Sơ lược quá trình phát triển của nền giáo dục Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 45 - 46)

I. GIÁO DỤC TRUNG QUỐC:

1. Sơ lược quá trình phát triển của nền giáo dục Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ 4[22] và là quốc gia đông dân nhất thế giới với khoảng hơn 1,33 tỉ người [23]. Dân số tập trung chủ yếu ở khu vực duyên hải phía đông. Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó trên 90% là dân tộc Hán. Bản đồ hành chính Trung Quốc được chia làm 22 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc trung ương, 5 khu tự trị và 2 đặc khu hành chính [24].

Nền văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh lâu đời và kéo dài nhất trên thế giới. Lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi sự chia cắt và thống nhất thường xuyên trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, các triều đại nối tiếp nhau với một thời kỳ cực thịnh kế tiếp bằng một thời kỳ cực suy. Mặc dù vậy, trong nhiều thế kỷ, nền văn minh Trung Hoa vẫn luôn là nền văn minh tiên tiến nhất và có nhiều ảnh hưởng về văn hóa đến nước Đông Á. Giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nền văn minh rực rỡ đó.

Nền giáo dục của Trung Quốc đã phát triển từ rất sớm. Các triều đại Trung Quốc đã xem Nho giáo như một nền tảng triết học cho việc cai trị và duy trì chế độ phong kiến. Vì vậy, giáo dục chủ yếu hướng người học đến những kiến thức mang tính kinh điển và những giá trị đạo đức mang tính khuôn phép của người quân tử nhằm phục vụ cho chế độ phong kiến. Nền giáo dục Nho học có những ưu điểm là đề cao các giá trị đạo đức, nhấn mạnh trách nhiệm của người học với bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng ngược lại, Nho học có những nhược điểm là xem nhẹ khoa học tự nhiên, ít chú trọng đến việc phát triển kỹ năng phân tích sáng tạo của người học, không bình đẳng về quyền lợi học tập giữa các giới.

Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Trung Quốc lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt do ảnh hưởng của phương Tây, chiến tranh xâm lược và nội chiến. Các nhà cải cách đã bắt đầu nhấn mạnh đến những thay đổi căn bản về triết lý và hệ thống giáo dục để làm tiền đề cho những thay đổi trong đời sống xã hội của Trung Quốc. Hệ thống trường học cùng với chương trình giảng dạy theo kiểu phương Tây đã ra đời, chấm dứt nền Nho học tồn tại hàng ngàn năm. Hệ thống chữ viết cũng được đơn giản hóa nhằm khuyến khích mọi người học tập.

Đến khi nước CHND Trung Hoa ra đời năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò lãnh đạo toàn diện đối với sự nghiệp giáo dục, theo đó các cấp ủy Đảng chỉ đạo việc thực hiện các chính sách và điều phối mọi hoạt động giáo dục ở các cấp chính quyền và trong mỗi trường học. Chính sách phát triển giáo dục được Đảng đưa ra là “dân tộc, khoa học và đại chúng”, đào tạo mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và công nhân trở thành những công dân tốt nhằm xây dựng nhà nước mới Xã hội chủ nghĩa. Giáo dục và đào tạo lấy triết học Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng.

Nhà nước CHND Trung Hoa giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các lĩnh vực của giáo dục. Các chính sách và các đổi mới giáo dục quan trọng đã được thực hiện để hài hòa giữa chức năng giáo

22. Diện tích Trung Quốc có thể lớn thứ 3 hoặc thứ 4 thế giới so với Hoa Kỳ tùy theo cách xác định.

23. Số liệu tháng 6 năm 2009.

24. Các thành phố trực thuộc trung ương gồm: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Thiên Tân. Các khu tự trị gồm Nội Mông Cổ, Hồi Ninh Hạ, Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Choang Quảng Tây, Tây Tạng. Các đặc khu hành chính

dục chính trị tư tưởng với chức năng kinh tế của giáo dục, giữa giáo dục vì mục tiêu hiệu quả kinh tế với giáo dục vì công bằng và bình đẳng xã hội. Hiện nay, Trung Quốc có một hệ thống giáo dục thống nhất trên toàn quốc, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học (6 năm), giáo dục trung học (6 năm, trong đó THCS 3 năm và THPT 3 năm), và giáo dục đại học. Trong đó giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, căn cứ theo Luật giáo dục bắt buộc 9 năm ban hành năm 1986.

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w