tài liệu
Trang 5Các hiệu trưởng cũng nên trao đổi cùng với Hiệu trưởng khác trong cùng xã, huyện (trongcác đợt học tập do Phòng/Sở tổ chức) và các cán bộ quản lý tại các Phòng GD/Sở GD&ĐT đểlàm giàu lý luận về quản lý giáo dục.
Có thể sử dụng Bộ Tài liệu này một cách chính qui hơn, ví dụ tại các hội thảo chuyên đềđổi mới phương pháp quản lý trường học hay dùng làm tài liệu bổ trợ cho các khóa đào tạo/bồidưỡng hiệu trưởng hoặc những người chuẩn bị được bổ nhiệm làm hiệu trưởng do một cơ sở đàotạo về quản lý giáo dục tiến hành
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khó, liên quan đến sự phát triển toàn diện của nhà trườngcũng như của từng cá nhân, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, tích hợp nhiều kỹ năng và kinh nghiệmthực tiễn của mỗi cán bộ quản lý, các nội dung được biên soạn trong tài liệu sẽ là những gợi ýhữu ích cho những người làm công tác quản lý
Dự án SREM chân thành cảm ơn sự cộng tác của hàng trăm hiệu trưởng và cán bộ quản lýcác cấp và các chuyên gia tư vấn quốc tế đã tham gia vào quá trình xây dựng Bộ tài liệu nàythông qua các cuộc hội thảo và các đợt làm việc Danh sách các tác giả chính tham gia soạn thảo
và biên tập Bộ Tài liệu có thể tìm thấy trong mỗi cuốn
Dự án đặc biệt cảm ơn vị Lãnh đạo cao nhất của ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đãgợi ý Dự án xây dựng Bộ Tài liệu này
Dự án mong rằng Bộ Tài liệu sẽ đóng góp vào tiến trình đổi mới quản lý giáo dục nhằmtăng hiệu quả giáo dục Hiệu quả của Bộ Tài liệu này với việc nâng cao chất lượng trường học sẽchỉ được nhận thấy sau một thời gian, nhưng chắc chắn Bộ Tài liệu sẽ có tác động ngay tới cácHiệu trưởng vì tính đầy đủ và thực tiễn của nó
GIÁM ĐỐC DỰ ÁN GS.TS Phạm Vũ Luận THỨ TRƯỞNG BỘ GDĐT
Trang 6LỜI GIỚI THIỆU Quyển 4: Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
Mục đích của cuốn 4 trong Bộ Tài liệu hỗ trợ hiệu trưởng quản lý hiệu quả trường học
nhằm cung cấp một số thông tin tóm lược về quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam, tìnhhình phát triển giáo dục và những xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới Trong quản
lý giáo dục, giáo dục đối chiếu được xem là một phương thức quan trọng giúp nhà quản lý hiểuđược các hệ thống giáo dục khác nhau, nắm được các vấn đề cơ bản về cải cách giáo dục, đồngthời rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển và cải cách Với việc nghiêncứu giáo dục đối chiếu, chúng ta học tập được những cách làm hay và hiệu quả, đồng thời tránhđược những sai lầm trong cải cách mà các nước đã trải qua
Trong cuốn sách này, ngoài giáo dục Việt Nam, chúng tôi còn giới thiệu 7 hệ thống giáodục tiêu biểu thuộc 2 nền giáo dục phương Đông và phương Tây với đặc thù về hệ thống, trình
độ phát triển, và xu hướng cải cách giáo dục do những sự khác biệt căn bản về văn hóa, lịch sử,chính trị cũng như đặc điểm kinh tế, xã hội của từng quốc gia Các nước châu Á mà chúng tôigiới thiệu gồm Trung Quốc, Singapore và Malaysia Mặc dù rất khác nhau về quy mô, cả TrungQuốc và Singapore đều đang thực hiện phân cấp quản lý giáo dục ở các mức độ khác nhau;Trung Quốc mới chỉ phân cấp đến từng địa phương trong khi Singapore đã phân cấp đến từngtrường học Malaysia được xem là một hình mẫu của một đất nước đang phát triển có nhữngquyết sách quốc gia mạnh mẽ về giáo dục như đẩy mạnh giáo dục công nghệ thông tin và tiếngnước ngoài; chỉ sau 10 năm, Malaysia đã thực hiện đại trà trên toàn quốc việc dạy các môn Toán
và khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 10 Các nước phương Tây mà chúng tôichọn lựa gồm có Anh, Pháp, Phần Lan và Hoa Kỳ Đây đều là các quốc gia có sự phát triển giáodục ở trình độ cao với việc phân cấp phân quyền trong quản lý và việc cung cấp những cơ hộigiáo dục tốt nhất cho người học Bài học rút ra từ thực tiễn giáo dục các nước có thể cho thấy xuhướng giáo dục hiện đại là thống nhất sự đa dạng bằng việc chuẩn hóa trong đánh giá, đa dạnghóa các loại hình giáo dục và quản lý, tìm các biện pháp giải quyết khó khăn giữa sự cạnh tranhvượt trội và bình đẳng trong giáo dục, phát triển giáo dục toàn diện, và giáo dục hướng đếnnhững kỹ năng thực tiễn để giúp người học giải quyết những vấn đề của cuộc sống trong xu thếtoàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
Trong cuốn sách này, chúng tôi không có tham vọng trình bày lịch sử phát triển giáo dục
mà chủ yếu tập trung mô tả hệ thống giáo dục và đặc biệt là những vấn đề cải cách cụ thể gầnđây của từng quốc gia với mong muốn làm tài liệu tham khảo cho các hiệu trưởng trong quản lýtrường học cũng như tham gia vào quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam Đó chính là nét khácbiệt của cuốn sách này so với những tác phẩm đã xuất bản có cùng đề tài
Do thời gian chuẩn bị tài liệu có hạn, chúng tôi chưa giới thiệu hết những hệ thống giáodục và những nỗ lực cải cách giáo dục của tất cả các nước, đặc biệt là Ấn Độ, Hàn Quốc, NhậtBản, Nga, Đức, Úc, New Zealand, Canada, v.v mặc dù đây là những nước có quan hệ quốc tế
về giáo dục rất gần gũi với Việt Nam Những tài liệu mà chúng tôi sử dụng rất đa dạng và gồmnhiều thứ tiếng khác nhau, nên chắc chắn trong quá trình biên soạn và tổng hợp không tránh khỏinhững thiếu sót Rất mong sự lượng thứ của quý độc giả
Thay mặt nhóm chuyên gia soạn thảo
Th.S Nguyễn Thị Thái
Phó Vụ trưởng, Phó GĐ dự án
Trang 7SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM
VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Chương 1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM
1 Quá trình phát triển giáo dục: Những mốc lịch sử và sự kiện quan trọng
1.1 Giáo dục Việt Nam trong thời phong kiến và thời thuộc địa
Giáo dục Việt Nam trong thời phong kiến:
Kể từ thời các vua Hùng dựng nước cho tới khi Ngô Quyền xưng vương, đánh tan quânNam Hán, chấm dứt hơn nghìn năm Bắc thuộc, hầu như không có tài liệu nói về giáo dục (vớinghĩa hẹp là dạy và học chữ) Tuy nhiên, căn cứ vào việc sử sách ca ngợi công lao của thái thú
Sỹ Nhiếp mở mang việc học tại Giao Chỉ và một số đoạn nói về một vài người Việt đỗ đạt vàlàm quan ở phương Bắc, có thể nói trong thời Bắc thuộc đã có một tầng lớp người Việt biết chữ.[1] Hơn nữa, cùng với việc du nhập đạo Phật, chắc chắn chùa chiền phải là nơi dạy chữ để đàotạo các nhà sư và truyền bá kinh kệ
Bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ hai, cùng với việc xây dựng và bảo vệ đất nước, tổ tiên ta đãdành nhiều công sức phát triển nền giáo dục dân tộc Cơ sở giáo dục đầu tiên của nhà nướcphong kiến Việt Nam (được ghi nhận trong sử sách) là Quốc Tử Giám Thăng Long, do vua LýNhân Tông cho thành lập vào năm 1076 [1] Lúc đầu Quốc Tử Giám chỉ nhằm dạy con cái vuaquan, sau mở rộng dần cho những thanh thiếu niên có tư chất và đủ trình độ trong dân gian Vàonăm 1483, Quốc Tử Giám đã có 300 xá sinh (sinh viên nội trú) gồm con em gia đình quý tộc,quan lại, chưa kể số con em dân thường, học giỏi được phép đến nghe giảng (như sinh viên ngoạitrú) [2] Về lực lượng giảng dạy, ngoài những quan chức ở Quốc Tử Giám, triều đình còn chophép các nhà Nho uyên thâm đến giảng dạy (tương tự giáo sư thỉnh giảng ngày nay) [1] Saunày, triều Nguyễn đóng đô tại Phú Xuân, đã mở Quốc Tử Giám tại Huế Ngày nay, Quốc TửGiám Thăng Long được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam Sau khi mở mang việcdạy học ở kinh đô, dần dần nhà nước phong kiến chú ý đến việc tổ chức hoạt động giáo dục ở địaphương Năm 1397, thời vua Trần Thuận Tông, triều đình cho đặt học quan ở các lộ, phủ lớn(đơn vị hành chính tương đương với cấp tỉnh ngày nay) để lo việc giáo dục [1] Đến thế kỷ XV -XVI, nền giáo dục Việt Nam đã phát triển rực rỡ Các phủ, lộ đều có trường công [2]
Đồng thời với việc phát triển hệ thống giáo dục, nhà nước phong kiến rất quan tâm tổ chứccác kỳ thi, xem đây là biện pháp quan trọng nhằm chọn người tài giỏi tham gia bộ máy điều hànhquốc gia Năm Ất Mão 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở kỳ thi Nho học tamtrường để tuyển Minh kinh bác học [1] Thống kê từ chính sử, trong thời gian 84 năm (1442 đến1526), nhà nước phong kiến đã tổ chức 26 khoa thi Hội [2] Theo quy định thời đó, trước thi Hội
có thi Hương, như vậy tổng số các kỳ thi lên tới 52 chưa kể, cứ sau một kỳ thi Hội còn một kỳthi Đình để chọn 3 người đứng đầu và xếp hạng những người trúng tuyển [2] Năm 1471 (đờivua Lê Thánh Tông), số quan lại có phẩm tước là 5370, riêng ở triều đình (nhà nước trung ương)
là 2755, phần lớn được lựa chọn qua thi cử [2] Các triều đại tiếp theo, việc thi cử vẫn được duytrì và phát triển với quy mô lớn hơn, kể cả trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh Cũng theothống kê như thế, có thể chưa đầy đủ, tổng số các tiến sĩ, phó bảng và tương đương (trúng tuyểnthi Hội) kể từ khoa thi đầu tiên 1075 đến khoa thi cuối cùng 1919 là 2.848 người [2]
Cần lưu ý là, các quy định về thi cử dưới thời phong kiến hết sức chặt chẽ, chứng tỏ nănglực quản lý đối với hệ thống giáo dục của các triều vua từ Lý, Trần đến Lê, Nguyễn rất cao Kỳthi Hội năm 1442 có 450 thí sinh, trúng tuyển 33 (chiếm 7,3%) Kỳ thi Hội năm 1448 có 750 thísinh, trúng tuyển 27 (chiếm 3,6%) [2] Tuy chuyện buôn quan, bán tước cũng có lúc xẩy ranhưng việc gian lận trong thi cử thì rất hiếm và đối với những người có hành vi gian lận trong thi
cử dù ở bất kỳ cấp bậc nào cũng đều bị trừng trị nghiêm khắc Bằng việc tuyển chọn nhân tài
Trang 8thông qua thi cử, tuy hết sức khắt khe nhưng lại mang yếu tố dân chủ vì đã tạo được cơ may chocon cái tầng lớp bình dân Một điều đặc biệt lý thú là, trong giai đoạn mới thành lập, vương triềuTrần cũng đã tính đến điều kiện học tập không đồng đều giữa các địa phương từ đó quy định một
kỳ thi có hai trạng nguyên: kinh trạng nguyên cho khu vực thuận lợi và trại trạng nguyên chokhu vực khó khăn
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thời phong kiến, bên cạnh một số lượng không nhiều cáctrường công, tại nhiều làng xã, đã có những gia đình mời thầy đến ở trong nhà, dạy con em mình
và thanh thiếu niên trong làng Nhà chủ chịu trách nhiệm chu cấp cho thầy Như vậy, từ xa xưadạy học đã là một nghề Hơn nữa, theo Nho giáo, đối với mỗi con người, vị trí của ông thầy chỉ ởdưới vua và trên cả cha mẹ (quân - sư - phụ) Trong xã hội Việt Nam, quan niệm phổ biến củakhông ít người là “dù nghèo, cũng cố cho con học dăm ba chữ để làm người” Còn để trở thànhngười lãnh đạo, theo cách lựa chọn quan lại của hầu hết các triều đại, nhất thiết phải học giỏi và
đỗ đạt trong các kỳ thi (thi văn hoặc thi võ) Cũng nên nhớ rằng, cùng với các kỳ thi chọn tiến sỹ,nhà nước phong kiến còn tổ chức các kỳ thi lại viên, tuyển chọn những người biết chữ, biết tínhtoán, để làm thuộc lại ở các sảnh, viện, giúp việc cho các quan đầu triều [1], [2]
Suốt cả nghìn năm, người Việt Nam học chữ Hán (đọc chữ Hán theo cách phát âm riêngcủa người Việt) và sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức để ghi chép Mặc dầu vậy, nhờ pháttriển giáo dục, duy trì và hun đúc ý thức độc lập dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, ngườiViệt đã không bị Hán hoá Bên cạnh việc sử dụng chữ Hán, người Việt Nam còn dựa theo chữHán chế tác chữ nôm để ghi chép, biểu đạt bằng tiếng Việt Người đầu tiên, được sách sử ghi tên,
có công đối với việc phát triển chữ nôm là Nguyễn Thuyên Ông đã dùng chữ nôm làm bài văn tếđuổi cá sấu, được vua Trần Nhân Tông cho đổi sang họ Hàn-Hàn Thuyên, ví ông như Hàn Dũ,văn sỹ đời Hán bên Tàu cũng đã làm văn đuổi cá sấu [3] Bản thân vua Trần Nhân Tông cũng cóbài phú Cư trần lạc đạo viết bằng chữ nôm Sau này, nhiều tác phẩm văn chương, lịch sử, y học,khoa học có giá trị rất lớn đã được viết bằng chữ nôm Tiêu biểu là Quốc âm thi tập của NguyễnTrãi, bản dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, Truyện Kiều của Nguyễn Du
Giáo dục VN thời thuộc Pháp
Từ cuối thế kỷ XIX và gần nửa thế kỷ XX, trong hơn 80 năm nước ta bị thực dân Pháp xâmlược Dưới chế độ thuộc địa, nền giáo dục Nho học được thay thế dần bằng nền giáo dục Pháp -Việt, chủ yếu để đào tạo người phục vụ cho bộ máy cai trị của thực dân Trong năm học 1936 -
1937, ở vào thời điểm thịnh vượng nhất của xứ Đông Dương, cả nước chỉ có 2.322 trường sơ học(3 năm), bình quân 3 làng, chừng 3.000 dân có một trường, số học sinh bằng 2% dân số; 638trường tiểu học (3 năm), bình quân 34 làng, chừng 30.000 dân có một trường, số học sinh bằng0,4% dân số; 16 trường cao đẳng tiểu học (4 năm), bình quân 1,2 triệu dân có một trường, số họcsinh bằng 0,05% dân số; 3 trường trung học công và 3 trường trung học tư ở 3 thành phố (HàNội, Huế, Sài Gòn) số học sinh trung học công bằng 0,0019% dân số [4] Năm học 1941 - 1942,toàn Đông Dương có 3 trường đại học (Luật, Y - Dược, Khoa học) đặt tại Hà Nội với tổng số
834 sinh viên (628 sinh viên người Việt) [4] Trong hệ thống giáo dục Pháp - Việt, tiếng Phápchiếm ưu thế và là chuyển ngữ ở bậc đại học Với một nền giáo dục như vậy, trên 95% dân sốViệt Nam mù chữ Nhưng, vượt ngoài mong đợi của chính quyền thực dân, từ trong nền giáo dục
đó vẫn xuất hiện một đội ngũ trí thức uyên thâm về học thuật, nồng nàn lòng yêu nước, có nhữngđóng góp rất to lớn vào công cuộc giành lại độc lập, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
Trong lĩnh vực giáo dục dưới thời thuộc Pháp, bên cạnh hoạt động của hệ thống trường lớp
của nhà nước thực dân - phong kiến, có hai sự kiện quan trọng: Một là, phong trào Duy Tân do
một số nhà Nho yêu nước (Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp …) khởi xướng
mà nội dung quan trọng là lập trường học, cổ xúy lòng yêu nước, phê phán chế độ quân chủ lỗithời, khuyến khích thực nghiệp, với mong muốn thực thi học thuyết “ Chấn dân khí- Khai dântrí- Hậu dân sinh” nhằm nâng dân tộc ngang tầm thời đại để trên cơ sở đó giành lại độc lập.Phong trào Duy Tân diễn ra sôi nổi ở Quảng Nam bắt đầu từ năm 1902, đến năm 1907, với việc
Trang 9thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội (do Lương Văn Can chủ xướng), phong trào Duy
Tân đã tiến vượt bậc cả về tổ chức và lý luận [6] Hai là, Hội truyền bá chữ quốc ngữ do các trí
thức yêu nước thành lập ngày 5/11/1938 Ban lãnh đạo gồm các ông Nguyễn Văn Tố, Bùi Kỷ,Phan Thanh, Quản Xuân Nam, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Huyên, HoàngXuân Hãn, Lê Thước, Trần Văn Giáp… Trong suốt 7 năm tồn tại, tính đến tháng 8 năm 1945,Hội đã giúp cho hơn 7 vạn ngưòi biết đọc, biết viết, biết tính toán Bên cạnh kết quả đó, phongtrào truyền bá chữ quốc ngữ còn đào tạo được nhiều cán bộ trung kiên, có kinh nghiệm về chốngnạn thất học, đã cung cấp cho cách mạng một số cán bộ và chiến sĩ để sau này, qua rèn luyện đãtrở thành những cán bộ quản lý chủ chốt của ngành giáo dục, của bộ máy chính quyền mới [4]
1.2 Từ ngày độc lập đến kháng chiến thứ nhất thắng lợi (1945-1954)
Trong năm đầu của chế độ Dân chủ - Cộng hòa
Sau khi nhân dân giành được chính quyền và tuyên bố nền độc lập của đất nước, ngay tạiphiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xácđịnh: “chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm” là ba nhiệm vụ trọng yếu củaChính phủ và nhân dân ta lúc đó [5] Ngày 6-9-1945, Người đã gửi thư cho học sinh nhân dịpkhai giảng năm học 1945-1946, khẳng định sự ra đời của một nền giáo dục mới với sứ mệnhphục vụ công cuộc giữ gìn độc lập và phục hưng đất nước, trong đó chỉ rõ mục đích học tập củathế hệ trẻ mà cũng là nhiệm vụ chiến lược của nền giáo dục mới là làm cho “non sông Việt Namtrở nên tươi đẹp”, “dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” [5]
Xuất phát từ triết lý “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngày 8-9-1945, Chính phủ banhành các văn kiện pháp lý quan trọng: Sắc lệnh số 17-SL: "Đặt ra một bình dân học vụ trongtoàn cõi Việt Nam", Sắc lệnh số 19-SL: "Trong toàn cõi Việt Nam sẽ thiết lập cho nông dân vàthợ thuyền những lớp học bình dân học buổi tối" và Sắc lệnh số 20-SL: "Trong khi chờ đợi lậpđược nền tiểu học cưỡng bách, việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất
cả mọi người" 1 [5] Tiếp đó, vào đầu tháng 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ra Lời kêu gọitoàn dân chống nạn thất học [5]
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh,chỉ trong vòng chưa đầy một năm, cả nước đã có gần 75 ngàn lớp học bình dân với gần 96 ngàngiáo viên (người biết chữ dạy người không biết chữ) giúp cho hơn 2,5 triệu người thoát khỏi nạn
mù chữ [5] Như vậy, ngay khi nền cộng hoà dân chủ vừa được thành lập, xoá nạn mù chữ và nângcao trình độ học vấn của toàn dân đã trở thành một quốc sách và việc học tập để biết đọc, biết viết,biết tính toán đã được nhân dân tiếp nhận làm một tiêu chí biểu hiện văn hoá Từ đó, qua suốtnhiều thập kỷ, Việt Nam kiên trì thực hiện xoá mù chữ và nâng cao trình độ học vấn của toàn dân Song song với việc tổ chức để các trường mở cửa, tiếp tục công việc giảng dạy, học tập, BộGiáo dục cố gắng giúp Chính phủ kiến tạo cơ sở pháp lý cho chính sách giáo dục của chế độmới Năm 1946, trong bối cảnh phải tập trung đối phó với mưu mô gây chiến của các thế lựcthực dân, Chính phủ đã ban hành hai sắc lệnh: số 146-SL và số 147-SL [5] Nội dung chủ yếucủa hai sắc lệnh này là:
(i) Khẳng định tôn chỉ của nền giáo dục nước nhà là phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ; ba nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục là: dân tộc, khoa học, đại chúng
(ii) Xác định cơ cấu của nền giáo dục mới, sau giáo dục ấu trĩ (tiền học đường), có ba cấp học:
Đệ nhất cấp, là bậc học cơ bản, thực hiện trong 4 năm học.
Đệ nhị cấp, có hai ngành: (i) ngành học tổng quát gồm hai bậc: bậc phổ thông 4 năm và
bậc chuyên khoa 3 năm; (ii) ngành học chuyên môn, gồm hai bậc: bậc thực nghiệm 1 năm và bậcchuyên nghiệp từ 1-3 năm (tuỳ theo ban)
1 Người thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ba sắc lệnh này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lúc đó là Bộ trưởng bộ Nội vụ của chính phủ lâm thời VNDCCH
Trang 10Đệ tam cấp, có đại học (gồm các ban: văn khoa, khoa học, pháp lý ) và cao đẳng chuyên
môn, sinh viên học ít nhất 3 năm Tiếp nối đại học là các “nghiên cứu viện”
Song song với ba cấp học là ba cấp của ngành sư phạm, gồm sư phạm sơ cấp, sư phạmtrung cấp, sư phạm cao cấp
(iii) ấn định những điều khoản pháp lý để thực hiện bậc học cơ bản: tất cả trẻ em từ 7-13tuổi đều có thể đến trường, không phải trả tiền học và từ năm 1950 sẽ là bậc học cưỡng bách.Đối với đại học, từ 1950 trở đi, các môn học được dạy bằng tiếng Việt Đây là một quyết địnhtáo bạo, thể hiện tinh thần dân tộc của đội ngũ trí thức Việt Nam, vì tiếng Pháp, trong một thờigian dài trước đó vốn được dùng làm chuyển ngữ ở tất cả các nhà trường.2 [5]
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
Mặc dầu Chính phủ Dân chủ Cộng hòa tìm mọi cách để giữ gìn nền độc lập trong mối quan
hệ hữu nghị với nước Pháp, nhưng thực dân Pháp lại muốn duy trì ách thống trị đối với Việt
Nam cũng như toàn cõi Đông Dương Do đó nhân dân ta buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại vùng tự do, các trường học tiếp tục hoạt động Để tạo nguồn đào tạo cán bộ phục vụkháng chiến và xây dựng đất nước sau ngày kháng chiến thắng lợi, năm 1950, chính phủ chính
thức thông qua đề án cải cách giáo dục [5]
Mục tiêu đào tạo của nhà trường khi đó được xác định là: giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻthành những người công dân lao động tương lai, trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có đủnăng lực phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến [5] Để phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, nộidung chủ yếu của cuộc cải cách lần này là thay đổi cơ cấu giáo dục phổ thông (rút bớt số nămhọc) và điều chỉnh quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống giáo dục để thống nhất với sự thay đổi
đó Theo đó, cơ cấu giáo dục phổ thông gồm 3 cấp, thực hiện trong 9 năm: cấp I có 4 lớp, không
kể lớp vỡ lòng (học đọc và viết chữ Việt); cấp II có 3 lớp; cấp III có 3 lớp [5] Về nội dung giảngdạy, tạm gác lại một số môn học (như ngoại ngữ, âm nhạc, vẽ, nữ công gia chánh); bổ sung một
số môn học mới (như thời sự, chính sách, giáo dục công dân, tăng gia sản xuất) [4] Do chươngtrình phổ thông tạm rút ngắn, sau khi tốt nghiệp lớp 9, để vào đại học, học sinh phải qua trường
dự bị đại học (lúc đầu là 2 năm sau đổi thành 1 năm) Đồng thời, hệ thống giáo dục bình dân vàgiáo dục chuyên nghiệp cũng thay đổi (sau chương trình xoá mù chữ, có chương trình tiểu họcbình dân và trung học bình dân ) Trường đại học y dược, trường đại học khoa học (chủ yếu làvăn khoa và toán học) vẫn tiếp tục hoạt động [5]
Tại vùng tạm chiếm, các trường học giảng dạy, học tập theo một chương trình 12 năm, cănbản dựa trên một chương trình được canh tân bởi một số học giả yêu nước từ đầu năm 1945(Chương trình Hoàng Xuân Hãn), khi Đông Dương thuộc Pháp bị người Nhật xâm chiếm3 Đặctrưng của nền giáo dục ở vùng tạm chiếm là giảm bớt màu sắc của của nền giáo dục thuộc địa,tiếng Việt được thay thế cho tiếng Pháp trong giảng dạy ở giáo dục phổ thông, nhiều nội dung cóyếu tố dân tộc đã được đưa vào chương trình Tuy nhiên, chương trình vùng tạm chiếm vẫn chịuảnh hưởng nặng nề của nền giáo dục của Pháp
1.3 Giáo dục Việt Nam trong những năm đất nước bị tạm thời chia cắt
Ở miền Bắc
Sau khi hoà bình được lập lại, trên miền Bắc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đãtiếp quản giáo dục ở vùng mới giải phóng và tích cực chuẩn bị cho một cuộc cải cách giáo dục
2 Để chuẩn bị cho việc dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ trong nhà trường, các nhà khoa học người Việt đã phải rất
cố gắng để xây dựng hệ thống thuật ngữ bằng tiếng Việt ở nhiều bộ môn khoa học, tiêu biểu là các công trình “Danh
từ khoa học Toán-Lý-Hoá” (Hoàng Xuân Hãn), “Danh từ Vạn vật học” (Đào Văn Tiến), “Danh từ Y học” (Lê Khắc Thiền) “Nông học” (Lê Văn Can, Nguyễn Hữu Quân)
3 Chương trình của học giả yêu nước Hoàng Xuân Hãn
Trang 11(thứ hai) trong bối cảnh vừa phục hồi kinh tế, xây dựng miền Bắc vừa đấu tranh thực hiện thốngnhất nước nhà.
Trong cuộc cải cách giáo dục lần này, mục đích giáo dục được xác định là: đào tạo, bồidưỡng thế hệ thanh thiếu niên thành “những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt,cán bộ tốt” Nhằm mục đích đó, nội dung giáo dục mang tính toàn diện (coi trọng 4 mặt: đức, trí,thể, mỹ) với phương châm: “Liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với đời sống xã hội”.[5]
Về mặt phương pháp, cuộc cải cách lần này đã xoá bỏ nền sư phạm quyền uy, khai mởquan hệ thầy - trò dân chủ, phát huy tác dụng của các hoạt động ngoại khoá và từng bước đưahoạt động lao động công ích, lao động sản xuất vào nhà trường, xem đó như là phương thức quantrọng để hình thành nhân cách
Thông qua cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm tạivùng mới được giải phóng và hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm ở vùng tự do đã được thốngnhất thành hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm (cấp I có 4 lớp, cấp II có 3 lớp, cấp III có 3 lớp)4
Hệ thống này ít nhiều mô phỏng theo hệ thống giáo dục của Liên Xô lúc đó
Để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, Chính phủ chủ trương “Tận lực phát triển giáodục phổ thông” Đến cuối kỳ kế hoạch 5 năm (1961-1965), mạng lưới trường lớp được mở rộng:phần lớn các xã có trường cấp I; hai hoặc ba xã có một trường cấp II; phần lớn các huyện cótrường cấp III Loại trường vừa dạy tri thức phổ thông, vừa dạy kỹ thuật sản xuất ra đời như
trường phổ thông công nghiệp ở thành phố, trường phổ thông nông nghiệp ở nông thôn, trường
thanh niên dân tộc vừa học vừa làm ở các tỉnh miền núi Thực hiện chủ trương của Chính phủ, ởhầu hết các xã trên miền Bắc, nhân dân thành lập “Ban bảo trợ học đường”, huy động sức người,sức của xây dựng các trường cấp I, cấp II, đề cử người ở địa phương làm giáo viên, tự định mứcđóng góp để trả lương thầy, từ đó xuất hiện hình thức trường dân lập Chính phủ quy định: giáoviên dân lập và giáo viên quốc lập hưởng mọi chính sách, chế độ như nhau, chỉ khác tiền lươngcủa giáo viên dân lập do ngân sách địa phương đài thọ, có sự hỗ trợ thích đáng của nhà nước [5]Cũng trong thời gian này, bên cạnh các trường đại học Y-Dược, Sư phạm, Tổng hợp, cóthêm các trường đại học mới: Nông Lâm, Bách khoa, Kinh tế , hệ thống giáo dục đại học đượccủng cố, hoàn chỉnh một bước nhằm đào tạo đội ngũ trí thức mới Các trường trung học chuyênnghiệp, dạy nghề được thành lập, trong đó đặc biệt quan trọng là những lớp dạy nghề bên cạnh xínghiệp đã góp phần cung cấp nhân lực cho công cuộc xây dựng miền Bắc, bảo vệ Tổ quốc, thốngnhất đất nước
Điều đáng lưu ý là, các trường phổ thông công nghiệp và trường phổ thông nông nghiệp đã
có chương trình giảng dạy, học tập giàu tính thực hành, tiếc rằng khi quân đội Mỹ mở rộng chiếntranh bằng không quân ra miền Bắc, các loại trường này không có điều kiện để duy trì
Song song với việc triển khai cải cách giáo dục ở phổ thông, Chính phủ thành lập Ban lãnhđạo trung ương thanh toán nạn mù chữ, xác định giáo dục bình dân là một bộ phận không thểthiếu trong kế hoạch nhà nước5 và phát động thực hiện kế hoạch 3 năm thanh toán nạn mù chữ(1956-1958) Kết quả, đến năm 1959 đã có 2.161.362 người đã thoát nạn mù chữ, hầu hết dân cưtrong các tỉnh đồng bằng biết đọc, biết viết; đưa tỷ lệ dân số biết chữ trong độ tuổi 12-50 lên93,4% [5] Tuy vậy, kết quả xoá mù chữ lần này, cũng như về sau này, không bền vững, donhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chưa thực hiện phổ cập giáo dục cấp I Trên cơ sở kết quả xoá mù chữ đã đạt được, hệ thống giáo dục bình dân chuyển trọng tâmsang nâng cao trình độ học vấn của người lớn - người lao động và được gọi là hệ thống bổ túcvăn hoá, song hành với hệ thống giáo dục phổ thông Với phương châm “cần gì học nấy”, hệthống bổ túc văn hóa rất đa dạng về hình thức tổ chức cũng như về chương trình học Hình thức
4 Thực chất, chương trình giáo dục phổ thông còn có lớp vỡ lòng, dạy học sinh tập đọc, tập viết trước khi vào lớp 1.
5 Chỉ thị 114/TTg ngày 27-3-1957
Trang 12học tập tại chức có loại trường/ lớp dành cho đối tượng công tác tại cơ quan, xí nghiệp, có loạitrường/ lớp dành cho đối tượng là nông dân Hình thức học tập tập trung có trường phổ thông laođộng (dành cho cán bộ quản lý), trường bổ túc văn hóa công nông dành cho những người laođộng trẻ tuổi để đưa vào đại học nhằm đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật xuất thân từ côngnông Mỗi loại hình trường/ lớp lại có chương trình và sách giáo khoa (hoặc tài liệu học tậpriêng) nhằm “phù hợp với đối tượng và mục tiêu đào tạo” [5]
Song song với việc mở các trường bổ túc văn hóa tập trung, ở miền Bắc còn có các trườnghọc sinh miền Nam để nuôi, dạy con em các cán bộ miền Nam Nhiều học sinh tốt nghiệp cáctrường bổ túc công nông và trường học sinh miền Nam đã được tuyển vào đại học trong vàngoài nước, về sau trở thành nguồn cán bộ quản lý ở miền Nam sau ngày giải phóng, trong đó cómột số trở thành những trí thức có tên tuổi hoặc nhà lãnh đạo của địa phương hoặc của cả nước Trong thời gian không quân Mỹ tấn công miền Bắc (1965-1972), nhà trường cũng trởthành mục tiêu bắn phá Chỉ trong 4 năm đầu của cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ, đã
có 1.558 ngôi trường bị phá huỷ Trong đó có: 1.334 trường cấp I, 179 trường cấp II, 38 trườngcấp III, 7 trường đại học.6 [5] Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, phương hướng hoạt độnggiáo dục đã được Chính phủ xác định là: tiếp tục phát triển, bảo đảm an toàn cho học sinh, gắnhơn nữa hoạt động của nhà trường với đời sống, sản xuất và chiến đấu Trường, lớp từ giáo dụcphổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học được sơ tán ra khỏi thành phố, thị xã, cácđầu mối giao thông và những điểm tập trung dân cư lớn, tiếp tục duy trì hoạt động dạy và học.Thành công lớn nhất trong thời gian này là, nhà trường ở tất cả các cấp đã giáo dục, rèn luyệnđược một thế hệ thanh thiếu niên sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ công dân trong thời chiến, gópphần tạo ra một hệ thống giá trị về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Ở miền Nam
Trong thời kỳ 1954-1975, ở vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, cũng như về sau này
ở vùng giải phóng, hoạt động giáo dục vẫn diễn ra để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân vàđảm nhiệm chức năng đào tạo nhân lực Tuy nhiên, hoạt động giáo dục ở hai vùng có đặc điểmriêng, thậm chí đối nghịch nhau
Ở vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, nền giáo dục chuyển dần từ chỗ chịu tác động
và ảnh hưởng của nền giáo dục Âu Pháp sang chịu tác động và ảnh hưởng của nền giáo dục Bắc
Mỹ Hệ thống giáo dục phổ thông trải qua một vài lần thay đổi, song vẫn theo cơ cấu khung: tiểuhọc (5 năm), trung học cấp thấp (4 năm), trung học cấp cao (3 năm) gồm nhiều ban Giáo dục đạihọc vẫn có thiên hướng hàn lâm nhiều hơn thực hành, tập trung vào vào các ngành khoa học cơbản, luật, kinh tế, hành chính Các trường đại học thuộc các ngành này phát triển nhanh hơn cáctrường kỹ thuật, công nghệ, nông - lâm - súc Mặt khác, tiếp xúc với nền giáo dục Bắc Mỹ, một
số nhà giáo dục cũng đã học tập, tiếp thu được một số kinh nghiệm giáo dục Hoa Kỳ, trên cơ sở
đó đề xuất một số sáng kiến góp phần canh tân giáo dục nhất là về xây dựng chương trình vàphương pháp dạy học Điều đặc biệt là, suốt trong thời gian đô thị miền Nam nằm trong sự kiểmsoát của chính quyền Sài Gòn, mặc dù chịu tác động và ảnh hưởng của nền giáo dục Bắc Mỹ,tuổi trẻ học đường vẫn duy trì tinh thần phản kháng và đã có những đóng góp đáng kể vào sựnghiệp chống ngoại xâm của dân tộc [5]
Ở vùng giải phóng, Bộ Giáo dục trong Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt
Nam đã ban hành chương trình phổ thông 12 năm, với loại sách giáo khoa khác hẳn sách giáokhoa dùng trong vùng tạm chiếm, thể hiện rõ rệt tinh thần yêu nước, chống xâm lược và tay sai
Bộ chương trình và sách giáo khoa này có nhiều cải tiến cả về nội dung và phương pháp so vớichương trình và sách giáo khoa 10 năm ở miền Bắc [5]
6 Theo cuốn “Escalade de guerre et du crime par Nixon au Việt Nam” (Cuộc leo thang chiến tranh và tội ác do Nixon gây ra ở Việt Nam):
Trang 131 4 Giáo dục Việt Nam từ 1975 đến 1986
Trong những năm đầu thống nhất đất nước
Tháng 4-1975, cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước của nhân dân ViệtNam giành thắng lợi hoàn toàn Sau ngày chiến thắng, đối với lĩnh vực giáo dục ở các tỉnh miềnNam, Chính phủ tập trung vào hai nhiệm vụ: (i) Xoá bỏ tàn dư của nền giáo dục cũ; (ii) Thựchiện xoá mù chữ cho nhân dân trong độ tuổi 12-50
Về nhiệm vụ thứ nhất, Bộ Giáo dục đã khẩn trương xây dựng và ban hành hành chương
trình 12 năm mới, biên soạn và in 20 triệu bản sách giáo khoa theo chương trình đó để thay thếsách giáo khoa cũ ở miền Nam Hầu hết giáo viên của chế độ cũ được tuyển dụng lại; đồng thời,thực hiện công lập hoá trường tư thục7, tách nhà trường ra khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, đưa dầntoàn bộ trường tư vào sự quản lý của nhà nước [5]
Về nhiệm vụ thứ hai, Chính phủ chủ trương nhanh chóng xoá nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ
túc văn hoá, xem đó là nhiệm vụ cấp bách số một Một lần nữa, hoạt động xoá nạn mù chữ trởthành một biểu hiện của lòng yêu nước, thu hút hàng triệu người tham gia giảng dạy, học tậphoặc giúp đỡ người học Đầu năm 1978, tất cả các tỉnh và thành phố miền Nam đã căn bản xoánạn mù chữ Trong tổng số 1.405.870 người đã được xác định không biết chữ, đã có 1.323.670người thoát nạn mù chữ, đạt 94,14% kế hoạch [5]
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba:
Trong khi thực hiện những nhiệm vụ khẩn cấp trước mắt đối với giáo dục miền Nam vàtiếp tục phát triển giáo dục ở miền Bắc, Đảng và Chính phủ cũng khẩn trương chuẩn bị cho mộtcuộc cải cách giáo dục nhằm tiến tới một nền giáo dục quốc dân thống nhất phù hợp với chiếnlược tái thiết và phát triển đất nước
Ngày 11-1-1979, Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số14-NQ/TW về cải cách giáo dục, [5] [7] theo đó, những định hướng có tính nguyên tắc cho cuộccải cách giáo dục lần thứ ba này là:
- Về mục tiêu giáo dục: Chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng
thành nhằm tạo cơ sở ban đầu cho con người phát triển toàn diện; thực hiện phổ cập giáo dụctoàn dân nhằm tạo điều kiện thực hiện 3 cuộc cách mạng (về quan hệ sản xuất, về khoa học - kỹthuật và về văn hoá - tư tưởng); đào tạo và bồi dưỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ laođộng phù hợp yêu cầu phân công lao động xã hội [5] [7]
- Về nội dung giáo dục, hướng vào việc “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện [đức, trí,
thể, mỹ], tạo ra những lớp người lao động mới làm chủ tập thể, đủ sức gánh vác sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân …” [5] [7]
- Về nguyên lý giáo dục, yêu cầu học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động, nhà
trường gắn liền với xã hội [5] [7]
- Về hệ thống giáo dục, thay thế hệ thống phổ thông 12 năm ở miền Nam và hệ thống 10 năm
ở miền Bắc bằng một hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm mới, trong đó, trường cấp I và trườngcấp II được sáp nhập thành trường phổ thông cơ sở (chín năm), đồng thời chuẩn bị phân ban ởtrung học phổ thông Nhiều trường đại học chuyên ngành được xây dựng và phát triển [5] [7]Đồng thời với việc ra nghị quyết xác định phương hướng cải cách giáo dục, Bộ Chính trị
cũng đã quyết định thành lập Uỷ ban Cải cách giáo dục của Trung ương và Chính phủ [7] Tổ
chức này có ba nhiệm vụ:
- Chỉ đạo nghiên cứu và xây dựng các đề án về chủ trương, kế hoạch và biện pháp thực hiện;
7 Trong chế độ cũ có tới 2500 trường tư thục, trong đó một nửa do các tổ chức tôn giáo mở.
Trang 14- Kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương;
- Chuẩn bị dự luật cải cách để trình Quốc hội [7]
Cuộc cải cách giáo dục lần này được triển khai bắt đầu từ năm học 1981-1982 Việc thaysách giáo khoa ở các cấp học phổ thông, một nhiệm vụ quan trọng nhất của cuộc cải cách giáodục lần thứ ba, đã hoàn thành vào năm 1996, tạo ra sự thống nhất về giáo dục phổ thông trong cảnước [4] Riêng về nội dung giáo dục, so với các chương trình giảng dạy và học tập trước đó,chương trình cải cách mang nhiều yếu tố hiện đại hơn, do đó tạo ra tiền đề chất lượng giáo dục
có thể đạt tới trình độ cao hơn trước
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, cuộc cải cách lần này đã gặp rất nhiều khó khăn vàbộc lộ một số hạn chế Hạn chế lớn nhất là, mục tiêu và giải pháp thiếu tính khả thi, như muốnphát triển quy mô lớn, muốn bao cấp về giáo dục cho mọi đối tượng, muốn phổ cập giáo dụctoàn dân, Trong khi đó lại thiếu sự chuẩn bị về nguồn lực và sự thực không thể bảo đảm vềnguồn lực do chiến tranh biên giới và kinh tế suy thoái Một ví dụ cụ thể về giải pháp thiếu tínhkhả thi của cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba, biểu hiện của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quanliêu, là việc sáp nhập trường cấp I và cấp II thành trường phổ thông cơ sở (chín năm) Vì cácđiều kiện thực tế không cho phép (đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý không đủ năng lực;trường sở, thiết bị thiếu thốn ) nên những trường đã sáp nhập sau một thời gian đều phải táchtrở lại [5] [9] Về mặt quan niệm, tư tưởng bao cấp nặng nề, nhấn mạnh giáo dục là “phúc lợi xãhội” đã cản trở sự phát triển giáo dục Với quan niệm đó, khi xây dựng dự toán ngân sách nhànước, kinh phí giáo dục chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ sau khi đã ưu tiên bố trí cho các khu vực khác.Đối với người dân, từ đó đẻ ra tư tưởng ỷ lại, xem chi phí học hành của con em, ngay cả họcnghề hay học đại học, cũng dựa vào sự bao cấp của nhà nước Tư tưởng này hoàn toàn khôngphù hợp với một nước nghèo và chậm phát triển như Việt Nam, nhất là trong bối cảnh sau mộtcuộc chiến tranh kéo dài, kinh tế khủng hoảng [9]
1.5 Giáo dục Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX
Chặng đầu đổi mới:
Thách thức lớn nhất trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước mà giáo dục Việt Nam phải đối diện
là: Nhà nước không đủ điều kiện cung ứng tài chính, lại mất đi một chỗ dựa quan trọng là nềnkinh tế tập thể, giáo dục lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn lực nghiêm trọng Các trường phổthông thiếu kinh phí hoạt động, chính quyền địa phương nợ lương giáo viên, thầy bỏ dạy, trò bỏhọc, qui mô và chất lượng giáo dục đều giảm sút Các trường đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp cũng không đủ ngân sách tối thiểu cần thiết để duy trì các hoạt động bình thường.Học sinh trung học chuyên nghiệp và sinh viên đại học ra trường không có việc làm, giảng viêntheo đuổi những công việc xa lạ với nghề nghiệp để có thêm thu nhập Bị trói buộc trong cơ chế
cũ, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thiếu hẳn điều kiện về nguồn lực vàkhả năng tự quản [9]
Để đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, Đại hội lần thứ VI của Đảng CSVN (tháng 1986) đã chủ trương đổi mới kinh tế- xã hội, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ
12-chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI, đối với lĩnh vực giáo dục, điều căn bản là phải điều chỉnh những quan niệm và giải pháp
không còn thích hợp, mạnh dạn đề xuất và thực hiện những giải pháp mới nhằm chặn đà suy
thoái, ổn định tình hình, củng cố hệ thống, tạo thế và lực để tiếp tục phát triển Phương hương
và giải pháp đổi mới giáo dục lúc đó là: xã hội hoá, dân chủ hoá, đa dạng hoá, hiện đại hoá; vận động xã hội, gia đình và nhà trường cùng chăm sóc thế hệ trẻ [5] [9] Theo phương hướng
đó, ngành giáo dục đã nỗ lực duy trì, củng cố, tiếp tục phát triển nền giáo dục quốc dân, tập trungchăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, xem độingũ là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện chất lượng và hiệu quả giáo dục
Trang 15Đối với giáo dục phổ thông, định hướng đổi mới là: Tiếp tục triển khai đồng thời điều
chỉnh cải cách giáo dục về mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa và cả về quan niệm,cách làm giáo dục Từng bước thực hiện chất lượng toàn diện theo cách làm và mức độ phù hợptừng loại đối tượng, từng loại trường và từng địa phương; gắn giáo dục phổ thông với giáo dụcnghề nghiệp Tiếp tục khẳng định mạnh mẽ trách nhiệm của nhà nước, đồng thời thực hiện xãhội hoá giáo dục Trong khi xã hội hóa nguồn lực, điều quan trọng là khắc phục tâm lý ỷ lại vàthái độ khoán trắng cho nhà nước [5] [9]
Một số giải pháp được triển khai nhằm thực hiện định hướng đổi mới giáo dục phổ thônglúc đó là: Chính phủ cho phép thu học phí ở tất cả các cấp học, trừ tiểu học vì là cấp phổ cập; chophép tổ chức trường/lớp tư thục ở giáo dục tiền học đường; các trường/lớp bán công, dân lập ởtất cả các bậc học phổ thông Ngành giáo dục tiến hành phân hoá việc giáo dục theo trình độ củađối tượng, phát triển các trường chuyên cấp II, cấp III dành cho học sinh có năng khiếu, lớp chọntrong các trường cấp II, cấp III bình thường dành cho học sinh học giỏi (trường chuyên, lớp chọnkhông tổ chức ở bậc tiểu học vì phòng ngừa chặn tình trạng quá tải, tránh nguy cơ dẫn trẻ đếnchỗ phát triển phiến diện) Đẩy mạnh thí điểm chương trình trung học chuyên ban, chuẩn bị triểnkhai đại trà nhằm thực hiện phân hóa quá trình giáo dục theo trình độ, năng lực và nguyện vọngcủa học sinh và để phân luồng trong giáo dục Thực hiện giáo dục kỹ năng lao động và hướngnghiệp bằng cách liên kết giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp Đối với bậc tiểu học,cùng với việc hoàn thiện từng bước chương trình cải cách hiện hành, đã thêm chương trình dànhriêng cho con em các dân tộc ít người, chương trình tối thiểu áp dụng trong các lớp học linh hoạtdành cho những trẻ em vì điều kiện kinh tế không thể đến trường chính qui [5] [9] Rút kinhnghiệm của các chiến dịch xoá mù chữ trước đây, Chính phủ lập Uỷ ban quốc gia chống nạn mùchữ, gắn nhiệm vụ chống nạn mù chữ với phổ cập giáo dục tiểu học
Đối với giáo dục đại học và dạy nghề, chuyển từ đào tạo cho kinh tế quốc doanh và tập thể
sang đào tạo cho xã hội nhiều thành phần kinh tế và đáp ứng nhu cầu học tập của thanh niên;khai thác và sử dụng mọi nguồn tài chính; tự lực xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu ngoài kếhoạch nhà nước; đào tạo theo nhiều loại chương trình Một số giải pháp: yêu cầu người học đónghọc phí và tự túc trong thời gian học tập; cho phép và khuyến khích mở trường/lớp dạy nghề tư
thục và mở trường đại học dân lập; cấu trúc lại chương trình đào tạo (theo mô đun kỹ năng
-MES ở dạy nghề, theo ngành rộng và chia thành hai giai đoạn ở đại học); từ đào tạo theo niênchế chuyển sang đào tạo theo học phần; cải tiến quy trình kiểm tra, đánh giá, thi cử theo hướng
“mở rộng đầu vào, sàng lọc trong quá trình đào tạo, kiểm soát chặt chẽ ở đầu ra”; trao quyền tổchức kỳ thi cho các trường và cho thí sinh dự thi ở nhiều trường; thí điểm đào tạo kỹ thuật viênbậc cao; đổi mới mô hình tổ chức và sắp xếp lại mạng lưới, thí điểm các hình thức trung họcnghề và trung học kỹ thuật; hình thành đại học, cao đẳng kiểu mới (đại học gồm nhiều trườngthành viên, đại học mở, cao đẳng cộng đồng, đại học bán công/tư thục/dân lập ); tăng chứcnăng quản lý nhà nước bằng luật pháp, giảm hoạt động tác nghiệp về chuyên môn đào tạo ở Bộ;coi trọng quyền tự chủ của nhà trường; cho phép các trường liên kết đào tạo và liên kết với các
cơ sở nghiên cứu/ các doanh nghiệp [5] [9]
Nhờ định hướng đúng đắn, sau mười năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục đã phát triển và đạtkết quả đáng kể Vào năm học 1993-1994, qui mô giáo dục ở tất cả các bậc học từ giáo dục mầmnon, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học đã được mở rộng, vượt nămcao nhất của thời kỳ trước đổi mới
Riêng ở bậc tiểu học, tỷ lệ bỏ học giảm từ 12,7% vào năm 1989-1990 xuống 6,58%8 và tỷ
lệ lưu ban giảm từ 10,6% vào năm 1989-1990 xuống 6,18% Đến giữa những năm 90 (của thế kỷtrước), tổng số học sinh tiểu học là trên 10 triệu, số học sinh trung học cơ sở là 3,7 triệu, số họcsinh trung học phổ thông là 86 vạn [9] [19] Sau 5 năm, các địa phương đã vận động hơn 1,7triệu trẻ em thất học đến lớp trong đó có 200 nghìn em đã đạt được chuẩn phổ cập, hàng trăm
8 Năm 2004, tỷ lệ lưu ban ở TH là 1,01%; ở THCS là 0,83%; ở THPT là 1,34%
Trang 16nghìn trẻ em bỏ học đã quay trở lại nhà trường; hơn 1,2 triệu người lớn đi học xoá mù chữ trong
đó gần nửa triệu đã biết chữ ở trình độ tương đương lớp 3 9 [9] [19]
Về giáo dục nghề nghiệp, lưu lượng học sinh học nghề ngắn hạn đã tăng từ 95.500 (1993)lên 128.700 (1994) [9] [19] Chương trình trung học nghề đã được 50 trường tổ chức thực hiện,nhiều học sinh tốt nghiệp đã ra làm việc tại các cơ sở kinh tế10 Việc thí điểm đào tạo kỹ thuậtviên cấp cao đã thực hiện ở 6 trường trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành bưu chính viễnthông, kỹ thuật công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, kỹ thuật mỏ, hoá chất và văn hoá nghệthuật Khó khăn lớn là về tổ chức quá trình đào tạo (thiếu giáo viên nên phải dạy dồn, một giáoviên dạy nhiều môn ), lại thiếu cơ sở thực nghiệm cho các môn học nên không đảm bảo chất
lượng đào tạo cao đẳng Việc đào tạo theo mô đun kỹ năng hành nghề (MES) đã được triển
khai ở 15 nghề, trong đó đã biên soạn theo và xuất bản 5 bộ tài liệu dạy và học theo MES cho 5nghề để áp dụng rộng rãi Một số trường dạy nghề đào tạo dài hạn thuộc lĩnh vực xây dựng, bưuchính viễn thông cũng đang bắt đầu áp dụng phương thức đào tạo theo mô đun [9] [19]
Về giáo dục đại học, các trường đi dần đến chỗ ổn định, từng bước tăng quy mô, giảng viên
có thêm thu nhập bằng các hoạt động nghề nghiệp của mình Trong mạng lưới trường đại học,cao đẳng, đã 5 đại học đa lĩnh vực lớn được xây dựng ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Thái Nguyên,Huế, Đà Nẵng; có thêm một số nhiều đại học ngoài công lập Quan hệ quốc tế được mở rộng, độingũ lãnh đạo, giáo sư, giảng viên có điều kiện học hỏi, trao đổi với các đồng nghiệp nước ngoài
mở trường chuyên ở trung học cơ sở; không quy định cứng nhắc, đồng loạt về hai giai đoạn và
bỏ kỳ thi chuyển giai đoạn ở đại học; chuẩn bị kỹ hơn cho việc đổi mới chương trình, sách giáokhoa ở phổ thông đặc biệt là vấn đề phân ban ở trung học phổ thông; không tiếp tục phát triểntrung học nghề v.v [7] [19]
Trong hơn mười năm (1996-2005), quy mô giáo dục tiếp tục tăng, tổng số học sinh, sinhviên từ 20 triệu (năm 1996), đã tăng lên 23 triệu (năm 2005) Công tác phổ cập giáo dục tiểu họcđúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiến triển tốt Năm học 2004-2005, tỷ lệ trẻ emtrong độ tuổi tham gia tiểu học là 98,0%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học học tiếp lên lớp 6 là98,5%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tham gia trung học cơ sở là 84,0%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệptrung học cơ sở vào học lớp 10 là 77,1% [9] [19] Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển, về cơbản đã đáp ứng yêu cầu học tập tiểu học và trung học cơ sở cho trẻ em Chương trình giáo dụcphổ thông và sách giáo khoa mới được triển khai từ năm học 2002-2003, đã hoàn tất vào nămhọc 2008-2009, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giáo dục Chỉ tính trong năm năm gầnđây, đã có hơn 5,3 triệu người đã được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trong đó 2/3 là đào tạo dàihạn Tốc độ tăng quy mô ở trung học chuyên nghiệp tăng bình quân 14,7%/năm [9] [19] Về giáodục đại học, từ 1998 đến 2004, quy mô đại học, cao đẳng tăng từ 760 nghìn sinh viên lên hơn 1,3triệu, tốc độ tăng bình quân 6,4%/năm [9] [19] Giáo dục không chính quy được đẩy mạnh, mạnglưới trung tâm giáo dục thường xuyên phủ khắp các quận huyện trong cả nước, số lượng trungtâm học tập cộng đồng đã được phát triển ở quá nửa số xã phường Cùng với sự phát triển đáng
9 Đầu năm 1990 cả nước có khoảng 2,1 triệu trẻ em 6-14 tuổi thất học, 2 triệu người lớn ở độ tuổi 15-35 bị mù chữ.
10 Khó khăn lớn nhất đối với loại hình này là, chỉ phát huy tính ưu việt khi các kiến thức, kỹ năng phổ thông và kỹ thuật được dạy song song; lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề được cấu trúc theo hướng tích hợp chứ không theo một phép cộng giản đơn chương trình giáo dục bổ túc với đào tạo nghề Vì không vượt qua được khó khăn này
và vì thiếu điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị chương trình trung học nghề đã không được duy trì.
Trang 17kể về quy mô, việc cung ứng một cách công bằng về cơ hội giáo dục đã có bước tiến bộ quantrọng Khoảng cách về cơ hội tiếp cận giáo dục giữa các nhóm dân tộc được thu hẹp Số lượnghọc sinh con em dân tộc thiểu số ở trung học cơ sở tăng bình quân 7,3%/năm, ở trung học phổthông tăng bình quân 26,1%/năm [9] [19]
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, giáo dục nước ta vẫn còn nhiều yếu kém,bất cập mà đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp Một số biểu hiệntiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục đang gây lo lắng, bức xúc trong xã hội Vì thếgiáo dục trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở nhiềucuộc hội nghị, hội thảo và cả trong các kỳ họp Quốc hội Trước những đổi thay mạnh mẽ vềkhoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá và yêu cầu pháttriển kinh tế tri thức, các nhà lãnh đạo cũng như dân chúng đều không hài lòng về thực trạng vàyêu cầu có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực giáo dục
2 Cơ cấu quản lý giáo dục ở Việt Nam
Khái niệm quản lý được đề cập ở đây bao gồm cả quản lý nhà nước và quản lý chuyênmôn Quản lý nhà nước, ở cấp vĩ mô, gồm: xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chính sách giáo dục; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật vềgiáo dục; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục [12]
Theo Luật Tổ chức chính phủ, Luật Giáo dục và sự phân công của Chính phủ, Bộ Giáo dục
và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục tiền học đường, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học
và một phần giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp); Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội quản lý giáo dục nghề nghiệp (trừ trung cấp chuyên nghiệp)
Theo Luật Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Giáo dục và theo sự phân cấp củachính phủ, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước, bảo đảm các điều kiện về độingũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm viquản lý, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương; đồng thời,kiểm soát các trường ngoài công lập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Phạm viquản lý trong lĩnh vực giáo dục của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và uỷ ban nhân dân cấp huyệnđược phân định như sau: cấp tỉnh quản lý các trường trung học phổ thông, các trường trung cấp
và trường dạy nghề, các trường cao đẳng của tỉnh, các trung tâm giáo dục thường xuyên củatỉnh ; cấp huyện quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề của huyện, Cơ quanchuyên môn giúp uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về giáo dục là sở giáo dục và đào tạo; cơquan chuyên môn giúp uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý về giáo dục là phòng giáo dục và đàotạo
Trang 18Sơ đồ 1: Cơ cấu quản lý giáo dục Việt Nam
3 Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay
3.1 Cơ cấu hệ thống - Mạng lưới nhà trường
Đối với cơ cấu hệ thống giáo dục, có nhiều cách xác định khác nhau Ở đây, khái niệm cơcấu hệ thống chỉ giới hạn trong phạm vi phân chia cấp lớp/ trình độ đào tạo kèm theo đó là một
số chú ý về phương thức giáo dục, loại hình trường và việc phân bố trường/ lớp trên các địa bàn(thường được gọi là mạng lưới trường/ lớp)
Về cơ cấu hệ thống giáo dục Luật giáo dục 2005 quy định tại Điều 4
- “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.” Nhưvậy, giáo dục thường xuyên vừa có thể hiểu như một phương thức giáo dục, vừa có thể xem làmột tiểu hệ thống/ phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân
- Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non, có nhà trẻ và mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông, có 3 cấp học: tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), trung học cơ sở (từ lớp 6đến lớp 9), trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12);
c) Giáo dục nghề nghiệp, gồm 3 trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp (trung cấp chuyênnghiệp và trung cấp nghề), cao đẳng;
d) Giáo dục đại học, gồm 4 trình độ đào tạo: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
Trang 20Về mạng lưới trường/ lớp, theo nguyên tắc phân bố trường gần dân, đến nay trên các địa
bàn dân cư đều có các cơ sở giáo dục Cụ thể là:
- Mỗi xã, phường hoặc thị trấn đều có ít nhất một cơ sở giáo dục mầm non, một trường tiểu
học, một trường trung học cơ sở hoặc một trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở (hình thứcnày chỉ có ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); phần lớn các xã có trung tâm học tập cộngđồng
- Mỗi quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh đã có một hoặc một số trường trung
học phổ thông, có một trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện Các thị xã, các quận vànhiều huyện đã có trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp Các huyện miền núi, hải đảo đều
có một trường trung học cơ sở nội trú dành cho học sinh dân tộc thiểu số11 và trường phổ thông
có nhiều cấp học
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có một trường trung học phổ thông
chuyên dành cho học sinh xuất sắc trong việc học tập một trong các các môn học, có trườngtrung cấp hoặc/và một trường cao đẳng (junior college), một trung tâm giáo dục thường xuyêncủa tỉnh Các tỉnh miền núi và các tỉnh có nhiều huyện miền núi đều có trường trung học phổthông nội trú dành cho học sinh dân tộc thiểu số Một số tỉnh và thành phố trực thuộc trung ươngcòn có trường năng khiếu nghệ thuật, trường năng khiếu thể dục-thể thao và trường dành chongười khuyết tật, tàn tật
- Các trường đại học tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố nhưHải Phòng, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ Ngoài ra, hầu như mỗi tỉnh đều có trườngcao đẳng hoặc trường đại học
3.2 Giáo dục mầm non và việc thực hiện quyền trẻ em:
Giáo dục mần non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi
đến sáu tuổi Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 [12]
Cơ sở giáo dục mầm non gồm nhà trẻ (tiếp nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến ba tuổi) và trường mẫugiáo (tiếp nhận trẻ từ ba tuổi đến năm tuổi)
Chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước là bảo đảm các quyền của trẻ em được quy địnhtrong Luật Giáo dục và Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em Cụ thể là:
- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm,trí tuệ, thẩm mỹ phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi
- Trẻ em được chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tạicác cơ sở y tế công lập
- Trẻ em được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí
Việc thành lập các nhà trẻ nhằm mục đích giúp các bà mẹ có nơi gửi con để đi làm và thamgia hoạt động xã hội, góp phần tạo điều kiện thực hiện sự bình đẳng về giới
Về mặt quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục mầm non hoặc do Uỷ ban nhân dân cấphuyện thành lập (cơ sở công lập), hoặc do cộng đồng xã, phường thành lập (cơ sở dân lập), hoặc
do tư nhân thành lập (cơ sở tư thục)
- Các cơ sở giáo dục mầm non công lập chỉ được thành lập tại các xã thuộc địa bàn kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn, vùng cư trú của các dân tộc thiểu số
- Các cơ sở giáo dục mầm non dân lập chủ yếu được thành lập tại nông thôn Dân cư trongcộng đồng đóng góp xây dựng trường sở, mua sắm thiết bị và bảo đảm kinh phí hoạt động, chínhquyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ về nguồn lực
11 Cấp trung học cơ sở
Trang 21- Chính phủ khuyến khích tư nhân thành lập các cơ sở giáo dục tiền học đường tư thục Cáctrường này được hưởng các chính sách ưu đãi như được giao hoặc cho thuê đất, được giao hoặccho thuê cơ sở vật chất, được hưởng ưu đãi về thuế và tín dụng
Về quy mô giáo dục mầm non, trong năm học 2007-2008, cả nước có 3.057.718 trẻ emđược bố mẹ gửi vào 11.620 cơ sở giáo dục mầm non; trong đó có 5.678 cơ sở giáo dục mầm noncông lập tiếp nhận 1.336.824 trẻ em, 5.942 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tiếp nhận1.720.894 trẻ em [13] [19]
Mục tiêu phát triển của giáo dục mầm non đến 2010 là:
- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em trước 6 tuổi Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡngcủa trẻ em trong các cơ sở giáo dục tiền học đường xuống dưới 15%12
- Mở rộng hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn
và vùng khó khăn để hệ thống này có thể thu hút 18% trẻ em dưới 3 tuổi, 67% trẻ em trẻ em từ 3đến 5 tuổi Riêng đối với trẻ em 5 tuổi, cố gắng thu hút 95%13 để chuẩn bị cho các em vào họclớp một
- Tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn cho các bậc ông bà, cha mẹ vềnuôi dạy trẻ em [15]
3.3 Giáo dục tiểu học
Cấp tiểu học gồm 5 lớp, thu nhận trẻ em từ 6 tuổi Như vậy, nếu trẻ không lưu ban, bỏ họcthì đến 11 tuổi sẽ tốt nghiệp tiểu học
Mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản đểhọc sinh tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở [12] Trong chương trình tiểu học hiện hành, ở lớp
1, lớp 2 và lớp 3 có 6 môn học là : Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Thể dục,Nghệ thuật; trong đó, chỉ có Tiếng Việt và Toán có sách giáo khoa (để học sinh sử dụng), bốnmôn còn lại có tài liệu hướng dẫn giảng dạy (để giáo viên sử dụng); ở lớp 4 và lớp 5 có 7 mônhọc là: Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Đạo đức, Thể dục, Nghệ thuật; trong đó,bốn môn có sách giáo khoa là Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, các môn học cònlại có tài liệu hướng dẫn giảng dạy [14]
Năm học 2007-2008, cả nước có 14.939 trường tiểu học với 6.832.567 học sinh Số trườngcông lập là 14.844 với 6.832.218 học sinh Số trường ngoài công lập là 95 với 18.349 học sinh.[13] [19] Trong những năm gần đây, số học sinh tiểu học giảm liên tục.17 Bên cạnh tình trạnghọc sinh bỏ học, nhiều nhà phân tích cho rằng hiện tượng này là kết quả của việc giảm tỷ lệ tăngdân số (nhân khẩu trong độ tuổi 6-11 giảm) và việc trẻ em đi học đúng độ tuổi (trước đây quy
mô cấp tiểu học lớn hơn dân số trong độ tuổi 6-11)
Thực hiện quy định của Luật phổ cập giáo dục tiểu học 1991, mọi trẻ em chậm chất là đến
14 tuổi đều phải tốt nghiệp tiểu học, hơn chục năm trở lại đây, ngày 5-9 được lấy làm ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường với mục tiêu vận động tất cả các gia đình có con lên 6 đều đưa vào
học lớp một Năm 2000, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 6-11 đi học là 95%; năm học 2004-2005 tỷ lệ
đó là hơn 98% [19]
Mục tiêu phát triển của giáo dục tiểu học đến 2010 là: Thực hiện phổ cập giáo dục đúng
độ tuổi (thu hút 99% trẻ em trong độ tuổi đi học, giảm thiểu tỷ lệ lưu ban, bỏ học), nâng cao chấtlượng và hiệu quả, tiến tới thực hiện dạy và học 2 buổi/ ngày, đưa ngoại ngữ vào học từ lớp 3,giảm tỷ lệ hs/gv và quy mô các lớp học [13]
12 Năm 2005 là 20%
13 Năm 2005 các chỉ tiêu này là15%, 58% và 85%.
17 Năm học 2001-2002, số học sinh mtiểu học là 9.311.010 Như vậy, mỗi giảm trung bình gần 400-500 nghìn học sinh
Trang 223.4 Giáo dục trung học:
Giáo dục trung học có hai cấp, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông Trung học
cơ sở gồm 4 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9) Mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở là củng cố và
phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và nhữnghiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, hoặc họcnghề (trung cấp chuyên nghiệp/ trung cấp nghề), hoặc đi vào cuộc sống lao động [12]
Trung học phổ thông gồm 3 lớp (từ lớp 10 đến lớp 12) Mục tiêu giáo dục của cấp trung học phổ thông là giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,
hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp,
có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, hoặc học lên đại học, caođẳng, hoặc học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [12]
Năm học 2007-2008, cả nước có 10.491 trường trung học cơ sở với 5.791.229 học sinh;trong đó, số trường công lập là 10.458 với 5.791.229 học sinh và số trường ngoài công lập là 33với 68.297 học sinh Cũng trong năm học này, số trường trung học phổ thông là 2.476 với3.070.023 học sinh; trong đó, số trường công lập là 1.826 với 2.238.141 học sinh và số trườngngoài công lập là 831.882 học sinh [13] [19]
Tại các tỉnh có đông người dân tộc thiểu số (tỉnh miền núi và tỉnh có huyện miền núi) trongcác trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có một số trường nội trú Theo thống kê năm
2005, tổng số trường nội trú dành cho con em dân tộc thiểu số là 325; trong đó có 11 trường dântộc nội trú trung ương với 4.400 học sinh; 48 trường tỉnh (trung học phổ thông) với khoảng 20nghìn học sinh; và 266 trường huyện (trung học cơ sở) với khoảng 60 nghìn học sinh [9] [19]Triển khai chương trình phân ban ở trung học phổ thông là một nội dung đổi mới quantrọng ở giáo dục phổ thông Từ năm học 2006-2007, cấp trung học phổ thông có ba ban: (i) Ban
cơ bản, (ii) Ban khoa học tự nhiên (và toán), (iii) Ban khoa học xã hội và ngoại ngữ Chươngtrình của cả ba ban đều gồm các môn học: Văn học, Lịch sử, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hoá học,Ngoại ngữ, Chính trị và Giáo dục công dân, Thể dục thể thao Yêu cầu của ban cơ bản chính làchuẩn kiến thức và kỹ năng (nghĩa là yêu cầu tối thiểu cần thiết) đối với tất cả các môn học thuộcchương trình của cấp học Yêu cầu của Ban khoa học tự nhiên (và toán) là nâng cao đối với bốn
bộ môn: Toán, Vật lý, Hoá học và Sinh học Yêu cầu của ban khoa học xã hội và ngoại ngữ lànâng cao đối với bốn bộ môn: Văn học, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ [14]
Đối với một trường, việc giảng dạy, học tập theo mấy ban, là ban nào tuỳ thuộc sự lựa chọncủa hiệu trưởng/ hội đồng nhà trường sau khi báo cáo và được giám đốc sở giáo dục và đào tạođồng ý Đối với những trường chọn ban cơ bản thì để tăng cường khả năng lựa chọn của họcsinh, nhà trường có thể có tổ chức thực hiện các chương trình tự chọn đối với các môn học đượcnâng cao ở hai ban: Ban khoa học tự nhiên (và toán), Ban khoa học xã hội và ngoại ngữ
Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông đến 2010 là: Thực hiện phổ cập giáo dục
trung học cơ sở; thu hút 99% trẻ em trong độ tuổi 11-15 đi học trung học cơ sở, 50% trẻ emtrong độ tuổi 15-18 đi học trung học phổ thông; giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; bảo đảm tất cả họcsinh đều được học một ngoại ngữ liên tục từ lớp 6 đến lớp 12 [15]
3.5 Giáo dục nghề nghiệp - trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp, có đạo đức và lương tâm, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp nhằm tạo điều kiệncho người lao động có thể tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ [12]
Giáo dục nghề nghiệp có ba trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng Đào tạo trình
độ sơ cấp thực hiện trong thời gian dưới một năm; đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng thực
Trang 23hiện trong thời gian từ một đến ba năm tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp và trình độ củangười học ở đầu vào [12]
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc quyềnquản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề thuộcquyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Theo thống kê năm 2006, trong cảnước có 1.688 cơ sở dạy nghề phân bố ở tất cả các tỉnh, bao gồm 236 trường dạy nghề (tăng gấpđôi so với năm 1998), 404 trung tâm dạy nghề và trên 1.000 các lớp dạy nghề18 [19] [20] Trong
hệ thống các trường dạy nghề, ngoài các trường công lập, có trường tư thục, trường có vốn đầu
tư của nước ngoài và trường của quân đội để thực hiện việc dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ Vềcác trường trung học chuyên nghiệp (thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo), mặc dầunhiều trường mạnh lần lượt chuyển thành trường cao đẳng nhưng trong 5 năm (từ 2001 đến2005) tổng số các trường trung học chuyên nghiệp vẫn tăng Cụ thể, năm học 2001 có 253trường đến năm học 2005 có 285 trường, với 283.335 học sinh Trong đó, có 238 trường cônglập và 47 trường tư thục; có trường thuộc các bộ và có trường thuộc địa phương, mỗi tỉnh trungbình có từ 3 đến 5 trường (trừ 3 tỉnh mới thành lập)19 [19] [20]
Mục tiêu phát triển của giáo dục nghề nghiệp đến năm 2010 là:
- Thiết lập hệ thống đào tạo nghề nghiệp thực hành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội, chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân lành nghề, đội ngũ kỹ thuật viên vàcán bộ chuyên môn ở trình độ cao đẳng từ những người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp vàtrung cấp nghề
- Thu hút 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường trung cấp14 và 10%học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học các cao đẳng nghề [15]
3.6 Giáo dục đại học
Giáo dục đại học đào tạo bốn trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Cụ thể:
- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ 2-3 năm, đối với người tốt nghiệp trung học
phổ thông hoặc trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; 1-2 năm đối với người tốt nghiệp trungcấp cùng chuyên ngành; [12]
- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4-6 năm đối với người tốt nghiệp trung học
phổ thông hoặc trung cấp; từ 21/2- 4 năm đối với người tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;
từ 11/2- 2 năm đối với người tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành; [12]
- Đào tạo trình độ thạc sĩ thực hiện từ 1-2 năm đối với người tốt nghiệp đại học; [12]
- Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm đối với người tốt nghiệp đại học; từ
2-3 năm đối với người có bằng thạc sĩ [12]
Mục tiêu giáo dục của cấp đại học là đào tạo sinh viên thành những người có phẩm chất
chính trị, có đạo đức và ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghềnghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổquốc [12]
Các cơ sở giáo dục đại học của nước ta gồm:
- Các trường cao đẳng (junior college);
18 Nguồn: Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện giai đoạn một (2001-2005) chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010, viện CL&CTGD
19 Năm 2004, trong số 286 trường có 246 trường công lập, 40 trường ngoài công lập Nếu chia theo chủ thể quản lý thì, địa phương quản lý 211 trường, các bộ, ngành TW quản lý 75 trường
14 Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 quy định: Thu hút 15% học sinh tốt nghiệp THCS vào THCN (theo Luật giáo dục 2005 là TCCN) và 15% vào học trường dạy nghề dài hạn, ở đây xin gộp chung thành 30% vào học trung cấp (TCCN và TC nghề)
Trang 24- Các trường đại học (university), trong đó có đại học gồm nhiều trường thành viên(colleges), có đại học chỉ có các khoa;
- Các học viện;
Theo thống kê năm 2006, cả nước có 322 trường đại học, cao đẳng với 1.53.846 sinh viên;trong đó có 275 trường công lập với 1.310.375 sinh viên và 193.471 sinh viên Về đào tạo sauđại học có gần 150 cơ sở với 38.461 học viên cao học20 và 4.518 nghiên cứu sinh21 Tỷ lệ sinhviên trên một vạn dân là 179 [19]
Mục tiêu phát triển của giáo dục đại học đến 2010 và 2020 là:
- Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinhviên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó có 70-80% sinh viên theo học các chương trình nghềnghiệp - ứng dụng và khoảng 40% sinh viên thuộc các trường ngoài công lập [17]
- Bảo đảm đến năm 2010 đạt 40% giảng viên đại học, cao đẳng có trình độ thạc sĩ và 25%
có trình độ tiến sĩ; tỉ lệ sinh viên/giảng viên của cả hệ thống giáo dục đại học không quá 20 [17]
- Áp dụng các phương thức và công nghệ quản lý hiện đại trong các cơ sở giáo dục đại học,đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông; hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia
về đào tạo và nghiên cứu khoa học, và hệ thống thư viện điện tử [17]
- Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả của các hoạt động khoa học công nghệ trong cáctrường đại học Các trường đại học lớn phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cảnước Nguồn thu từ các hoạt động khoa học - công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt khoảng 15%tổng nguồn thu của các trường Nhà nước dành hơn 1% ngân sách để các trường đại học thựchiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học [17]
- Bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường về tất cả các mặt Bảo đảmvai trò quản lý của nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với các hoạt động củanhà trường [17]
3.7 Giáo dục thường xuyên:
Trong suốt một thời gian dài, nhân dân ta kiên trì tiến hành công cuộc chống nạn mù chữ,phát triển giáo dục người lớn (lúc đầu là giáo dục bình dân, rồi giáo dục bổ túc và ngày nay làgiáo dục thường xuyên) Kết quả là hàng chục triệu người đã thoát khỏi nạn mù chữ Hàng triệungười, thông qua các lớp bổ túc văn hoá và các khoá đào tạo tại chức mà tiếp tục mở mang sựhiểu biết, vươn tới ánh sáng của tri thức
Ngày nay, giáo dục thường xuyên có chức năng giúp mọi người vừa làm vừa học, học suốtđời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn,nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và tự tạo việc làm, thích nghi với đờisống xã hội [12]
Trong phạm vi chức năng, giáo dục thường xuyên có các chương trình sau:
- Chương trình xoá mù chữ và sau xoá mù chữ;
- Chương trình giáo dục cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ theo yêu cầucủa người học;
- Chương trình đào tạo, đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân [11]
Hệ thống tổ chức thực hiện giáo dục thường xuyên gồm các trung tâm giáo dục thườngxuyên cấp tỉnh, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện và các trung tâm học tập cộng
20 Người được đào tạo thành thạc sĩ
21 Người được đào tạo thành tiến sĩ
Trang 25đồng Đồng thời các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học cũngtham gia thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên [12]
Trong năm học 2008-2009, tính chung cả nước có 66 trung tâm giáo dục thường xuyên cấptỉnh, 583 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, 24 trường bổ túc văn hoá, 1.300 trung tâmtin học, ngoại ngữ và 10.997 trung tâm học tập cộng đồng ở xã (thuộc địa bàn nông thôn) [13][19]
Mục tiêu của giáo dục thường xuyên đến 2010 và 2015 là:
- Nâng cao kết quả xoá nạn mù chữ, tăng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-35;
- Mở rộng cơ hội học tập cho người lớn, người lao động, giúp mọi người tiếp cận và thụhưởng các chương trình bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết, khả năng lao động và chất lượng cuộcsống
- Phấn đấu để mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên phủ kín các địa bàn trong cả nước.[13]
4 Những thách thức đối với giáo dục Việt Nam
4.1 Chất lượng giáo dục và việc đổi mới chương trình giáo dục
Đối với phổ thông
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được chính thức bắt đầu từ năm 200015 Đếnnay, chương trình đã được ban hành và sách giáo khoa mới đã được sử dụng để giảng dạy và họctập ở tất cả các khối lớp ở tiểu học và trung học cơ sở; chương trình trung học phổ thông (phânban) và sách giáo khoa đi kèm đã được áp dụng từ năm học 2006-2007
Để có bộ chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới, tập thể các nhà giáo, nhà khoa học
có uy tín đã phải nghiên cứu, biên soạn theo một quy trình chặt chẽ, trải qua 2 đến 5 năm thíđiểm trước khi triển khai chính thức Số lượng trường tham gia thí điểm là 450 trường tiểu học,
158 trường trung học cơ sở, 48 trường trung học phổ thông ở các địa bàn khác nhau thuộc hơnmười tỉnh Đối với sách giáo khoa, bản thảo được thẩm định hai vòng (trước khi in làm sách thíđiểm và trước khi in làm sách sử dụng chính thức) và tổ chức in thử để xin ý kiến thêm một lầnnữa trước khi phát hành
Theo nhận định chung, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã quán triệt mụctiêu và các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các cấp học quy định trong Luật Giáodục; làm tăng tính thống nhất, kế thừa, phát triển giữa các cấp học; làm tăng tính liên thông giữagiáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; tạo cơ sở cho việc phân luồngtrong hệ thống giáo dục quốc dân; bảo đảm yêu cầu đồng bộ giữa nội dung và phương pháp, giữachương trình, sách giáo khoa và thiết bị dạy học; tăng tính thực hành, thực tiễn, giảm tính hànlâm, kinh viện; coi trọng khoa học xã hội - nhân văn, phản ánh các thành tựu khoa học - côngnghệ phù hợp khả năng tiếp thu của học sinh
Tuy việc phân ban ở trung học phổ thông không phải là mới mẻ và chưa đạt tới mức caonhất trong bậc thang tiến hoá về chương trình trung học, nhưng để đi đến quyết định cuối cùngcũng đã phải trải qua một thời gian dài hơn chục năm thử nghiệm, tranh luận và điều chỉnh Trởngại chính ở đây là, sự phân vân giữa hai xu hướng: ở cực này, muốn duy trì việc thực hiện mộtchương trình duy nhất và ở cực kia, muốn có nhiều hơn nữa cơ hội tự chọn cho học sinh
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ rất đáng khích lệ, cho đến hiện nay, chương trình giáodục phổ thông của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo truyền thống với những môn học đượcphân chia theo kiểu cũ: văn, sử, địa, toán, lý, hoá, và những mong muốn tích hợp các môn họcvẫn chưa có điều kiện thực hiện
15 Cũng có người xem đây là cuộc cải cách giáo dục lần thứ tư.
Trang 26Khó khăn lớn nhất trong việc đổi mới chương trình giáo dục là, về mặt chủ quan, các tácgiả luôn luôn muốn học sinh phải đi theo con đường mà mình đã trải qua và không vượt quađược những quan niệm vốn có về môn học cũng như tập quán tư duy do cách phân chia các mônhọc như hiện nay tạo ra Về mặt khách quan, là khó khăn do năng lực quản lý nhà trường và trình
độ của đội ngũ giáo viên chưa thể đáp ứng yêu cầu của chương trình mới Trong khi đó, nội dunghọc tập của nhà trường phổ thông không thể cứ tiếp tục rượt đuổi những thành tựu khoa học-công nghệ đang xuất hiện hằng ngày với tốc độ vũ bão Câu hỏi: “Ngày nay, nhà trường trunghọc nên dạy cái gì cho học sinh?” vẫn là một thách thức đối với các nhà hoạch định tương lai củanền giáo dục nước ta.16
Đổi mới giáo dục đại học
Để nâng cao tiềm năng trí tuệ của dân tộc, nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và
của nền kinh tế đất nước, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020
Mục tiêu tổng quát của công cuộc đổi mới giáo dục đại học trong 15 năm tới là: Tạo bước
chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô của giáo dục đại học; nâng cao năng lực cạnh tranhcủa từng trường và của toàn hệ thống; làm cho các trường thích ứng và hoạt động có hiệu quảtrong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở đó, thực hiện tốt sứ mệnh đàotạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vànhu cầu học tập của nhân dân [17]
Để đạt mục tiêu tổng quát nói trên, các trường đại học, cao đẳng và toàn bộ hệ thống giáo
dục đại học cần phải thực hiện các mục tiêu cụ thể là:
- Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, với sự phân tầng rõ rệt về chức năng,đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Phát triển các chương trình đào tạo theo hai hướng chính: nghiên cứu-phát triển và nghềnghiệp-ứng dụng; chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ; hoàn thiện hệ thống bảo đảm chấtlượng và kiểm định; đạt được sự công nhận bằng cấp với các nước trong khu vực và trên thếgiới; và xây dựng một vài trường đạt mức tiên tiến trên thế giới [17]
Việc đổi mới giáo dục đại học sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 2006-2010, hoàn thiện đề án chi tiết đổi mới giáo dục đại học Tập trung thựchiện một số giải pháp nêu ở trên như: đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, đổi mới cơ chếquản lý, cơ chế huy động nguồn lực, tạo sự chuyển biến bước đầu về chất lượng
- Giai đoạn 2011-2015: củng cố các kết quả đạt được ở giai đoạn I Triển khai đồng bộ cácgiải pháp, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, phát triển đủ về quy mô và đảm bảo
về trình độ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học Phấn đấu có được bướcchuyển biến rõ rệt về chất lượng, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới
- Giai đoạn 2016-2020: Hình thành hệ thống giáo dục đại học hiện đại, cơ cấu trình độ phùhợp, mạng lưới giáo dục hợp lý, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng về cơ bản hoànthiện nhu cầu nhân lực trình độ cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [17]
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở:
Việc thực hiện phổ cập giáo dục ở nước ta có một số đặc điểm khác với các nước khác [9]:
- Mang tính vận động, không dùng các biện pháp cưỡng bức Tuy trong Luật Phổ cập giáo
dục tiểu học 1991, Luật Giáo dục 1998 và Luật Giáo dục 2005 có quy định tiểu học là cấp họcbắt buộc nhưng không quy định các biện pháp xử lý khi cha mẹ học sinh không thực hiện Sự
16 Nước Pháp, vốn được đánh giá cao về tính hoàn mỹ của nền giáo dục trung học cũng phải trăn trở trước câu hỏi này (Xem Le défi XXI, Relier les Connaissances-Thách đố của thế kỷ XXI, Liên kết tri thức, Edgar Morin chủ biên, bản tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội 2005).
Trang 27khác biệt giữa cấp học bắt buộc và cấp học không bắt buộc ở chỗ, đối với cấp học bắt buộc, họcsinh trường công lập không phải đóng học phí
- Yêu cầu đi học đúng độ tuổi được thực hiện từng bước Đối với tiểu học, lộ trình thực
hiện phổ cập được phân thành hai giai đoạn: Trước năm 2000, mục tiêu là hầu hết thiếu niêntrong độ tuổi 14 đều tốt nghiệp tiểu học Từ năm 2000, mục tiêu là hầu hết thiếu niên trong độ
tuổi 11 đều tốt nghiệp tiểu học nghĩa là thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
- Sau phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, không theotrình tự tăng dần số năm học bắt buộc, từ 5 năm lên 6 năm, rồi 7 năm như nhiều nước khác Trình tự này cũng được thực hiện ngay trên từng địa bàn dân cư
- Đánh giá và ghi nhận kết quả đối với từng đơn vị hành chính Cụ thể, để thực hiện mục
tiêu phổ cập giáo dục, Quốc hội quy định tiêu chuẩn công nhận kết quả đối với từng cấp xã, cấphuyện, cấp tỉnh Việc kiểm tra, công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục, đượcChính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp chính quyền địa phương
Tiêu chuẩn công nhận kết quả thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đối với từng đơn
vị hành chính được Quốc hội quy định17, cụ thể như sau:
Đối với xã, phường, thị trấn:
- Bảo đảm duy trì, củng cố và hoàn thiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học
- Huy động số học sinh tiểu học tốt nghiệp tiểu học hàng năm vào trung học cơ sở đạt tỷ lệ
từ 95%; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 80% trở lên
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trung học cơ sở; giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; bảođảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hằng năm từ 90% trở lên; ở những xã có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 75% trở lên
- Bảo đảm tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đạt trình độ trung học cơ sở 80%trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên
Đối với quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
Bảo đảm 90% số xã, phường, thị trấn đạt mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Bảo đảm 100% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt mục tiêu phổ cập giáo dụctrung học cơ sở
Trách nhiệm kiểm tra, công nhận kết quả thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đốivới từng đơn vị hành chính được Chính phủ quy định18:
Ban chỉ đạo trung ương do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, với sự tham gia của một số bộ,ngành có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, công nhận cho các tỉnh;
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh kiểm tra,công nhận cho các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh kiểmtra, công nhận cho các xã, phường, thị trấn
Mục tiêu của Việt Nam về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là đến năm 2010, tất cả các tỉnh đều đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Kết quả thực hiện cho đến hết tháng 3 năm 2006 là: đã có 35 tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục
17 Trong Nghị quyết 41/2000/QH10
18 Trong Nghị định 88/2001/NĐ-CP
Trang 28tiểu học đúng độ tuổi và 32 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận đạt tiêu chuẩnquốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở [20] Trong số các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương nói trên, có trường hợp được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trunghọc cơ sở nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và ngược lại
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ những thành công và cả những hạn chế của suốt quátrình xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học hiện đang được áp dụng vào công cuộc phổ cậpgiáo dục trung học cơ sở Đó là:
- Muốn đạt được thành công chắc chắn, công cuộc xây dựng nền tảng học vấn tối thiểu cho toàn dân phải được tiến hành đồng thời trên cả ba mặt: (i) chống nạn thất học cho người lớn
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ cập giáo dục cho trẻ em; (ii) phổ cập giáo dục cho trẻ
em nhằm chặn nguồn bổ sung của nạn thất học; (iii) tổ chức các hình thức giáo dục không chínhquy nhằm duy trì, phát triển thành quả chống nạn thất học và phổ cập giáo dục, đồng thời ngănchặn nguy cơ thất học trở lại Trong ba mặt đó, việc xây dựng, duy trì và phát triển mạng lưới
trường lớp theo nguyên tắc trường gần dân là nhân tố quyết định
- Công cuộc xây dựng nền tảng học vấn tối thiểu cần thiết cho toàn dân phải gắn bó chặtchẽ với các nhiệm vụ chính yếu của cả dân tộc, xem đó là một bộ phận của sự nghiệp xây dựngđất nước, mở mang kinh tế - xã hội, vun đắp và giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc Nhờ đó, với sựthức tỉnh về tính thần dân tộc và ý thức công dân, tất cả những người tham gia, từ người dạy,người học đến người bảo trợ và vận động phong trào đều thấy ý nghĩa xã hội sâu xa nhưng rấtgần gũi của công việc đang làm
- Xã hội hoá là bài học lớn nhất có thể rút ra ngay từ chiến dịch xoá mù chữ đầu tiên 1946) và đã được bổ sung, nâng cao không ngừng trong suốt quá trình phát triển giáo dục Sựthành công của các chiến dịch xoá nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở Việt Nam là kết tinhcông sức của hàng chục triệu người, của người dạy, của người học, của người tổ chức, vận động
(1945-và cổ vũ các hoạt động xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học Đồng thời, đó cũng là kết quảtham gia tích cực các tổ chức, đoàn thể và sự phối hợp, giúp đỡ của các ngành đối với ngànhgiáo dục
- Việc tạo lập một môi trường văn hoá thuận lợi, vừa có tác dụng thúc đẩy, vừa tạo điềukiện duy trì và phát huy thành quả đã đạt được là nhân tố không thể thiếu khi tiến hành côngcuộc xây dựng nền tảng học vấn tối thiểu cần thiết cho toàn dân Các cơ quan văn hoá, nhà xuấtbản, báo chí, phát thanh, truyền hình đóng vai trò quan trọng, ngoài việc tuyên truyền, động viên
xã hội tham gia, các tổ chức đó cần tạo ra những sản phẩm văn hoá, đặc biệt là những ấn phẩm,phù hợp trình độ học vấn của nhiều người, góp phần vào việc nâng cao hiểu biết và năng lực của
họ, giúp họ tiếp cận với kho tàng tri thức cần thiết cho người dân bình thường ở một xã hội đangphát triển, giúp họ sử dụng được các phương tiện thông tin trong quá trình học tập suốt đời, làmcho mọi người đều học và đều sử dụng những điều học được vào cuộc sống [9]
Mục tiêu giáo dục cho mọi người-xây dựng xã hội học tập
Thực hiện cam kết Dakar, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo soạn thảo Đề án xây dựng xãhội học tập giai đoạn 2005-2010 và ngày 18-5-2005, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phêduyệt đề án này
Mục tiêu cơ bản được ghi trong đề án là: Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa
tuổi, mọi trình độ có thể học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời; dựa trên nền tảng phát triểnđồng thời, gắn kết và liên thông của cả hai bộ phận: giáo dục chính quy và giáo dục thườngxuyên; trong đó, giáo dục thường xuyên làm tiền đề cho việc xây dựng xã hội học tập
Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2010 là:
Trang 29- Nâng cao kết quả xoá nạn mù chữ, tăng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-35 từ 94%lên 99%; chú trọng xoá nạn mù chữ ở vùng dân tộc thiểu số ít người; xoá bỏ sự khác biệt, tạo sựbình đẳng giữa nam và nữ trong công tác xoá nạn mù chữ
- Bảo đảm để 80% cán bộ xã, phường, quận, huyện được học tập, cập nhật kiến thức, kỹnăng về quản lý, pháp luật, kinh tế, xã hội; 100% công chức, viên chức trong cơ quan nhà nướcđược đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, chính trị, tin học,ngoại ngữ; 85% lao động nông, lâm, ngư nghiệp được tiếp cận và thụ hưởng các chương trìnhbồi dưỡng, nâng cao hiểu biết, khả năng lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Phấn đấu để 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 100% quận, huyện, thị xã cótrung tâm giáo dục thường xuyên, 80% xã, phường trong cả nước xây dựng được trung tâm họctập cộng đồng [15]
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ trước mắt của ngành giáo dục Việt Nam là:
- Củng cố và phát triển phân hệ giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân,hoàn thiện mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng Phấnđấu để các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục cộng đồng có các hoạt độngthiết thực về nội dung, sinh động về hình thức, có nội dung giáo dục phù hợp với tâm lý và đápứng nhu cầu thiết thân của người học, giúp cho người học có kiến thức và kỹ năng giải quyếtnhững vấn đề cụ thể trong cuộc sống hằng ngày
- Hoàn thiện các chương trình giáo dục thường xuyên lấy văn bằng của hệ thống giáo dụcquốc dân, đồng thời xây dựng các chương trình giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu học tập củacác tầng lớp nhân dân
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thườngxuyên Thực hiện các giải pháp thu hút các nhà giáo, các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hộitham gia giảng dạy tại các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục cộng đồng.Các cấp quản lý giáo dục chủ động phối hợp với Hội Khuyến học ở địa phương tổ chức huấnluyện, hướng dẫn, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chủ trì công tác xây dựng, phát triểntrung tâm học tập cộng đồng
- Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục thường xuyên, tăng cường mối liên kết và phối hợp giữacác ngành, thực hiện xã hội hoá, phấn đấu để giáo dục thường xuyên góp phần xứng đáng trong
cuộc vận động lớn là xây dựng xã hội học tập
4.2 Công bằng xã hội trong giáo dục và bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục
Công bằng xã hội trong giáo dục và bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục là thách thức lớnđối với một nước nghèo như Việt Nam Từ ngày giành được độc lập cho đến nay, chính phủ ViệtNam đã cùng với nhân dân quyết tâm vượt qua thách thức này Trong điều kiện của nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và bình đẳng
về cơ hội học tập là nguyên tắc của nền giáo dục quốc dân Việt Nam
Theo Luật Giáo dục của Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập, khôngphân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnhkinh tế Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để aicũng được học hành; ưu tiên, tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình ởđịa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người tàn tật, khuyết tật thực hiện quyền và nghĩa vụhọc tập
Đối với con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn, những người tàn tật, khuyết tật và con em các gia đình nghèo, Chính phủ cóchính sách trợ cấp xã hội, cấp học bổng chính sách và miễn hoặc giảm học phí Đối với học sinhtiểu học và trung học cơ sở ở các xã thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Chính phủ
có chính sách cấp phát sách giáo khoa và học phẩm Một bước tiến quan trọng trong việc thực
Trang 30hiện công bằng xã hội về giáo dục là, sắp tới đây, Chính phủ sẽ bảo đảm kinh phí để trường tưthực hiện việc miễn hoặc giảm học phí cho các đối tượng này [12]
Nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ thuộc các dân tộc thiểu số, Chính phủ lập 4 trường dự bịđại học, 11 trường dân tộc nội trú trung ương, 48 trường dân tộc nội trú tỉnh, 266 trường dân tộcnội trú huyện, 680 trường dân tộc bán trú bảo đảm việc học tập cho gần 300 nghìn học sinhngười dân tộc thiểu số [20] Học sinh học tại các trường này được cấp học bổng, cấp sách giáokhoa và học phẩm Đồng thời, Chính phủ cũng thực hiện chính sách cử tuyển, tạo điều kiện đểcác tỉnh chọn học sinh con em các dân tộc thiểu số (phần lớn từ các học sinh tốt nghiệp trườngtrường trung học phổ thông nội trú) đưa đi đào tạo ở bậc đại học, không bắt phải qua kỳ thi tuyểnsinh Trong việc tuyển sinh vào các trường, mức điểm tối thiểu để được vào học đối với con emcác dân tộc thiểu số, con em các gia đình ở các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, con emcác gia đình cư trú ở nông thôn, tuỳ từng loại, cũng được quy định thấp hơn từ 3 điểm, 2 điểmhoặc 1 điểm so với các đối tượng còn lại
Hai chỉ số quan trọng thể hiện sự bình đẳng về cơ hội học tập là tỷ lệ nữ và tỷ lệ người dântộc thiểu số trong tổng số học sinh
Kết quả của nỗ lực bình đẳng về giới trong hằng chục năm trước đây đã thể hiện rất rõtrong cơ cấu đội ngũ nhà giáo hiện nay Tỷ lệ giáo viên, giảng viên nữ tương đối cao: gần 100%
ở giáo dục mầm non, 78% ở tiểu học, 70% ở trung học cơ sở, 55% ở trung học phổ thông, 40% ởtrung học chuyên nghiệp, 47% ở cao đẳng, 36% ở đại học19 Trong năm học 2004-2005, ở tiểuhọc tỷ lệ học sinh nữ là 47%; ở trung học cơ sở là 47%; ở trung học phổ thông là 49%; ở trungcấp chuyên nghiệp tỷ lệ học sinh nữ còn cao hơn: 58% Trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học, caođẳng, tỷ lệ sinh viên mới được tuyển là nữ chiếm 48% [19] [20]
Khoảng cách về cơ hội tiếp cận giáo dục giữa các nhóm dân tộc được thu hẹp Trong 5 năm(2001-2005), số học sinh người dân tộc thiểu số tăng đáng kể, ở trung học cơ sở tăng bình quân7,3%/năm, ở trung học phổ thông tăng bình quân 26,1%/năm Trong năm học 2004-2005, tỷ lệhọc sinh người dân tộc thiểu số trong tổng số học sinh phổ thông cả nước là 15,7%; ở tiểu học là18,5%; ở trung học cơ sở là 13,7%; ở THPT là 9,4% Trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học, caođẳng, tỷ lệ sinh viên mới được tuyển là con em các dân tộc thiểu số chiếm gần 4% [19] [20]Như vậy, trong khi các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 10% dân số thì tỷ lệ học sinh người dântộc thiểu số ở trung học phổ thông (9,4%) và tỷ lệ sinh viên mới được tuyển người dân tộc thiểu
số ở đại học, cao đẳng (4%) còn tương đối thấp, cần phải được nâng lên [9] Chính vì vậy, BộGiáo dục và Đào tạo đang được chính phủ giao trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị một Nghị định
về đổi mới chính sách cử tuyển nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho con em các dân tộcthiểu số được học ở đại học, cao đẳng
Về việc giáo dục cho trẻ em bị khuyết tật, chính phủ đã rất quan tâm Hiện nay, Việt Nam
có khoảng một triệu trẻ em khuyết tật, trong đó một bộ phận đáng kể là kết quả di hại của chấtđộc da cam do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Do gặp rất nhiều khó khăn trong việcchăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật, tỷ lệ trẻ em khuyết tật được đi học mới vào khoảng 24,22%
và trong số trẻ em khuyết tật được đi học thì 3% học tại các cơ sở chuyên biệt, 97% học chungvới trẻ em bình thường theo phương thức hoà nhập [20] Về việc đào tạo giáo viên dạy trẻ emkhuyết tật, đã có 4 trường đại học và 3 trường cao đẳng thành lập khoa/ tổ bộ môn giáo dục đặcbiệt Tuy nhiên, công việc giáo dục, chăm sóc trẻ em khuyết tật còn gặp rất nhiều khó khăn, donhận thức, do thiếu điều kiện vật chất và do thiếu giáo viên
4.3 Dạy ngoại ngữ, dạy bằng ngoại ngữ, bảo tồn ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số
Trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam, tuy mỗi dân tộc có tiếng nói riêng nhưng ngoàingười Việt, chỉ có hơn mười dân tộc thiểu số (như Hoa, Chăm, Khơ-me, Thái, Tày, HMông,
19 Thống kê năm học 2002-2003, nguồn Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện giai đoạn I (2001-2005) chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Viện CLCTGD, Bộ GDĐT
Trang 31Nùng, Ê-đe, Gia-rai, Ba-na, Xê-đăng, K’Ho ) có chữ viết Chính sách ngôn ngữ của Chính phủViệt Nam là tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của mình nhằmgiữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Đối với các dân tộc thiểu số đã có chữ viết, song song với tiếng Việt, tiếng dân tộc đượcdạy trong trường tiểu học, như một môn học, bình đẳng với các môn học khác, đồng thời đượcdùng để dạy trong các lớp xoá mù chữ và bổ túc văn hoá Việc dạy tiếng dân tộc trong trườngtiểu học được thực hiện theo nguyên tắc:
- Đối với các trường hợp chữ viết của dân tộc thiểu số theo ký tự thuộc hệ la-tinh thì mônhọc tiếng của dân tộc đó được thực hiện từ lớp 3 để tránh học sinh phải học cùng một lúc hai bộ
ký tự la-tinh một dành cho tiếng Việt và một dành cho tiếng mẹ đẻ
- Đối với các trường hợp chữ viết của dân tộc thiểu số theo ký tự cổ truyền, không thuộc hệla-tinh, thì môn học tiếng của dân tộc đó được thực hiện từ lớp 1
- Dù bắt đầu học từ lớp 1 hay lớp 3, yêu cầu đặt ra là, các trường đều phải bảo đảm, học hếttiểu học học sinh có thể đọc thông, viết thạo tiếng mẹ đẻ20
Nói chung, tiếng dân tộc được dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non giúp trẻ biết sõi tiếng
mẹ đẻ đồng thời biết tiếng Việt để chuẩn bị vào lớp 1 Để giúp cho con em các dân tộc thiểu số
dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường, cùng với việc dạy tiếng mẹ đẻ, Chínhphủ chủ trương vận động các bậc cha mẹ đưa tất cả trẻ em 5 tuổi đến trường để dạy tiếng Việttrước khi đủ 6 tuổi để vào lớp 1
Về ngoại ngữ: trong hầu hết các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Việt Nam,
học sinh được học một trong bốn thứ tiếng: Anh, Nga, Hoa, Pháp như một môn học bắt buộc Tạimột số thành phố lớn, ngoại ngữ được xem là môn học tự chọn ở trường tiểu học Tại một sốtrường chuyên, ngoại ngữ được xem là môn chuyên để đào tạo học sinh có năng khiếu về ngoạingữ Riêng tiếng Pháp, một số địa phương thực hiện đề án dạy tăng cường để có thể trở thànhchuyên ngữ Do thiếu giáo viên, nhất là thiếu giáo viên giỏi, nên việc tổ chức dạy ngoại ngữ ởViệt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thời lượng còn ít và chất lượng không cao Tuy là môn học bắtbuộc, nhưng mãi gần đây ngoại ngữ mới được đưa vào làm một môn thi tốt nghiệp trung học phổthông Khởi đầu, thí sinh được chọn hoặc thi ngoại ngữ hoặc thi một môn học khác, sau đó tiếnđến chỗ ngoại ngữ trở thành một môn thi bắt buộc Kể từ năm học 2001-2002, số thí sinh thingoại ngữ đã chiếm trên 90% [21]
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ và phục vụ chủ trươnghội nhập kinh tế quốc tế, chính phủ Việt Nam đang giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bịmột đề án cải thiện tình hình dạy ngoại ngữ, theo đó ngoại ngữ sẽ được tăng thời lượng, đượcdạy liên tục từ lớp 6, ở địa phương có đủ điều kiện có thể dạy từ lớp 3 [21]
Cùng với việc tăng cường dạy ngoại ngữ, việc sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp làm chuyểnngữ ở một số ngành đào tạo trong một số dự án hợp tác quốc tế cũng được thực hiện tại một vàitrường đại học và sắp tới, việc dạy bằng tiếng nước ngoài (trước hết là tiếng Anh) cũng đangđược khuyến khích để mở rộng trong các trường đại học [21]
4.4 Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Để có đủ giáo viên đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô giáo dục, Việt Nam đã dành nhiều nỗlực phát triển hệ thống các trong sư phạm, đồng thời có nhiều lúc phải mở các khoá đào tạo giáoviên cấp tốc (9+3, 12+1 v.v ) Đến năm học 2004-2005, cả nước có 986.604 nhà giáo, so vớinăm học 1998-1999, tăng thêm 213.644 người [9] [19] [20] Trong tổng số giáo viên của nămhọc 2004-2005, có hơn 7 ngàn giáo viên dạy nghề21, 155.699 giáo viên tiền học đường, 360.624
20 Theo Thông tư số 01/GDĐT ngày 3-2-1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn việc dạy học tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số.
21 Riêng số giáo viên dạy nghề 7056 là thống kê cho năm học 2003-2004
Trang 32giáo viên tiểu học, 295.056 giáo viên trung học cơ sở, 106.586 giáo viên trung học phổ thông,13.937 giáo viên trung học chuyên nghiệp, 13.677 giảng viên cao đẳng, 33.969 giảng viên đạihọc [9] [19] [20] Đáng chú ý là, số lượng giáo viên tiếp tục tăng ở cấp tiểu học trong khi sốlượng học sinh giảm do tác động của việc gảm nhân khẩu trong độ tuổi, trong tương lai điều nàycũng sẽ diễn ra ở trung học cơ sở Đây là cơ hội để giảm tỷ lệ hs/gv, một yếu tố quan trọng đểnâng cao chất lượng, nhưng mặt khác, đây cũng là thách thức về công tác quản lý vì phải thựchiện sự phân bố lại lực lượng để có thể phát huy tối đa tác động của yếu tố này
Về trình độ đào tạo của giáo viên, giảng viên: theo quy định của Luật Giáo dục thì: giáo
viên tiền học đường và giáo viên tiểu học phải có bằng trung cấp sư phạm, giáo viên trung học
cơ sở phải có bằng cao đẳng, giáo viên trung học phổ thông và giáo viên trung cấp chuyênnghiệp phải có bằng đại học sư phạm (hoặc bằng đại học cộng chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sưphạm); giảng viên cao đẳng, đại học phải có bằng đại học, giảng viên dạy chuyên đề và hướngdẫn luận văn thạc sĩ phải có bằng thạc sĩ; giảng viên dạy chuyên đề và hướng dẫn luận án tiến sĩphải có bằng tiến sĩ Tuy nhiên, như trình bày ở trên, do có một số lượng không nhỏ những giáoviên được đào tạo cấp tốc nên chưa đạt chuẩn đào tạo và vì vậy việc chuẩn hoá đội ngũ (thôngqua các khoá đào tạo bổ sung) luôn luôn là yêu cầu gay gắt đối với ngành giáo dục Năm học2004-2005, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo ở giáo dục mầm non là 75,8%; ở tiểu học là 82,0%trong đó khoảng 10% có trình độ cao hơn (đại học, cao đẳng); ở trung học cơ sở là 93,0% trong
đó khoảng 20% có trường độ cao hơn (đại học, sau đại học); ở trung học phổ thông là 97% trong
đó khoảng 3% có trình độ cao hơn (sau đại học); ở giáo dục nghề nghiệp 68,7% đối với giáo viêndạy nghề và 75,3% đối với trung học chuyên nghiệp [9] [19] [20]
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục: các nhà hoạch định chính sách và quản lý giáo
dục Việt Nam quan niệm, nhân tố con người - nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục- có vai trò
quyết định Vì vậy, Việt Nam đang nỗ lực khắc phục các yếu kém trong đào tạo, bồi dưỡng,trong bố trí, sắp xếp và sử dụng để sớm xây dựng được một đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng,đồng bộ về cơ cấu và bảo đảm các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn phùhợp với yêu cầu đổi mới giáo dục Đồng thời củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý giáodục theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp; chuẩn hoá về trình độ chuyên môn và năng lựcquản lý Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đặc biệt coi trọng việc nâng cao đạo đức nghềnghiệp, tính mô phạm, mẫu mực của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tập trung khắc phụccác biểu hiện thiếu trung thực, vụ lợi, ngược đãi học sinh; bảo vệ sự trong sạch của nhà trường
và cơ quan giáo dục Mặt khác, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đang phải đối diệnvới yêu cầu phải đạt trình độ khá trong khu vực về tin học, từng bước nâng cao trình độ ngoạingữ mà trước hết là tiếng Anh
Về chế độ, chính sách đối với nhà giáo: Ngoài tiền lương, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu
đãi theo nghề nghiệp và phụ cấp khi dạy ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, dạy ở trường chuyên,trường năng khiếu, trường nội trú dành cho con em dân tộc thiểu số, trường dành cho người tàn tật.Khi đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhà giáo được hưởng nguyên lương và phụ cấp Sinhviên các trường sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên xét cấp học bổng [12]
Trong điều kiện phát triển các trường ngoài công lập, xu thế là tiến đến chỗ đạt được bìnhđẳng về quyền và trách nhiệm, không phân biệt giữa giáo viên công tác tại các trường công lập
và ngoài công lập, giữa giáo viên trong biên chế và ngoài biên chế
Về đào tạo nhân lực cho hệ thống giáo dục, các trường sư phạm cho đến nay vẫn chỉ tập
trung vào đào tạo giáo viên, nhiều chuyên ngành khác chưa được quan tâm tổ chức (như đào tạongười làm chương trình giáo dục, đào tạo người làm kế hoạch giáo dục, ) Các cơ sở đào tạocán bộ quản lý giáo dục chủ yếu làm nhiệm vụ bồi dưỡng, chưa có chương trình đào tạo các cán
bộ quản lý một cách bài bản Vì thế, việc xây dựng hệ thống các trường giáo dục như ở các nướckhác đang là một thách thức cần được giải quyết
Trang 33Trước mắt, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêucầu các trường sư phạm và trường cán bộ quản lý giáo dục phải tập trung đổi mới mạnh mẽphương pháp dạy và học; tích cực triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy,học tập và quản lý nhà trường, lấy đây làm khâu đột phá để đổi mới cách dạy, cách học, cáchquản lý nhà trường.
4.5 Đầu tư cho giáo dục và việc huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục
Thách thức lớn nhất mà giáo dục Việt Nam phải đối mặt trong suốt qúa trình phát triển là
mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và khả năng hạn hẹp về nguồn lực Trong thời gian dài trước đổi mới, nguồn lực đầu tư cho giáo dục chủ yếu dựa vào ngân sách
nhà nước Chuyển sang thời kỳ đổi mới, Chính phủ chủ trương huy động mọi nguồn lực trong xãhội để phát triển giáo dục và thực tế đã chứng minh hiệu quả của chủ trương này Theo LuậtGiáo dục, các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Học phí, lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước để phát triển giáo dục; các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theoquy định của pháp luật
Cùng với việc huy động sự đóng góp của nhân dân, chủ yếu là đối với các gia đình có điềukiện và ở các khu vực thuận lợi, trong những năm đổi mới vừa qua, Chính phủ không ngừng tăngngân sách giáo dục Chi tiêu công cho giáo dục trong GDP đã tăng từ 3,5% năm 1994 lên 4,6%năm 2004 [9] [18] So với các ngành khác, giáo dục đã được ưu tiên, theo đó chi tiêu cho giáodục trong tổng chi tiêu công tăng từ 14% năm 1997 lên 18,6% năm 2005 [9] [18] Mục tiêu củaChính phủ là tiếp tục tăng chi cho giáo dục, đến năm 2010 tỷ trọng chi cho giáo dục trong chitiêu công đạt 20%, sẽ cho phép tiếp tục tăng cường chất lượng và hiệu quả giáo dục, qua đó gópphần thực hiện các mục tiêu quốc gia [15]
Cùng với việc ngân sách giáo dục không ngừng tăng lên, cơ cấu chi tiêu công cho các cấphọc và trình độ đào tạo cũng đã thay đổi theo hướng tăng % chi cho giáo dục phổ thông, giáo dụctiền học đường (gọi chung là khối giáo dục) và giảm % chi cho giáo dục nghề nghiệp, giáo dụcđại học (gọi chung là khối đào tạo) thể hiện quan điểm của chính phủ, ưu tiên cho giáo dục cơ sở
và giáo dục ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, vùng cư trú của các dân tộc thiểu số Cụ thể,năm 1998, tỷ lệ chi cho giáo dục là 73,3% và cho đào tạo là 26,7%; đến năm 2002, tỷ lệ chi chogiáo dục là 77,7% và cho đào tạo là 22,3% [9] [18] Cũng trong thời gian này, tỷ lệ chi cho giáodục đại học cũng giảm từ 12,4% xuống 9,7% phản ánh xu thế giảm % chi tiêu công cho cấp học
có thể dựa nhiều hơn vào sự đóng góp của người học và gia đình người học [9] [18]
Về cơ cấu chi tiêu công cho giáo dục - đào tạo theo nội dung kinh tế (phân theo chức năngchi), trong thời kỳ 1999-2002, tỷ lệ giữa hai thành phần chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng
cơ bản không có sự thay đổi lớn, dao động ở mức 73% và 27%; nhưng về con số tuyệt đối, chixây dựng cơ bản đã tăng gấp đôi, từ 2.418 nghìn tỉ đồng năm 1999 lên 4.375 nghìn tỉ đồng năm
2002 [9] [18] Khó khăn của Việt Nam hiện nay là tỷ lệ chi cho mua sắm tài sản cố định (trong
đó có thiết bị dạy học) và sửa chữa nhỏ ở khối giáo dục còn thấp (10%) và chi về tiền lương cònquá cao Năm 2002, ở khối giáo dục, chi lương và phụ cấp lương chiếm 71,3% tổng chi thườngxuyên, trong khi đó ở khối đào tạo chỉ chiếm 27,4% [9] [18] Từ năm 1999 đến nay, chi lươngcho giáo viên tính trên đầu học sinh tăng ở tất cả các cấp học thuộc khối giáo dục; nhanh nhất là
ở tiểu học, gần gấp đôi trong vòng 4 năm (từ 263,896 đồng/hs năm 1999 lên 516,023 đồng/ hsnăm 2002) [9] [18] Điều này phản ánh sự ưu tiên trong chính sách đãi ngộ đối với giáo viên,nhân tố quy định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
Theo chủ trương xã hội hoá nguồn lực cho giáo dục, từ năm 1994, giáo dục ngoài công lập
đã tăng đáng kể Cấp học được tập trung nhất là tiền học đường và trung học phổ thông; trong
Trang 34đó, số lượng trẻ em ở các cơ sở tiền học đường ngoài công lập tăng từ 30% năm 1994 lên 58%năm 2004 và số lượng học sinh ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập tăng từ 20% lên32% trong cùng thời kỳ.
Về sự đóng góp của cha mẹ học sinh, có hai hình thức, bắt buộc và tự nguyện Theo quyđịnh của Chính phủ, đóng góp bắt buộc của cha mẹ học sinh gồm học phí, lệ phí tuyển sinh vàđóng góp xây dựng trường sở Những khoản đóng góp này được coi là nguồn thu của ngân sáchnhà nước, do nhà trường thực hiện và giữ lại trường để trang trải cho hoạt động giáo dục Cùngvới việc gia tăng về thu nhập của người dân, chi tiêu của cha mẹ học sinh cho việc học tập củacon em cũng tăng lên, năm 2002 là 627 nghìn đồng/học sinh cao hơn 14,6% so với thời kỳ 1997-
1998 [9] [18] Tuy nhiên, tỷ lệ phần đóng góp và chi phí trực tiếp của cha mẹ học sinh trong tổngchi phí cho học sinh lại giảm vì phần chi từ ngân sách nhà nước tăng lên Ví dụ, ở tiểu học, tỷ lệphần đóng góp và chi phí trực tiếp của cha mẹ học sinh trong tổng chi phí cho học sinh giảm liêntục: từ 55% năm 1993 xuống còn 27% năm 2002; như vậy tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước thìtăng từ 45% lên 73% trong cùng thời kỳ Cũng cần phải lưu ý là, tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nướctrong tổng chi phí theo đầu học sinh ở cấp học dưới thì cao hơn ở cấp học trên, cụ thể trong năm
2002, ở tiểu học là 73%, ở THCS là 59% và ở THPT là 52% [9] [18] Những số liệu này một lầnnữa chứng tỏ những nỗ lực của Chính phủ trong việc dành ưu tiên cho giáo dục và thực hiệncông bằng xã hội trong giáo dục
Trong những năm tới, tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hoá nguồn lực cho giáo dục,cùng với việc huy động sự đóng góp của nhân dân, chủ yếu là đối với các gia đình có điều kiện
và cư trú ở các khu vực thuận lợi, giải pháp mà ngành giáo dục sẽ phải theo đuổi là Nhà nướctiếp tục tăng ngân sách giáo dục, trên cơ sở đó, tiến hành điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách giáodục theo hướng không phân bổ đồng đều, dàn trải; dành ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùngkhó khăn, vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ học sinh nghèo, con em gia đình thuộc diện chính sáchbất kể các em này ở thành phố hay ở nông thôn, là học sinh trường công hay trường tư Đồngthời với việc hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ học sinh nghèo và con em gia đình thuộc diệnchính sách, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo của chính phủ và chiến lược cấpngành đang đặt ra mục tiêu xoá bỏ phí và lệ phí trong giáo dục tiểu học và trung học cơ sở Cácnhà hoạch định chính sách và quản lý giáo dục Việt Nam cho rằng, chỉ có thực hiện một cáchđồng bộ các giải pháp nêu trên mới có thể nhanh chóng giảm dần được khoảng cách chênh lệch
về tiếp cận và thụ hưởng giáo dục giữa các vùng miền và giữa các bộ phận khác nhau trong xãhội
4.6 Hợp tác quốc tế về giáo dục:
Thực hiện đường lối đối ngoại mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá các loại hình hợp tácquốc tế của Chính phủ, trong 5 năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã chủ động mởrộng và thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế, nâng tổng số đối tác lên gần 60 nước và 36 tổ chứcquốc tế, liên chính phủ hoặc phi chính phủ; ký kết 14(1) văn bản chính thức nhằm tăng cường và
mở rộng quan hệ với 12 nước
Thông qua các hoạt động hệ thống quốc tế, những thành tích và kinh nghiệm của Việt Namtrong lĩnh vực giáo dục đã được giới thiệu với bạn bè quốc tế Nhờ đó, số lượng lưu học sinhnước ngoài đến Việt Nam học tập, nghiên cứu (theo hiệp định hợp tác song phương hoặc tự túckinh phí) tăng lên một cách đáng kể Mặt khác, số học bổng mà các nước cấp cho Việt Nam cũng
có chiều hướng tăng lên, tạo cơ hội cho 4.000 lưu học sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài trong
5 năm qua Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh Việt Nam đi du học ở nước ngoài,mỗi năm Chính phủ Việt Nam cũng đã dành khoảng 100 tỷ đồng để cử 350-400 du học sinh điđào tạo ở các nước có các chuyên ngành đào tạo tiên tiến mà Việt Nam cần hoặc chưa đào tạođược Một hình thức khuyến khích khác là Chính phủ hỗ trợ sinh hoạt phí cho lưu học sinh ViệtNam học tập ở 13 nước trên thế giới và nhiều hình thức hỗ trợ khác nhằm động viên khuyếnkhích lưu học sinh tích cực học tập
Trang 35Đồng thời với việc trao đổi lưu học sinh, Việt Nam đã tích cực, chủ động khai thác cácnguồn viện trợ để bổ sung cho ngân sách giáo dục Việt Nam Tổng vốn các dự án vay và viện trợđược ký kết trong 5 năm qua là 217.780 triệu USD [9] [18] Số vốn của các dự án này,một phần đã được giải ngân, phần còn lại dành cho 5 năm tới Nhìn chung, các dự án trên đã gópphần cải thiện chất lượng và hiệu quả giáo dục, tăng thêm cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em cóhoàn cảnh khó khăn, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tăngcường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các cơ sở giáo dục ở khuvực khó khăn
Nhiều trường đại học Việt Nam cũng đã đặc biệt quan tâm đến việc tranh thủ nguồn tài trợquốc tế để xây dựng các trung tâm khoa học và công nghệ cao, tạo điều kiện nâng cao chất lượngđào tạo và nghiên cứu Các trung tâm như vậy đã tập trung vào các lĩnh vực khoa học công nghệcần được ưu tiên như: công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ thông tin, tự động hoá, Tuyqui mô có khác nhau song các trung tâm này đều có các trang thiết bị tiên tiến, tương đối cậpnhật với khoa học - công nghệ thế giới
Sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ chức khu vực và quốc tếnhư UNESCO, UNICEF, UNDP, Tổ chức Liên chính phủ Pháp ngữ (AIF), Tổ chức Đại họcPháp ngữ (AUF), ASEAN+1,2,3, Hợp tác sông Hằng-sông Mê Kông, Tổ chức Bộ trưởng Giáodục các nước Đông Nam á (SEAMEO) là nỗ lực lớn nhằm hội nhập khu vực và quốc tế tronglĩnh vực giáo dục Hằng năm, hàng trăm giảng viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý giáo dụctham dự các hội nghị, hội thảo khoa học; các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn do các nước và các
tổ chức quốc tế tổ chức để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với các đồng nghiệpnước ngoài
Hưởng ứng chính sách khuyến khích của chính phủ Việt Nam, một số lượng khá lớn cácđối tác nước ngoài đã vào Việt Nam thành lập các cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài hoặchợp tác với các đối tác Việt Nam để đào tạo đại học, dạy nghề, giáo dục từ xa, mở các khoá bồidưỡng ngắn hạn Với điều kiện cơ sở vật chất tốt, chương trình đào tạo tiên tiến, đội ngũ giảngviên có chọn lọc, các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã góp phần tích cựcvào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, được thị trường lao động chấp nhận
Thông qua các chương trình liên kết đào tạo, các cơ sở giáo dục của Việt Nam có điều kiệntiếp thu công nghệ đào tạo của các nước phát triển, từ đó có thể đổi mới được nội dung, chươngtrình và phương pháp giáo dục; tiến tới có thể tự xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạomang tính quốc tế Với mô hình liên kết đào tạo hoặc thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn nướcngoài, học sinh, sinh viên Việt Nam có thêm nhiều cơ hội du học tại chỗ và lựa chọn loại hìnhhọc tập phù hợp ; ngành giáo dục huy động được nguồn lực của nhân dân và cha mẹ học sinh,sinh viên lại tiết kiệm được kinh phí khi cho con du học tại chỗ thay vì đi học ở nước ngoài Tuy nhiên, công tác quản lý, kiểm tra đánh giá đối với hoạt động của các cơ sở giáo dục cóyếu tố nước ngoài đang gặp khó khăn vì một số cơ sở chưa chấp hành nghiêm túc các quy địnhcủa Chính phủ Sai phạm mà các cơ sở hay chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài thườngmắc phải là: hoạt động không đúng nội dung đăng ký; cắt xén chương trình giảng dạy, khôngđảm bảo chất lượng và các điều kiện thực hiện chương trình; một số cơ sở giáo dục nước ngoàichưa được chính nước sở tại công nhận về chuẩn chất lượng Ngoài ra, do chưa có tiêu chí pháp
lý phân định hình thức lợi nhuận và phi lợi nhuận nên đa số các nhà đầu tư nước ngoài tự nhận làphi lợi nhuận để tránh nộp thuế Trước tình trạng đó, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp lý,đồng thời phấn đấu để có đủ khả năng kiểm định các tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động tạiViệt Nam để bảo vệ quyền lợi của người học, tránh nhập khẩu các chương trình giáo dục hàonhoáng vì mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng thực ra là kém chất lượng
4.7 Quản lý giáo dục - Phân cấp, tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội
Trang 36Bên cạnh việc góp phần tạo ra những thành công, công tác quản lý giáo dục, do nhữngthiếu sót của mình, cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế, yếu kém tronglĩnh vực giáo dục Vì vậy, để tạo ra sự chuyển biến cơ bản trong phát triển giáo dục, cần phải tậptrung đổi mới công tác quản lý giáo dục, xem đây là khâu đột phá [15]
Yêu cầu trước mắt của giải pháp đổi mới quản lý giáo dục là hoàn thiện thể chế giáo dụctheo tinh thần cải cách hành chính, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của pháp chế xã hội chủ nghĩatrong lĩnh vực giáo dục Sau khi Quốc hội thông qua Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực chuẩn bị để trình Quốc hội Luật Giáo viên, Luật Giáo dụcđại học nhằm hoàn chỉnh khung pháp lý cho các hoạt động giáo dục
Trước mắt, Bộ GDĐT và Bộ LĐTBXH từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý giáo dục theotinh thần phân cấp rõ rệt và mạnh mẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ, ngành vàđịa phương Đồng thời, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường đi đôi vớiviệc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra Phát huy dân chủ trong xây dựng, thực hiện và giámsát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ về giáo dục; bảo đảm tính công khai, minhbạch, công bằng trong huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo dục
Trong việc quản lý giáo dục, xuất phát từ quan điểm lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm
vụ trọng tâm, các cơ quan quản lý giáo dục đang khẩn trương nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệmcủa các nước phát triển để tiến hành đổi mới một cách đồng bộ công tác quản lý chất lượng giáodục, tiếp cận các phương thức quản lý chất lượng hiện đại, phù hợp với trình độ thực tiễn và cácđặc điểm văn hoá - xã hội của Việt Nam Trong đó, vấn đề có tính quyết định là xây dựng và
hoàn thiện hệ thống chuẩn quốc gia về giáo dục, làm cơ sở cho việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá
và đảm bảo chất lượng ở tất cả các khâu trong quá trình giáo dục và đối với tất cả các loại hìnhgiáo dục
Vì chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường là nguồn gốc chủ yếu tạo nên chất lượngcủa một nền giáo dục, đồng thời nhà trường cũng là nơi phản ánh đầy đủ nhất hiệu lực và hiệu quảcủa công tác quản lý giáo dục nên, trên cơ sở phát huy quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhàtrường, các cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm bảo đảm để công tác quản lý giáo dục bám sátthực tế của nhà trường, lắng nghe tiếng nói của nhà giáo, của cha mẹ học sinh và xã hội từ đó cónhững quyết định đúng đắn, phù hợp và khả thi Một trong những yêu cầu hiện nay là, cần khẩn
trương hiện đại hoá công tác quản lý, nhanh chóng thực hiện tin học hoá để thiết lập kênh trao đổi
thông tin hai chiều, kịp thời và tin cậy giữa cơ quan quản lý giáo dục với nhà trường, gia đình và
xã hội cũng như giữa nhà trường, nhà giáo, phụ huynh và học sinh, sinh viên
5 Cải cách giáo dục là yêu cầu tất yếu - Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020:
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Việt nam có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậmbản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước trong bốicảnh hội nhập quốc tế, Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung uơng Đảng đã thảo luận và chỉ đạoviệc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 là:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh,sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý
Cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáodục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống, văn hoá dân tộc, giáo dục vềĐảng Ngăn chặn xu hướng coi nhẹ giáo dục chính trị, tư tưởng, xa rời định hướng xã hội chủnghĩa, các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động giáo dục Quan tâm hơn nữa đến việc giáo dụcnhân cách, kỹ năng và phương pháp làm việc; nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học cho họcsinh, sinh viên; phát triền năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm cho thế hệ trẻ có đủ khảnăng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới Bồi dưỡng cho thanh
Trang 37thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt về xây dựngđất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phát triển quy mô hợp lý cả giáo dục đại trà và mũi nhọn, xây dựng xã hội học tập, tạođiều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, kể
cả những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triểntrung tâm dạy nghề quận, huyện Triển khai tích cực các chương trình đảo tạo -nghề cho học sinhlân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa Kết hợp chặt chẽ việc đào tạo nghềvới việc bồi dưỡng, phổ biến kiến thức kỹ thuật cho nông dân Sớm điều chỉnh cơ cấu nguồnnhân lực hợp lý về trình độ đào tạo, ngành nghề, dân tộc, vùng, miền Đẩy mạnh phổ cập giáodục tiểu học đúng độ tuổi, thực hiện phổ cập trung học cơ sở một cách bền vững; củng cố kết quảxoá mù chữ, ngăn chặn tình trạng tái mù chữ Làm tốt việc phân lượng, giáo dục hướng nghiệp.Phấn đấu giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học
Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho bậc học mầm non, bảo đảm hầu hết trẻ em trong độtuổi được đi học mẫu giáo
Rà soát và bổ sung cơ chế, chính sách, tổ chức phát hiện, bồi dưỡng nhân tài ngay từ bậchọc phổ thông, đặc biệt ở bậc đại học Khuyến khích phát triển, nâng cao chất lượng các trườngtrung học phổ thông năng khiếu, các lớp đào tạo cử nhân khoa học tài năng Chú trọng xây dựngmột số trường, chuyên ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề đạtchuẩn khu vực và quốc tế Tăng nhanh quy mô đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ởnhững lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới
Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân các cấp, vai trò của ngành giáo dục và đào tạo để phát triển sự nghiệpgiáo dục
Đổi mới căn bản chính sách sử dụng cán bộ theo hướng coi trọng phẩm chất và năng lựcthực tế Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, chútrọng quản lý chất lượng giáo dục Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng và giámsát các hoạt động giáo dục
Chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng; khắc phục tình trạngthành lập mới ở những nơi, những lĩnh vực không đủ điều kiện về đội ngũ cán bộ giảng dạy, về
cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu vào của sinh viên; không duy trì các trường đào tạo có chấtlượng kém Thực hiện phân cấp, tạo động lực và tính chủ động của các cơ sở giáo dục Tăngquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường đi đôi với việc hoàn thiện cơ chế công khai,minh bạch, bảo đảm sự giám sát của các cơ quan nhà nước, đoàn thế và xã hội Đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản lý giáo dục ở các cấp
Thực sự coi trọng vai trò của khoa học giáo dục Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáodục, giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới giáo dục
Thứ ba, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp và nội dung đào tạo của các trường và khoa sư phạm Xâydưng một số trường sư phạm thực sự trở thành trường trọng điểm đủ sức làm đầu tàu cho cả hệthống các cơ sở đào tạo giáo viên Tăng đầu tư cơ sở vật chất nâng cấp các trường, các khoa sưphạm Không ngừng nâng cao chất lượng bảo đảm đủ số lượng giáo viên cho cả hệ thống giáo dục
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấphọc, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 38Chuẩn hoá trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cáccấp Nhả nước có chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về vật chất vàtinh thần để thu hút những người giỏi làm công tác giáo dục
Thứ tư, tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục
Rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông, sớm khắc phục tình trạngquá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo củangười học, chuẩn bị kỹ việc xây dựng và triển khai thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thôngmới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả Đổi mới, hiện đại hoá chương trình giáo dụcđại học, giáo dục nghề nghiệp, chuyển mạnh mẽ từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhucầu xã hội Thực hiện tốt đào tạo theo chế độ tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học và giáo dụcnghề nghiệp Cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình các môn khoa học xã hội, nhân văn,nhất là các môn khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh Bãi bỏ tình trạng độc quyền xuấtbản và phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều.Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăngthời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, sinh viên; gắn bó chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành,đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống
Thứ năm, tăng cường nguồn lực cho giáo dục
Tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốcgia, khắc phục tình trạng bình quân dàn trải
Không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục Thực hiện tốtchủ trương xây dựng ký túc xá sinh viên và nhà công vụ cho giáo viên ở vùng khó khăn Hoànthiện và bổ sung cơ chế, chính sách đối với trường ngoài công lập
Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hoá giáo dục; Nhà nước có chính sách huy động mạnh
mẽ các nguồn lực xã hội cho phát triền giáo dục và đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện thuậnlợi cho các tổ chức cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triểngiáo dục Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát mọi nguồn đầu tư của xã hội cho giáo dục
Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng caochất lượng, mở rộng quy mô và đảm bảo công bằng trong giáo dục; thực hiện chế độ học bổng,học phí và hỗ trợ học tập theo hưởng học phí ở giáo dục mầm non, trung học cơ sở -và trung họcphổ thông phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư và hoàn cảnh hộ gia đình; họcphí ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạogiữa Nhà nước và người học Miễn học phí cho học sinh, sinh viên gia đình chính sách, các hộnghèo; giảm học phí cho học sinh, sinh viên các hộ cận nghèo và hỗ trợ cho học sinh, sinh viêncác hộ có thu nhập rất thấp Thực hiện tốt chủ trương cho học sinh học nghề, sinh viên các giađình có hoàn cảnh khó khăn được vay tiền ngân hàng để học
Thứ sáu, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục
Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu
số, tùng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền Thực hiện tốtchính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ với việc bổ túc nâng cao trình độ cho đối tượng cửtuyển Quan tâm đào tạo cán bộ vùng dân tộc (cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở) Tiếptục phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, thực hiện tốt các chính sách ưu tiên, hỗ trợ chohọc sinh dân tộc thiểu số: Đặc biệt chú ý đến con thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước,học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển các loại quỹkhuyến học, khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong các cộng đồng dân cư
Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
Trang 39Giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế càng cần phải bảo đảm phát triển bền vững,không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập tự chủ và địnhhướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới Mở rộng hợp tác đàotạo đa phương gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước
Có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho giáo dục, nhất là lĩnh vựcđào tạo đại học, sau đại học và dạy nghề; thu hút các nhà giáo, nhà khoa học giỏi người nướcngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học
Thực hiện tốt việc đưa cán bộ, học sinh, sinh viên có đạo đức và triển vọng đi đào tạo ởnước ngoài, chú trọng các ngành mà đất nước có nhu cầu bức thiết, đồng thời tăng cường quản
lý, giúp đỡ việc học tập, sinh hoạt lưu học sinh ở nước ngoài
6 Phụ lục:
Phụ lục 1: Giới thiệu bài phát biểu về năm nguyên tắc nền tảng trong giáo dục của Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã thực hiện nhiều cải cách mạnh mẽ nhằm
chấn hưng nền giáo dục nước nhà Theo lời của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân “Lãnh đạo ngành đã thảo luận nhiều lần để chọn bước đi cho thích hợp Cuối cùng thì lại trở lại một
nguyên tắc giản dị: Con người là nhân tố quyết định của mọi vấn đề” Theo Bộ trưởng, những
cải cách hiện nay vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, nguyên nhân là do vẫn chưa thực
hiện triệt để các nguyên tắc trong căn bản của giáo dục, đó là “Trật tự kỷ cương; Trung thực;
Khách quan; Công bằng; Khuyến khích sáng tạo và Hiệu quả”
Để các nhà quản lý thấy được những vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính nềntảng cho quá trình phát triển giáo dục lâu dài, chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn trả lợi phỏngvấn Báo Giáo dục Thời đại của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoNguyễn Thiện Nhân về năm nguyên tắc cơ bản trong giáo dục, bài được đăng trên tạp chí Giáodục thời đại tháng 01/2008
“Việt Nam đã hình thành được hệ thống giáo dục và khoa học từ trong thời kỳ chiến tranh Trong suốt những năm qua, nhân tố không thể thiếu được trong sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam chính là con người Con người Việt Nam – cũng chính là sản phẩm của nền GD Việt Nam - đã đủ sức thực hiện đổi mới kinh tế, đưa nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường; từ hệ thống kinh tế thuần tuý quốc doanh và tập thể sang hệ thống kinh tế nhiều thành phần; đưa Việt Nam từ một nước chủ yếu nhập khẩu sang xuất khẩu nhiều hàng hoá đứng trong “top 10” của thế giới Tuy nhiên, vẫn còn các dấu hiệu rất đáng lo ngại, đó là những yếu kém chậm được khắc phục, thậm chí có xu hướng gia tăng Yếu kém về chất lượng giáo viên, chất lượng giáo dục, yếu kém về chất lượng đào tạo đại học, sau đại học; vi phạm trong công tác thi cử và bệnh thành tích Chúng ta nhìn thấy các yếu kém đó và không thể yên tâm
Câu hỏi là trong điều kiện không thể tăng nhanh ngân sách cho giáo dục thì làm cách nào để giải quyết được bài toán vừa nâng cao chất lượng GD phổ thông vừa nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp; vừa tăng quy mô giáo dục vừa nâng cao chất lượng nhưng với chi phí thấp Cái khó nhất của ngành trong những năm gần đây chính là ở chỗ đó Nếu có thời gian
từ từ có thể làm được, nhưng ta đang trong thời kỳ hội nhập, áp lực đến ngay lập tức, không thể chậm trễ
Lãnh đạo ngành đã thảo luận nhiều lần để chọn bước đi cho thích hợp Cuối cùng thì lại
trở lại một nguyên tắc giản dị: Con người là nhân tố quyết định của mọi vấn đề Sự năng động
Trang 40và sự chịu trách nhiệm của con người là yếu tố quyết định Nguồn lực có thể hạn chế, nhưng nếu con người có ý thức, phát huy sáng kiến, thì nguồn lực đó có thể đem lại kết quả cao Nguồn lực hiện nay chưa đem lại hiệu quả cao, chính là vì sự vi phạm các nguyên tắc nền tảng của giáo
dục Đó là: Trật tự kỷ cương; Trung thực; Khách quan; Công bằng; Khuyến khích sáng tạo
và Hiệu quả Nếu đảm bảo được 5 nguyên tắc này thì hệ thống giáo dục sẽ phát triển Còn nếu
làm ngược lại sẽ làm triệt tiêu sáng kiến, triệt tiêu động lực Như vậy, không thể khác, để giáo dục phát triển thì phải khắc phục những vi phạm căn bản đó
Khi ngành giáo dục làm cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, dư luận xã hội cũng có những ý kiến cho rằng đấy là “chuyện nhỏ”, nhưng Lãnh đạo Bộ lại cho rằng đây là “chuyện rất lớn”, động chạm đến các nguyên tắc của giáo dục, tức
là động chạm đến cái gốc của giáo dục Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích đã đi ngược lại
cả 5 nguyên tắc trật tự, kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, khuyến khích sáng tạo và
hiệu quả Công khai vi phạm luật pháp, gian lận là công cụ “thành đạt”, người yếu kém được
khen, học sinh học tốt, thầy cô dạy tốt thì không được động viên xứng đáng! Nguy hiểm ở đây là đánh giá sai thực tiễn thì đầu tư nguồn lực sai chỗ Nỗ lực của ngành không giải quyết đúng các yếu kém cần giải quyết Bệnh thành tích đã làm cho định hướng và nỗ lực sử dụng nguồn lực bị sai lạc Đó chính là sự lãng phí lớn nguồn lực.
Ngành ta thực hiện cuộc vận động “Hai không” chính là hành động nhằm thiết lập lại những nguyên tắc của ngành, từ đó sẽ phát huy được ý thức và sáng tạo của những chủ thể trong quá trình phát triển Nỗ lực không chỉ ở bậc phổ thông mà ở tất cả các bậc học
Khi chúng ta tập trung giải quyết vấn đề tận gốc thì thực tiễn sẽ chỉ ra các công việc phải làm tiếp theo là gì Vấn đề nổi cộm là vấn đề chất lượng giáo viên và vai trò của các thầy
cô hiệu trưởng Xuất hiện nhu cầu nâng cao chất lượng và chuẩn hoá giáo viên Trước đây, vấn
đề này chưa được làm quyết liệt, năm vừa rồi Bộ mới công bố chuẩn giáo viên mầm non, đang chuẩn bị công bố chuẩn giáo viên tiểu học và trung học Việc này lẽ ra phải được làm sớm hơn,
từ nhiều năm trước Năm 2007, chúng ta đã khởi động một chương trình mới bồi dưỡng các thầy
cô hiệu trưởng, năm 2008 sẽ thực hiện đánh giá hiệu trưởng các trường phổ thông qua ý kiến của các thầy cô giáo.
Trong giáo dục đại học chúng ta cũng cần phải chọn khâu đột phá cho phù hợp với đặc thù Đó là, thực hiện việc cho vay để học và đào tạo phải đáp ứng nhu cầu xã hội Cụ thể hoá yếu tố chất lượng và yếu tố động lực ở giáo dục đại học bằng: “Nói không với đào tạo không đạt
chuẩn và đào tạo không theo nhu cầu xã hội” Theo hướng này, năm 2007, Bộ đã tổ chức 4 hội
thảo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu của xã hội Đã có gần 150 thỏa thuận, hợp đồng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp, các ngân hàng và các địa phương đã được
ký kết Chúng ta đã nhận thức rõ hơn là không chỉ nhà trường, mà cả 4 chủ thể là nhà trường, doanh nghiệp, nhà nước và sinh viên phải cùng nỗ lực và hợp tác thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục đại học nhanh hơn và hiệu quả hơn Để tạo điều kiện cho các sinh viên, học sinh học nghề đủ điều kiện được học song có hoàn cảnh gia đình khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai hệ thống cho vay mới để học nghề, học đại học Qua 4 tháng triển khai, đã
có 600.000 học sinh, sinh viên được vay, với tổng số vốn cho vay được hơn 2.000 tỷ đồng Đây là giải pháp có tính đột phá trong đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục đại học
Khi mới đặt ra yêu cầu chống tiêu cực trong thi cử, trong dư luận xã hội cũng có ý kiến không tin là làm được Chúng ta đưa ra “Hai không” nhưng cũng rất lo Bài học sâu sắc nhất trong năm học đầu tiên (2006- 2007) thực hiện “Hai không” là chúng ta đã nói cho học sinh hiểu, nói cho người dân đồng tình rằng cái rất cần sau 12 năm học không phải là tấm bằng tốt nghiệp mà là năng lực làm người Sau một thời gian tuyên truyền, báo chí vào cuộc thì đã nhận được sự đồng tình của xã hội
Chúng ta mới thi nghiêm túc được một năm học theo tinh thần của cuộc vận động “Hai không” Mặc dù có thể nói là đã thi nghiêm túc hơn những năm trước nhiều, nhưng chưa phải