Khái quát về hệ thống giáo dục Malaysia

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 75 - 81)

III. GIÁO DỤC MALAYSIA:

2. Khái quát về hệ thống giáo dục Malaysia

Giáo dục ở Malaysia gồm các trường do chính phủ tài trợ, trường tư hoặc học tập tại nhà. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học trong các trường công do Bộ Giáo dục quản lý, và chính sách giáo dục đại học xây dựng năm 2004 do Bộ Đại học quản lý. Chính quyền các bang và chính quyền địa phương ít có ảnh hưởng đối với chương trình hoặc các khía cạnh quan trọng của giáo dục. Bắt đầu từ năm 1998, Chính phủ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy trong tất cả các môn khoa học, mặc dù điều này tạo ra sự phân biệt giữa những học sinh thành thạo tiếng Anh và những học sinh chưa thành thạo tiếng Anh.

Hệ thống giáo dục quốc dân Malaysia bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục sau trung học. Giáo dục mầm non dành cho trẻ từ 4-6 tuổi. Tham gia học chương trình giáo dục mầm non không phổ biến ở Malaysia và nhìn chung chỉ những gia đình giàu có mới đủ khả năng cho con học trường mầm non tư thục. Chính phủ không có chương trình giáo dục mầm non chính quy, ngoại trừ có một khoá bồi dưỡng chính thức để cấp chứng chỉ cho hiệu trưởng và giáo viên trước khi họ thành lập và quản lý trường mầm non. Có các chương trình giáo dục mầm non khác do các nhóm tôn giáo quản lý. Khoá bồi dưỡng này bao gồm các bài giảng về tâm lý trẻ em, phương pháp giảng dạy và các nội dung khác như chăm sóc và phát triển trẻ. Những trường mầm non đã đăng ký phải tuân thủ các điều kiện quy vùng và phải tuân thủ các quy định về việc khám sức khoẻ và đánh giá nguy cơ hoả hoạn vì nhiều trường mầm non nằm trong các khu dân cư đông đúc.

Sơ đồ hệ thống giáo dục Malaysia

Giáo dục tiểu học gồm 6 năm, từ Năm 1 đến Năm 6 (còn được gọi là Chuẩn 1 đến Chuẩn 6). Năm 1-3 được phân thành Mức độ 1 (Tahap Satu) và Năm 4-6 được phân thành Mức độ 2 (Tahap Dua). Trẻ bắt đầu học tiểu học lúc 7 tuổi và hoàn thành chương trình tiểu học lúc 12 tuổi. Dù hiệu quả học tập như thế nào, học sinh luôn được khích lệ lên lớp.

Từ năm 1996 đến năm 2000, Penilaian Tahap Satu (PTS) hay còn gọi là Đánh giá Mức độ 1 được thực hiện đối với học sinh Năm 3. Học sinh đạt kết quả kiểm tra xuất sắc được phép tiếp tục Năm 4 hoặc Năm 5. Tuy nhiên, hình thức kiểm tra này không còn được áp dụng từ năm 2001 trở đi bởi phụ huynh học sinh và giáo viên lo lắng rằng kỳ thi là một áp lực đối với học sinh. Tương tự tình trạng giáo dục của các nước Châu Á khác như Singapore và Trung Quốc, bài kiểm tra chuẩn là vấn đề phổ biến dẫn đến tỷ lệ trẻ bỏ học cao ở Malaysia.

Ở cuối bậc tiểu học, học sinh ở các trường quốc gia phải trải qua một bài kiểm tra chuẩn Ujian Pencapaian Sekolah Rendah (UPSR) hay còn gọi là Bài kiểm tra đánh giá bậc tiểu học. Những môn kiểm tra bao gồm sự lĩnh hội Mã Lai, bài kiểm tra viết tiếng Mã Lai, tiếng Anh, Khoa học và Toán. Trước đây, các bài kiểm tra về sự lĩnh hội Trung Hoa và Ta-min cùng với bài kiểm tra viết tiếng Trung và tiếng Ta-min không bắt buộc đối với các trường dạy bằng tiếng bản địa.

Vào tháng 1 năm 2003, ngôn ngữ giảng dạy pha trộn được chính thức đưa vào sử dụng để học sinh Chuẩn 1 sẽ học Khoa học và Toán bằng tiếng Anh, còn các môn khác học bằng tiếng Mã Lai. Các trường dùng tiếng bản địa Trung quốc và tiếng Ta-min dùng tiếng Quan Thoại và tiếng Ta-min để dạy học trên lớp. Gần đây, các trường dùng tiếng Ta-min đã bắt đầu dùng tiếng Anh để

dạy môn Khoa học và Toán. Những trường dùng tiếng Trung đã bắt đầu dùng cả tiếng Anh và tiếng Trung để dạy môn Khoa học và Toán. Không bắt buộc kiểm tra kiểm tra đánh giá ở bậc tiểu học nhưng tất cả các trường dùng tiếng bản địa đều tiến hành kiểm tra đối với học sinh trong trường của họ vì kết quả kiểm tra giúp họ nhập lại học sinh vào trường quốc gia ở bậc trung học.

Đã có ý kiến lên tiếng chỉ chích việc phân loại giáo dục công lập ở bậc tiểu học thành trường quốc gia và trường loại quốc gia vì điều đó tạo ra sự phân biệt chủng tộc đối với trẻ còn nhỏ tuổi. Vào những năm 1970, khoảng nửa số phụ huynh người Hoa cho con họ học trường quốc gia. Đến năm 2006, con số này chỉ là 6%. Ông Lim Guan Eng, người của Đảng Dân chủ cho biết: “Tôi lớn lên và trưởng thành ở Malaysia, đi học ở trường quốc gia và tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng đất nước lại bị phân cực như vậy”. Những người không phải là người Mã Lai, đặc biệt là người Hoa, không đi học ở trường quốc gia do họ cảm thấy trường quốc gia mang nặng sự thống trị của người Mã Lai và đặc biệt trong những năm gần đây, bầu không khí Hồi giáo tràn ngập trong trường.

Giáo dục trung học gồm trường học văn hóa, trường kỹ thuật và dạy nghề, trường tôn giáo quốc gia. Các trường trung học công lập được coi là thuộc hệ thống các trường quốc gia. Học sinh học 5 lớp, mỗi năm một lớp. Tuy nhiên, một số học sinh sẽ phải học để thi lên lớp trước khi các em có thể vào lớp thứ nhất của bậc học này nếu kết quả học tập của giai đoạn trước thấp quá hoặc đơn giản là vì các em lựa chọn thi lên lớp - đối với một số trường điều là hoàn toàn có thể. Cuối lớp thứ 3, các em sẽ trải qua kỳ thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp Giáo dục Trung học Cơ sở (LCE) (tên tiếng Malay là PMR). Tuỳ theo lựa chọn, các em sẽ được phân luồng theo khối tự nhiên hoặc xã hội. Khối tự nhiên nhìn chung được nhiều em lựa chọn hơn. Các em học sinh khối tự nhiên được phép chuyển sang khối xã hội nhưng hiếm khi có trường hợp ngược lại.

Vào cuối lớp thứ 5, các học sinh phải tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ SPM (Chứng chỉ kiểm tra giáo dục của Malaysia) trước khi tốt nghiệp trường trung học. Kỳ thi SPM được dựa trên kỳ thi trước kia của hệ thống giáo dục Anh có tên là “chứng chỉ trường học” trước khi nó đổi tên là chứng chỉ bậc “O”. Đến năm 2006, các học sinh được tính điểm GCE 'O' Level cho bài thi Tiếng Anh bên cạnh bài thi SPM Tiếng Anh thông thường. Trước kia, kết quả này được thông báo trong bảng điểm và được tách thành một dòng riêng đánh mã 1119, có nghĩa là các học sinh đã nhận được hai loại điểm cho phần Tiếng Anh. Kết quả được phân biệt dựa trên các điểm số của phần thi Viết trong bài thi Tiếng Anh. Phần viết luận của bài thi tiếng Anh được đánh giá với sự giám sát của các cán bộ từ kỳ thi British “O” Levels. Mặc dù không phải là một phần của chứng chỉ cuối cùng mà học sinh nhận được, điểm “O” Level vẫn được nêu trong bảng điểm của các em học sinh.

Ngay sau khi công bố kết quả thi SPM năm 2005 vào tháng 3 năm 2006, Bộ Giáo dục đã tuyên bố họ đang xem xét việc cải cách hệ thống SPM do đã có sự quá chú trọng vào điểm số. Các nhà giáo dục địa phương đã tỏ ra ủng hộ kế hoạch này. Một giảng viên của trường Đại học Malaysia đã phàn nàn rằng các sinh viên đại học không thể viết thư, tranh luận hay hiểu được những đoạn chú thích ở cuối trang. Ông ta cũng phàn nàn rằng “học sinh không hiểu tôi nói gì… Tôi không thể truyền tải được kiến thức cho chúng”. Ông ta cho rằng “Trước năm 1957 (năm Malaysia dành độc lập) những học sinh đạt thành thích xuất sắc nhất không phải là những học sinh được 8 hay 9 mà là những học sinh có tài tranh luận, giỏi văn học, thể thao và là những người dẫn đầu trong các nhóm hướng đạo sinh. Murad Mohd Noor, nguyên Bộ trưởng Giáo dục đã đồng tình và cho rằng “cuộc chạy đua khốc liệt hiện nay bắt đầu từ Chuẩn số 6 với kỳ thi UPSR. Tính cạnh tranh cao của nó đã dẫn đến việc các bậc cha mẹ buộc phải cho con em họ đi học thêm”. Ông cũng bày tỏ thái độ không hài lòng trước trào lưu các học sinh phải học từ 15 đến 16 môn học để tham gia kỳ thì SPM vì như thế là “không cần thiết”.

Sau khi tốt nghiệp tiểu học tại các trường tiểu học quốc gia, một số học sinh cũng có thể lựa chọn theo học tại các Trường trung học tư thục Trung hoa. Tuy nhiên, học sinh ở những trường này phải tham gia một kỳ kiểm tra được chuẩn hoá gọi là kỳ thi lấy chứng chỉ Giáo dục hợp nhất (UEC). Kỳ thi UEC bắt đầu được Hiệp hội các nhà giáo và quản trị trường học Trung hoa đưa vào

từ năm 1975. Chứng chỉ UEC bao gồm 3 loại khác nhau: Loại chứng chỉ nghề (UEC-V), Chứng chỉ trung học cơ sở (UEC-JML/JUEC) và chứng chỉ Trung học phổ thông (UEC-SML/SUEC). Chương trình học và các kỳ kiểm tra dành cho chứng chỉ UEC-V và UEC-JML chỉ sử dụng tiếng Trung. Đối với chứng chỉ UEC-SML, các câu hỏi thuộc lĩnh vực toán học, tự nhiên (sinh, hoá, lý), kế toán và thương mại sẽ bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh. Mức độ khó của các đề thi lấy chứng chỉ UEC-SML gần bằng kỳ thi lấy chứng chỉ A trừ phần thi tiếng Anh.

Các học sinh tại các Trường trung học tư thục Trung Hoa học thành hai bậc bao gồm 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông (mỗi năm một lớp). Thay vì học 5 năm như tại các trường trung học công lập, các em phải học 6 năm. Học sinh không được phép lên lớp nếu các em thi không đạt. Các em sẽ phải học lại lớp đó trong năm tiếp theo. Những học sinh không được lên lớp liên tiếp trong vòng 3 năm sẽ không được nhà trường cho học tiếp. Do đó, một số học sinh có thể mất hơn 6 năm để hoàn thành việc học của mình tại các trường Trung học tư thục Trung hoa.

Vào năm thứ 3 của trung học cơ sở, các học sinh phải thi lấy chứng chỉ UEC-JML. Một số học sinh cũng có thể thi lấy chứng chỉ PMR. Thi lấy chứng chỉ UEC-JM khó hơn thi lấy chứng chỉ PMR. Cũng giống như các học sinh học tại các trường trung học công lập, học sinh học tại các Trường trung học tư thục Trung hoa cũng được phân luồng theo khối tự nhiên hoặc Xã hội/ Thương mại ngay từ lớp đầu tiên của bậc trung học cơ sở. Đến cuối năm thứ hai của bậc trung học phổ thông, các học sinh có thể lựa chọn tham gia kỳ thi SPM. Sau khi lấy chứng chỉ SPM các em có thể ra trường. Tuy nhiên, một số em cũng có thể lựa chọn học tiếp năm thứ 3 của bậc trung học phổ thông.

Giáo dục sau trung học là giáo dục dành cho những người đã hoàn thành giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông, ngoại trừ giáo dục đại học. Trường học thuộc cơ quan quản lý giáo dục của chính phủ bao gồm các trường nội trú trực thuộc Phòng quản lý trường phổ thông. Các cơ quan giáo dục khác được thành lập ở cấp trường bao gồm: trường chuyên biệt thuộc trách nhiệm quản lý của Vụ Giáo dục chuyên biệt; trường thể dục thể thao thuộc trách nhiệm quản lý của Vụ Giáo dục Thể dục thể thao. Giáo dục ở bậc hàn lâm gồm giáo dục trong các trường cao đẳng và đại học.

Chứng chỉ UEC-SML được sử dụng làm cơ sở để xét đầu vào các trường đại học ở một số quốc gia như Singapore, Australia, Đài Loan, Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Âu, nhưng lại không được sử dụng bởi Chính phủ Malaysia khi xét đầu vào tại các trường đại học công lập ở nước này. Tuy nhiên, hầu hết các trường đại học/ cao đẳng tư thục lại công nhận chứng chỉ này. Năm 2004, Ban kiểm định chứng chỉ quốc gia đã yêu cầu học sinh muốn vào được các trường cao đẳng tư thục thông qua các chứng chỉ khác không phải là chứng chỉ SPM phải qua được kỳ thi SPM bằng tiếng Malay. Điều này đã dẫn đến nhiều ý kiến phản đối và sau đó Bộ trưởng phụ trách Giáo dục trung học, Tiến sỹ Shafie Salleh đã miễn cho các học sinh đạt chứng chỉ UEC khỏi yêu cầu này.

Các loại trường ở Malaysia: Ở Malaysia có các loại trường khác nhau và được quy ước

đặt tên như sau:

i. Trường quốc gia (Sekolah Kebangsaan (SK) cho bậc tiểu học; Sekolah Menengah Kebangsaan (SMK) cho bậc trung học)

ii. Các trường Malay-medium là nơi thường không dạy bằng tiếng mẹ đẻ. Sekolah Rendah Kebangsaan, viết tắt các chữ cái đầu là SRK, được sử dụng để chỉ một loại trường tiểu học quốc gia.

iii. Các trường loại Quốc gia/Trường Trung học Charter/ Trường trung học /Trường

Nội trú hay còn gọi là Sekolah Berasrama Penuh (SBP). Trong hệ thống các trường công quốc gia có một số ít các trường trung học charter/ loại trường có sức hấp dẫn. Học sinh vào các trường này được lựa chọn rất kĩ, nhằm vào các học sinh đạt được thành tích học tập xuất sắc và có triển vọng ở bậc sơ cấp, Khối lớp/Tiêu chuẩn 1 đến 6. Những trường này hoặc học cả ngày hoặc ở nội trú ('asrama penuh'). Ví dụ về các trường này là trường Trung học Malacca, Trường Cao đẳng quân đội hoàng gia (Malaysia) và Trường Penang Free.

iv. Các trường Residential hoặc Sekolah Berasrama Penuh cũng được biết tới là các trường khoa học. Các trường này trước đây đào tạo chủ yếu cho những người Mã Lai xuất chúng nhưng nay đã được mở rộng thành các trường dành cho những học sinh Mã Lai học xuất sắc hoặc có tài năng trong thể thao và lãnh đạo.

v. Các trường loại Quốc gia (Sekolah Jenis Kebangsaan (SJK) cho bậc tiểu học, Sekolah Menengah Jenis Kebangsaan (SMJK) cho bậc trung học). SJK dành cho các trường tiểu học dùng tiếng Hoa và tiếng Ta-min bản ngữ. SMJK chỉ dành cho các trường trung học dùng tiếng Hoa bản ngữ bởi vì không có trường trung học dùng tiếng Ta-min bản ngữ. Ví dụ về những trường này là Trường Trung học Jit Sin, Trường Trung học nữ sinh người Hoa Penang và Trường Trung học Chung Ling.

vi. Các trường tiểu học người Hoa thường do Ban Thống đốc quản lý. Ban Thống đốc ra quyết định cho các trường học nhưng không phải với tất cả các vấn đề. Một vấn đề là vận hành các nhà ăn (cafeterias) mà người quản lý là do Vụ Giáo dục chỉ định. Năm 2004, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Datuk Hishamuddin Tun Hussein Onn đã nói rằng chức năng này sẽ được trả lại cho Ban Thống đốc nhưng điều đó vẫn chưa được thực hiện. Giữa năm 1995 đến năm 2000, Kế hoạch phân bổ ngân sách phát triển giáo dục tiểu học lần thứ 7 đã phân bổ 96,5% lượng kinh phí cho những trường tiểu học quốc gia có tổng tỷ lệ nhập học là 75%. Các trường tiểu học người Hoa (chiếm 21% tỉ lệ nhập học) đã nhận 2,4% kinh phí trong khi các trường tiểu học Ta-min (chiếm 3,6% tỉ lệ nhập học) nhận được 1% kinh phí. Mặc dù thiếu sự hỗ trợ tài chính của chính phủ, hầu hết học sinh ở các trường người Hoa đều đạt được kết quả xuất sắc trong các kì thi chuẩn. Một số học sinh thuộc các nhóm dân tộc khác đăng ký học tại các trường người Hoa vì cho rằng giáo dục ở đây tốt hơn. Bộ trưởng bang Penang, ông Lim Guan Eng lưu ý rằng chính phủ không trợ cấp kinh phí cho các trường tiểu học người Hoa mặc dù trên thực tế có tới 10% hay cụ thể là 60.000 học sinh các trường này không phải là người Hoa.

vii. Các trường Vision. Gần đây đã có những nỗ lực thành lập các trường Sekolah Wawasan hay gọi là các trường vision. Các trường này sử dụng chung cơ sở vật chất với một hoặc nhiều trường quốc gia, như để khuyến khích sự tương tác gần gũi hơn. Tuy nhiên, hầu hết

Một phần của tài liệu Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w