- hoạt động hợp tác trong APEC dựa trên cơ sở đối tác và mở nhằm đẩy mạnh tự do trao đổi hàng hoá, dịch vụ vào đầu từ; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao các tiêu chuẩn về giáo dục v
Trang 1Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dương (APEC)
I Khái quát chung
1 Quá trình hình thành và phát triển
Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng Những nỗ lực cải cách kinh tế, mở rộng thương mại, tạo đà cho kinh tế đi lên đã gặp phải trở ngại lớn, đó là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và tình trạng phân biệt đối xử trong buôn bán thương mại quốc tế Để giải quyết vấn đề này, Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT) ra đời với 23 thành viên sáng lập vào năm 1948, thiết lập một luật chơi chung nhằm điều tiết thương mại hàng hoá trên phạm vi toàn thế giới Từ năm 1948, nhiều Vòng đàm phán đa biên được tổ chức với nỗ lực thành lập một tổ chức Thương mại thế giới, nhưng các cuộc đàm phán gặp rất nhiều bế tắc vì không dung hoà được các mâu thuẫn về quyền lợi của các nước
Đến đầu thập kỷ 80, hệ thống thương mại toàn cầu lại đứng trước những đe doạ nghiêm trọng của tình trạng suy thoái kinh tế Nhiều nước áp dụng các công cụ bảo hộ mậu dịch, đặc biệt
là Mỹ và Nhật bản Hệ quả của tình trạng trên là xu thế toàn cầu hoá kinh tế bị đe doạ Chủ nghĩa khu vực hoá nảy nở mạnh mẽ, đi đầu là Khối cộng đồng kinh tế Châu âu (EC) Canada và Mỹ tiến hành đàm phán hiệp định mậu dịch tự do giữa hai nước, năm 1988 hiệp định này được ký kết và năm 1992 kết nạp thêm Mêxico Lo sợ EU trở thành một “pháo đài thương mại”, Hoa kỳ cũng bắt đầu chuyển hướng từ việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương sang thành lập những thoả thuận thương mại ưu đãi, thể hiện bằng việc thành lập khu vực thương mại từ do với Canada năm
1983 và sau này là nhân tố cơ bản để thành lập Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) Lo
sợ rằng các đối tác thương mại chủ yếu của mình chỉ tập trung vào các thị trường trong nước và gia tăng các hình thức bảo hộ thương mại, những nước phụ thuộc nhất vào thị trường bên ngoài
là Australia, Nhật bản và Hàn quốc đã nêu sáng kiến thành lập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái bình dương để thực hiện đối thoại chính sách nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của chủ nghĩa cô lập khu vực
Tháng 11/1989 các Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của 12 nước thuộc khu vực Châu á-Thái bình dương là Australia, Mỹ, Cananda, Nhật bản, Hàn quốc, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin, Thái lan, và Niu Dilân đã nhóm họp ở thủ đô Canberra (Australia), thành lập ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á-Thái bình dương (APEC) Tháng 11/1991, APEC kết nạp thêm Trung quốc, Hồng kông, Đài loan, tháng 11/1994 kết nạp thêm Chilê, Mêxico và Papua Niu Ghinê
Tháng 6/1996, Việt nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập APEC và Hội nghị Thượng
đỉnh thường niên APEC tại Vancouver, Canada tháng 11/1997 đã quyết định kết nạp Việt nam, Nga và Peru là thành viên chính thức của APEC vào tháng 11/1998, nâng tổng số thành viên nên
21 nước và vùng lãnh thổ.
Tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 10 tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 14/11/1999, Việt nam chính thức trở thành thành viên APEC Với tổng số 21 thành viên, APEC hiện đã có tổng dân số gần 2,5 tỷ người (42% tổng dân số thế giới) với tổng GDP là 17 ngàn tỷ USD (56% tổng GDP toàn cầu) Tổng giá trị giao dịch thương mại của APEC là 5,5 ngàn tỷ USD, chiếm khoảng 55% tổng thương mại toàn cầu1 Hiện nay APEC đã quyết định ngừng việc kết nạp thành viên mới để chấn chỉnh tổ chức
2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
Trong những năm đầu hoạt động của mình, hoạt động của APEC chủ yếu tập trung vào tham vấn trao đổi và hợp tác trên cơ sở các dự án Từ năm 1993, các nhà lãnh đạo kinh tế của các thành viên APEC bắt đầu nhóm họp hàng năm để đề ra các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cho APEC trong tương lai, đó là:
1 Số liệu năm 1999
Trang 2- hoạt động hợp tác trong APEC dựa trên cơ sở đối tác và mở nhằm đẩy mạnh tự do trao đổi hàng hoá, dịch vụ vào đầu từ; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao các tiêu chuẩn về giáo dục và mức sống; tạo tăng trưởng bền vững tông trọng môi trường tự nhiên (Blake Island 1993);
- tiến tới thương mại và đầu tư tự do và mở trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và vào năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển (Bogor 1994);
- thực hiện Chương trình Hành động OSAKA, trong đó đề ra ba trụ cột chính trong các hoạt động của APEC:
tự do hoá thương mại và đầu tư - trên cơ sở thường xuyên cập nhật và hoàn chỉnh
Kế hoạch hành động riêng IAP;
tạo thuận lợi kinh doanh - thông qua các Kế hoạch hành động tập thể CAP; và
hợp tác kinh tế - kỹ thuật - với sáu lĩnh vực ưu tiên: phát triển nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho thị trường vốn an toàn và hiệu quả, củng cố cơ sở hạ tầng kinh tế, làm chủ các công nghệ tương lai, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tất cả các hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc chung sau:
- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau;
- Hỗ trợ và đôi bên cùng có lợi;
- Quan hệ đối tác chân thành và theo tinh thần xây dựng;
- Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở nhất trí chung;
Các nguyên tắc chủ đạo này đã được cụ thể hoá thành 9 nguyên tắc cơ bản sau:
(i) Toàn diện: Thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá toàn diện ở các lĩnh vực nhằm
tháo gỡ những cản trở trong quá trình thực hiện mục tiêu lâu dài về tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư;
(ii) Phối hợp với WTO: Các biện pháp áp dụng phải phù hợp những cam kết đã
được thoả thuận ở WTO;
(iii) Đảm bảo mối tương đồng giữa các thành viên trong việc thực hiện tự do hoá,
thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, xem xét thích đáng tới mức độ tự do hoá và thuận lợi hóa đã đạt được ở mỗi nước;
(iv) Không phân biệt đối xử: Các thành viên APEC sẽ áp dụng hoặc cố gắng áp
dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các Thành viên Kết quả thực hiện
tự do hoá thương mại và đầu tư không phải chỉ áp dụng cho các thành viên mà cả với các nước không phải là thành viên;
(v) Đảm bảo công khai minh bạch hóa mọi luật lệ chính sách hiện hành tại các
thành viên APEC;
(vi) Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc chỉ có giảm không có tăng thêm các biện
pháp bảo hộ;
(vii) Tiến trình tự do hoá, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư của APEC được tất
cả các thành viên đồng loạt triển khai và thực hiện liên tục, với những thời gian biểu khác nhau;
(viii) Có sự linh hoạt trong việc thực hiện các vấn đề về tự do hoá thương mại và đầu
tư, vì trình độ phát triển kinh tế của các thành viên APEC khác nhau; và (ix) Hợp tác: APEC chủ trương hợp tác kinh tế, kỹ thuật để thúc đẩy thực hiện tự do
hoá, thuận lợi hóa, thương mại và đầu tư
Những mục tiêu và nguyên tắc hợp tác của APEC nêu trên thể hiện các nét đặc trưng sau:
Trang 3 APEC là một diễn đàn đối thoại, không phải là một tổ chức Do vậy, xét về tổng thể, những cam kết trong khuôn khổ APEC không có tính ràng buộc cao như trong ASEAN và WTO
APEC gắn chặt những cam kết của mình với việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO theo hướng thực hiện sâu hơn và sớm hơn trong khuôn khổ APEC (hay
còn gọi là “WTO plus”), do đó trên bình diện toàn cầu, các thành viên APEC sẽ cố
gắng thực hiện các mục tiêu về tự do hóa thương mại và đầu tư mà WTO đề ra, đồng thời những mục tiêu ấy lại được cụ thể hóa, giám sát thực hiện chặt chẽ hơn trên bình diện khu vực trong khuôn khổ của hợp tác APEC Điều này đã tăng thêm sức mạnh thực hiện các mục tiêu của APEC
Mặc dù tuyên bố cam kết thực hiện chủ nghĩa khu vực mở, kết quả thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư sẽ được mở rộng cho các nước không phải là thành viên tham gia, nhưng trên thực tế các hoạt động của APEC đang nhằm tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư trong nội bộ khối và xây dựng APEC thành một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, tạo đối trọng với các khu vực khác
Tuy là diễn đàn hợp tác kinh tế, hoạt động của APEC cũng luôn gắn liền với các sự kiện chính trị lớn diễn ra trên thế giới Điển hình là sau sự kiện ngày 11/9/2001, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế tại Trung Quốc tháng 11/2001, các nhà đứng đầu các nền kinh tế thành viên đã ra Tuyên bố chung về chống khủng bố, thể hiện mối quan tâm của APEC đối với an ninh chính trị trên toàn thế giới
3 Cơ chế tổ chức và hoạt động
Tuy hình thức là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực mở, nhưng APEC một cơ chế tổ chức và hoạt động khá chặt chẽ APEC có trụ sở Ban thư ký, có Giám đốc điều hành Ban thư ký, cùng các Uỷ Ban, Tiểu ban và các Nhóm công tác chuyên môn được thành lập trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể Dưới đây là khái quát về cơ chế tổ chức và hoạt động của APEC
3.1 Hội nghị các Nhà lãnh đạo kinh tế APEC (APEC Economic Leaders Meeting)
Đây là cơ quan có quyết định cao nhất của APEC, nơi định ra các định hướng chiến lược
và viễn cảnh dài hạn cho APEC Hội nghị này được tổ chức mỗi năm một lần, thường vào tháng
11 hàng năm, để phê duyệt các kế hoạch, kiến nghị do Hội nghị Bộ trưởng đệ trình và vạch ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm kế tiếp
3.2 Hội nghị Bộ trưởng (Ministerial Meetings)
Các Hội nghị Bộ trưởng được tổ chức định kỳ hàng năm, trước Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Thương mại, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành như Vận tải, Hàng không, Bưu chính viễn thông, Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Giáo dục, Phụ nữ và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao-Thương mại Chức năng chủ yếu của các hội nghị Bộ trưởng là xem xét, thông qua các chương trình hành động và ngân sách hàng năm của APEC Trên cơ sở đó báo cáo kết quả hoạt động và đệ trình các sáng kiến, kế hoạch mới lên Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC
3.3 Hội nghị chuyên viên cao cấp (Senior Offcials Meeting-SOM)
Hội nghị này thường được triệu tập thường kỳ 3 lần trong một năm, trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao-Thương mại Nhiệm vụ chính của Hội nghị SOM là để triển khai quyết định của Hội nghị Bộ trưởng, đệ trình các khuyến nghị, chương trình hợp tác lên Hội nghị Bộ trưởng xem xét Các quan chức cao cấp cũng đảm nhận việc xem xét, điều phối ngân sách và các chương trình hoạt động của các Uỷ ban, Tiểu ban và các Nhóm công tác
3.4 Ban Thư ký (Secretariat)
Ban thư ký APEC có trụ sở đặt tại Singapore, đứng đầu Ban thư ký là một giám đốc điều hành, do thành viên đăng cai tổ chức các Hội nghị APEC (Hội nghị Bộ trưởng chung và Hội nghị các nhà Lãnh đạo APEC) đề cử Nhiệm kỳ của giám đốc điều hành là 1 năm Ngoài ra, còn có 1 phó giám đốc điều hành do thành viên sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị APEC vào năm kế tiếp cử ra
Trang 4Nhiệm vụ chính của Ban thư ký hoàn toàn mang tính chất hành chính, phục vụ các Hội nghị của APEC, theo dõi việc triển khai các dự án
3.5 Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (APEC Business Advisory Council-ABAC)
Hội đồng Cố vấn Kinh doanh với nhiệm vụ là tăng cường sự hợp tác của APEC với khu vực doanh nghiệp và thúc đẩy sự tham gia của giới doanh nghiệp vào các hoạt động hợp tác của APEC Thành viên của ABAC là những nhân vật có uy tín trong giới doanh nghiệp của các nền kinh tế thành viên APEC, mỗi thành viên cử 3 đại diện, trong đó thường có một đại diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.6 Các Uỷ ban chuyên môn của APEC
3.6.1 Uỷ ban về Thương mại và Đầu tư (Committee on Trade and Investment-CTI)
Hoạt động của CTI tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực đã được đề ra tại Chương trình hành động OSAKA 1995 là thuế quan, hàng rào phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, thủ tục hải quan, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, quy chế xuất xứ, thực hiện Hiệp định Uruguay, nới lỏng cơ chế chính sách, thông tin thương mại và đầu tư, đi lại của doanh nhân Bên cạnh đó CTI cũng có vai trò trong việc hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên trong quá trình xây dựng chương trình hoạt động của mình Trong khuôn khổ CTI có các Tiểu ban và Nhóm công tác như: Nhóm chuyên gia về đầu tư, Tiểu ban về thủ tục hải quan, Tiểu ban về tiêu chuẩn và hợp chuẩn, Nhóm Tiếp cận thị trường, Nhóm dịch vụ, Nhóm chuyên gia về quyền sở hữu trí tuệ, Nhóm chuyên gia về mua sắm chính phủ và Nhóm không chính thức các chuyên gia về Đi lại của doanh nhân
3.6.2 Uỷ ban Kinh tế (Economic Committee-EC)
Nhiệm vụ của EC chủ yếu là nghiên cứu, phân tích và đánh giá tình hình kinh tế thương mại, đầu tư, tự do hoá thương mại và các vấn đề về phát triển bền vững trong khu vực Trực thuộc Uỷ ban Kinh tế có Nhóm đặc trách về viễn cảnh kinh tế
3.6.3 Uỷ ban quản lý và ngân sách (Budget and Management Committee-BMC):
Nhiệm vụ là cố vấn cho SOM về các vấn đề như ngân sách, quản lý hành chính, xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động của các uỷ ban, các nhóm công tác chuyên môn, phê duyệt tài chính cho các dự án và các hoạt động hợp tác khác
3.6.4 Tiểu ban hợp tác kinh tế và kỹ thuật của SOM (ECOTECH Sub-Committee of the SOM – ESC)
Có nhiệm vụ cố vấn cho SOM trong việc điều phối và quản lý chương trình hợp tác kinh tế
kỹ thuật, xác định các sáng kiến có giá trị cho việc hợp tác trong APEC ESC còn theo dõi hoạt động của Nhóm về cơ sở hạ tầng kinh tế (GEI)
3.6.5 Các nhóm công tác chuyên môn khác
Ngoài các Uỷ ban và Tiểu ban, APEC còn có các Nhóm công tác chuyên ngành khác như: Nhóm hợp tác kỹ thuật nông nghiệp, du lịch, giao thông vận tải, nghề cá, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, viễn thông, công nghệ và khoa học công nghiệp, bảo tồn tài nguyên biển, xúc tiến thương mại, doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các Nhóm đặc trách bao gồm: Nhóm tư vấn đặc trách của SOM về hội nhập giới và Nhóm đặc trách về Thương mại điện tử
II Các chương trình hoạt động của APEC
1 Hoạt động thực hiện mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư
1.1 Mục tiêu chủ đạo
Tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 2 năm 1994 tại Bogor (Indonesia), Viễn cảnh
APEC đã được chi tiết hoá trong Tuyên bố Bogor với những mục tiêu chủ đạo cụ thể để điều tiết
các hoạt động APEC:
Trang 5 Củng cố hệ thống thương mại đa biên mở bằng cách tăng cường thực hiện những
cam kết tại Vòng đàm phán Urugoay và tiến hành các hoạt động nhằm triển khai những kết quả của Vòng đàm phán này
Tăng cường tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực thông qua việc cắt
giảm hơn nữa các hàng rào cản trở thương mại và đầu tư, xúc tiến việc trao đổi tự do hàng hoá, dịch vụ và tư bản giữa các nền kinh tế thành viên Thời hạn hoàn thành việc thực hiện mục tiêu tự do hoá này là không muộn hơn 2010 đối với các thành viên phát triển, và không muộn hơn 2020 đối với các thành viên đang phát triển
Để bổ sung và hỗ trợ cho tiến trình tự do hoá này, các thành viên APEC cùng tiến hành chương trình thuận lợi hoá thương mại và đầu tư thông qua việc loại bỏ
những cản trở về mặt hành chính cũng như các dạng cản trở khác đối với thương mại
và đầu tư
Tăng cường hợp tác kinh tế kỹ thuật thông qua giữa các nền kinh tế trong cộng
đồng Châu á Thái Bình Dương, trên cơ sở đó phát triển một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực, đem lại sự tăng trưởng bền vững và cân đối, giảm sự chênh lệch giữa các thành viên và cải thiện đời sống kinh tế xã hội trong khu vực
1.2 Khuôn khổ điều chỉnh
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 tháng 11/1995 tại Osaka, Nhật Bản đã cụ thể hoá các mục
tiêu Bogor thành chương trình hành động cụ thể cho các hoạt động tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư
Chương trình này bao gồm 15 lĩnh vực:
1.2.1 Thuế quan:
+ Liên tục giảm thuế
+ Công khai hoá chính sách thuế của nước mình
1.2.2 Phi thuế quan:
+ Liên tục giảm hàng rào phi thuế quan
+ Công khai hoá chính sách phi thuế quan của nước mình
1.2.3 Dịch vụ:
+ Liên tục giảm những hạn chế để mở cửa cho thương mại dịch vụ
+ Dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia ở 4 lĩnh vực cụ thể là: viến thông, giao thông vận tải, năng lượng, du lịch
1.2.4 Đầu tư:
+ Tự do hoá chế độ đầu tư
+ Dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia và tạo thuận lợi cho đầu tư
1.2.5 Thực hiện thống nhất tiêu chuẩn hoá và đành giá sự phù hợp.
1.2.6 Thống nhất hoá thủ tục Hải quan
1.2.7 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1.2.8 Xây dựng chính sách cạnh tranh
1.2.9 Điều chỉnh quy chế mua sắm Chính phủ
1.2.10 Nới lỏng cơ chế quản lý
1.2.11 Quy chế xuất xứ
1.2.12 Giải quyết tranh chấp
1.2.13 Tạo thuận lợi cho sự đi lại doanh nhân
1.2.14 Thực hiện các kết quả của Vòng Đàm phán Urugoay
Trang 61.2.15 Thu thập và xử lý thông tin
1.3 Kế hoạch hành động quốc gia -IAP
IAP là công cụ chính để các thành viên APEC thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư theo tuyên bố Bogor Theo yêu cầu của APEC, các thành viên phải xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia theo mẫu chung đã được Ban Thư ký APEC thông qua IAP bao gồm các cam kết trong 15 trên Trong mỗi lĩnh vực, các thành viên phải nêu rõ tình hình hiện tại, các lụât lệ, chính sách cơ bản để điều tiết các hoạt động trong lĩnh vực đó và các kế hoạch hành động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thực hiện mục tiêu 2010 và 2020 của Tuyên bố Bogor
Các IAP của các thành viên APEC được tiến hành xây dựng từ năm 1996 và bắt đầu đưa vào thực hiện từ năm 1997 IAP được hoàn thiện mỗi năm một lần trên nguyên tắc standstill (lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc, chỉ có giảm chứ không tăng thêm các biện pháp bảo hộ) Hàng năm các thành viên tiến hành hoàn thiện bổ sung IAP của mình và nộp cho Ban Thư ký APEC vào khoảng tháng 10 hàng năm
1.3.1 Yêu cầu của APEC trong một số lĩnh vực chủ yếu của IAP là:
+ Thuế quan: thực hiện liên tục giảm thuế quan, làm rõ, công khai hoá các chính sách thuế quan của nước mình
+ Các biện pháp phi thuế quan: thực hiện liên tục giảm hàng rào phi thuế quan, làm rõ và công khai hoá chính sách phi thuế quan của nước mình
+ Dịch vụ: thực hiện liên tục giảm những hạn chế để mở cửa cho thương mại dịch vụ, dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT)
+ Đầu tư: thực hiện tự do hoá chế độ đầu tư, dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT), tạo thuận lợi cho đầu tư
+ Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn: thực hiện hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế,
ký các thoả thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, chất lượng
+ Thủ tục hải quan: tiến hành đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan
1.3.2 Các cam kết đáng chú ý của các thành viên APEC trong IAP
Việc đưa ra và thực hiện các cam kết của các thành viên APEC trong IAP có một số điểm đáng chú ý sau:
1.3.2.1 Về Chính sách Thuế quan:
14 thành viên đã thực hiện các cam kết về thuế quan, đó là: Brunei, Canađa, Chilê, Trung quốc, Indonesia, Nhật bản, Hàn quốc, Malaysia, New Zealand, Philipin, Singapore, Đài loan, Mỹ, Việt nam Các cam kết đáng chú ý có:
- Brunei: Từ 6/4/1999, Brunei đã giảm thuế quan đối với 30 sản phẩm liên quan đến máy
tính
- Canađa: Đang tiếp tục giảm thuế theo Hiệp định Công nghệ thông tin để đạt được thuế
suất 0% đối với tất cả các sản phẩm công nghệ thông tin vào 1/1/2000
- Trung quốc: Từ ngày 1/1/1999, Trung quốc đã giảm thuế đối với 1014 mặt hàng bao
gồm các sản phẩm dệt may, đồ chơi và lâm sản Mức giảm đạt từ 8% đến 78% so với mức thuế
cũ Thuế suất bình quân đã giảm từ 17% xuống còn 16,7%
- Indonesia: Đang xây dựng lộ trình giảm thuế cho các sản phẩm ô tô và phụ tùng ô tô.
- Hàn quốc: Thực hiện giảm thuế đối với các sản phẩm công nghệ thông tin để loại bỏ
hoàn toàn thuế quan vào năm 2000 đối với các sản phẩm này
Trang 7- New Zealand: Tất cả các thuế tính theo phần trăm được giảm dần hàng năm xuống
15%, 10% hoặc 5% vào 1/7/2000 (trừ ô tô và xe vận tải hạng nhẹ được xoá bỏ vào năm 1998 và thuế suất đối với các sản phẩm công nghệ thông tin đang được giảm xuống 0% vào 1/1/2000) Theo chương trình giảm thuế của NZ, vào 1/7/2002 tất cả các thuế quan còn lại sẽ được xóa bỏ đối với tất cả các sản phẩm (trừ hàng dệt may, vải vóc, thảm, mũ và giầy dép sẽ có thuế suất 0% vào năm 2004 hoặc 1/7/2006) Một số lượng đáng kể thuế nhập khẩu của các mặt hàng có thuế
sẽ có thuế suất 0% vào ngày 1/7/2001
- Philipin: Giảm thuế suất bình quân đơn giản xuống còn 10,08% vào năm 1999.
Singapore: Ràng buộc 85% dòng thuế ở mức thuế suất 7% và thấp hơn.
1.3.2.2 Về các biện pháp phi quan thuế:
18 thành viên đã báo cáo các biện pháp đã thực hiện 5 thành viên báo cáo về việc bổ sung các cam kết mới đó là: Australia, Hồng kông, Hàn quốc, Philipin, Việt nam Đặc biệt có Hàn quốc và Hồng kông đã đưa ra cam kết cụ thể về việc giảm các biện pháp phi thuế
- Australia: Rà soát lại Luật về Kiểm soát Lương thực nhập khẩu và Luật về Kiểm soát
Xuất khẩu
- Trung quốc: Vào cuối năm 1998, 300 mặt hàng đã được bỏ yêu cầu về hạn ngạch xuất
khẩu
- Hồng kông: Từ 1/1/1999, việc nhận và xử lý các đơn xin cấp giấy phép xuất khẩu hàng
dệt may hạn chế, các yêu cầu về sửa đổi/bãi bỏ, việc thông báo cho các nhà chuyên chở cũng như việc gửi giấy phép điện tử để thực hiện thông quan tại nước nhập khẩu (hiện tại chỉ áp dụng cho thị trường Mỹ) sẽ được thực hiện thông qua Trao đổi Dữ liệu Điện tử
- Indonesia: Xóa bỏ trợ cấp đối với nhiên liệu dùng trong hàng không và trợ cấp đối với
phân bón
- Hàn quốc: Từ 1/1/1999 xóa bỏ tất cả các sản phẩm còn lại đang áp dụng hạn chế xuất
khẩu tự nguyện; đưa 32 mặt hàng ra khỏi Chương trình Đa dạng hóa Nhập khẩu và sẽ tiếp tục giảm số mặt hàng nằm trong chương trình này Hiện tại, 17 Bộ thuộc Chính phủ đang nghiên cứu việc cải tiến 54 luật riêng biệt có các yêu cầu về chứng nhận xuất khẩu Hàn quốc chuẩn bị trình lên IMF một kế hoạch cụ thể về việc xây dựng các thủ tục về chứng nhận nhập khẩu và tăng cường tính minh bạch
- Đài loan: Từ 5/1998 đến 3/1999, Đài loan đã xoá bỏ hoặc nới lỏng các hạn chế nhập
khẩu đối với 90 mặt hàng và các hạn chế xuất khẩu đối với 253 mặt hàng Các thủ tục đối với việc nhập khẩu các mặt hàng này cũng được đơn giản hoặc xoá bỏ Hiện tại Đài loan đang lên kế hoạch xoá bỏ hạn chế nhập khẩu đối với 40 mặt hàng khác vào năm 1999
- Thái lan: Tăng số lượng nhập khẩu đậu tương, bánh đậu tương, sữa bột và dầu cọ so
với số lượng đã được cam kết theo Hiệp định WTO
1.3.2.3 Về Thương mại Dịch vụ:
Đây là lĩnh vực có nhiều biện pháp được thực hiện và có nhiều cam kết bổ sung nhất Các nước đã thực hiện được các cam kết về dịch vụ là: Australia, Canađa, Trung quốc, Hồng kông, Indonesia, Nhật bản, Hàn quốc, Malaixia, Mehico, Peru, Philipin, Singapore, Đài loan, Thái lan, Việt nam
1.3.2.4 Về Đầu tư
14 thành viên đã tiến hành các biện pháp để tự do hóa chế độ đầu tư Các biện pháp được thực hiện bao gồm việc xoá bỏ các hạn chế về đầu tư nước ngoài, nới lỏng cơ chế chính sách quản lý, các biện pháp để bảo đảm đầu tư nước ngoài và các hiệp định đầu tư nước ngoài với các nước khác
1.3.2.5 Về Chính sách cạnh tranh và nới lỏng cơ chế quản lý
Trang 8Nhiều biện pháp được thực hiện để củng cố thị trường trong lĩnh vực chính sách cạnh tranh và nới lỏng cơ chế chính sách quản lý Một vào thành viên như Chilê, Trung quốc và Indonesia đã thực thi các luật mới liên quan đến các lĩnh vực này Nhiều thành viên đã thực hiện các cam kết để củng cố chính sách cạnh tranh cũng như giảm bớt các hạn chế về thị trường trên
cơ sở tất cả các lĩnh vực Một số nước thực hiện các biện pháp nới lỏng cụ thể trong từng lĩnh vực như Brunei, Indonesia, New Zealand, Đài loan, Thái lan và Mỹ
1.3.2.6 Về các lĩnh vực khác
Trong lĩnh vực Tiêu chuẩn và sự phù hợp, các thành viên thực hiện các cam kết của mình chủ yếu thông qua các Chương trình Hành động tập thể (CAPs) Lĩnh vực giao lưu đi lại của doanh nhân cũng đạt được nhiều tiến bộ Để tạo thuận lợi cho việc giao lưu đi lại của doanh nhân, các nền kinh tế đã xoá bỏ hoặc nới lỏng các yêu cầu, cũng như tạo thuận lợi cho việc đi lại của các cá nhân vì mục đích kinh doanh Trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, một số nền kinh tế đã nêu các biện pháp để thực hiện Hiệp định TRIPs của WTO và đảm bảo việc bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ
1.4 Chương trình Tự nguyện tự do hoá sớm theo ngành hàng (EVSL)
Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Vancouver đã thông qua chương trình tự nguyện tự do hoá sớm theo ngành hành trên 15 lĩnh vực: các và các sản phẩm nghề cá, các sản phẩm rừng, dụng cụ và thiết bị y tế, thoả thuận công nhận lẫn nhau về viễn thông, năng lượng, đá quý và đồ trang sức, hoá chất, hạt có dầu và các sản phẩm từ hạt có dầu, thực phẩm, cao su tự nhiên và cao su nhân tạo, phân bón, ô tô, và máy bay dân dụng Việc thực hiện EVSL được phân thành 3 nhánh tiến tới tự do hoá: các biện pháp về mở cửa thị trường, cáchoạt động về tự do hoá thương mại và sáng kiến về hợp tác kinh tế kỹ thuật Các thành viên APEC đã thống nhất đưa yếu tố thuế quan của EVSL ra đàm phán tại WTO , các hoạt động hợp tác trong APEC chủ yếu sẽ tập trung vào các biện pháp phi thuế quan và các hoạt động hợp tác kinh tế kỹ thuật trên cơ sở các sáng kiến theo ngành hàng
2 Hoạt động thuận lợi hoá thương mại và đầu tư
Hoạt động thuận lợi hoá thương mại và đầu tư được thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở các kế hoạch hành động tập thể (CAPs) và các hoạt động xúc tiến thương mại
2.1 Kế hoạch Hành động Tập thể (CAP)
Kế hoạch hành động tập thể (CAP) là một trong ba chương trình hành động của APEC được đề ra trong Chương trình hành động Osaka nhằm thực hiện mục tiêu 2010 và 2020 của
Tuyên bố Bogor Cả Kế hoạch hành động cá nhân (IAP) và CAP đều nhằm thúc đẩy thuận lợi
hoá và tự do hoá thương mại và đầu tư, nhưng IAP thiên về tự do hoá còn các CAP chủ yếu
nhằm mục tiêu thuận lợi hoá (theo nghiên cứu của Uỷ ban kinh tế APEC, các IAP và CAP sẽ
làm tăng GDP của APEC khoảng 0,4% hoặc 69 tỷ USD) Hiện nay APEC rất quan tâm đến các
CAP: theo báo cáo "Triển vọng Kinh tế 1997" của APEC các chương trình thuận lợi hoá có thể giúp tiết kiệm 45 tỷ USD, còn các chương trình tự do hoá chỉ có thể tiết kiệm 23 tỷ USD cho khu vực Các hoạt động thực hiện CAP được triển khai trong 15 lĩnh vực chính sách như IAP,
xử lý vấn đề biên giới như: thuế quan, hải quan và các vấn đề mới nảy sinh do toàn cầu hoá như: chính sách cạnh tranh, dịch vụ, mua sắm chính phủ, đi lại của doanh nhân
Cho đến nay, các thành viên APEC đã triển khai rất nhiều hoạt động để thực hiện CAP thông qua các tiểu diễn đàn của CTI Các hoạt động đó rất đa dạng phong phú và liên tục nhưng chủ yếu tập trung vào một số điểm cơ bản sau:
- Sưu tập, phân tích và trao đổi thông tin;
- Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu của APEC;
- Tổ chức các Hội nghị khoa học, Hội thảo, các cuộc đối thoại và khảo sát, nghiên cứu;
- Biên soạn và xuất bản các tài liệu chuyên môn;
- Triển khai các dự án nhằm nâng cao năng lực và cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên;
- Phối hợp với hoạt động của các diễn đàn khác
Mục tiêu và kết quả của các CAP trong lĩnh vực tiêu chuẩn – hợp chuẩn và thủ tục hải quan là:
Trang 9 Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn
- Mục tiêu: Tiểu ban về Tiêu chuẩn và Sự phù hợp (SCSC) được thành lập năm 1994 khi các
Bộ trưởng APEC thừa nhận tiêu chuẩn và sự phù hợp là lĩnh vực ưu tiên cho việc nhận thấy rõ các mục tiêu của APEC Những mục tiêu chủ yếu là để: Khuyến khích việc liên kết tiêu chuẩn các thành viên với các tiêu chuẩn quốc tế; Đạt đến công nhận lẫn nhau trong số các nền kinh tế thành viên APEC về đánh giá sự phù hợp trong các lĩnh vực quy định và ưu tiên Khuyến khích hợp tác
về phát triển hạ tầng kỹ thuật Đảm bảo tính minh bạch hóa về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp của các nền kinh tế APEC
- Kết quả các hành động tập thể:
Hài hoà các tiêu chuẩn quốc tế: Hiện thời SCSC ưu tiên hài hoà tiêu chuẩn các lĩnh vực: điện và điện tử, các sản phẩm cao su, nhãn thực phẩm và cơ khí; xây dựng hướng dẫn thi hành văn bản pháp quy tốt
Thừa nhận lẫn nhau về đánh giá sự phù hợp: SCSC đã xây dựng xong một số các Thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về: Điện và Điện tử, Thực phẩm, An toàn đồ chơi trẻ em, Thu hồi thực phẩm và Hướng dẫn thu hồi thực phẩm – các lĩnh vực bắt buộc Ngoài ra các thành viên APEC còn tham gia vào các MRA của các tổ chức khu vực chuyên môn như: Hợp tác công nhận phòng thử nghiệm Châu á - Thái Bình Dương (APLAC), Diễn đàn đo lường pháp quyền Châu á - Thái Bình Dương (APMLF),
Hợp tác về phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
dự án Đối tác về sự tiến bộ, về Tiêu chuẩn, chất lượng, đo lường
Đảm bảo công khai trong các hoạt động về tiêu chuẩn và hợp chuẩn trong khu vực
- Mục tiêu: Hợp tác hải quan là một khâu quan trọng trong tiến trình tự do hoá và thuận lợi hoá
thương mại của APEC Mục tiêu của chương trình hành động trong lĩnh vực này là nhằm đơn giản hoá và thực hiện hài hoà các thủ tục hải quan ở các nền kinh tế APEC
- Kết quả hành động tập thể
Các nền kinh tế APEC (trừ những nền kinh tế thành viên mới) đã tiến hành hài hoà hoá Biểu thuế quan bằng các tuân thủ hoặc chấp nhận các nguyên tắc của Công Ước HS phiên bản1996
Hoàn thành dự án hỗ trợ kỹ thuật dài hạn cho việc thông qua/chấp nhận các tiêu chuẩn UN/EDIFACT
Hoàn thành chương trình trợ giúp kỹ thuật cho việc thực hiện Hiệp định vi phạm của WTO
3 Hoạt động Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật (ECOTECH)
Hoạt động của ECOTECH chủ yếu thông qua các dự án và nhằm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực của các thành viên hướng tới một sự phát triển kinh tế bình đẳng, cân bằng và bền vững trong khu vực
Chương trình hợp tác mang tên "Các đối tác vì sự tiến bộ" (Partners For Progress-PFP)
do Nhật đưa ra đã được thông qua tại Hội nghị Osaka Các nền kinh tế thành viên đóng góp cho chương trình trên cơ sở tự nguyện, riêng Nhật bản đóng góp 10 tỷ yên để triển khai chương trình Nội dung quan trọng của chương trình chủ yếu là lập quỹ hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển là thành viên APEC trong việc đào tạo cán bộ, trợ giúp kỹ thuật để đẩy mạnh hợp tác kinh tế, kỹ thuật trên tinh thần tương trợ tự nguyện
Để tăng cường điều phối các hoạt động hợp tác kinh tế kỹ thuật, Tiểu ban về hợp tác kinh
tế kỹ thuật (ESC) đã được thành lập năm 1998 APEC tăng cường điều phối các sáng kiến, các hoạt động khác nhau, đặc biệt là những hoạt động hợp tác kinh tế kỹ thuật trong phạm vi ưu tiên
đã được đề ra trong Khuôn khổ Manila Khuôn khổ Manila được coi như căn cứ để các nhà điều phối xác định các mục tiêu, các nguyên tắc, tính chất, và những ưu tiên cho các hoạt động hợp
Trang 10tác kinh tế kỹ thuật của APEC Ngoài ra Hướng dẫn về Tăng cường Quản lý các Hoạt động Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật của SOM tháng 6/1998 cũng là một căn cứ quan trọng cho hợp tác Ecotech
ESC phối hợp với các diễn đàn khác của APEC xây dựng các chương trình, các lĩnh vực
ưu tiên với mục tiêu thực hiện tuyên bố Malina về hợp tác kinh tế và phát triển ESC đưa ra nhiều
đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả, tránh sự trùng lặp giữa các dự án Ecotech Các hoạt động cụ thể được tiến hành trong khuôn khổ của ESC bao gồm:
Các nhóm công tác tại các diễn đàn tiến hành rà soát các hoạt động của nhóm mình nhằm đưa ra các kiến nghị cho ESC trong công tác điều phối dự án tại các diễn đàn;
Xây dựng các đề xuất tăng cường công tác điều phối và minh bạch hoá các hoạt động cũng như chuẩn và đơn giản hoá các thủ tục xây dựng và phê duyệt dự án;
Xây dựng hai đầu mối để tiến hành điều phối các hoạt động Ecotech tại các diễn đàn
và tại Uỷ ban quản lý ngân sách (BMC);
Chỉ đạo thực hiện Hướng dẫn quản lý các hoạt động Ecotech và đề nghị các diễn đàn APEC cũng như các uỷ ban như CTI, BMC, và Ban thư ký APEC xem xét thực hiện bản hướng dẫn này khi đề xuất và phê chuẩn các dự án Ecotech;
Hoàn tất Sơ đồ đánh giá dự án Trên cơ sở các yếu tố đánh giá, BMC sẽ tiến hành xem xét đánh giá chính xác các dự án Ecotech dựa trên 6 ưu tiên và các định hướng của các Hội nghị Bộ trưởng về hoạt động Ecotech
3.1 APEC Net (mạng thông tin APEC)
APEC Net là nơi cung cấp các thông tin kinh tế thương mại, các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Hiện nay đã có 10 thành viên lập trang chủ trên mạng
Để tạo thuận lợi cho thương mại phát triển cũng như để đáp ứng được những yêu cầu của các doanh nghiệp về thông tin liên quan đến các nền kinh tế thành viên APEC, mạng thông tin APEC được kết nối với một số mạng thông tin thương mại khác như mạng của các nước thành viên trong tổ chức xúc tiến thương mại và mạng thương mại toàn cầu GTPNet (mạng này đã có
117 nước tham gia) Việc kết nối với các mạng đó không những chỉ tạo thuận lợi cho việc xúc tiến thương mại giữa các nước thành viên APEC với nhau mà còn xúc tiến thương mại giữa các thành viên APEC có trang thông tin đóng góp vào mạng này và Nhóm công tác xúc tiến thương mại hy vọng các thành viên khác nhanh chóng có phương án tham gia vào mạng thông tin này
3.2 Trang chủ của Nhóm Tiếp cận Thị trường (MAG homepage)
Hiện nay, APEC đã xây dựng được trang chủ của nhóm xâm nhập thị trường (MAG Homepage) cho phép kết nối tới các trang Web của từng thành viên Các trang Web này giới thiệu
về các biện pháp quản lý nhập khẩu như: các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật, quy chế xuất xứ, nhãn mác và bao gói, thủ tục và phí Hải quan, các hanj chế về nhân sự, các biện pháp về môi trường đồng thời giới thiệu về các cơ quan có thẩm quyền quản lý trong từng lĩnh vực
Địa chỉ của MAG Homepage: Http://www.apecsec.org.sg/mag/
III Tham gia của Việt nam vào các hoạt động của APEC
Từ khi là thành viên chính thức của APEC, Việt nam có đầy đủ các quyền và lợi ích nhưng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của một thành viên APEC Trong thời gian qua, tình hình việc tham gia của Việt nam như sau:
1 Kế hoạch Hành động Quốc gia (IAP)
Hàng năm, Việt nam thực hiện IAP và tiến hành rà soát bổ sung IAP hàng năm theo yêu cầu của APEC theo 3 nội dung:
Cập nhật những thay đổi về tình hình và cơ chế quản lý hiện tại trong 14/15 lĩnh vực của IAP;
Tổng kết lại các cam kết trong kế hoạch ngắn hạn mà Việt nam đã thực hiện được;
Nghiên cứu đưa ra các hoạt động bổ sung sẽ triển khai cho năm tới và các năm tiếp theo có nội dung liên quan đến việc thực hiện mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư của APEC