Khái quát về hệ thống giáo dục Singapore:

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 58 - 61)

II. GIÁO DỤC SINGAPORE: HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

2.Khái quát về hệ thống giáo dục Singapore:

Mục đích của nền giáo dục chính thống ở Singapore là trang bị cho thanh thiếu niên những kỹ năng kiếm sống, có giá trị đạo đức lành mạnh, và khi trưởng thành trở thành những con người có trách nhiệm và những công dân trung thành. Tiến trình học tập nhằm thu hút được những gì tốt nhất của mỗi trẻ, giúp cho từng em phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Hiện nay, hệ thống học tập chủ yếu là tập trung giám sát khoảng 165 trường tiểu học (trường công và trường được chính phủ hỗ trợ), 156 trường trung học, 12 trường hỗn hợp đào tạo, 7 trường độc lập, 13 trường cao đẳng và 1 trường dự bị đại học tập trung. Giáo dục tiểu học là bắt buộc, với tất cả trẻ em từ 6 tuổi. Các em được hưởng 10 năm giáo dục miễn phí: 6 năm ở bậc tiểu học và 4 năm ở bậc trung học. Giáo dục sau trung học chuyên về học thuật được đưa vào các trường cao đẳng và một trường dự bị đại học tập trung, trong khi đào tạo trực tiếp chuẩn bị cho thế giới việc làm được giao cho các cơ sở và các trường đào tạo thuộc Viện Giáo dục Kỹ thuật và năm trường kỹ thuật bách nghệ. Hiện nay ở Singapore có 4 trường đại học. Hệ thống trường học ở Singapore được xây dựng nhằm khuyến khích học sinh hoàn chỉnh ít nhất 10 năm giáo dục cơ sở trước khi bước vào thế giới việc làm.

2.1. Giáo dục tiểu học

Ở bậc tiểu học học sinh học qua giai đoạn cơ bản trong 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4, và 2 năm giai đoạn định hướng từ lớp 5 đến lớp 6. Để phát huy tối đa tiềm năng của mình, học sinh chính thức được sắp xếp lớp theo năng lực học tập của mình vào cuối lớp 4. Sau đó tất cả học sinh sẽ bước sang giai đoạn tiếp theo của bậc giáo dục tiểu học. Ở giai đoạn định hướng, học sinh được phân luồng (trước đây) vào một trong 3 dòng ngôn ngữ là EM1, EM2 và EM3 theo năng lực của các em. Tuy nhiên, từ Tháng Ba năm 2004, EM1 và EM2 được nhập lại và đặt lại tên lần lượt là Lớp 5 Nhập (cộng với tỉ lệ tiếng mẹ đẻ cao) và lớp 5 Nhập.

2.2. Giáo dục trung học

Ở bậc trung học, học sinh lựa chọn 3 chương trình học (Đặc biệt/Nhanh/Bình thường) được thiết kế phù hợp với năng lực và sở thích của các em. Các em phải học 4 đến 5 năm giáo dục trung học với mức độ quan trọng về chương trình khác nhau. Đa số học sinh theo chương trình học đặc biệt hoặc nhanh trong khi số còn lại theo chương trình học bình thường.

Trường cao đẳng / học viện tập trung

Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp trung học (GCE) trình độ “O”, học sinh có thể nộp đơn xin vào các trường cao đẳng để học 2 năm chương trình dự bị đại học, hoặc chương trình dự bị đại học 3 năm tại một trường tập trung. Điều kiện nhập học dựa trên hệ thống điểm được tính tổng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học trình độ “O” của học sinh

Viện giáo dục kỹ thuật (ITE)

Viện Giáo dục kỹ thuật là một trường sau bậc trung học nhằm trang bị cho học sinh tôt nghiệp trung học và người lớn các kỹ năng và kiến thức kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các ngành. Nằm trong hệ thống các trường cao đẳng, ITE đào tạo cơ bản toàn phần thời gian và các chương trình thực tập cho học sinh tốt nghiệp trung học, cũng như Giáo dục và Đào tạo thường xuyên cho công nhân.

Trường kỹ thuật bách nghệ

Hiện nay có 5 trường kỹ thuật bách nghệ: Trường KTBN Singapore, Trường KTBN Ngee Ann, Trường KTBN Temasek, Trường KTBN Nanyang và Trường KTBN Cộng hòa, được thành lập để đảm bảo đào tạo rộng rãi cho những học sinh có xu hướng học các ngành có định hướng thực hành có cấp bằng. Đối với những học sinh tốt nghiệp trung học trình độ ‘O’ và ‘A’ cũng như tốt nghiệp ITE thì 5 trường kỹ thuật bách nghệ này đưa ra nhiều khóa học như cơ khí, kinh doanh, kế toán, hàng hải, chăm sóc sức khỏe, công nghệ sinh học, thiết kế phương tiện kỹ thuật số, khoa học ứng dụng, thiết kế sản phẩm và truyền thông.

Các trường đại học

Hiện ở Singapore có 4 trường đại học: Đại học Quốc gia Singapore (NUS), ĐH Công nghệ Nanyang (NUT), ĐH Quản lý Singapore (SMU) và UniSIM. UniSIM mới được thành lập năm 2005. Bên trong ĐH Công nghệ Nanyang có Học viện Giáo dục Quốc gia (NIE) nơi đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cũng như cung cấp các chương trình về giáo dục (cấp chứng chỉ và bằng ĐH), trong đó khi có một số chứng chỉ và bằng này có thể học tiếp để lấy bằng sau đại học về giáo dục.

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 58 - 61)