Những khuynh hướng cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ từ những năm 1980 1 Phân quyền tự chủ, tư nhân hóa, và cạnh tranh

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 145 - 149)

5.1. Phân quyền tự chủ, tư nhân hóa, và cạnh tranh

Phong trào phân quyền tự chủ, tư nhân hóa và cạnh tranh (từ đầu những năm 1980) bắt nguồn từ những khó khăn về mặt pháp lý với hệ thống tài chính của trường công. Những người ủng hộ chiến lược này cho rằng các trường sẽ phát triển, cải thiện khi có áp lực cạnh tranh. Theo xu hướng này, độc quyền công trong giáo dục cần được dỡ bỏ và chỉ khi đó, các nhà giáo dục chuyên nghiệp và tài năng mới được khuyến khích tham gia vào quá trình quản lý và giảng dạy. Việc cải cách giáo dục trong giai đoạn này đã cho ra đời một số mô hình trường công với những quyền tự chủ nhất định như “thu hút học sinh”, “tăng quyền tự chủ”. Những mô hình trường này đã làm tăng quyền tự chủ trong kế hoạch chi tiêu và tăng sự chọn lựa của cha mẹ học sinh trong hệ thống trường công của cùng một hạt.

Trường thu hút học sinh (magnet schools) là những trường công lập nhưng có những khóa học hoặc chương trình giảng dạy đặc biệt nhằm thu hút học sinh. Có thể hiểu mô hình này như là mô hình trường chuyên ở Việt Nam. Một số trường tập trung vào một lĩnh vực học chuyên biệt nào đó (ví dụ toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục nông nghiệp, hướng nghiệp, v.v…) một số khác vẫn tập trung vào chương trình học tổng quát. Đa số các trường này có quy trình tuyển sinh rất cạnh tranh, đòi hỏi một kỳ thi tuyển sinh hoặc phỏng vấn. Do tính phân quyền trong giáo dục, một số trường do hạt thành lập, một số khác do chính quyền bang thành lập. Một số trường phổ thông thông thường cũng có chương trình thu hút này trong trường của mình.

Trường được tăng quyền tự chủ (charter schools) cũng là những trường công lập nhưng hoạt động tự do khỏi một số quy định đối với một số trường công lập thông thường. Sự thiết lập quyền tự chủ được thể hiện trong một hợp đồng hoạt động trong đó nêu rõ sứ mệnh, mục tiêu, loại học sinh, phương pháp đánh giá, cách thức đo lường mức độ thành công của nhà trường. Hợp đồng này thường kéo dài từ 3 đến 5 năm trước khi được cấp một hợp đồng mới.Ý tưởng cơ bản cho mô hình trường này là nó được tăng quyền tự chủ trong việc chịu trách nhiệm. Nhà trường phải chịu trách nhiệm cả về kết quả giảng dạy và tài chính đối với các nhóm: nhà tài trợ, cha mẹ học sinh, cộng đồng cấp kinh phí hoạt động. Người ta thường chọn các trường này vì một số lý do: tiêu chuẩn học tập cao, quy mô lớp học và trường học nhỏ (thông thường tối đa 250 học sinh/ trường), phương pháp cải tiến, triết lý giáo dục phù hợp với nguyện vọng của họ, và độ an toàn cho con cái của họ được đảm bảo.

5.2. Báo cáo về thực trạng nguy hiểm của giáo dục Hoa Kỳ (A Nation at Risk Report -1983)

Trong những năm 1980, một sự kiện đặc biệt có ảnh hưởng đến phong trào cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ là báo cáo năm 1983 của Ủy ban quốc gia liên bang đánh giá về sự tiến bộ trong giáo dục, với tiêu đề Thực trạng nguy hiểm của quốc gia: Yêu cầu cấp bách về đổi mới giáo dục. Nhóm các nhà giáo dục và cán bộ quản lý được lựa chọn để kiểm tra chất lượng của giáo dục tiểu học và trung học ở các trường công ở Hoa Kỳ và phát hiện ra xu hướng chất lượng ngày đi xuống và đang đe dọa tương lai của đất nước. Theo phân tích của Ủy ban, các trường công đã chú trọng một cách bó hẹp vào kỹ năng đọc và tính toán cơ bản mà đã bỏ qua các kỹ năng cốt yếu như nhận biết, phân tích, giải quyết vấn đề và khả năng đưa ra kết luận.

Có rất nhiều báo cáo từ những nhóm chuyên gia tư vấn độc lập, các quỹ và viện nghiên cứu tiếp theo báo cáo về thực trạng giáo dục quốc gia. Tất cả những báo cáo này đều chỉ ra những bất cập ở các trường của Hoa Kỳ, và đều kêu gọi cải cách giáo dục dưới hình thức này hay hình thức khác.

Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Dù có những ý kiến khác nhau cả chỉ trích và ca ngợi về “Báo cáo thực trạng nguy hiểm của quốc gia” cùng với những báo cáo tiếp theo sau đó, các nhà giáo dục Hoa Kỳ đã bắt đầu một loạt những cuộc cải cách chưa từng có trước đó, đặc biệt hướng đến triết lý giáo dục thực tiễn phải tạo ra những cá nhân có kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các đòi hỏi của công việc trong tương lai.

5.3. Hội nghị thượng đỉnh về giáo dục tại Charlottville 1989 (CharlottesvilleEducation Summit 1989): Education Summit 1989):

Năm 1989, Tổng thống George Bush đã yêu cầu nhóm các nhà lãnh đạo giáo dục và các thống đốc bang phác thảo ra một nhóm các mục tiêu cho ngành giáo dục. Một “Hội nghị thượng đỉnh giáo dục” giữa hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã được tổ chức. Trong hội nghị này, các công việc cơ bản cho chương trình mục tiêu giáo dục quốc gia đã được đề ra. Sau hội nghị, sáu mục tiêu giáo dục quốc gia đã được xây dựng và tạo đà cho chương trình cải cách giáo dục do chính quyền bang tiến hành. Các quan chức từ bang đến địa phương, các nhà giáo dục, phụ huynh, cộng đồng và lãnh đạo các doanh nghiệp cùng cam kết trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh.

Hưởng ứng những đòi hỏi về việc đưa ra các chuẩn học vấn, Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập Hội đồng Quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm định trong giáo dục (NCEST) vào tháng 6/1991. Hội đồng được thành lập để xem xét việc lập ra các tiêu chuẩn giáo dục quốc gia để tạo ra những nội dung học tập phù hợp theo từng cấp học. Bằng cách này, người ta hy vọng sẽ nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

5.4. Những mục tiêu 2000: Đạo luật giáo dục nước Mỹ (Goals 2000: Educate America Act)

Dựa vào các cam kết và kiến nghị trong báo cáo của NCEST, “Những mục tiêu 2000 – Đạo luật giáo dục nước Mỹ” ra đời năm 1994 nhằm hỗ trợ cho các bang và hạt tham gia để hỗ trợ cộng đồng trong việc xây dựng và tiến hành cải cách dựa trên các chuẩn của bang. Luật mới này cho phép chính quyền liên bang có một vai trò mới trong hỗ trợ giáo dục. Chính quyền liên bang có thể khuyến khích cách tiếp cận toàn diện nhằm giúp học sinh nâng cao các kỹ năng để thành công trong cuộc sống.

Đạo luật nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học thông qua việc tạo ra một khung cải cách giáo dục quốc gia; nhằm khuyến khích nghiên cứu, xây dựng hệ thống khảo sát đánh giá, và thay đổi cơ chế nhằm đảm bảo cơ hội giáo dục công bằng và chất lượng giáo dục cao nhất cho tất cả học sinh ở Hoa Kỳ.

Việc thông qua “Những mục tiêu 2000 – Đạo luật giáo dục nước Mỹ” dựa trên nhận thức về các nguyên tắc căn bản trong thay đổi hiệu quả trường học: 1) tất cả học sinh đều có cơ hội học tập; 2) hiệu quả phát triển giáo dục phụ thuộc vào công tác quản lý ở trường học; 3) cải cách cần thiết phải đồng thời từ trên xuống và từ dưới lên; 4) các chiến lược phát triển phải theo từng địa phương, mang tính toàn diện, có sự phối kết hợp với nhau; và 5) toàn thể cộng đồng phải tham gia vào việc xây dựng các chiến lược để nâng cao hiệu quả trên toàn hệ thống.

Cải cách “Những mục tiêu 2000” về căn bản là cải cách về chuẩn, với mức độ linh hoạt phù hợp. Các mục tiêu không được sử dụng làm thành tích chính trị hay những lời hứa suông. Những mục tiêu này là trọng tâm của cải cách giáo dục ở cả thời chính quyền Bill Clinton và George W. Bush. Đây là một hiệp ước toàn quốc mà theo đó, có thể đo lường, tính toán kết quả đầu ra của hệ thống giáo dục trên toàn Hoa Kỳ.

Dù có những phản đối với chuẩn quốc gia song những nỗ lực nhằm xây dựng các chuẩn và các chương trình đánh giá của bang vẫn được liên tục tiến hành.

5.5. Hội nghị thượng đỉnh quốc gia về giáo dục tại New York (1996)

Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Hội nghị này là biện pháp ứng phó trước tiến độ đi xuống của cải cách giáo dục sau “Những mục tiêu 2000”. Những người tham dự đã tiếp tục công việc được khởi đầu ở Charlottesville.

Thực tế, hội nghị đã thúc đẩy nỗ lực bền vững và tăng cường quản lý hơn nữa trong việc lập ra các chuẩn và các đánh giá. Họ đã nhận thấy rằng các chuẩn là rất cần thiết để nâng cao giáo dục cho mọi người và tầm quan trọng của một cam kết nhằm giúp học sinh đạt được các chuẩn đó. Một số ý kiến chỉ trích các chuẩn là có sự tham gia quá sâu của chính quyền liên bang. Một kết quả khác của hội nghị là lời kêu gọi cần có một ngân hàng độc lập, không có liên hệ với bất cứ cơ quan liên bang nào, nơi đó sẽ cung cấp thông tin nhằm giúp quản lý, điều phối nỗ lực của bang trong việc lập ra các chuẩn và các đánh giá.

Vào năm 1996, với một báo cáo đánh dấu bước ngoặt “Điều ý nghĩa nhất: dạy học cho thế hệ tương lai của nước Mỹ”, Ủy ban quốc gia về dạy học và tương lai của Hoa Kỳ lại khẳng định thêm một lần nữa rằng, giáo viên có vai trò rất quan trọng với thành tích của học sinh. Báo cáo đã nêu ra thách thức với quốc gia trong việc bố trí giáo viên có chất lượng cao trong từng lớp học ở Hoa Kỳ đến năm 2006. Báo cáo đưa ra kế hoạch phác thảo cho việc tuyển dụng, đào tạo và hỗ trợ các giáo viên xuất sắc ở tất cả các trường của Hoa Kỳ. Kế hoạch nhằm đảm bảo rằng tất cả các cộng đồng đều có giáo viên với kiến thức và kỹ năng cần thiết để giảng dạy sao cho tất cả trẻ em đều có thể học tập tốt, và tất cả hệ thống trường học được tổ chức nhằm hỗ trợ giáo viên tiến hành nhiệm vụ đó.

Kiến nghị của Ủy ban có tính hệ thống về phạm vi và yêu cầu lập ra một cơ sở hạ tầng mới cho việc học tập chuyên môn và một hệ thống trách nhiệm giải trình đảm bảo sự quan tâm đến các chuẩn với những người làm giáo dục cũng như học sinh ở từng cấp – quốc gia, bang, hạt, trường, lớp học.

5.6. Luật “Giáo dục cho mọi trẻ em” (No Child Left Behind Act)

Đạo luật này là một trong những đạo luật gần đây nhất liên quan đến giáo dục ở cấp liên bang do Tổng thống George W. Bush ký ban hành vào năm 2002 tạo ra nhiều thay đổi lớn cũng như nhiều tranh cãi trong giáo dục công của Hoa Kỳ. Với đạo luật này, nền giáo dục bắt buộc phải đảm bảo tất cả trẻ em, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, ngôn ngữ, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội đều phải được nhận nền giáo dục tốt và đạt được kỳ thi chuẩn. Đạo luật này đòi hỏi học sinh và nhà trường phải chứng tỏ sự tiến bộ thỏa đáng qua từng năm học (Adequate Yearly Progress) thông qua việc kiểm tra đánh giá trình độ theo một mực thước căn bản (Standardized Testing). Nếu một trường nào đó không chứng tỏ được sự tiến bộ này, trường đó sẽ bị đưa vào “danh sách các trường không đạt”, bị đăng công báo và cha mẹ học sinh có quyền chuyển con họ sang học trường khác. Nếu nhiều năm như vậy, trường đó sẽ bị tổ chức lại hoặc bị đóng cửa, mặc dù đến nay rất hiếm trường hợp như thế xảy ra.

Những tranh cãi về đạo luật này xoay quanh một số vấn đề sau: 1) Các bang chạy theo thành tích để hưởng phần ngân sách đãi ngộ từ liên bang bằng cách hạ mức độ khó đối với kỳ thi chuẩn. 2) Vấn đề xảy ra với chính kỳ thi chuẩn đó là giáo viên sẽ dạy học theo hướng để thi mà không chú trọng đến những kỹ năng thiết yếu khác, hơn nữa kỳ thi đòi hỏi mọi trẻ em đều thực hiện một kỳ thi chuẩn là không hợp lý vì nó trái với đạo luật giáo dục dành cho trẻ khuyết tật. 3) Chế độ đãi ngộ của đạo luật chống lại học sinh yếu kém vì nếu trường nào không đạt sự tiến bộ thỏa đáng hàng năm sẽ vừa bị yêu cầu phải bồi dưỡng cho học sinh yếu trong khi vừa chịu các trừng phạt về tài chính. 4) Chế độ đãi ngộ này cũng chống lại học sinh giỏi hoặc có năng khiếu đặc biệt vì các địa phương chỉ cấp ngân sách cho các chương trình đảm bảo kỹ năng đọc viết và tính toán bắt buộc chứ không đầu tư thỏa đáng cho các chương trình nâng cao. 5) Chương trình giảng dạy bị thu hẹp do đạo luật này chú trọng đến toán và kỹ năng ngôn ngữ nên học sinh mất cơ hội hưởng được một chương trình giáo dục bao quát hơn. 6) Đạo luật này hạn chế sự kiểm soát của địa phương; một số còn tranh cãi rằng chính quyền liên bang không có quyền hiến pháp

Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

trong giáo dục, nên việc thực hiện đạo luật này chỉ nên để các bang tùy chọn áp dụng tùy theo điều kiện của bang.

5.7.Luật “Giáo Dục Cho Trẻ Khuyết Tật”- (IDEA)

Luật “Giáo dục cho trẻ khuyết tật” quy định các bang phải đảm bảo rằng các hạt phải có các dịch vụ và trang thiết bị hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật nhằm giúp các em có thể hoà nhập và phát triển. Chương trình giáo dục này hoàn toàn miễn phí và yêu cầu phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng học sinh. Khi được đưa vào danh sách trẻ em cần giáo dục đặc biệt, các em được học những chương trình đặc biệt “bắt đầu sớm từ 3 tuổi”. Trước 3 tuổi, các em cũng có thể nhận được sự giúp đỡ qua những chương trình của trung tâm cộng đồng chiếu theo đạo luật “Lanterman Act”. Trung tâm cộng đồng cũng chịu trách nhiệm cho các em chưa đầy 1 tuổi đến 22 tuổi. Nếu phụ huynh nhận thấy con em mình không phát triển theo lứa tuổi thì sẽ liên lạc với nhà trường để tìm một chương trình giáo dục thích hợp hơn.

IDEA là luật liên bang quy định học sinh phải được hưởng môi trường học tập ít bị giới hạn nhất. Điều này có nghĩa là các hạt phải gặp gỡ phụ huynh để xây dựng một chương trình giáo dục được cá nhân hóa, để xếp lớp và vị trí tốt nhất cho học sinh. Các hạt không xếp được lớp phù hợp cho học sinh có nhu cầu đặc biệt sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phụ huynh được phép nộp đơn khiếu nại chính thức và hợp pháp để yêu cầu cung cấp dịch vụ phù hợp cho con em mình.

5.8.Chính sách giáo dục hiện nay của chính quyền Obama:

Obama lên nắm quyền trong bối cảnh cuộc suy thoái kinh tế diễn ra sâu sắc tại Hoa Kỳ và trên phạm vi toàn cầu, cùng với đó là hai cuộc chiến tranh Iraq và Afganistan vẫn chưa giải quyết xong. Mặc dù vậy, phát biểu ngày 10/3/2009 về vấn đề giáo dục, Obama vẫn cho rằng ưu tiên cho giáo dục là vấn đề không thể chờ đợi được và vì thế cần những cải cách cấp bách. Mặc dù giáo dục là chức năng của địa phương, chính quyền Obama vẫn dành một nguồn ngân sách lớn để thực hiện các cải cách giáo dục trên phạm vi toàn quốc. Năm vấn đề cốt lõi trong cải cách giáo dục của Obama bao gồm:

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 145 - 149)