ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH TRUNG TÂM BS.. ĐẠI CƯƠNG- Sonde bằng chất dẻo tổng hợp polyethylen,polyvinylchlorethylen - Đường kính trong ≥ 1mm - Khoa hồi sức, cấp cứu, thận nhân tạo - Áp lực
Trang 1ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH
MẠCH TRUNG TÂM
BS CAO TẤN PHƯỚC BVCC TRƯNG VƯƠNG
Trang 2ĐẠI CƯƠNG
- Sonde bằng chất dẻo tổng hợp (polyethylen,polyvinylchlorethylen)
- Đường kính trong ≥ 1mm
- Khoa hồi sức, cấp cứu, thận nhân tạo
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm: trên chỗ đổ vào nhĩ phải khoảng 1 cm
- Bình thường 5-8 cmH 2 O
- Biến chứng 10%, để giảm biến chứng
1 Bệnh nhân
2 Catheter
3 Vị trí đặt
Trang 3ƯU ĐIỂM SO VỚI ĐƯỜNG TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN
1 Đo và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm
2 Chắc chắn, có thể lưu nhiều ngày
3 Truyền dịch, máu khối lượng lớn, tốc độ nhanh
4 Truyền các dung dịch ưu trương, nuôi dưỡng
5 Lấy máu nhiều lần, nhiều máu
Trang 4NHƯỢC ĐIỂM
• Vật liệu, trang bị tốn tiền
• Kỹ thuật thành thục
• Tai biến nhiều và nặng hơn
Trang 5CHỈ ĐỊNH
1 Shock
2 Cần truyền lượng dịch lớn lâu dài
3 Nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa lâu dài
4 Dùng thuốc
5 Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm
6 Đặt máy tạo nhịp
7 Lọc máu
Trang 6CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối
Trang 7CHỐNG CHỈ ĐỊNH
lựa chọn vị trí để hạn chế biến chứng
1 Bệnh nhân rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu
@ Đặt tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch nền
@ Nếu không, truyền các chế phẩm máu
sau đó đặt tĩnh mạch dưới đòn hoặc cảnh trong
2 Dưới đòn hoặc tĩnh mạch cảnh trong
• Bướu cổ lan tỏa
• Dị dạng xương đòn lồng ngực
• Đã có nhiều phẫu thuật vùng cổ, ngực
• Khí phế thủng
• Xuất huyết
• Đang dùng thuốc chống đông
Trang 8Chống chỉ định tương đối
1 Nhiễm trùng vị trí đặt catheter
2 Bên cạnh có Fistula động-tĩnh mạch
3 Huyết khối tĩnh mạch gần chỗ đặt
Trang 9QUI TRÌNH KỸ THUẬT
1 Chọn lựa vị trí
2 Chuẩn bị bệnh nhân
3 Kỹ thuật đặt cho từng vị trí
4 Kỹ thuật Seldinger
Trang 10KỸ THUẬT THỰC HIỆN
1 Tuân thủ nguyên tắc vô trùng: rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng vô trùng, mặc áo choàng vô trùng, sát trùng rộng vùng chọc, trải khăn vô trùng
2 Gây tê tại chỗ
3 Giải thích thủ thuật, ký giấy cam kết
Trang 11CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT
1 Tĩnh mạch cảnh trong
2 Tĩnh mạch cảnh ngoài
3 Tĩnh mạch dưới đòn
4 Tĩnh mạch đùi
5 Tĩnh mạch nền
THEO KINH NGHIỆM: giảm biến chứng
Trang 12CHUẨN BỊ DỤNG CỤ
Trang 13KỸ THUẬT
Đường vào: Tĩnh mạch nền, tĩnh mạch đầu
1 Ưu điểm: dễ chọc
2 Nhược điểm: khó đẩy sonde tới tĩnh mạch chủ
Trang 14KỸ THUẬT
Đường vào: tĩnh mạch cảnh ngoài
1.Ưu điểm: đường tới tĩnh mạch chủ ngắn
2 Nhược điểm: khó chọc vì tĩnh mạch di động nhiều, dễ vỡ, khó đẩy sonde do có nhiều chỗ chia gấp khúc
Trang 15KỸ THUẬT
Đường vào: tĩnh mạch cảnh trong
1 Tư thế Trendelunburg 10-15o, lót cuộn drap ngang vai
2 Chọc ở đỉnh tam giác Sedillo
3 Hướng kim về phía núm vú cùng bên hoặc liên sườn 5 trên dường trung đòn
4 Vào tĩnh mạch khi vào sâu 2-3,5cm
• Ưu điểm : đường đi ngắn dể đẩy sonde
• Nhược điểm : dễ chọc vào động mạch