Những thay đổi tiêu biểu trong giáo dục từ năm 1997

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 63 - 65)

II. GIÁO DỤC SINGAPORE: HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

4.Những thay đổi tiêu biểu trong giáo dục từ năm 1997

Tiếp nối sự bắt đầu của chính sách “Trường học tư duy, Quốc gia học tập”năm 1997, những cải cách và thay đổi đã được đưa ra triển khai. Các thay đổi được kể đến dưới đây sẽ phân theo nhóm và đặc tính để người đọc có thể hiểu rõ hơn về quy mô và tính triệt để của những cải cách đối với hệ thống giáo dục được đưa ra trong thời gian gần đây. Tất cả những thay đổi về tổ chức này đều nhằm cung cấp cho các em một môi trường giáo dục mang tính tổng quát và đầy đủ.

Một ví dụ là trong cuộc họp của Uỷ ban ngân sách nghị viện tại Quốc hội năm 2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông Tharman Shanmugaratman, đã tuyên bố về nhiều vấn đề được xem xét lại trong hệ thống giáo dục, trong đó bao gồm việc xem xét lại hệ thống xét tuyển vào trung học và dự bị đại học(để khuyến khích cho một hệ thống giáo dục mềm dẻo hơn và đa dạng hoá về hình thức hơn, với việc xét tuyển vẫn dựa trên bảng điểm). Hệ thống xếp hạng các trường cũng như việc phân loại học sinh theo trình độ ở các trường tiểu học cũng được xem xét đến.

Việc xếp hạng các trường được mở rộng hơn để hỗ trợ và khuyến khích các trường cố gắng đạt được một mô hình giáo dục toàn diện hơn: cho phép các trường có nhiều quyền tự chủ trong tổ chức hơn và khuyến khích các em học sinh dành được kết quả học tập cao nhất. Những cải tiến trong giáo dục khác cũng được áp dụng đối với việc phân lớp theo trình độ trong giáo dục tiểu học vào cuối năm 2004. Chi tiết của các cải cách trên được trình bày ở phần sau.

Các hoạt động ngoại khoá là một phần của nền giáo dục toàn diện mà Singapore muốn đem đến cho các em học sinh, chính vì vậy mà các chính sách và sự sắp xếp các bậc học được mở rộng để giúp các em có nhiều sự lựa chọn hơn và ghi nhận sự tham gia của các em không chỉ trong các môn thể thao mà còn trong các hoạt động do các em tự khởi xướng và các hoạt động cộng đồng.

Chúng ta phải giúp từng em học sinh tìm được thế mạnh của mình, chứ không phải tập trung vào khuyết điểm của các em, và giúp các em thể hiện tài năng của mình tốt nhất. Đó chính là nhiệm vụ của chúng ta.

Ông Tharman Shanmugaratnam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, 2004

ITE (Học viện giáo dục kỹ thuật)

Các trường kỹ thuật bách nghệ

Các trường đại học ITE khu vực đầu tiên được

thành lập năm 2005. Hai trường khác là trường ITE trung tâm và ITE West.

Trường KTBN Cộng hoà mới thành lập năm 2002 với khoá học đầu tiên là năm 2003

Trường đại học Quản lý Singapore được thành lập năm 2000. Học viện Giáo dục quốc gia chuyển đến cơ sở mới nằm trong Đại học Công nghệ Nanyang.

ITE (Học viện giáo dục kỹ

thuật)

Các trường kỹ thuật bách nghệ

Các trường đại học Các trường sẽ cung cấp thêm

các khoá học lấy chứng chỉ về khoa học thể dục thể thao và quản lý dịch vụ nghỉ ngơi giải trí và tổ chức sự kiện. Từ năm 2006, các trường KTBN sẽ khai giảng vào tháng Tư thay vì tháng Sáu như mọi năm để tiết kiệm cho các em sinh viên 1 tháng chờ đợi.

Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang cho phép các em học sinh tài năng của các trường dự bị đại học và trung học được theo học khoá đại học khi vẫn đang tiếp tục học phổ thông. Đại học UniSIM được thành lập năm 2005, với khoá đầu tiên gồm 1275 em bắt đầu vào tháng Giêng 2006.

Những thay đổi gần đây trong nền giáo dục Hệ thống trường học - Tập hợp các nhóm trường nhằm đẩy mạnh sự liên kết hợp tác có hệ thống. Clustering of Schools(chú thích 6) - Mô hình trường xuất sắc của Singapore. - Giáo dục bắt buộc - Làm tốt hơn việc phân lớp theo trình độ ở bậc tiểu học.

- Cải tiến quá trình xếp hạng các trường. - Một trường Thể thao và một trường Nghệ thuật. Giáo trình - Giảm số học sinh trong một lớp.

- Dạy kỹ năng tư duy - Kế hoạch tổng thể I và II về CNTT

- Thay đổi trong các trường dự bị đại học và các lớp cuối phổ thông.

- Cải tiến trong chính sách dạy tiếng mẹ đẻ. - Đưa ra chương trình SEED và SAIL.

Giáo viên

- Các con đường phát triển sự nghiệp mới. - Cơ cấu đánh giá mới. - Nâng cao hệ thống quản lý chất lượng giảng dạy. - Chương trình thực tập (Work Attachment Scheme)

- Sẽ tăng cường thêm 3000 giáo viên cho các trường cho đến năm 2010

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 63 - 65)