1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án bài Hoán dụ ppsx

8 3,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 135 KB

Nội dung

H: Đây là hai câu thơ của Tố Hữu nói về tinh thần đoàn kết G: Em hãy chỉ ra các sự vật được gọi tên H: áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành G: Theo em từ áo nâu, áo xanh gợi cho em liên

Trang 1

Ngày soạn: 7.3.10 Tuần 27

Ngày giảng: 9.3.10 Tiết 101

Hoán dụ

A Mục tiêu

Giúp học sinh

- Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ

- Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ

- Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ

- Tích hợp với phần văn trong văn bản Lượm, Cô Tô với phần TLV ở thể thơ 4 chữ

- Phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ

- Bước đầu vận dụng hoán dụ và bài làm văn khi nói

B Chuẩn bị

- GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài

- HS: Soạn bài, xem SGK

C Phương Pháp

Quy nạp, phân tích, giảng – bình

D Tiến trình

I ổn định: (1’)

II Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Thế nào là ẩn dụ? Các kiểu ẩn dụ?

Đáp án

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm

- 4 kiểu :

+ Ẩn dụ hình thức + Ẩn dụ cách thức + Ẩn dụ phẩm chất + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác III Bài mới:

Trang 2

Hoạt động của GV – HS Ghi bảng

Trang 3

Hoạt động 1:Tìm hiểu hoán dụ là gì?

G: Treo bảng phụ ghi VD

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

? Em hãy đọc VD? Xuất xứ? Nội dung?

H: Đây là hai câu thơ của Tố Hữu nói về tinh thần đoàn

kết

G: Em hãy chỉ ra các sự vật được gọi tên

H: áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành

G: Theo em từ áo nâu, áo xanh gợi cho em liên tưởng

đến ai? (Chỉ ai)

H: áo nâu: Chỉ người nông dân

áo xanh: Chỉ người công nhân

G: Tương tự nông thôn, thị thành gợi cho em liên tưởng

gì?

H: Nông thôn: Chỉ những người sống ở vùng nông thôn

Thị thành: Chỉ những người sống ở vùng thành thị

G: Vì sao em lại có sự liên tưởng đó? Sự liên tưởng đó

dựa trên cơ sở nào? (Quan hệ nào?)

H: áo nâu → người nông dân

áo xanh → người công nhân thành thị

↓ ↓

(sự vật được gọi tên) (sự vật được biểu thị)

→ quan hệ gần gũi (tương cận)

→ quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thông, thành thị)

với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và

thành thị)

G: Từ áo nâu và áo xanh mà ta có thể liên tưởng đến

những người nông dân và công nhân Vì nông dân

thường mặc áo nhuộm màu nâu, công nhân đi làm

thường hay mặc quần áo bảo hộ màu xanh Hay nói

cách khác nói như vậy dựa vào quan hệ giữa đặc điểm,

tính chất với sự vật có đặc điểm tính chất đó

? Vậy để gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật

hiện tượng khác dựa trên quan hệ gần gũi ta gọi là hoán

dụ Em hiểu hoán dụ là gì?

H: Trả lời

Hoán dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên

sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi

I Hoán dụ là gì? (15’)

1 Khái niệm hoán dụ

a xét ví dụ + Áo nâu : ngưòi nông dân

Áo xanh :ngưòi công nhân

 mối quan hệ gần gũi + Nông thôn : người dân sống ở nông thôn Thị thành : người dân sống ở thành thị

 mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

b Nhận xét : -Hoán dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên quan hệ gần gũi

Trang 4

G: Em hãy so sánh với các diễn đạt sau?

Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở các

thành phố đều đứng lên

H: →Cách diễn đạt của câu văn xuôi chỉ thông báo sư

kiện, không có giá trị biểu cảm

→ Cách diễn đạt của Tố Hữu ngắn gọn hơn, súc tích

hơn, làm cho câu văn tăng tính gợi hình gợi cảm

G: Khi nói như Tố Hữu, nhờ vào văn cảnh ta vẫn hiểu

được ý thức của tác giả Mặt khác câu thơ lại thêm

phần hình ảnh bởi vì khi nói đến áo nâu ta nghĩ ngay

đến những người nông dân, áo xanh là những người

sống ở thành thị Mối quan hệ đi đôi này còn gọi là mối

quan hệ khách quan (tất yếu) đây là điểm khác biệt với

mối quan hệ của phép ẩn dụ bởi trong ẩn dụ là mối

quan hệ chủ quan dựa trên sự tương đồng, không tất

yêu

? Qua phân tích VD em hãy nêu tác dụng của phép

hoán dụ?

? Hãy lấy VD về phép hoán dụ

H: Đầu xanh – tuổi trẻ

Đầu bạc – tuổi già

Mày râu - đàn ông

Má hồng – con gái

G: Hoán dụ thuộc lớp từ nào?

H: Từ muợn Hán Việt

G: Yêu cầu hs đọc ghi nhớ

H: Đọc ghi nhớ

G: Treo bảng phụ ghi Vda, b, c

2 Tác dụng Làm cho câu văn ngắn gọn Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

3 Ghi nhớ

II Các kiểu hoán dụ

Trang 5

Em hãy đọc Vda, b, c cho biết xuất xứ và nội dung

mà từ biểu thị?

H: VD a: Sức mạnh của người lao động

VDb: Sức mạnh đoàn kết

VDc: Trích văn bản Lượm cuộc gặp gỡ giữa tác giả

và Lượm trong ngày Huế diễn ra cuộc kháng chiến

G: Chỉ ra hoán dụ trong VDa?

H: Bàn tay ta

G: Theo em các từ in đạm đó chỉ ai? Bàn tay gợi cho

em liên tưởng đến sự vật nào?

H: Bàn tay ta- người lao động

→ một bộ phận của con người để thay thế cho “người

lao động”

G: Vây giữa bàn tay và sự vật mà nó quan hệ biểu thị

có quan hệ ntn?

H: Bộ phận (bàn tay) – toàn bộ phận (người lao động)

G: đáng lẽ nói “Chúng ta, những người lao động làm

nên tất cả” thì nhà thơ lại dùng cách nói “bàn tay ta” để

thay thế Giữa 2 cách nói này có quan hệ “bộ phận toàn

bộ” Nói như thế câu thơ lại thêm phần hình ảnh bởi vì

bàn tay ngoài tác dụng ở đây là thay thế cho con người,

còn cho thấy hình tượng cụ thể của các cơ quan thân

thế trên thực tế vẫn trực tiếp làm ra của cải (làm nên tất

cả) cũng như đầu óc là bộ phần gắn liền với ý nghĩ, suy

tưởng, tư duy, bàn chân gắn liền với sự di chuyển với

những bước đi

? Đọc VDb? Chỉ ra những từ in đậm Những từ in đậm

đó thuộc từ loại nào?

H: Một, ba → số từ chỉ số lượng cụ thể

G: Một chỉ số lượng cụ thể gì? Từ ba chỉ gì?

H: Một: số ít, ba; số nhiều → trừu tượng

G: ở đây dngf từ ngữ chỉ số lượng cụ thể để thay thế

cho số ít và số nhiều nói chung

? Em hiểu ý nghĩa câu ca dao ntn?

H: ý nghĩa của sự đoàn kết

G: Vậy quan hệ giữa một và ba – số ít và số nhiều là gì

H: Quan hệ cụ thể – trừu tượng

G: Đọc VDc Chỉ ra từ in đậm?

H: Đổ máu

G: Từ đổ máu gợi cho em suy nghĩ đến điều gì?

1 Ví dụ

2 Nhận xét:

Trang 6

H: 1 dấu hiệu thường chỉ sự hi sinh mất mát (dấu hiệu

của chiến tranh)

G: Ngày Huế đổ máu là ngày Huế nổ ra chiến Sự Vậy

quan hệ giữa từ đổ máu với sự vật nó biểu thị?

H: Quan hệ: Dờu hiệu của sự vật để gọi sự vật

G: Yêu cầu hs quan sát lại VD phần I Nhận xét về mối

quan hệ giữa nông thôn và thành thị với sự vật nó biểu

thị?

H: Lờy vật chứa đựng (nông thông, thị thành) để gọi

vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn, thành

thị)

G: Qua phân tích em hãy nêu 1 số kiểu hoán dụ thường

gặp?

H: Nêu

G: Yêu cầu hs đọc ghi nhớ

H: Đọc ghi nhớ

G: Treo bang rphụ ghi VD Yêu cầu hs xác định 4 kiểu

hoán dụ qua 4 VD

H:

* VD1:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa nghìn Việt Bác không nguôi nhớ người

- Việt Bắc (vật chứa đựng) thay cho người

- Việt Bắc, nd Việt Bắc (vật bị chứa đựng)

* VD2:

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân

- Bắp chân, đầu gối (cái cụ thể) được dùng để gọi

thay thế cho các trừu tượng (tinh thần kháng chiến vẫn

vững vàng dẻo dai)

*VD3:

Đầu xanh đã tội tình gì?

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

- Đầu xanh, má hồng chỉ nàng Kiều → lấy bộ phận

chỉ toàn thể

*VD4:

áo chàm đưa bước phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Có 4 kiểu hoán dụ + Bộ phận – toàn thể + Vật chứa đựng vật + Dờu hiệu của sự vật – sv + Cụ thể trừu tượng

3 Ghi nhớ

Trang 7

- áo chàm là loại áo người dân miền núi ở Việt Bắc

thường hay mặc

→ Dờu hiệu của sự vật, gọi sự vật

H: Đọc và nêu yêu cầu BT

G: Chỉ ra phép hoán dụ, cho biết mối quan hệ giữa các

sựu vật trong phép hoán dụ

H: a Làng xóm: Người dân sống trong làng xóm

→ vật chứa đựng- vật bị chứa đựng

b Mười năm: thời gian trước mắt

Trăm năm: Thời gian lâu dài

Cụ thể trừu tượng

c (đã làm)

d Trái đất: nhân loại

→ vật chứa đựng – vật bị chứa đựng

H: Đọc và nêu yêu cầu BT

G: So sánh ẩn dụ và hoán dụ

H:

Giống Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện

tượng khác

Khác - Dựa vào quan hệ

tương đồng cụ thể là

+ Hình thức

+ Cách thức thực

hiện

+ Phẩm chất

+ Cảm giác

- Dựa vào quan

hệ tương cận

cụ thể:

+ Bộ phận – toàn thể + Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng + Dấu hiệu sự vật –

sự vật + Cụ thể – trừu tương

G: Yêu cầu hs viết chính tả

H: Nhớ viết: Viết lại 3 khổ thơ đầu trong bài “Đêm nay

Bác không ngủ”

H: Viết đoạn văn

G: Yêu cầu hs trình bày trên bảng nhóm đoạn văn có sử

dụng phép hoán dụ xác định kiểu hóan dụ

III Luyện tập (20’) Bài tập 1

Bài tập 2

Bài tập 3

Bài tập 4

IV Củng cố: (1’)

Trang 8

- Thế nào là phép hoán dụ? Cho VD?

V Hướng dẫn về nhà: (3’)

- Học bài Làm bài tập

- Chuẩn bị: Tập làm thơ 4 chữ

E Rút kinh nghiệm

Ngày đăng: 09/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w