II. GIÁO DỤC SINGAPORE: HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
3. Chương trình giáo dục phổ thông: Sự thay đổi về mục tiêu đào tạo
Giáo trình phổ thông là bộ phận không thể tách rời của bất kỳ hệ thống giáo dục nào và đối với Singapore, khi đó còn là thuộc địa của Anh, giáo trình là một công cụ có tính sư phạm (theo lời của Bernstein), để giảm thiểu sự chia rẽ trong xã hội (to minimize social fragmentation) và xây dựng tính đồng nhất của địa phương.
Đó là một nhân tố quan trọng của việc thiết lập nhà nước, như báo cáo năm 1956 của Uỷ ban đa đảng về giáo dục tiếng Hoa của Hạ viện đã nêu ra.
Mặc dù có thể nói rằng những kế thừa từ thời thuộc địa Anh có ảnh hưởng rất lớn đến việc cơ cấu hệ thống giáo dục Singapore trước ngày độc lập, việc sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong giảng dạy, và nhiều phần của giáo trình phổ thông, trong thực tế, với nhìn nhận một cách khách quan hơn, không gây ảnh hưởng đồng nhất đối với tất cả bốn hệ thống ngôn ngữ được dùng trong giảng dạy lúc bấy giờ là tiếng Anh, tiếng Malay, tiếng Hoa và tiếng Tamil. Phản ứng của các hệ thống giáo dục không dùng tiếng Anh trong những năm của thập kỷ 40, 50 và trước đó đối với hệ thống giáo dục chính thống (kiểu Anh), có phần khá phức tạp với nhiều luồng ý kiến khác nhau. Phản ứng này là sự kết hợp của việc kiên quyết giữ gìn các giá trị cũng như truyền thống của địa phương cũng như tâm lý e ngại phải học từ các giáo viên thực dân nói chung. Trong việc học tiếng địa phương, cho dù đó là tiếng Hoa, Malay hay Tamil, thì việc học cũng được kết hợp giữa việc sử dụng ngôn ngữ và duy trì văn hoá. Trước Chiến tranh thế giới thứ 2, hệ thống trường học phản ánh lại sự phân hoá do cơ cấu tự nhiên của xã hội Singapore lúc bấy giờ, với mỗi nhóm dân tộc đều cố giữ lấy tính sắc tộc của mình ( như là ngôn ngữ, phong tục, và các mối quan tâm mang tính văn hoá). Ví dụ như, sách giáo khoa cho các trường dạy tiếng Hoa được nhập từ Trung Quốc đại lục, sách giáo khoa dùng trong các trường dạy tiếng Malay thì có nội dung nặng về tập trung vào văn hoá địa phương. Ở đây rõ ràng có sự bất cập giữa giáo dục theo hướng Anh và giáo dục truyền thống của cộng đồng người Hoa, người Malay và người Tamil. Như đã trình bày ở phần trước, tình trạng này đã được thay đổi phần lớn nhờ vào lời kêu gọi từ bản báo cáo của Ủy ban đa đảng về giáo dục tiếng Hoa nhằm hướng tới một chương trình học chung cho toàn dân và sách giáo khoa tập trung vào đất nước Singapore. Cho đến năm 1961, một chương trình chung cho tất cả các môn học phổ thông truyền thống đã được xuất bản với 4 thứ tiếng. Các hội đồng chịu trách nhiệm nội dung cho sách giáo khoa và hội đồng chịu trách nhiệm nội dung của Bộ Giáo dục đã đồng thời xem xét lại số đầu sách giáo khoa và phác thảo một danh sách các sách được gợi ý sử dụng trong nhà trường.
Nếu như các ý tưởng được dùng để đánh dấu những khuynh hướng lịch sử thì việc kế hoạch và phát triển chương trình học ở Singapore có thể chia ra làm 3 giai đoạn. Giai đoạn truyền thống cho đến trước những năm đầu của thập kỷ 70 cần thiết phải có sự duy trì của những giáo trình chọn lọc, có tính lý thuyết cao và được chỉnh sửa bổ xung nội dung đề cương môn học theo định kỳ. Thành quả chủ yếu trong thời kỳ này là việc đạt đến một nội dung đồng nhất cho bốn hệ thống ngôn ngữ giáo dục của Singapore. Về nội dung, khung môn học thể hiện giáo trình theo môn một cách chọn lọc. Từ những năm đầu của thập kỷ 70 đến thập kỷ 80 ảnh hưởng của khuynh hướng duy lý trở nên rõ ràng hơn, với việc sử dụng bản hướng dẫn chi tiết mục tiêu môn học trở thành một phần cố định của đề cương môn học trong nhà trường. Các môn học về giáo dục công dân và đạo đức cho khối tiểu học, dựa trên các giá trị xã hội chung và của các nhóm dân tộc chính, đã được đưa vào giảng dạy, phản ánh những mục tiêu chính trị và xã hội được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn này. Về kết cấu, đề cương môn học đi vào chi tiết hơn (về nội dung, phương pháp giảng dạy, và bản hướng dẫn chi tiết các mục tiêu của môn học), và nhờ đó xác định được mối quan hệ giữa đề cương, việc dạy, việc học và phương cách tổ chức của chúng. Thời kỳ này, đồng thời với việc thành lập Học viện xây dựng chương trình giảng dạy Singapore (CDIS) vào năm 1980, đã chứng kiến sự ra đời của của mô hình nhóm chuyên gia trong việc xây dựng giáo trình. Nhóm này bao gồm những nhà giáo có kinh nghiệm, những chuyên gia bộ môn, những người viết sách chuyên nghiệp và các nhà tư vấn bên ngoài (đến từ những trung tâm giáo
dẫn và có sử dụng đến thiết bị nghe nhìn và công nghệ thông tin. Đây là sự khởi đầu của thời kỳ được gọi là thời kỳ kiến tạo.
Giai đoạn kiến tạo của việc xây dựng giáo trình khuyến khích việc áp dụng các hoạt động đẩy mạnh tư duy sáng tạo và phê bình, cũng như những kỹ năng cho việc tự học thường xuyên với mục tiêu đào tạo ra những người lao động có tính sáng tạo và có tính thích nghi cao cho nền kinh tế dựa trên chất xám.
Giai đoạn phát triển này đã được sự ủng hộ của hai kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin trong giáo dục với mục tiêu trang bị cho học sinh những kỹ năng CNTT hữu ích, cho phép họ xử lý, và quan trọng hơn, là cho phép họ tạo ra những kiến thức mới. Theo cách này, những phần quan trọng của giáo trình, của việc thi cử và giảng dạy sẽ phối hợp với nhau để tăng cường hiệu quả của quá trình học và kết cấu tổ chức trong trường học.
Tuy nhiên, ở đây luôn có sự mâu thuẫn trong quá trình kế hoạch chương trình giảng dạy giữa cách thiết kế giáo trình dựa vào môn học một cách truyền thống với phương pháp mới vốn hơi đối lập với các nguyên tắc tiền lệ, có tính kết hợp hơn và xem xét đến môn học một cách toàn diện hơn. Chương trình tiểu học được thay đổi gần đây bởi nhiều yếu tố, cụ thể là việc sử dụng CNTT và việc giới thiệu 2 phương pháp dạy và học mới, phương pháp SEED và SAIL. Phương pháp SEED (Chiến lược cho sự gắn kết và phát triển hiệu quả) dành cho các lớp năm đầu tiểu học và SAIL (Chiến lược cho việc học tập chủ động và độc lập) được áp dụng cho các lớp tiểu học lớn hơn. SEED là một cải cách mà Bộ Giáo dục đưa ra vào năm 2002 trong đó khuyến khích các thầy cô giáo tìm tòi về phương pháp giảng dạy, tự lên kế hoạch và điều chỉnh giáo trình sao cho phù hợp với học sinh ở từng trường. Ở đây không có phương pháp chỉ định sẵn, chừng nào phương pháp của họ có hiệu quả và hấp dẫn được các em học sinh với việc học thì chừng đó phương pháp được coi là phù hợp. Đối với SAIL, thì phương pháp này lại coi việc học là một quá trình phát triển theo quy cách. Trong đó việc giảng dạy và thi cử hướng dẫn cho học sinh cách họ phải học tập và trau dồi thường xuyên như thế nào. Phương pháp này được hỗ trợ bởi rất nhiều công cụ, bao gồm: thứ nhất, những văn bản liệt kê các hạng mục cần học, thứ hai, là các bài tập cung cấp phạm vi kiến thức mà học sinh cần phải học và trình bày kiến thức đã học; thứ ba, là các công cụ đánh giá trong đó đề cập đến các khía cạnh của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các bài tập kể trên, cũng như mức độ đạt trình độ yêu cầu đối với từng khía cạnh.
Đến lượt phương pháp SEED cũng được kết hợp trong việc giảng dạy tiếng mẹ đẻ. ‘’SEED-CL’’ là chương trình sử dụng kỹ thuật SEED trong việc học tiếng Hoa ở năm thứ 1 và thứ 2 của bậc tiểu học nhằm giúp các em học sinh nhỏ học (tiếng Hoa) tốt hơn và thích thú với việc học tập hơn’’ (Shanmugaratnam, 2005). Trong bản báo cáo gần đây nhất của tờ Thời báo Giáo dục, 10/4/2005, việc dạy tiếng Hoa sẽ được chuẩn hoá để trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản và khả năng học hỏi nhờ ngôn ngữ này. Các em sẽ không phải cố gắng nhớ các chữ Hán mà được dành nhiều thời gian để học nghe, đọc và nói tiếng Hoa phổ thông. Và đối với những học sinh có thể học 2 ngoại ngữ, các em sẽ không chỉ là người nói được 2 thứ tiếng mà còn là người thông thạo 2 nền văn hoá.
Giáo trình trong việc giảng dạy các tiếng mẹ đẻ khác ( tiếng Malay và tiếng Tamil) cũng đang được xây dựng với những thay đổi cơ bản. Cũng giống như giáo trình giảng dạy tiếng Hoa, giáo trình tiếng Malay và Tamil đã được xem xét riêng rẽ, và các bước thực hiện đều nhằm mục đích để học sinh theo học các ngôn ngữ đó có thể sử dụng ngôn ngữ đó ngoài giờ học ‘’hàng ngày, thường xuyên và một cách tự nhiên’’ – theo như lời của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Tharman Shanmugaratnam ngày 16/11/2005, trong dịp giới thiệu những gợi ý của các hội đồng đánh giá sư phạm và giáo trình ngôn ngữ được Chính phủ chỉ định (tiếng Malay và tiếng Tamil).
Trong vài năm gần đây thì vấn đề gây nhiều tranh cãi là việc cố gắng để giảm bớt nội dung của mỗi môn học và phong trào được gọi là ‘’Dạy ít hơn và học nhiều hơn’’. Chính sách cắt giảm nội dung nhằm dành cho các thầy cô giáo nhiều thời gian để trao đổi với các em học sinh
hơn và cũng để thầy cô có thời gian để suy xét lại phương pháp giảng dạy của mình. ‘’Dạy ít hơn và học nhiều hơn’’, theo cách nói của Bộ trưởng Giáo dục Shanmugaratnam năm 2005, là ‘’đi vào cốt lõi của chất lượng giáo dục’’. Điều này cũng vì ‘’sự tương tác tốt hơn giữa thầy giáo và học sinh’’, và ‘’tạo mối tâm giao giữa thầy và trò’’chứ không phải chỉ dạy với mục đích kiểm tra và thi cử.