Treo dây chống sét

Một phần của tài liệu Đề án Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công công trình “Trạm biến áp 110kV Mỹ Thành và nhánh rẽ” (Trang 25 - 26)

Để phù hợp với định hướng phát triển hệ thống thông tin quang Quốc gia trên lưới điện truyền tải của EVN, đồng thời để tránh sét đánh trực tiếp vào dây dẫn điện, trên toàn tuyến ĐDK 110kV đấu nối vào trạm được bảo vệ bởi 2 dây chống sét (01 dây chống sét bằng cáp thép mạ kẽm GSW và 01 dây chống sét kết hợp cáp quang OPGW) với góc bảo vệ nhỏ hơn 20°.

Khoảng cách từ dây chống sét kết hợp cáp quang đến dây dẫn ở giữa khoảng cột được tính toán đảm bảo quy phạm hiện hành.

Tiết diện dây chống sét kết hợp cáp quang được lựa chọn theo điều kiện ổn định nhiệt khi đường dây bị ngắn mạch 1 pha.

Việc tính chọn tiết diện dây chống cho "Nhánh rẽ đường dây 110kV" của công trình được thể hiện tại phần “phụ lục 1 của Tập B.4: Phụ lục tính toán”.

Kết tính chọn dây chống sét cho công trình gồm các loại như sau:

- Dây cáp thép mạ kẽ có tiết diện tổng là 48,6mm2, ký hiệu là GSW-50.

- Dây cáp quang kết hợp chống sét có tiết diện chịu lực là 57mm2, ký hiệu là OPGW-50.

3- Nối đất

Nối đất được thực hiện tại tất cả các cột trên tuyến đường dây 110kV. Điện trở nối đất của cột ĐDK với dòng điện tần số công nghiệp theo quy phạm trang bị điện hiện hành không được lớn hơn trị số nêu trong bảng (6-1).

Bảng 6-1: BẢNG ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT CHO ĐDK-110KV

Điện trở suất của đất

(Ω.m)

Điện trở nối đất tại các cột

không đấu nối vào TBA (Ω) Điện trở nối đất tại cộtcuối đấu nối vào TBA (Ω) h ≤ 40m h > 40m Đến 100  10  5  5 Trên 100 đến 500  15  7,5  10 Trên 500 đến 1000  20  10  15 Công ty CPTVXD Điện 3 P1.C6-1

Điện trở suất của đất

(Ω.m)

Điện trở nối đất tại các cột

không đấu nối vào TBA (Ω) Điện trở nối đất tại cộtcuối đấu nối vào TBA (Ω)

h ≤ 40m h > 40m

Trên 1000 đến 5000  30  15 20 <R  30

Trên 5000  6.10 -3   3.10 -3  20 <R  30

Ghi chú:h(m) là chiều cao của cột tại vị trí lắp đặt hệ thống nối đất.

Điện trở nối đất tại cột của đường dây trên không nêu trong bảng trên quy định khi tháo dây chống sét ra.

Đối với những vùng địa chất có xuất hiện đá cứng ở độ sâu đến 2,8m (theo tài liệu khảo sát địa chất) thì sử dụng loại nối đất thuần tia (không dùng cọc). Những vùng còn lại, sử dụng loại nối đất hỗn hợp tia và cọc.

Cọc sử dụng cho công trình là loại thép góc mạ kẽm L65x65x6, chiều dài 2m. Tia dùng loại thép tròn mạ kẽ 12, chiều dài tia được tính toán cụ thể cho từng loại nối đất sử dụng.

Việc tính toán nối đất cho công trình được thể hiện tại phần “phụ lục 1 của Tập B.4: Phụ lục tính toán”.

Kết quả tính toán nối đất cho công trình được thể hiện tại bảng (6-2).

Bảng 6-2: CÁC LOẠI NỐI ĐẤT SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH

Stt Ký hiệu cọc trongTổng số hố móng Tổng chiều dài các tia trong hố móng (m) Số cọc trên một tia nối dài Số tia nối dài Chiều dài một tia nối dài (m) Phạm vi áp dụng 1 NĐ.Đ1.15-16 8 10 4 4 15 Cột đỡ, 600<1.2000m 2 NĐ.Đ1.35-32 8 10 8 4 35 Cột đỡ,  <3.000m 3 NĐ.Đ1-70 - 10 - 4 70 Cột đỡ, 600<1.200m 4 NĐ.N1.5-4 20 56 1 4 5 Cột néo, 600<1.200m 5 NĐ.N1-60 - 56 - 4 60 Cột néo, 600<1.200m 6 NĐ.N1.25-20 20 56 5 4 25 Cột néo, <3.000m 7 NĐ.MB-4 4 - - - - Cột đỡ và cột néo, <30m 8 NĐ.MB-8 8 12 - - - Cột đỡ và cột néo, <80m

Ghi chú: Sau khi thi công xong phần nối đất đường dây, tiến hành đo điện trở nối đất R cho tất cả các vị trí cột, nếu R không đạt theo yêu cầu tại bảng (6-1) thì phải thực hiện nối đất bổ sung.

Một phần của tài liệu Đề án Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công công trình “Trạm biến áp 110kV Mỹ Thành và nhánh rẽ” (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w