Những thay đổi trong cơ cấu quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 65 - 67)

II. GIÁO DỤC SINGAPORE: HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

5.Những thay đổi trong cơ cấu quản lý giáo dục

5.1. Giáo dục bắt buộc

Đây là lần đầu tiên luật bắt buộc trẻ em phải đến trường học 6 năm đầu tại trường phổ thông chính quy được ban hành. Giáo dục bắt buộc được áp dụng từ ngày 1 tháng Giêng năm 2003. Giáo dục bắt buộc được áp dụng lần đầu tiên đối với các em sinh từ ngày 2/2/1996 đến hết ngày 1/1/1997, các em này đến tuổi vào lớp 1 tiểu học trong năm học được bắt đầu từ 1/1/2003.

5.2. Mô hình trường xuất sắc (SEM)

Mô hình trường xuất sắc được áp dụng từ năm 2000, là một mô hình tự đánh giá của các trường, được tập hợp bởi những tính năng tốt nhất được áp dụng trong nhiều mô hình quản lý chất lượng vốn được sử dụng trong các doanh nghiệp. Quan trọng nhất là mô hình này đòi hỏi các trường xem xét đến các quy trình cơ bản có thể gây ảnh hưởng đến đầu ra của quá trình giáo dục. Cách tiếp cận này rất toàn diện vì khung mô hình này xem xét đến kết quả của các trường và kết quả đầu ra chứ không chỉ là xem xét đến thành tích học tập. (academic performance). Khung này bao gồm 9 tiêu chuẩn, được trình bày trong Hình 3 dưới đây.

Enablers – các nhân tố tạo điều kiện Kết quả

Sự cách tân và học hỏi Khung cơ cấu cho mô hình SEM Sự lãnh đạo Các quy trình lấy học sinh làm trung tâm Quản lý nhân sự Kế hoạch chiến lược Các nguồn lực Kết quả của nhân viên Kết quả của khối hành chính và vận hành Kết quả của xã hội và quan hệ đối tác Các kết quả hoạt động chủ chốt

5.3. Việc lập nhóm các trường

Năm 1997, Bộ Giáo dục Singapore bắt đầu dự án lập nhóm các trường, thí điểm với 24 trường để kiểm tra tính khả thi của việc giao quyền tự quản nhiều hơn cho các trường. 24 trường này được chia ra thành 4 nhóm, mỗi nhóm được lãnh đạo bởi một Tổng Hiệu trưởng. Các nhóm trường này có được sự linh hoạt hơn trong việc đưa ra một số quyết định về tài chính và khai thác nhân lực trong phạm vi nhóm của họ. Ngoài việc có quyền quyết định về quản lý linh động hơn, các nhóm này còn được trông đợi là cách tân và sáng tạo hơn trong việc tạo ra môi trường giáo dục cho các em học sinh.Cho đến năm 2000, 65 phần trăm số trường đã được phân nhóm. Cho đến ngày hôm nay thì tất cả các trường đều đã được phân nhóm và có 28 nhóm ở 4 vùng.

5.4. Hệ thống xếp hạng các trường

Hệ thống xếp hạng các trường được bắt đầu từ năm 1992 nhằm cung cấp cho các bậc phụ huynh thông tin để họ có thể chọn ra trường trung học phổ thông cho con họ một cách đúng đắn nhất. Hệ thống này cũng khuyến khích các trường quyết tâm phấn đấu để tiến bộ và vượt trội so với các trường khác.

Việc xếp hạng ở bậc trung học phổ thông và các trường dự bị đại học ngày nay dựa trên nhiều tiêu chí hơn, nhằm khuyến khích các trường cung cấp cho các em học sinh một nền giáo dục toàn diện hơn. Ở đây có sự thay đổi từ việc đánh giá dựa vào kết quả học tập cụ thể sang việc phân các trường vào cùng nhóm có kết quả học tập tương tự. Để đánh giá các trường một cách toàn diện hơn, người ta đã mở rộng các hạng mục hoạt động quan trọng được chọn làm cơ sở cho việc xếp hạng. Các hạng mục đó bao gồm sự bổ xung giá trị có tính học vấn, phát triển nhân cách, các thành tích về văn thể mỹ. Các thay đổi khác đối với hệ thống xếp hạng được công bố năm 2004, trong đó những trường có kết quả kỳ thi trung học, (kỳ thi bậc O) được xếp đồng hạng với nhau. Trong bảng liệt kê mới về các trường có 9 nhóm được gọi là Các bảng đánh giá kết quả của các trường. Những bảng này thể hiện một cách rõ ràng các trường đã có thành tích như thế nào trong lĩnh vực tăng cường giá trị học vấn cũng như các lĩnh vực khác ví dụ như nghệ thuật và thể thao. Mối quan tâm mới tập trung chủ yếu vào sự phát triển toàn diện của các em học sinh.

5.5. Cải cách trong việc phân loại học sinh ở bậc tiểu học

Bộ Giáo dục đã thực hiện những thay đổi trong việc phân loại học sinh tiểu học vào nửa cuối năm 2004:

- Loại bỏ cách phân biệt giữa EM1EM2 (xem Hình 2 trang 6), trao quyền tự quyết cho các trường trong việc phân loại học sinh theo khả năng thế nào cho phù hợp nhất, và làm cách nào để đạt đến một giá trị giáo dục cao nhất.

- Cho phép các trường được tự quyết trong việc tổ chức 4 kỳ thi tiểu học cuối năm để xác định được các em học sinh có khả năng học chương trình tiếng mẹ đẻ nâng cao, hay phù hợp hơn khi được đưa vào nhóm học chương trình cơ sở ở EM3.

5.6. Nâng cao chất lượng không gian học tập – Chương trình xây lại và nâng cấp các trường hiện có

Những thay đổi diễn ra trong phương pháp sư phạm trong lớp và cách học của các em học sinh khiến cho người ta nghĩ đến việc thay đổi tương ứng đối với không gian học tập ở các trường vì phần lớn các trường ngày nay đều được xây dựng từ cách đây 20 hay 30 năm. Trước năm 1989, Singapore dựa vào thiết kế trường học theo chuẩn của mỗi trường. Các thiết kế mới nhất còn tiến xa hơn nữa, tập trung vào việc cung cấp khoảng không cho việc học tập theo nhóm. Năm 1999, Bộ Giáo dục Singapore đã khởi xướng ra Chương trình xây lại và nâng cấp các trường hiện có, gọi tắt là PRIME, được thực hiện theo từng bước để nâng cấp các trường cho phù hợp với các tiêu chuẩn mới nhất. Các trường được xây dựng trước năm 1997 sẽ được nâng cấp hoặc xây lại. Các công trình tiện ích được nâng cấp hoặc xây mới bao gồm phòng máy tính, thư

viện đa phương tiện, các phòng học sử dụng công nghệ thông tin, phòng cầu nguyện, phòng tập thể thao. Giáo viên và học sinh cũng sẽ có các phòng học và phòng giáo viên rộng hơn, cũng như nhiều diện tích sinh hoạt chung hơn.

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 65 - 67)